Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

VĂN HÓA KINH DOANH CỦA TẬP ĐÒA VINGROUP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.02 KB, 17 trang )

Mục lục
Lời nói đầu...................................................................................... 2
1.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh........3
Chương 2 Khái quát về tập đoàn vingroup.....................................5
2.1. Giới thiệu về tập đoàn Vingroup..........................................5
2.2. Những dấu mốc quan trọng của Vingroup............................6
2.3. Lĩnh vực hoạt động của tập đoàn Vingroup..........................9
Chương 3: : VĂN HÓA KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN
VINGROUP CÔNG TY CỔ PHẦN..................................................11
Văn hóa kinh doanh của tập đoàn Vingroup..................................11
3.1.1. Triết lý kinh doanh của tập đoàn Vingroup......................11
3.2. Văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn Vingroup....................13
3.2.1. Văn hóa doanh nghiệp Vingroup “mãi mãi 1 tinh thần khởi
nghiệp”. 13
3.3. Văn hóa doanh nghiệp với những biểu hiện trực quan........14
3.4. Văn hóa doanh nhân...........................................................16
3.4.1. Doanh nhân Phạm Nhật Vượng........................................16
3.5. Văn hóa ứng xử trong kinh doanh......................................18
a. Văn hóa ứng xử của công ty với nhân viên............................18
3.6. Trách nhiệm xã hội.............................................................20
3.7. Doanh nghiệp vì môi trường...............................................21
Kết Luận........................................................................................ 22
Tài liệu tham khảo.........................................................................23


ĐỀ TÀI: VĂN HÓA KINH DOANH CỦA TẬP ĐÒA VINGROUP

Lời nói đầu

Trong nền kinh tế mở cửa và hội nhập hiện nay, thành công của một doanh
nghiệp không chỉ dựa vào tiềm lực tài chính cũng như tiềm lực con người mà


còn bị ảnh hưởng khá nhiều vào văn hóa, đạo đức kinh doanh của một doanh
nghiệp. Từ xưa đến nay và đặc biệt khi bước vào thế khỉ XXI, thễ giới đã
mang theo những biến động mang tính toàn cầu. Đặt trong bối cảnh như vậy,
hơn nữa Việt Nam đang trong thời kì phát triển, hội nhập toàn cầu thì đó được
xem là thách thức rất lớn, đòi hỏi các công ty, tập đoàn trong nước phải limh
hoạt, có những đổi mới về công nghệ kĩ thuật, đào tạo tư duy và cách tổ chức
lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp. Để đạt được thành công và chiếm lĩnh được
niềm tin của khách hàng đứng vững và phát triển trên thị trường khắc nhiệt thì
các doanh nghiệp phải xem văn hóa, đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp như
một vũ khí quan trọng. Văn hóa kinh doanh hợp lí là điều mà ở đó doanh
nghiệp vừa đáp ứng được các như cầu khác nhau của khách hàng, tập thể trong
công ty, công nhân viên và các đối tác khác. Vì vậy mà tôi chọn đề tài: “ Văn
hóa kinh doanh của tập đoàn vingroup”. ”. Để tìm hiểu một vài nét đặc trưng
thành công của công ty này, qua đó rút ra kinh nghiệm, đồng thời làm rõ sự
quan trọng của văn hoá đối với từng doanh nghiệp.


Chương 1: tổng quan về ăn hóa kinh doanh.
1.1.

Khái niệm và các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh.
a) Khái niệm văn hóa kinh doanh.
 Văn hóa là gì?
văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị sáng tạo của con người được biểu hiện,
được kết tinh trong các của cải vật chất do con người tạo ra; đồng thời văn hóa
còn bao gồm cả các sản phẩm tinh thần mà các cá nhân hay cộng đồng sáng tạo
ra trong lịch sử.
 Kinh doanh là gì?
Kinh doanh hoạt động kinh tế của cá nhân hoặc tổ chức nhằm mục đính thu lợi
nhuận. Kinh doanh bao gồm nhiều lĩnh vưc như tài chính, thông tin, tin tức,

