Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

vet thuong so nao ho1 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.1 MB, 24 trang )

VẾT THƯƠNG SỌ NÃO
HỞ
TS. Kiều Đình Hùng


KHÁI NIỆM CHUNG
Định nghĩa: VTSNH là một vết thương làm rách da
đầu, vỡ xương sọ, rách màng cứng làm cho
khoang dưới nhện thông với môi trường bên ngoài
Nguy cơ: do có sự thông thương nên ít có nguy cơ
máu tụ chèn ép, nhưng có nguy cơ nhiễm khuẩn
mà chủ yếu là viêm màng não


NGUY CƠ NHIỄM KHUẨN VẾT
THƯƠNG PHỤ THUỘC VÀO:
Thời gian: Trước 6 giờ là vô khuẩn, 6- 12 giờ
giai đoạn viêm tấy, trên 12 giờ là giai đoạn
làm mủ
Tác nhân gây ra vết thương bẩn hay sạch
Vị trí của vết thương nếu nhiều mạch nuôi
dưỡng thì ít nhiễm khuẩn
Tính chất của VT như dập nát hay sắc gọn
Tổn thương phối hợp
Cơ địa
Tuổi: trẻ và già nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn
Sự can thiệp của y tế


VẾT THƯƠNG SỌ NÃO HỞ
ĐẾN SỚM CHƯA BỊ NHIỄM


KHUẨN
Toàn thân: Tỉnh táo, không sốt, mạch huyết áp
bình thường, nếu dập não nhiều hay có máu tụ
kèm theo sẽ làm BN mê hoặc mất nhiều máu sẽ
làm mạch nhanh, HAP tụt
Tai chổ: VT da đầu sắc gọn hoặc nham nhở tuỳ
theo tác nhân, tổ chức não lòi ra hoặc nước não
tuỷ chảy ra
Triệu chứng thần kinh: triệu chứng LS của VTSNH
tuỳ thuộc vào vị trí của VT có thể liệt nửa người,
rối loạn ngôn ngữ nếu VT làm tổn thương não
vùng vận động hoặc vùng tiếng nói, có thể không
có triệu chứng thần kinh nếu VT vào vung não ít
chức năng


VTSNH ĐẾN MUỘN ĐÃ BỊ NHIỄM
KHUẨN
Toàn thân: biểu hiện tình trạng nhiễm
khuẩn điển hình là viêm màng não mủ như
sốt cao giao động, li bì, cứng gáy
Tại chổ: Vết thương tấy đỏ có mủ hoặc
dịnh hôi chảy ra
Triệu chứng thần kinh: BN lơ mơ, cổ cứng
vạch màng não dương tính, có thể liệt
hoặc rối loạn ngôn ngữ nếu tổn thương
vùng não tương ứng


CẬN LÂM SÀNG

Xét nghiệm máu
XN máu bình thường hoặc có dấu hiệu thiếu
máu như hồng cầu giảm, Hématocrit giảm nếu
mất máu nhiều
VTSNH đến muộn: Có biểu hiện nhiễm trùng
như bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng


CẬN LÂM SÀNG
2. Xét nghiệm nước não tuỷ: Chỉ chọc dò khi có

triệu chứng viêm màng não. chọc dò vừa để chẩn
đoán vừa để điều trị
Dịch não tuỷ đục
Áp lực tăng
Cấy có thể có VK
Bạch cầu đa nhân trung tính thoái hoá
Protéine tăng
Đường giảm


CẬN LÂM SÀNG
3. XQ sọ quy ước:
Vỡ xương sọ
Lún sọ
Khí trong sọ
Hình ảnh dị vật cản quang


CẬN LÂM SÀNG

4. Chụp cắt lớp vi tính
Vỡ xương sọ
Lún sọ
Hình ảnh dị vật trong sọ nếu có
Hình ảnh dập não chảy máu
Phù não xung quanh ổ dập não
Hình ảnh áp xe não khi đến muộn: vùng giảm tỷ
trọng có vỏ bắt thuốc cản quang và phù não xung
quanh


CẬN LÂM SÀNG
5. Chụp cộng hưởng từ:
Chỉ chụp khi có biểu hiện của áp xe não
Hình ảnh áp xe não là vùng giảm tín hiệu trên T1
và tăng tín hiệu trên T2, hình tròn, có vỏ bắt
thuốc đối quang từ
Xung quanh khối này là vùng phù não rộng


CHẨN ĐOÁN
VT da đầu + dịch não tuỷ chảy ra
VT da đầu + Tổ chức não lòi ra
VT da đầu có lỗ vào và lỗ ra
VT da đầu + dị vật trong sọ trên hình ảnh XQ
hoặc CLVT
VT da đầu + Cắt lọc kiểm tra thấy có dịch não
tuỷ chảy ra hoặc tổ chức não lòi ra



ĐIỀU TRỊ
Sơ cứu: những việc cần làm
Phòng chống choáng nếu có
Cạo tóc xung quanh VT
Sát khuẩn xung quanh VT bằng các thuốc sát
khuẩn nhẹ, sau đó băng vô khuẩn
Kháng sinh toàn thân loại phổ rộng,ngấm qua
màng não,thuốc chống uốn ván SAT,ANT


