1
Tiểu luận Kinh tế lượng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
=====000=====
TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC “ĂN CƠM TRƯỚC KẺNG”
CỦA GIỚI TRẺ HÀ NỘI.
Nhóm sinh viên thực hiện
Lớp Kinh tế lượng
Giáo viên hướng dẫn
:
:
:
Nhóm 3
KTE309.8
TS. Vũ Thị Phương Mai
Hà Nội, tháng 9 năm 2018
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
2
Tiểu luận Kinh tế lượng
STT
Họ và tên
1
MSV
1513330013
Lê Thị Tú Anh
2
Bùi Quý Tiến Anh
1613320002
3
Lê Thị Kim Hoa
1610120147
4
Lê Hải Phong
1711110539
5
Đào Thị Thanh Nhàn
1711110514
ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN
SV đánh giá
SV được
đánh giá
Lê Thị Tú
Anh
Bùi Quý
Tiến Anh
Lê Thị Kim
Hoa
Lê Hải
Phong
Đào Thị
Thanh Nhàn
Lê Thị Tú Anh
9.5
9.5
9.5
10
10
Bùi Quý Tiến Anh
8
8
8
9.5
8.5
Lê Thị Kim Hoa
8.5
8.5
8.5
9.5
9
Lê Hải Phong
8.5
8.5
8.5
9.5
9
Đào Thị Thanh Nhàn
9
9
9
9.5
9.5
3
Tiểu luận Kinh tế lượng
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1.
4
Tiểu luận Kinh tế lượng
CHƯƠNG 1.
1.1.
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài
Nghĩa bóng của câu tục ngữ “Ăn cơm trước kẻng” là việc quan hệ tình dục trước
hôn nhân – điều tối kị trong xã hội phong kiến Việt Nam. Nhưng những năm gần đây,
đặt trong bối cảnh nước ta đang trong thời kỳ mở cửa, hội nhập với thế giới, sự giao
thoa các trào lưu văn hóa nước ngoài và lối sống phương Tây du nhập và tiếp cận
giới trẻ Việt Nam qua các phương tiện truyền thông cùng với sự ảnh hưởng của
media đại kỷ nguyên số hóa, sự phát triển của internet. Tiêu biểu ở các thành phố
phát triển, phải kể đến là giới trẻ thủ đô, sự hưởng ứng và dần chấp nhận hệ tư
tưởng mới, hiện đại, phóng khoáng thay vì các quan niệm truyền thống cũ của các
thế hệ trước, đặc biệt đối với những vấn đề nhạy cảm liên quan đến giới và tình dục
giờ được tiếp nhận một cách thẳng thắn. Nhiều bạn trẻ ngày nay đã có suy nghĩ và
lối sống hiện đại hơn, quan điểm, cách nhìn nhận về các hành vi tình dục “thoáng”
hơn so với trước, “ăn cơm trước kẻng” có thể được coi là một việc hết sức bình
thường. Việc hiểu một cách sâu sắc về “ăn cơm trước kẻng” và đánh giá nó là xấu
hay tốt, cũng như nó đã mang lại ích lợi hay dẫn đến hệ lụy như thế nào, bài nghiên
cứu của nhóm xin được không đề cập tới, mà tập trung chính ở đây là phân tích
những yếu tố tác động ảnh hưởng đến cách nhìn nhận, quan điểm, thái độ và hành
vi của các bạn trẻ về vấn đề “ăn cơm trước kẻng” trong xã hội đương thời. Thể hiện
rõ nhất trong bài nghiên cứu, là những ảnh hưởng từ các yếu tố phát triển xã hội, gia
đình, các mối quan hệ bạn bè đến việc đưa ra quyết định “ăn cơm trước kẻng” của
thanh thiếu niên Việt Nam, lứa tuổi dám tiếp nhận những tư tưởng mới, phóng
khoáng, tự do đi ngược lại những quan niệm xưa cũ, bảo thủ của các thế hệ trước,
dù chỉ là 2 thế hệ liền kề nhau là cha mẹ và con cái, sự khác nhau trong hệ tư tưởng
5
Tiểu luận Kinh tế lượng
cũng phần nào giới hạn, kìm hãm quá trình đó. Chính vì “ăn cơm trước kẻng” đang
trở thành một đề tài được quan tâm trong xã hội đương thời, xung quanh có nhiều
tranh cãi, đặc biệt ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam – đất nước bị đè
nặng bởi cái bóng phong kiến đô hộ hàng nghìn năm trong quá khứ, giờ đây những
chuyển mình về văn hóa hiện đại lại càng rõ nét hơn, phải kể đến là vấn đề nêu trên.
Nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
việc “ăn cơm trước kẻng” của giới trẻ Hà Nội”, để làm rõ hơn mối quan hệ giữa các
yếu tố liên quan, đưa ra thực trạng và cách nhìn khách quan nhất về vấn đề này.
1.2.
Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
• Mục tiêu nghiên cứu:
Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định “ăn cơm trước kẻng”
của các bạn trẻ Hà Nội.
Từ những số liệu thu thập được, xây dựng mô hình hồi quy các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định “ăn cơm trước kẻng”.
Kiểm nghiệm tính đúng đắn của mô hình, sửa chữa những khuyết tật nếu có.
Đưa ra những quan điểm khách quan về thực trạng của việc “ăn cơm trước
kẻng” trong giới trẻ xã hội đương thời.
• Đối tượng nghiên cứu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến “ăn cơm trước kẻng” của giới trẻ Hà Nội như giới
tính, mức độ giám sát của cha mẹ, du nhập văn hóa nước ngoài qua các
phương tiện truyền thông, tác động của bạn bè xung quanh.