giải trí, sản xuất công nghiệp, bán lẻ, phân phối, vận tải,…
 Văn hóa kinh doanh là gì?
Văn hóa kinh doanh là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm
và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể
hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một
khu vực.
b) Bản chất của văn hóa kinh doanh là gì?
Bản chất của văn hoá kinh doanh là làm cho cái lợi gắn bó chặt chẽ với cái
đúng, cái tốt và cái đẹp. Văn hóa kinh doanh là một phương diện của văn hoá
trong xã hội, kinh doanh có văn hóa đòi hỏi chủ thể của nó không chỉ đạt được
mục tiêu lợi nhuận cá nhân mà còn mang đến cái lợi, cái thiện, cái đẹp cho
khách hàng, đối tác và xã hội, nó cần áp dụng trong hoạt động của doanh
nghiệp, doanh nhân và cả trong hành vi ứng xử của khách hàng
c) Các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh?
Văn hóa kinh doanh được cấu thành bởi 5 yếu tố chính là
triết lý kinh doanh.
đạo đức kinh doanh.
văn hóa doanh nhân văn hóa doanh nghiệp.
văn hóa ứng xử trong hoạt động kinh doanh.
d) Vai trò của văn hóa kinh doanh là gì?
- Văn hoá kinh doanh là phương thức phát triển sản xuất kinh doanh bền
vững.
- Văn hóa kinh doanh là nguồn lực phát triển kinh doanh.
- Văn hoá kinh doanh là điều kiện đẩy mạnh kinh doanh quốc tế.







e) Các nhân tố tác động tới văn hóa kinh doanh là gì?
- Văn hoá xã hội, văn hóa dân tộc là một điều tất yếu nó là sự
phản chiếu của văn hoá dân tộc, văn hoá xã hội lên nền văn
hoá kinh doanh.
- Thể chế xã hội những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến môi
trường kinh doanh và qua đó ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình
thành và phát triển văn hóa kinh doanh.
- Quá trình toàn cầu hoá, nền kinh tế toàn cầu làm cho môi
trường kinh doanh biến đổi nhanh hơn và nâng các chuẩn
mực văn hoá lên cao, điều đó đòi hỏi các chủ thể phải xây
dựng được nền văn hoá có tính thích nghi, có sự tin cậy cao
độ để cạnh tranh thành công.
- Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp.
- Khách hàng.
- Sự khác biệt và sự giao lưu văn hoá.

Chương 2 Khái quát về tập đoàn vingroup.
2.1.

Giới thiệu về tập đoàn Vingroup.

Tập đoàn Vingroup- công ty cổ phần( gọi tắt là tập đoàn Vingroup), tiền thân là tập
đoàn technocom, được thành lập tại Ucraina năm 1993 bởi những người con Việt
Nam trẻ tuổi trẻ, hoạt động ban đầu trong lĩnh vực thực phẩm và thành công rực rỡ
ở với thương hiệu Mivina. Những năm đầu của thế kỷ 21,technocom luôn có mặt
trong TOP 100 doanh nghiệp lớn mạnh nhất Ucraina. Từ năm 2000 technocom
Vingroup trở về Việt Nam với khát vọng phát triển và đưa Việt Nam vươn tầm quốc
tế. Với tầm nhìn dài hạn, Vingrouptập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động
sản với hai thương hiệu chiến lược đầu tiên là Vinpearl và Vincom. Trên tinh thần
phát triển bền vững, chuyên nghiệp

Tên doanh nghiệp (tiếng Việt): Tập đoàn Vingroup - Công ty CP
Loại hình: Công ty cổ phần
Thể loại: bất động sản, du lịch, giáo dục, dịch vụ y tế, công nghiệp.
Thành lập: 1993
 Trụ sở chính : Số 7, đường Bằng Lăng 1, Vinhomes Riverside, phường Việt





Hưng,quận Long Biên, Hà Nội
 Khu vực hoạt động : Việt Nam


 Ban lãnh đạo: Chủ tịch Hội đồng Quản trị : Phạm Nhật Vượng.
 Lĩnh vực hoạt động : Vinhomes, Vincom Retail, Vinpearl, Vinmec, Vinschool,
VinKC, Vinmart, Vinpro và VinEco, Vinfast.
 Công ty con: 21
 Khẩu hiệu: Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp
 Website: vingroup.net.
 Sologan : Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người việt.
 Logo

2.2.