ĐIỀU TRỊ
2. Sơ cứu: những việc không nên làm
Không thăm dò vết thương dù là dụng cụ vô
khuẩn vì sẽ đưa vi khuẩn từ ngoài vào trong
Không cho thuốc sát khuẩn lên tổ chức não vì sẽ
làm tổn thương tổ chức não
Không cho kháng sinh vào vết thương vì dễ gây
động kinh


ĐIỀU TRỊ
3. Điều trị phẫu thuật:
Da đầu: cắt lọc tiết kiệm, nếu thiếu da
phải quay vạt để che phủ tổ chức não
Xương sọ: lấy bỏ những mảnh nhỏ, có
thể để lại những mảnh lớn, còn màng
xương nếu VT sạch
Màng não: mở rộng màng não để xử trí
tổn thương não sau đó khâu kín, nếu
thiếu dùng cân thái dương vá kín, trong

trường hợp VT nhiễm khuẩn cần để hở
màng cứng, nhưng luôn khâu kín da đầu


ĐIỀU TRỊ
4. Điều trị phẫu thuật:
Tổ chức não dập dùng máy hút áp lực thấp
hút bỏ
Hút máu tụ và cầm máu bằng giao điện
lưỡng cực
Dị vật: lấy những dị vật gần còn dị vật ở xa
không cố lấy vì sẽ làm tổn thương não lành
- Đặt dẫn lưu dưới da đầu
- Đóng vết mổ hai lớp mũi rời


ĐIỀU TRỊ
5. Điều trị sau mổ
BN nằm đầu cao khoảng 20 độ
Đảm bảo thông khí tốt
Kháng sinh toàn thân phổ rộng và ngấm
qua màng não
Corticoid
Truyền dịch mặn đẳng trương
Mannitol nếu phù não nhiều


BIẾN CHỨNG SAU MỔ
- Trước kia các biến chứng của VTSNH rất
thường gặp.

- Ngày nay ít gặp hơn nhờ những tiến bộ
của Y học như:
+ Cấp cứu tốt hơn
+ Kỹ thuật mổ nhiều tiến bộ
+ Gây mê hồi sức
+ Đặc biệt là những KS mới phổ rộng,
ngấm qua màng não tốt


BIẾN CHỨNG SAU MỔ
Phù não:
- Gặp ở những BN bị dập não nhiều biểu hiện
bằng tri giác xấu đi, CLVT thấy hình ảnh giảm tỷ
trọng và đè đẩy đường giữa
Điều trị bằng corticoid, mannitol 20%
Nằm đầu cao và thở oxy
Nếu nặng cần dùng thuốc an thần và thở máy


BIẾN CHỨNG SAU MỔ
2. Nhiễm khuẩn vết mổ
Vết mổ tấy đỏ, sốt
Điều trị kháng sinh liều cao, phối hợp kháng
sinh
Thay băng hằng ngày


BIẾN CHỨNG SAU MỔ
3. Viêm màng não
Sốt cao giao động, li bì, cổ cứng

Vết mổ thương tấy đỏ
Xét nghiệm máu có biểu hiện nhiễm
khuẩn như bạch cầu tăng, tốc độ máu
lắng tăng
Chọc dò nước não tuỷ áp lực tăng, cấy có
VK hoặc nhiều bạch cầu đa nhân trung
tính thoái hoá
Điều trị kháng sinh liều cao, phổ rộng và
phối hợp nhiều loại KS, có thể bơm KS vào
tuỷ sống để điều trị


BIẾN CHỨNG SAU MỔ
4. Áp xe não: xuất hiện muộn và thường do sót
dị vật
Hội chứng nhiễm trùng: Sốt cao giao động, môi
khô lưỡi bẩn, hơi thở hôi, xét nghiệm máu bạch
cầu tăng cao, tốc độ máu lắng tăng
Hội chứng tăng ALNS: đau đầu, nôn và phù gai
thị
Hội chứng thần kinh như liệt nửa người nếu
chèn ép vào vùng vận động, rối loạn ngôn ngữ
hoặc hôn mê
Điều trị bằng phẫu thuật bóc bao áp xe
Điều trị kháng sinh liều cao, phổ rộng và chống
phù não sau mổ


BIẾN CHỨNG SAU MỔ
5. Viêm xương sọ:

- Xuất hiện muộn
Biểu hiện bằng rò mủ kéo dài qua vết mổ
XQ sọ có hình ảnh tiêu xương, xương chết
Điều trị: Cần mổ gặm bỏ xương chết, nạo tổ
chức hoại tử và dùng kháng sinh


DI CHỨNG
Có thể gặp một số di chứng do tổn
thương não
như:
Đau đầu: dùng thuốc giảm đau
Động kinh: dùng thuốc chống động kinh
như Gardenal, Dépakine, tegrétol
Liệt nửa người: tập phục hồi chức năng,
châm cứu
Rối loạn ngôn ngữ: điều trị bằng phục hồi
chức năng tiếng nói


XIN CẢM ƠN



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×