• Phạm vi nghiên cứu:
150 bạn trẻ độ tuổi 18 đến 22 tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1.3.
Phương pháp nghiên cứu
• Thu thập và tổng hợp số liệu:
Khảo sát điều tra bằng phiếu khảo sát online.
• Xử lý số liệu:
6
Tiểu luận Kinh tế lượng
Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS, phân tích kết quả sử dụng
phần mềm định lượng Stata, kiểm định và khắc phục khuyết tật nếu có.
1.4.
Cấu trúc bài báo cáo
Bài tiểu luận gồm 5 chương:
Chương 1: Lời mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đó
Chương 3: Xây dựng mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề “ăn
cơm trước kẻng” của giới trẻ Hà Nội.
Chương 4: Mô tả số liệu
Chương 5: Kết quả ước lượng và suy diễn thống kê
Chương 6: Kết luận : bình luận và tài liệu tham khảo
CHƯƠNG 2.
2.1.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÓ
Cơ sở lý thuyết, các học thuyết liên quan.
2.1.1. Social control theory-Lý thuyết kiểm soát xã hội
Một trong những học giả tiêu biểu đã đưa ra lý thuyết kiểm soát xã hội là Travis
Hirschi, ông cho rằng hành vi của con người luôn chịu những tác động chi phối trực
tiếp từ gia đình, xã hội, đó có thể là các mối quan hệ xã hội hay những quan điểm, tư
tưởng truyền thống, tục lệ, chính những tác động chi phối này là một trong những
nguyên nhân chính làm trỗi dậy bản năng ích kỷ và tính cách bốc đồng, thậm chí có
thể khiến con người có ý định thực hiện những hành vi xấu, điều mà nghiên cứu tội
phạm học cổ điển luôn đặt ra câu hỏi :”Tại sao con người ta lại phạm tội”. Mặc dù
Hirschi không nghiên cứu tách biệt về hành vi tình dục, thế nhưng những bài nghiên
cứu khác lại cho thấy rằng hành vi tình dục cũng thuộc vào nhóm các quy phạm hành
vi lứa tuổi thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi các tác động từ gia đình, các mối quan
hệ xã hội xung quanh và được nghiên cứu dưới cùng một mô hình.
Thornton & Camburn (1987) từng nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố : thái
độ của cha mẹ, cấu trúc gia đình, yếu tố tôn giáo và những yếu tố khác liên quan đến
gia đình để đo lường việc kiểm soát xã hội gây ra thói quen tình dục ở giới trẻ như
7
Tiểu luận Kinh tế lượng
thế nào. Cũng dựa trên lý thuyết kiểm soát xã hội, Udry& Billy (1987) thêm vào các
yếu tố ảnh hưởng từ những người ngang hàng, từ bạn bè cùng thế hệ đến việc kiểm
soát thói quen tình dục của thanh thiếu niên.
2.1.2. Social learning theory -Thuyết học tập xã hội
Nhà tâm lý học Albern Bandura đã đề xuất học thuyết học tập xã hội, và cho rằng
quan sát, bắt chước, và hình mẫu hóa đóng một vài trò quan trọng trong việc quyết
định hành vi của con người. Trong một con người, sẽ không bao giờ tồn tại những ý
định bẩm sinh về việc họ sẽ thực hiện một hành vi phạm tội mà đó là kết quả từ
những biến đổi của quá trình xã hội hóa, ở đây nói đến những yếu tố xã hội có tác
động không nhỏ đến hành vi.
Việc thực hiện hành vi của con người phụ thuộc vào phần thưởng và hình phạt có
thể có, và những kỳ vọng vào kết quả qua quan sát những người đã thực hiện trước
đó, dẫn đến một ý định bắt chước. Không có một khuynh hướng bẩm sinh hay tự
nhiên để giải thích cho hành vi của con người, mà những điều đó là được học và làm
theo.
Nói đến những quan điểm về tình dục, gia đình là yếu tố chính trong hình mẫu
quan niệm và hành vi tình dục. Quan điểm của xã hội về tình dục và việc con người
học theo những nguyên tắc chuẩn mực xã hội bị ảnh hưởng bởi môi trường gia đình,
thông qua thái độ và sự dạy dỗ của bố mẹ. Áp đặt của gia đình tác động đến thái độ
và hành vi của thanh thiếu niên, đặc biệt trong các vấn đề nhạy cảm liên quan đến
quan hệ tình dục.
Những nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm và những học thuyết về vấn đề tình dục
trong giới trẻ hay việc “ăn cơm trước kẻng” đều cho thấy tác động ảnh hưởng rất
lớn của yếu tố sự kiểm soát của bố mẹ và gia đình. Những quan điểm cũng như sự
chấp thuận của bố mẹ về việc thanh thiếu niên quan hệ tình dục trước hôn nhân
không thể phụ nhận có ảnh hưởng một cách rõ ràng tới việc thực hiện hành vi đó.
Peer pressure-Tiếp theo, các mối quan hệ bạn bè ngang hàng cũng được coi là
yếu tố tác động chính đến thái độ và quan điểm về tình dục của thanh thiếu niên.