Những dấu mốc quan trọng của Vingroup.

Tập đoàn Vingroup- công ty cổ phần( gọi tắt là tập đoàn Vingroup), tiền thân là
tập đoàn technocom, được thành lập tại Ucraina năm 1993 bởi những người
con Việt Nam trẻ tuổi trẻ, hoạt động ban đầu trong lĩnh vực thực phẩm và
thành công rực rỡ ở với thương hiệu Mivina. Những năm đầu của thế kỷ
21,technocom luôn có mặt trong TOP 100 doanh nghiệp lớn mạnh nhất
Ucraina. Từ năm 2000 technocom Vingroup trở về Việt Nam với khát vọng
phát triển và đưa Việt Nam vươn tầm quốc tế. Với tầm nhìn dài hạn,
Vingrouptập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản với hai thương
hiệu chiến lược đầu tiên là Vinpearl và Vincom. Trên tinh thần phát triển bền
vững, chuyên nghiệp.
Năm 2001 thành lập công ty cổ phần Vinpearl, tiền thân của công ty trách
nhiệm hữu hạn đầu tư phát triển Du lịch,Thương mại và du lịch Hòn Tre vào
ngày 25 tháng 7 năm 2001.
Năm 2002 thành lập công ty cổ phần Vincom tiền thân của công ty Thương
mại tổng hợp Việt Nam ,vào ngày mùng 3 tháng 5 năm 2002.
Năm 2003 khai trương khu nghỉ dưỡng 5 sao Vinpearl Vinpearl Nha Trang
Resort, khu nghỉ dưỡng 5 sao đầu tiên mang thương hiệu Vinpearl.
Năm 2004 khai trương Vincom Center Bà Triệu, trung tâm thương mại hiện
đại đầu tiên tại Hà Nội lúc mấy giờ mang đến một trải nghiệm mua sắm hoàn
toàn mới cho khách hàng.
Năm 2006 khai trương khu vui chơi giải trí Vinpearl Land, biển đảo Hòn Tre
khô cằn thành một địa điểm du lịch sang trọng biểu tượng cho sự phát triển du
lịch nhanh chóng của thành phố Nha Trang - tỉnh Khánh Hòa nói riêng và của

Việt Nam nói chung.
Năm 2007 đưa vào vận hành cáp treo Vinpearl dài 3320m nối liền đảo Hòn Tre
với đất liền. niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
với mã cổ phiếu VIC




















Năm 2008 trở thành công ty bất động sản Việt Nam đầu tiên được chọn đưa
vào chỉ số chứng khoán Russell Global Index.
Năm 2009 doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên phát hành công trái phiếu chuyển
đổi trị giá 100 triệu đôla Mỹ niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Singapore (
SGX-ST).
Năm 2001 khai trương dự án Vincom Center Đồng Khởi tại thành phố Hồ Chí

