Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

VẾT THƯƠNG KHỚP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.68 KB, 3 trang )

VẾT THƯƠNG KHỚP
I. ĐẠI CƯƠNG
• Vết thương khớp là vết thương thấu vào ổ khớp làm thủng bao hoạt dịch, ổ khớp thông thương




với môi trường bên ngoài trực tiếp hay gián tiếp
Phần lớn là vết thương trực tiếp làm thủng bao hoạt dịch
Một số trường hợp vết thương gián tiếp: đầu xương nhọn đâm thửng qua sụn mặt khớp
Tỷ lệ 8 – 10% tổng số các vết thương

II. NGUYÊN NHÂN VÀ PHÂN LOẠI
1. Nguyên nhân
• Thời chiến: vết thương do hỏa khí
o Việt Nam sau chiến tranh còn nhiều bom mìn sót lại – thỉnh thoảng có những tại nạn




thương tâm
o Vết thương do hỏa khó thương tổn nặng (ở cả khớp, xương, mạch, thần kinh)
Thời bình: vết thương do đâm chém, do bị chọc (vết thương rất nhỏ, dễ bỏ sót)
Do chấn thương: có ổ gãy, vỡ ổ khớp hở (hay gặp nhất)

2. Phân loại vết thương khớp
• Vết thương thấu khớp đơn thuần (không tổn thương xương)
o Vết thương khớp lớn, không có dị vật khớp
o Vết thương khớp lớn, có dị vật trong khớp
o Vết thương khớp nhỏ do bị que chọc – rất dễ bị qua – gây mủ khớp



Vết thương xương khớp (có 2 mức độ)
o Nhẹ
 Có tổn thương đầu xương và sụn khớp
 Nhưng khớp còn vững, quan hệ mặt khớp vẫn còn
o Nặng
 Khớp không còn vững
 Quan hệ mặt khớp mất – thậm chí dập nát vùng khớp

III. GIẢI PHẪU BỆNH VÀ SINH LÝ BỆNH
1. Giải phẫu bệnh
• Tổn thương phần mềm: tùy thuộc vào loại vết thương, có thể vết thương nhỏ như que chọc,


nhưng có những vết thương lớn, lộ mặt khớp
Tổn thương dây chẳng: tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của vết thương khớp – gây nên lỏng lẻo khớp




về sau
Mặt khớp: sụn khớp bong khỏi đầu xương – cứng khớp
Đầu xương xốp, khó phục hồi giải phẫu - ảnh hưởng cơ năng khớp

2. Sinh lý bệnh
• Bao hoạt dịch: là một lớp thanh mạc tiết ra dịch khớp, hạn chế được một phần nhiễm khuẩn


nhưng không hoàn toàn được như phúc mạc
Sau chấn thương - trong 24 giờ đầu người ta coi như vết thương mới, chưa nhiễm khuẩn do:






o Nhờ lớp nội mạc bao hoạt dịch không có mạch máu, không hấp thụ
o Nhờ lớp dưới nội mạc tưới máu giảm.
Dịch khớp: giúp bôi trơn khớp để khớp hoạt động và nuôi dưỡng khớp
Vì vậy khi xử lý vết thương khớp, ta phải tìm mọi cách khâu kín bao khớp, bao hoạt dịch, không
được dẫn lưu khớp

IV. TRIỆU CHỨNG
1. Lâm sàng (4 bệnh cảnh)
• Vết thương khớp rộng lộ mặt khớp ra ngoài
• Vết thương vùng khớp, có chảy dịch khớp
• Vết thương vùng khớp nhỏ (que chọc), sau khi cắt lọc vết thương thấy thủng vào bao hoạt


dịch
Vết thương khớp đến muộn, đã nhiễm khuẩn

2. X – quang (điển hình)
• Có dị vật khớp
• Hơi trong khớp
• Tổn thương xương – khớp kèm theo
V. BIẾN CHỨNG
• Viêm khớp cấp
o Thường là vết thương khớp đến muộn sau 3 ngày, không được xử lý
o Khớp đau dữ dội, mất cơ năng
o Sốt cao 39 – 40*C, dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng

o Khớp sưng to, chảy dịch hôi hoặc mủ
o Chọc dò khớp: có mủ


Viêm khớp tối cấp
o Diễn biến nhanh, nặng hơn thể cấp tính
o Bệnh nhân có hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc nặng
o Tỷ lệ cắt cụt cao – để cứu tính mạng bệnh nhân



Vết thương khớp tiềm ẩn: là một bệnh cảnh điều trị không kịp thời, không đúng hoặc bỏ sót vết



thương nhỏ
Teo cơ, cứng khớp: hay găp ở những vết thương xương – khớp

VI. ĐIỀU TRỊ
1. Sơ cứu
• Băng vô khuẩn vết thương
• Bất động khớp ở tư thế cơ năng
• Phòng và chống shock với những vết thương khớp lớn
• Tiêm phòng uốn ván, dùng kháng sinh đường toàn thân liều cao
2. Điều trị vết thương khớp đến sớm (trước 24 giờ), không gãy xương mặt khớp
• Vô cảm, đặt garo gốc chi










Cắt lọc vết thương phần mềm: như xử trí gãy xương hở
Hết sức tiết kiệm bao khớp, bao hoạt dịch khi cắt lọc
Bơm rửa khớp bằng huyết thanh mặn pha Betadin, không được rửa khớp băng oxy già
Đóng kín bao hoạt dịch
Dẫn lưu ngoài khớp, không được dẫn lưu trong khớp
Bột bất động khớp, điều trị kháng sinh liều cao toàn thân

3. Điều trị vết thương khớp đến sớm có kèm theo gãy hở mặt khớp
• Trường hợp nhẹ: đặt xương lại, giữ trục chi ở tư thế sinh lý hoặc kết hợp xương ngay để tạo


điều kiện tập luyện khớp về sau
Trường hợp nặng: khớp bị hủy nhiều
o Cắt bỏ mặt khớp bị dập nát (ngày nay ít làm)
o Đặt lại xương – bất động bột, một thời gian sau – kết hợp xương thì 2
o Một số trường hợp dập nát mặt khớp, nguy hiểm tính mạng bệnh nhân – chỉ định cắt cụt
chi

4. Điều trị vết thương khớp đến muộn
• Vết thương khớp đến sau 24 giờ, chưa nhiễm khuẩn
o Xử lý như vết thương khớp đến sớm
o Để da hở
o Bất động bột



Vết thương khớp nhiễm khuẩn
o Viêm mủ khớp cấp
 Mở rộng khớp
 Bơm rửa sạch khớp
 Đóng kín bao hoạt dịch (có thể đặt dẫn lưu trong khớp 24 giờ)
 Kháng sinh liều cao – đường toàn thân
o Viêm khớp mãn: phẫu thuật cắt bỏ bao hoạt dịch hoặc làm cứng khớp cơ năng



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×