Như vừa nhắc đến về việc học theo và bắt chước thông qua gia đình hay quan sát từ
8
Tiểu luận Kinh tế lượng
các mối quan hệ xã hội, thì không thể bỏ qua yếu tố bạn bè, những người tác động
trực tiếp đến nhận thức, thái độ của giới trẻ, đặc biệt đối với những vấn đề nhạy
cảm như tình dục khi mà gia đình không thể chia sẻ được, thì áp lực ngang hàng
được đẩy lên, hay ảnh hưởng từ thái độ, hành vi của bạn bè xung quanh là rất lớn.
2.2.
Các nghiên cứu đề tài tương tự trước đó
Ira Leonard Reiss, một nhà xã hội học nghiên cứu những ảnh hưởng của xã hội
đến thái độ và các hành vi tình dục của con người, ông cũng hứng thú với những đề
tài nghiên cứu về giới tính, gia đình đặc biệt có liên quan đến vấn đề tình dục. Các
công trình nghiên cứu về sexuality của Reiss được giới chuyên môn đánh giá cao,
công nhận, bằng chứng là việc Reiss đã đạt nhiều giải thưởng lớn cho các nghiên cứu
về khoa học giới tính và tình dục, và các lý thuyết ông đưa ra. Reiss đã được bầu làm
chủ tịch của Học viện quốc tế về các nghiên cứu tình dục và khoa học nghiên cứu về
tình dục. Một vài công trình nghiên cứu của Reiss tiêu biểu phải kể đến như :
2.2.1.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ngoại tình, hay các mối quan hệ tình dục
ngoài hôn nhân.
Năm 1980, Reiss và 2 người đồng nghiệp của ông tiến hành một cuộc nghiên cứu
quy mô về các yếu tố ảnh hưởng đến việc con người có xu hướng ngoại tình và các
quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. Nghiên cứu sau đó đã dành giải thưởng Reuben
Hill 1980 ở hạng mục các học thuyết và phương thức nghiên cứu về gia đình. Bài
nghiên cứu của Reiss được tiến hành trên các số liệu khảo sát 4 mẫu đại diện quốc
gia của Mỹ lấy từ Trung tâm dữ liệu quốc gia. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tính linh
hoạt của nhận thức con người và sự tiếp nhận của thế hệ với các quan điểm về tình
dục khi coi nó là một phần quan trọng của cuộc sống, đã quyết định trực tiếp đến
thái độ chấp nhận các quan hệ tình dục ngoài hôn nhân và xu hướng ngoại tình. Chất
lượng của các mối quan hệ vợ chồng, gia đình, tuy ít ảnh hưởng hơn nhưng cũng
tác động đến nảy sinh các mối quan hệ tình dục bên ngoài. Reiss đã công bố phương
9
Tiểu luận Kinh tế lượng
thức đo lường mức độ chấp nhận tình dục ngoài hôn nhân trong bài nghiên cứu của
ông.
2.2.2. Ảnh hưởng chéo nhau của các nên văn hóa
Có thể nói đây là công trình nghiên cứu khó khăn và thách thức nhất của Reiss
khi tìm ra lời giải thích sự ảnh hưởng từ các nền văn hóa khác nhau lên các khia cạnh
mang tính toàn cầu mà có thể tác động tới đời sống tình dục của xã hội, tìm hiểu
xem tình dục đã dệt lên bức tranh xã hội như thế nào. Sự mê hoặc và khao khát tìm
ra lời giải thích đã khiến Reiss dành trọn 5 năm tìm kiếm dữ liệu từ các bài nghiên
cứu liên quan đến tình dục ở các hình thái và cấu trúc xã hội khác nhau, xã hội phát
triển và đang phát triển. Reiss đã sử dụng dữ liệu chéo của các nền văn hóa từ 186
bài nghiên cứu tốt nhất về xã hội phi công nghiệp trên thế giới và các nghiên cứu về
xã hội công nghiệp ngày nay. Ông đã công bố công trình nghiên cứu và giải thích lý
thuyết trong cuốn sách của mình năm 1986. Tính ảnh hưởng toàn cầu đến tình dục
mà Reiss phát hiện trong các xã hội khác nhau chia ra làm 3 phân khúc ảnh hưởng:
sự khác nhau về quyền lực giới, ý thức hệ về những điều được coi là bình thường, và
mức độ ghen tuông trong quan hệ tình dục hôn nhân. Ba thành phần làm nên tảng
và là các yếu tố căn bản trong học thuyết Liên kết chéo của Reiss giải thích cho sự
khác nhau và giống nhau trong các xã hội, chúng được xem là những ảnh hưởng
quan trọng nhất đến tập quán tình dục khi mỗi yếu tố đều ảnh hưởng nhất định đến
2 yếu tố còn lại.
2.3.Rút ra từ các học thuyết và các nghiên cứu của Reiss
Có thể thấy được những đóng góp vô cùng to lớn và sức ảnh hưởng của các học
thuyết cũng như những nghiên cứu chuyên nghiệp của những học giả và nhà xã hội
học, đặc biệt phải kể đến là Ira Leonard Reiss trong việc tìm ra những yếu tố căn bản
tác động đến xu hướng và hành vi tình dục của con người. Đặc biệt rút ra được từ
đây, phải kể đến những yếu tố đặc biệt quan trọng từ gia đình, bạn bè và xã hội.
Năm bắt được điều đó, nhóm đã có những tiền đề nhất định và nhất quán hơn trong
10
Tiểu luận Kinh tế lượng
quyết định thực hiện bài nghiên cứu “ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng
“ăn cơm trước kẻng” của giới trẻ Hà Nội”
CHƯƠNG 3.
3.1.
XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
Phương pháp luận của nghiên cứu
Bài tiểu luận được tiến hành theo hai phương pháp luận chủ yếu là phương pháp
định lượng và mô tả thống kê. Sau khi thu thập được một cơ sở dữ liệu, nhóm tiến
hành mô tả thống kê để nắm được những đặc điểm của các biến (ví dụ như giá trị
trung bình, giá trị lớn nhất/nhỏ nhất, độ lệch chuẩn,…). Dựa trên kết quả mô tả,
nhóm tiến hành phân tích dữ liệu với sự hỗ trợ của phần mềm Stata để khảo sát và
đưa ra kết luận về những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề “ ăn cơm trước kẻng” của
giới trẻ HN
Cụ thể, quá trình triển khai tiểu luận được diễn ra như sau:
• Bước 1: Xây dựng cơ sở lý thuyết, các học thuyết liên quan và các đề tài
•
•
•
•
•
•
•
•
3.2.
nghiên cứu tương tự trước đó
Bước 2: Xác định, giải thích các biến sử dụng trong mô hình
Bước 3: Thu thập và xử lý số liệu
Bước 4: Xây dựng mô hình nghiên cứu kinh tế lượng
Bước 5: Mô tả các số liệu thống kê
Bước 6: Ước lượng mô hình và giải thích thông số của mô hình.
Bước 7: Kiểm định mô hình và các hệ số hồi quy
Bước 8 : Kiểm định các khuyết tật của mô hình và biện pháp khắc phục
Bước 9: Bình luận
Giải thích các biến sử dụng, thước đo
3.2.1. Biến phụ thuộc
Biến “ăn cơm trước kẻng”
Tên biến sử dụng : PS ( Premarital Sex – quan hệ tình dục trước hôn nhân ).
11
Tiểu luận Kinh tế lượng
Biến phụ thuộc của bài nghiên cứu này là biến “ăn cơm trước kẻng” hay trả lời cho
câu hỏi “đã quan hệ tình dục trước hôn nhân hay chưa?”. Đây là một biến nhị phân
nhận 2 giá trị:
• 1- thay thế cho câu trả lời Có cho câu hỏi trên hay đã có quan hệ tình dục
trước hôn nhân.
• 0- thay thế cho câu trả lời Không cho câu hỏi trên hay chưa quan hệ tình
dục trước hôn nhân.
3.2.2. Biến độc lập
Dựa trên các học thuyết và các bài nghiên cứu trước đó về các yếu tố ảnh hưởng
đến việc giới trẻ quan hệ tình dục trước hôn nhân, có rất nhiều yếu tố tác động, chủ
yếu được chia ra làm 3 nhóm : nhóm các yếu tố đặc tính cá nhân ( giới tính, trình độ
học vấn, hiểu biết về sức khỏe sinh sản và tình dục, ..), nhóm các yếu tố từ gia đình
( trình độ học vấn của cha mẹ, sống chung với gia đình hay ở riêng, sự chia sẻ, quan
tâm giữa cha mẹ và con cái về các vấn đề sinh sản và tình dục..), nhóm các yếu tố
ảnh hưởng từ bạn bè,…
Tuy nhiên, bài nghiên cứu của nhóm tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của 4 yếu tố
sau đến việc giới trẻ “ăn cơm trước kẻng”
Giới tính
Tên biến : MALE
Biến MALE là một biến nhị phân nhận 2 giá trị:
• 1- Giới tính là nam
• 0- Giới tính là nữ
Sự giám sát của cha mẹ
Tên biến sử dụng : PM (Parental monitoring )
Biến độc lập PM là biến số không thể đo lường trực tiếp, nên trong bài nghiên cứu
nhóm đã đo lương gián tiếp PM dưới hình thức chấm điểm trắc nghiệm cho 4 câu
hỏi xoay quanh sự giám sát của cha mẹ đối với thanh thiếu niên, đặc biệt trong việc
12
Tiểu luận Kinh tế lượng
xem xét đến các mối quan hệ khác giới của con cái. Trong mỗi câu hỏi, các câu trả lời
được quy định một mức điểm khác nhau mà các đối tượng khảo sát sẽ đạt được nếu
chọn đáp án đó. Tổng điểm của 4 câu hỏi đo lường mức độ giám sát của cha mẹ
được chấm trên thang điểm 10 ( điểm tối đa) và điểm tối thiểu là 0.
Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông
Tên biến sử dụng : ME ( Media’s effects)
Biến độc lập ME là biến số không thể đo lường trực tiếp, nên trong bài nghiên cứu
nhóm đã đo lường gián tiếp ME dưới hình thức chấm điểm trắc nghiệm cho 4 câu
hỏi xoay quanh tác động của Media mang lại đối với việc tiếp cận các nền văn hóa
tình dục nước ngoài và các nguồn thông tin về sức khỏe sinh sản, tình dục của giới
trẻ. Trong mỗi câu hỏi, các câu trả lời được quy định một mức điểm khác nhau mà
các đối tượng khảo sát sẽ đạt được nếu chọn đáp án đó. Tổng điểm của 4 câu hỏi đo
lường mức độ ảnh hưởng của Media trong việc tiếp cận các nền văn hóa tư tưởng
hiện đại được chấm trên thang điểm 10 ( điểm tối đa) và điểm tối thiểu là 0.
Tác động từ các mối quan hệ bạn bè cùng trang lứa, áp lực ngang hàng.