Minh.
Năm 2012 sát nhập công ty cổ phần Vinpearl và công ty cổ phần tim cam
Thành tập đoàn Vingroup công ty cổ phần. ra mắt thương hiệu vin make và đưa
vào hoạt động bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec tại khu đô thị Vincom times
City.
năm 2013 ra nhập vào lĩnh vực giáo dục với thương hiệu Vinschool. Hợp tác
chiến lược với quỹ đầu tư hàng đầu thế giới Warburg Pincus’s thu hút đầu tư
200 triệu đô la Mỹ đầu tư vào Vincom Restall. Khai trương Vincom Mega Mall
Royal City và Vincom Mega mail Time City trong đó Vincom Mega Mall
Royal City là tổ hợp mua sắm ẩm thực và vui chơi dưới lòng đất lớn nhất châu
Á.
Năm 2014 Khởi công dự án phức hợp vinhome Central Park tại thành phố Hồ
Chí Minh một trong những khu đô thị mới hiện đại và cao bậc nhất Việt Nam.
Ra mắt thương hiệu VinMart và Vinmart +. Khai trương khu nghỉ dưỡng phức
hợp 5 sao Vinpearl Phú Quốc resort hơn 10 tháng xây dựng một kỷ lục mới về
tiến độ xây dựng cho một công trình có quy mô như vậy.
Năm 2015 đánh dấu sự bùng nổ của Vingroup với 14.000 căn hộ biệt thự và
nhà phố thương mại được bán thành công. Giới thiệu ra thị trường các sản
phẩm và thương hiệu mới như VinEco- nông nghiệp công nghệ cao và VinProsiêu thị công nghệ và điện máy. Đưa vào vận hành vườn thú bán hoa giả đầu
tiên ở Việt Nam với 3.000 cá thể thuộc 150 loài quý hiếm trên thế giới.
Năm 2016 lĩnh vực bán lẻ nhanh chóng mở rộng quy mô hoạt động với khoảng
1.000 địa điểm trên khắp cả nước. Công bố chuyển đổi lĩnh vực y tế và giáo
dục sang mô hình doanh nghiệp xã hội.
Công bố thương hiệu bất động sản Đại Chúng vincity. Công bố thương hiệu ô
tô xe máy Vinfast ,ra mắt Trung tâm nghệ thuật đương đại Vincom và hãng
phim hoạt hình Vintata. niêm yết cổ phiếu Vincom Retall tại sở giao dịch chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh một trong 10 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa
lớn nhất Việt Nam tại thời điểm liên Yết.
Năm 2018 chính thức gia nhập lĩnh vực giáo dục Đại học với thương hiệu you
Đại học VinUni. Khai trương công trình Landmark 81 tại dự án khu đô thị phức

hợp Vincom Central Park với 81 tầng cao 460 51m xác lập kỷ lục tòa nhà cao
nhất Việt Nam công bố tham gia lĩnh vực sản xuất thiết bị thông minh với công


với công ty VinMart và định hướng thành Tập đoàn công nghệ nghệ với việc
thành lập công ty vintech.
 Cũng trong năm 2018 vào ngày mùng 2 tháng 10 thương hiệu ô tô Việt Nam
vinhphat đã chính thức trình làng hai mẫu xe đầu tiên của mình tại sự kiện Paris
motor svilla018 với hai mẫu xe Sedan LUX A 2.0 và LUXSA 2.0 .
2.3.

Lĩnh vực hoạt động của tập đoàn Vingroup.

 Bất động sản :
- Vinhome là hệ thống căn hộ và biệt thự đẳng cấp.
- Vincity bất động sản đại chúng với dịch vụ đồng bộ.
- Vincom là tổ hợp mua sắm,giải trí, ẩm thực “tất cả trong một”.
- VinOffice là hệ thống văn phòng cho thuê cao cấp.
 Du lịch vui chơi- giải trí.
- Vinpearl thiên đường nghỉ dưỡng của Việt Nam mang đẳng cấp quốc
tế. Tính đến năm 2019 đã có 25 cơ sở Vinpearl đi vào hoạt động có 14
nghìn khách sạn và villa. Đón hơn 2,6 triệu nhành sách đến lưu trú và
sử dụng đến các dụng vụ của vinpearl.
- Vinpearl golf là hệ thống sân golf đẳng cấp.
- Vindata là hãng phim hoạt hình
 Bán lẻ.
- Vinmart hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi, tính đến cuối năm
2018 đã có 99 siêu thị và 1375 cửa hàng tiện lợi đi vào hoạt động
trên toàn quốc.
- VinPro là hệ thống siêu thị công nghệ và điện máy.

- Adayroi là trang thương mại điện tử
 Công nghiệp.
- Vinfast ô tô xe máy thương hiệu Việt đẳng cấp quốc tế.
- Vinsmart là công nghệ của tương lai nơi sản xuất điện thoại mang
thương hiệu Việt Nam.
 Y tế
- Vinmec là hệ thống Bệnh viện đa khoa quốc tế. Đã có 7 bệnh viện
đa khoa khoa quốc tế với 1500 giường bệnh đưa vào sử dụng.
- Vinfa là dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe an toàn tiêu
chuẩn chất lượng cao quốc tế.
 Giáo dục.
- Vinschool là hệ thống trường Liên cấp chất lượng cao. Đã có 2
trường học liên cấp đi vào hoạt động với 23000 học sinh.
- Vinuniversity là đại học tinh hoa đẳng cấp quốc tế.
 Nông nghiệp.