Tên biến sử dụng : PP ( Peer pressure)
Biến độc lập PP là biến số không thể đo lường trực tiếp, nên trong bài nghiên cứu
nhóm đã đo lương gián tiếp PP dưới hình thức chấm điểm trắc nghiệm cho 4 câu hỏi
xoay quanh việc tiếp cận nguồn thông tin về sinh sản và tình dục qua sự chia sẻ, tâm
sự của bạn bè với các mối quan hệ khác giới của họ, dẫn đến áp lực tâm lý bắt
chước, học theo các thói quen, hành vi tình dục ( học thuyết học tập xã hội được
nhắc đến trong Chương 2). Trong mỗi câu hỏi, các câu trả lời được quy định một
mức điểm khác nhau mà các đối tượng khảo sát sẽ đạt được nếu chọn đáp án đó.
Tổng điểm của 4 câu hỏi đo lường mức độ ảnh hưởng từ các mối quan hệ bạn bè
ngang hàng được chấm trên thang điểm 10 ( điểm tối đa) và điểm tối thiểu là 0.
13
Tiểu luận Kinh tế lượng
3.3.
Nguồn số liệu
3.3.1. Quy trình thu thập và xử lý số liệu.
• Bước 1: Nhóm nghiên cứu tiến hành một cuộc khảo sát trên 150 bạn trẻ sinh
sống tại Hà Nội dưới hình thức hoàn thành phiếu khảo sát online.
• Bước 2: Thu thập và thống kê các số liệu thu được từ phiếu khảo sát
• Bước 3: Hoàn chỉnh mẫu số liệu theo tiểu chuẩn (sử dụng cho các công cụ hỗ
trợ nghiên cứu Stata,..)
3.3.2. Mẫu phiếu khảo sát
Phiếu khảo sát online :
/>NI8/edit
Tiêu đề : “Khảo sát giới trẻ Hà Nội và câu chuyển “ăn cơm trước kẻng””
Để bảo mật danh tính, sẽ không có những câu hỏi về tên, ngày tháng năm sinh, số
điện thoại, địa chỉ...
Phần 1: Xin cho biết một vài thông tin cá nhân của bạn!
Bạn hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội?
o Có
o Không
Giới tính
o Nam
o Nữ
Độ tuổi của bạn ?
………………….
Bạn đã từng “ăn cơm trước kẻng”?
o Có
o Không
Phần 2: Khảo sát mức độ giám sát của gia đình.
Gồm 4 câu hỏi ngắn tính điểm cho từng câu trả lời, tối đa mỗi câu 2.5 điểm.
14
Tiểu luận Kinh tế lượng
Bố mẹ bạn có phản đối việc bạn có người yêu?
o Có (2,5đ)
o Không (0đ)
Bố mẹ bạn sẽ đồng ý nếu bạn xin đi chơi về muộn hay ngủ qua đêm ở nhà bạn bè?
o Đồng ý (0đ)
o Không đồng ý (2,5đ)
Bố mẹ bạn thường xuyên tra hỏi bạn về các mối quan hệ khác giới?
o Có (2,5đ)
o Không (0đ)
Bố mẹ bạn đồng ý để bạn giới thiệu và dẫn người yêu về nhà chơi?
o Đồng ý (0đ)
o Không đồng ý (2,5đ)
Tổng điểm của bạn cho mục này là ? :
…………………………………………..
Phần 3: Tìm hiểu về sexual culture- văn hóa tình dục nước ngoài thông qua media
Gồm 4 câu hỏi ngắn tính điểm cho từng câu trả lời, tối đa mỗi câu 2.5 điểm.
Bạn đã xem phim sex và các phim liên quan đến sexuality?
o Thường xuyên (2,5đ)
o Thỉnh thoảng (1,5đ)
o Chưa bao giờ (0đ)
Bạn thích xem phim tình cảm Âu Mỹ hay phim Việt Nam?
o Âu Mỹ (2,5đ)
o Việt Nam (0đ)
Bạn thích xem một bộ phim có nhiều hot scenes?
o Có (2,5đ)
o Không (0đ)
Bạn có tìm hiểu, đọc, xem hay biết về sex toys, homosexual relationship ( quan hệ
tình dục đồng giới), và các vấn đề khác..?
15
Tiểu luận Kinh tế lượng
o Có (2,5đ)
o Không (0đ)
Tổng điểm của bạn cho mục này là? :
………………………………………
Phần 4: Bạn bè tám chuyện về “sex”!
Gồm 4 câu hỏi ngắn tính điểm cho từng câu trả lời, tối đa mỗi câu 2.5 điểm.
Trong số bạn bè của bạn, nhiều người đã từng có hoặc đang có người yêu?
o Có (2,5đ)
o Không (0đ)
Khi gặp bạn bè , nội dung những câu chuyện các bạn thường bàn tàn, trêu đùa nhau
có khi nào liên quan đến "sexual intercourse-quan hệ tình dục” ?
o Có (2,5đ)
o Không (0đ)
Bạn bè của bạn có hay dẫn người yêu đi chơi cùng với nhóm bạn của bạn và có
những cử chỉ thân mật?
o Có (2,5đ)
o Không (0đ)
Nếu bạn chưa có người yêu, quan sát bạn bè xung quanh, bạn có muốn có người yêu
không?
o Có (2,5đ)
o Không (0đ)
Tổng điểm của bạn cho mục này là?:
……………………………………..
3.4.
3.4.1.
Trong đó:
Xây dựng mô hình nghiên cứu
Mô hình kinh tế lượng của bài nghiên cứu:
PS = + .MALE + .PM + .ME + . PP + u
16
Tiểu luận Kinh tế lượng
•
•
•
•
•
•
•
: hệ số chặn
, , , : Các hệ số hồi quy riêng.
u: Sai số ngẫu nhiên hay nhiễu .
PS : Premarital sex , biến phụ thuộc “ăn cơm trước kẻng” .
MALE : Biến độc lập giới tính.
PM: Parental monitoring, biến độc lập sự giám sát của cha mẹ.
ME: Media’s effects, biến độc lập ảnh hưởng của các phương tiện truyền
thông.
• PP : Peer pressure, biến độc lập tác động từ bạn bè cùng trang lứa.
3.4.2. Dự đoán về dấu của các hệ số hồi quy và chiều biến thiên.
• : các quan niệm tư tưởng cũ, truyền thống đặc biệt với người phụ nữ trong xã
hội Việt Nam từ xưa có thể dẫn đến việc nam giới thường có xu hướng “ăn
cơm trước kẻng” mạnh mẽ hơn ở nữ giới, nên ta có thể dự đoán ban đầu
mang dấu dương.
• : Mức độ giám sát cho cha mẹ càng lớn, càng hạn chế việc các bạn trẻ có xu
hướng “ăn cơm trước kẻng” , ta có thể dự đoán mang dấu âm.
• : Ảnh hưởng của Media các lớn, việc tiếp cận với các nền văn hóa nước ngoài,
tư tưởng hiện đại về tình dục càng tăng, mang dấu dương.
• : Tác động từ các mối quan hệ bạn bè ngang hàng càng lớn, các gây áp lực tăng
xu hướng “ăn cơm trước kẻng” của giới trẻ, mang dấu dương.
CHƯƠNG 4.
4.1.
4.1.1.
MÔ TẢ SỐ LIỆU
Mô tả thống kê số liệu
Nguồn dữ liệu
Dữ liệu được thu thập từ khảo sát online trên mạng xã hội Facebook của nhóm với
sự tham gia của 150 bạn trẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các bạn tham gia khảo
sát trong độ tuổi 18 đến 22, được lựa chọn ngẫu nhiên nên có thể đảm bảo sự khách
quan của số liệu.
17
Tiểu luận Kinh tế lượng
4.1.2. Mô tả số liệu thống kê
Giá trị
trungbình
Giá trị nhỏ
nhất
Giá trị lớn
nhất
Độ lệch
chuẩn
PS (“Ăn cơm trước
kẻng”-Premarital sex)
0.52
0
1
0.5012735
MALE (Giới tính)
0.46
0
1
0.5000671
4.466667
0
10
3.127421
6.59
0
10
2.620947
6.543333
0
10
2.91659
Các biến
PM (Sự giám sát của cha
mẹ)
ME (Ảnh hưởng của
Media)
PP (Tác động từ bạn bè)
Bảng 4.1. Mô tả thống kê số liệu
Nhận xét:
• Biến “Ăn cơm trước kẻng”: Giá trị của biến PS là 0 hoăc 1, giá trị trung bình
là 0.52, có độ lệch chuẩn là 0.5012735
• Biến MALE: Giá trị biến là 0 hoặc 1, giá trị trung bình là 0.46, cho thấy số
lượng nam, nữ được khảo sát gần tương đương nhau.
• Biến PM: Giá trị trung bình của biến là 4.67, giá trị nhỏ nhất là 0, giá trị lớn
nhất là 10, độ lệch chuẩn là 3.13. Như vậy, sự giám sát của cha mẹ đối với
các bạn trẻ không còn quá khắt khe.
• Biến ME: Giá trị trung bình là 6.59, giá trị nhỏ nhất là 0, giá trị lớn nhất là
10, độ lệch chuẩn là 2.62. Điều này cho thấy, các phương tiện truyền thông
có tác động tương đối mạnh đến tâm lý, sự quan tâm của các bạn trẻ.
• Biến PP: Giá trị trung bình là 6.54, giá trị nhỏ nhất là 0, giá trị lớn nhất là
10, độ lệch chuẩn là 2.92. Qua đó có thể thấy bạn bè có ảnh hưởng tương
đối lớn đến suy nghĩ, hành động của giới trẻ.
18
Tiểu luận Kinh tế lượng
4.2.
Ma trận tương quan giữa các biến độc lập.
PS
MALE
PM
ME
PS
1.0000
MALE
0.3245
1.0000
PM
-0.7209
-0.1639
1.0000
ME
0.6819
0.3599
-0.5519
1.0000
PP
0.6868
0.4418
-0.5668
0.5735
PP
1.0000
Bảng 4.2. Ma trận tương quan giữa các biến
Dựa vào ma trận trên ta có thể biết được mối quan hệ tuyến tính đồng biến hay
nghịch biến và mức độ ảnh hưởng riêng biệt của từng biến độc lập tới biến phụ
thuộc:
Hệ số tương quan giữa biến MALE và biến phụ thuộc PS là 0.3245. Vì hệ số
tương quan mang dấu dương nên giữa biến MALE và biến PS có mối quan hệ
thuận chiều, độ lớn là 0.3245 nên mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến này ở
mức tương đối thấp.
Hệ số tương quan giữa biến PM và biến phụ thuộc PS là 0.1664. Vì hệ số
tương quan mang dấu âm nên giữa biến PM và biến PS có mối quan hệ nghịch
chiều, độ lớn là 0.7209 nên mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến này ở mức
độ an toàn.
Hệ số tương quan giữa biến ME và biến phụ thuộc PS là 0.6819. Vì hệ số
tương quan mang dấu dương nên giữa biến ME và biến PS có mối quan hệ
19
Tiểu luận Kinh tế lượng
thuận chiều, độ lớn là 0.6819 nên mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến này ở
mức độ an toàn.