- Vineco là nông nghiệp cao. Tính đến năm 2018 có 14 nông trường
với gần 3000ha quỹ đất canh tác cung cấp 3000tấn nông sản đặc
chuẩn an toàn thực phẩm cung cấp ra thị trường hàng tháng với gần
8 nghìn hộ sản xuất kinh doanh tham gia vào chuỗi cung ứng sản
xuất của VinEco.
 Công nghệ.
- Vintech là hệ thống viện trung tâm nghiên cứu các ứng dụng công
nghệ khu công nghệ cao đào tạo phát triển nguồn nhân lực làm
khoa học kỹ thuật công nghệ nghệ và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng
tạo.
Tính đến nay mạng lưới kinh doanh của tập đoàn Vingroup Đã hoạt động và
Phủ rộng khắc trên 62 tỉnh thành treen cả nước.


Chương 3: : VĂN HÓA KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN
VINGROUP CÔNG TY CỔ PHẦN
Văn hóa kinh doanh của tập đoàn Vingroup.
3.1.1. Triết lý kinh doanh của tập đoàn Vingroup.

a) Tầm nhìn.
Bằng Khát Vọng tiên phong cuồng chiến lược đầu tư- phát bên vững
.Vingroup Phấn đấu trở thành tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam,
Có uy tín và vị thế trên bản đồ kinh tế thế giới. Xây dựng thành
công chuỗi sản phẩm và dịch vụ đẳng cấp,góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống của người Việt Nam và nâng cao vị thế của người
Việt trên trường quốc tế.
b) Sứ mệnh.
Tập đoàn xác định xứ mệnh của công ty “ Vì mọt cuộc sống tốt
đẹp hơn cho người Việt”.


- Đối với thị trường : cung cấp các sản phẩm - dịch vụ với chất
lượng quốc tế và phù hợp với bản sắc địa phương. Sản phẩm - dịch
vụ phải đẳng cấp đón đầu thị hiếu và giải các thị trường.
- Đối với nhân viên : xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp,
năng động, sáng tạo và Nhân Văn Tạo điều kiện thu nhập cao cơ
hội phát triển công bằng cho tất cả nhân viên.
- Cổ đông và đối tác: đề cao tinh thần hợp tác cùng phát triển cam
kết trở thành “Người đồng hành số 1” của các đối tác và cổ đông
ông luôn gia tăng giá trị đầu tư hấp dẫn và bền vững.
- Đối với xã hội: hài hóa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội,
đóng góp tích cực vào các hoạt động hướng về cộng đồng, thể hiện
tinh thần trách nhiệm công dân và niềm tự hào dân tộc.
c) Giá trị cốt lõi.

Với tinh thần thượng tôn kỷ luật văn hóa Vinh Group trước hết chính là văn
hóa của sự chuyên nghiệp thể hiện qua 6 giá trị cốt lõi “Tín- Tâm-Trí-TốcTinh-Nhân” :
- Tín : Vingroup bảo vệ chữ tín như bảo vệ danh dự của chính mình
luôn Chuẩn bị đầy đủ năng lực thực thi và nỗ lực hết mình để đảm bảo
đúng cam kết.
- Tâm: Vingroup đặt chữ tâm làm nền tảng, luôn Thượng tôn pháp luật,
duy trì đạo đức, lấy khách hàng làm trung tâm.
- Trí: Vingroup coi trọng sáng tạo là sức sống, là đòn bẩy phát triển, đề
cao tinh thần dám nghĩ, dám làm, chủ trương xây dựng tập đoàn thành
một doanh nghiệp học tập.
- Tốc: Vingroup đặt tôn chỉ “tốc độ hiệu quả trong từng hành động”,
“thực hành quyết định nhan, đầu tư nhanh, triển khai nhanh, bán hàng
nhanh, thay đổi và thích ứng”.
- Tinh: Vingroup có mục tiêu là: Tập hợp những con người tinh hoa để
làm nên những sản phẩm - dịch vụ tinh hoa; mọi thành viên được thụ
hưởng cuộc sống tinh hoa và góp phần xây dựng một xã hội tinh hoa.
Vingroup mong muốn xây dựng một đội ngũ nhân sự tinh gọn, có đủ
cả Đức và Tài, nơi mỗi thành viên đều là những nhân tố xuất sắc trong
lĩnh vực công việc của mình. Vingroup quan niệm: Hệ thống của mình
phải giống như một người khỏe mạnh, săn chắc và không có mỡ dư
thừa. Chúng ta “chiêu hiền đãi sĩ” và “đãi cát tìm vàng” mong tìm ra
những người phù hợp, đặt đúng người vào đúng việc để phát huy hết
khả năng nhưng cũng sẵn sàng sàng lọc những người không phù hợp.