Hệ số tương quan giữa biến PP và biến phụ thuộc PS là 0.6868. Vì hệ số tương
quan mang dấu dương nên giữa biến PP và biến PS có mối quan hệ thuận
chiều, độ lớn là 0.6868 nên mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến này ở mức
an toàn.
CHƯƠNG 5.
5.1.
KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ
Kết quả ước lượng mô hình
Ta có kết quả chạy mô hình ước lượng trên Stata:
. reg PS Male PM ME PP
Source
SS
df
MS
Model
Residual
25.728526
11.711474
4
145
6.4321315
.080768786
Total
37.44
149
.251275168
PS
Coef.
Male
PM
ME
PP
_cons
.0302063
-.0633577
.0555962
.0486032
.1046969
Std. Err.
.0533025
.0097498
.0117436
.0111744
.1174525
t
0.57
-6.50
4.73
4.35
0.89
Number of obs
F(4, 145)
Prob > F
R-squared
Adj R-squared
Root MSE
P>|t|
0.572
0.000
0.000
0.000
0.374
Bảng 5.1. Kết quả ước lượng
5.2.
Phân tích kết quả chạy mô hình
• Số quan sát: n = 150
• Sai số chuẩn của các ước lượng
o SE(1) = 0.1174525
o SE(2) = 0.0533025
o SE(3) = 0.0097498
=
=
=
=
=
=
150
79.64
0.0000
0.6872
0.6786
.2842
[95% Conf. Interval]
-.075144
-.0826278
.0323854
.0265175
-.1274432
.1355566
-.0440876
.078807
.070689
.3368369
20
Tiểu luận Kinh tế lượng
o SE(4) = 0.0117436
o SE(5) = 0.0111744
• Hệ số xác định R2 (R-squared) = 0.6872 cho thấy mô hình phù hợp 68,72% với
dữ liệu tổng thể. Bên cạnh đó, Giới tính (Male), Sự giám sát của cha mẹ (PM),
Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông (ME), và áp lực ngang hàng từ
bạn bè (PP) giải thích được 68,72% cho hành vi “ăn cơm trước kẻng” của giới
trẻ Hà Nội.
• Khoảng tin cậy của các tham số
o 1 ∈ (-0.1274432 ; 0.3368369)
o 2 (-0.075144 ; 0.1355566)
o 3 ∈ (-0.826278 ; -0.0440876)
o 4 ∈ (0.0323854 ; 0.078807)
o 5 ∈ (0.0265175 ; 0.070689)
• Ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong mô hình
o 2 = 0.0302063
o 3 = -0.0633577 :Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu PM tăng 1
đơn vị thì PS giảm 0.0633577 đơn vị.
o 4 = 0.0555962 :Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu ME tăng 1
đơn vị thì PS tăng 0.0555962 đơn vị.
o 5 = 0.0486032:Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu PP tăng 1
đơn vị thì PS tăng 0.0486032 đơn vị.
5.3.
Kiểm định hệ số hồi quy
Kiểm định hệ số hồi quy
Kiểm định giả thiết:
Nhìn vào bảng dữ liệu: P-value(= 0.572 > 5%
không đủ điều kiện bác bỏ
Vậy với mức ý nghĩa 5%, không có ý nghĩa thống kê.
Kiểm định hệ số hồi quy
Kiểm định giả thiết:
21
Tiểu luận Kinh tế lượng
Nhìn vào bảng dữ liệu P-value( =0.000 < 5%
bác bỏ
Vậy với mức ý nghĩa 5%, có ý nghĩa thống kê.
Kiểm định hệ số hồi quy
Kiểm định giả thiết:
Nhìn vào bảng dữ liệu P-value( =0.000 < 5%
bác bỏ
Vậy với mức ý nghĩa 5%, có ý nghĩa thống kê.
Kiểm định hệ số hồi quy
Kiểm định giả thiết:
Nhìn vào bảng dữ liệu P-value( =0.000 < 5%
bác bỏ
Vậy với mức ý nghĩa 5%, có ý nghĩa thống kê.
5.4.
Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Xét cặp giả thuyết:
H 0 : β 2 = β3 = β 4 = β5 = 0
2
2
2
2
H1 : β 2 + β3 + β 4 + β 5 ≠ 0
Với mức ý nghĩa 5%, F qs= 79.64 > Fth=2,372 ( hoặc Prob > F = 0.0000 , mức ý nghĩa
của kiểm định F <5%) nên bác bỏ H0. Vậy có thể nói mô hình phù hợp.
5.5.
Kiểm định và khắc phục khuyết tật của mô hình
5.5.1. Các khuyết tật trong mô hình
• Đa cộng tuyến
22
Tiểu luận Kinh tế lượng
. vif
Variable
VIF
1/VIF
PP
ME
PM
Male
1.96
1.75
1.72
1.31
0.510338
0.572184
0.583034
0.762966
Mean VIF
1.68
Bảng 5.5.1 a. Bảng nhân tử phóng đại phương sai
Với phương pháp nhân tử phóng đại phương sai chạy kiểm định VIF trên Stata , ta
thấy cả 4 biến độc lập trong mô hình đều có hệ số phóng đại phương sai VIF < 2, nên
có thể khẳng định không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
• Phương sai sai số thay đổi
. imtest, white
White's test for Ho: homoskedasticity
against Ha: unrestricted heteroskedasticity
chi2(13)
Prob > chi2
=
=
68.59
0.0000
Cameron & Trivedi's decomposition of IM-test
Source
chi2
df
p
Heteroskedasticity
Skewness
Kurtosis
68.59
8.62
0.38
13
4
1
0.0000
0.0712
0.5352
Total
77.60
18
0.0000
Bảng 5.5.1.b Bảng kiểm định White phương sai sai số thay đổi
Xét cặp giả thuyết:
23
Tiểu luận Kinh tế lượng
Trong kiểm định White, xác định ý nghĩa thống kê theo kiểm định chi bình phương
với mức ý nghĩa là 5% ta có Prob > chi2 = 0. 0000 < 5%, nên bác bỏ giả thiết Ho, có
thể suy ra có hiện tượng phương sai sai số thay đổi xảy ra.
• Phân phối chuẩn của nhiễu
Sử dụng kiểm định Skewness và Kurtosis để đo sự phân phối của nhiễu có tuân theo
quy luật phân phối chuẩn không ta có kết quả
. sktest myResiduals
Skewness/Kurtosis tests for Normality
Variable
Obs
Pr(Skewness)
myResiduals
150
0.4772
joint
Pr(Kurtosis) adj chi2(2)
Prob>chi2
0.8597
0.54
0.7623
Bảng 5.5.1.c Bảng kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu
Xét cặp giả thuyết:
Ta thấy p-value của kiểm định ( Prob > chi2) là 0.7623 > 5%
=> Không đủ cơ sỏ để bác bỏ , hay ta thừa nhận
Như vậy ta có thể kết luận nhiễu tuân theo quy luật phân phối chuẩn.
5.5.2.
Khắc phục khuyết tật của mô hình
Ta nhận thấy sau khi tiến hành kiểm định khuyết tật mô hình ước lượng, chỉ có
một khuyết tật trong mô hình nghiên cứu của nhóm là xảy ra hiện tượng phương sai
sai số sau khi thực hiện kiểm định White. Để khắc phục khuyết tật phương sai sai số,
ta có thể sử dụng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu có trọng số WLS
thay cho ước lượng OLS.
24
Tiểu luận Kinh tế lượng
Ý tưởng của phương pháp WLS: gán các trọng số nhỏ nhất cho các phần dư lớn
nhất, khi đó trong điều kiện phương sai sai số thay đổi, WLS cho kết quả đáng tin cậy
hơn.
Thực hiện ước lượng WLS trên Stata ta được kết quả sau:
Bảng 5.5.2. Bảng kết quả ước lượng WLS
Có thể thấy rằng, sau khi tiến hành ước lượng WLS thay vì OLS, hệ số xác định Rsquared tăng lên 0,6957, tính có ý nghĩa của mô hình tăng, đồng thời tính có ý nghĩa
thống kê của các hệ số hồi quy tăng mặc dù không đáng kể.
CHƯƠNG 6.
6.1.
KẾT LUẬN
Bình luận
Sau quá trình xây dựng, ước lượng và kiểm định mô hình hồi quy biến “Ăn cơm
trước kẻng” của giới trẻ Hà Nội, dưới đây là những kết luận chính và nhận định
chung của nhóm nghiên cứu.
25
Tiểu luận Kinh tế lượng
6.1.1. Tổng kết kết quả nghiên cứu
Kết quả đo lường:
Kết quả nghiên cứu dựa trên 4 biến chính: MALE-Giới tính; PM-Sự giám sát
của cha mẹ; ME-Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông; PP-Tác động từ các
mối quan hệ bạn bè cùng trang lứa, áp lực ngang hàng. Kết quả đánh giá mức ảnh
hưởng của các yếu tố trên tới tình trạng “Ăn cơm trước kẻng” của giới trẻ Hà Nội
được thực hiện qua mô hình ước lượng hồi quy bằng phương pháp bình phương tối
thiểu OLS (dựa vào số liệu bảng hỏi), kiểm định mô hình và các hệ số hồi quy, khắc
phục các khuyết tật mô hình. Về mặt tổng quát, kết quả đo lường thu được từ
nghiên cứu này có sự tương quan phù hợp với tình hình thực tế.
Kết quả mô hình hồi quy:
Kết quả kiểm định mô hình theo phương pháp bình phương tối thiểu OLS cho
thấy độ tương thích giữa mô hình và dữ liệu, có 3 trong 4 yếu tố giả thuyết đưa ra
trong mô hình hồi quy được có ý nghĩa về mặt thống kê. Các biến đề ra giải thích
được 68,72% sự thay đổi của biến biến phụ thuộc PS. Trong đó có 3 biến có tác
động lớn tới biến phụ thuộc PS
• Biến PM-Sự giám sát của cha mẹ: mức ảnh hưởng cao nhất 3 = -0.0709491
• Biến ME-Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông 4 = 0.0460053
• Biến PP- Áp lực ngang hàng từ bạn bè 5 = 0.0509619
Các kết quả này có hàm ý về mặt ý nghĩa cũng như thực tiễn.
• Kết quả của biến “ Giới tình” cùng chiều với biến PS. Bởi theo quan niệm tư
tưởng xưa cũ đặc biệt với người phụ nữa trong xã hội Việt Nam từ xưa dẫn đến
nam giới có xu hướng |”Ăn cơm trước kẻng” mạnh mẽ hơn nữ giới. Điều này
đúng với dự đoán ban đầu.
• Kết quả của biến PM- Sự giám sát của cha mẹ ngược chiều với biến phụ thuộc
PS. Điều này trùng khớp với kỳ vọng ban đầu của biến, đúng với cả lý thuyết và