- Nhân: Vingroup xây dựng các môn quan hệ với tinh thần nhân văn,
tạo dựng “nhân hòa” trên cơ sở công bằng chính trực và nêu cao sức
mạnh đoàn kết. Vingroup xây dựng các mối quan hệ với khách hàng,
đối tác, đồng nghiệp, nhà đầu tư và xã hội bằng sự thiện chí, tình thân
ái, tinh thần nhân văn. Vingroup luôn coi trọng người lao động như là

tài sản quý giá nhất; xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp,
năng động, sáng tạo và nhân văn; thực hành các chính sách phúc lợi ưu
việt, tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất
cả CBNV.
Với 6 giá trị cốt lõi trên, Vingroup tin tưởng sẽ cùng đồng hành bền vững và
phát triển dài lâu cùng nhân viên và phấn đấu trở thành Tập đoàn kinh tế đa
ngành hàng đầu Việt Nam và hướng đến một Tập đoàn mang đẳng cấp quốc tế
và có mặt trên bản đồ kinh tế thế giới.
3.2.

Văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn Vingroup.
3.2.1. Văn hóa doanh nghiệp Vingroup “mãi mãi 1 tinh thần khởi
nghiệp”.

- Văn hóa đòa tạo: khi tuyển dụng người giỏi và có cái bất lợi là
không thể làm cho họ thích lì được với hệ thống với văn hóa của
Vingroup. Vingroup giúp Chính vì thế Vingroup rất coi trọng
đào tạo nhân lực có sẵn và đào tạo.
- Văn hóa học tập: Hướng tới thương hiệu một tập đoàn hùng
mạnh,vingroup đang xây dựng một “Vingroup học tập”. Tức là
biến toàn bộ tập đoàn Vingroup thành một tập đoàn học tập – tất
cả các nhân viên, từng người một phải là một con người học tập
– học mọi lúc, mọi nơi, ở mọi người. Cho nên phần đào tạo về
kiến thức chuyên môn trở thành một chính sách được ưu tiên.
Với một thành viên nào đó không đạt tiêu chuẩn về học tâp: cắt
toàn bộ phúc lợi. Bởi vì quan điểm của doanh chủ Vingroup là
một nhân viên, kể cả cán bộ, lãnh đạo nếu chịu khó học tập
đương nhiên là có kiến thức tốt hơn, trình độ chuyên môn tốt
hơn, tất yếu công việc phải tốt hơn, theo đó đãi ngộ cũng phải
tốt hơn và ngược lại. Đây không đơn thuần là chương trình, mà

là văn hóa đã ăn vào máu của Vingroup. Cái văn hóa này sẽ
truyền xuống từng công ty, từng nhân viên. Hiện nay, đích
thân Phạm Nhật Vượng đang trực tiếp chỉ đạo chương trình
Vingroup học tập đó.
Dẫu bận rộn nhưng hàng tuần Phạm Nhật Vượng đều có những
buổi huấn luyện cho cán bộ lãnh đạo, khoảng 1.000 người trong


một hội trường. Các cán bộ lãnh đạo chủ lực đều phải đi học. Họ
cũng phải đào tạo cấp dưới 52 giờ một năm. Nếu không đủ số
giờ đào tạo cũng như chất lượng đào tạo, thì nhân viên đó sẽ
không được tăng lương, nếu nhiều nhân viên không đạt tiêu
chuẩn thì công ty đó sẽ cắt phúc lợi.
3.3.






Văn hóa doanh nghiệp với những biểu hiện trực quan.

Vingroup tự hào là Tập đoàn kinh tế hàng đầu tại Việt Nam, được xây dựng
bởi những con người Việt Nam và thành công bởi trí tuệ, bản lĩnh và khát vọng
Việt Nam. Vingroup lấy niềm tự hào Việt Nam làm nền tảng xây dựng sự
nghiệp. Vingroup tự hào xây dựng được nền văn hóa mang bản sắc và cá tính
riêng, rất Việt Nam, không thể bị trộn lẫn. Nền văn hóa ấy mang đậm tính nhân
văn, tình thân ái, tinh thần kỷ luật, được xây dựng và vun đắp bằng trí tuệ và
sức sáng tạo không mệt mỏi của tập thể cán bộ nhân viên. Văn hóa Vingroup
được các thế hệ cán bộ nhân viên đón nhận, gìn giữ, xây dựng và trao truyền

qua thời gian, coi đó như một tài sản quý báu, là niềm tự hào của những người
mang bên mình biểu tượng cánh chim Việt Nam.
Khẩu hiệu: “Vingroup - Nơi tinh hoa hội tụ cùng phát triển”
Tinh thần: “Tốc độ, sáng tạo, hiệu quả trong từng hành động”
Phương châm: “Chúng tôi là những con người được tôn trọng trong một hệ
thong được tôn trọng”.
Logo :

- Biểu tượng Vingroup được phát triển với hình tượng con chim cánh cụt
hướng về mặt trờ, thể hiện khát vọng bay cao và vươn tới những thành
công rực rỡ.
- Hình ảnh cánh chim sải cánh ( chữ V )cùng biểu trưng cho tên Việt
Nam. Một khát vọng và niềm tự hào dân tộc mà tập đoàn theo đuổi.
- Năm ngôi sao là sự thể hiện “đẳng cấp năm sao “tiêu chí là tôn trí đẳng
cấp của tập đoàn Vingroup.
- Hài mùa đỏ vàng một lần nữa thể hiện sự Tự Hào về bản sắc,bản lĩnh,
Trí Tuệ Việt Nam. Là hai màu biểu tượng của màu quốc kỳ Việt Nam.
 Ấn phẩm nội bộ: Nội san “Ngôi nhà Vingroup”, xuất bản định kỳ, cập nhật và
phản ánh kịp thời từ các cơ sở, bộ phận nhằm truyền tải thông điệp, tinh thần
Vingroup đến với đông đảo nhân viên, mang lại cuộc sống tinh thần phong phú,
tạo nên sợi dây khăng khít, gia tăng sự tin tưởng và gắn bó của nhân viên đối
với Tập đoàn…
 Các hoạt động văn thể nội bộ: “Ngày thể thao” (Thứ 3 và thứ 6 hằng tuần)
với các hoạt động: Bóng đá, bóng bàn, cầu lông, tennis, khiêu vũ, Yoga…;.
“Ngày hội cuối tháng” (Thứ 7 tuần cuối cùng của mỗi tháng) với các hoạt động


văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, liên hoan, dự tiệc…;. Các "Cuộc thi văn
nghệ, thể thao không thường kỳ";. Các "Chiến dịch văn hóa", các "Cuộc vận
động" theo chủ trương của Đảng và Nhà nước như cuộc vận động "Vingroup Nói không với thuốc lá";. Tổ chức định kỳ các kỳ nghỉ mát cho CBNV và tổ

chức trại hè cho con em CBNV.
 Các ngày hội truyền thống: Lễ hội kỷ niệm ngày truyền thống Tập đoàn
(mùng Tám tháng Tám hàng năm): Với các hoạt động thi đua, hội diễn văn
nghệ, thể thao; Đại nhạc hội; Tăng lương toàn Tập đoàn và trao thưởng, vinh
danh các Tập thể xuất sắc…;
- Tiệc mừng công (tổ chức vào dịp cuối năm): Với các hoạt động hội diễn văn
nghệ, đại nhạc hội; Tăng lương toàn Tập đoàn và trao thưởng, vinh danh các cá
nhân xuất sắc…
3.4.

Văn hóa doanh nhân

Người đứng đầu tại Vingroup hiện tại làông Phạm Nhật Vượng. Ông là một trong
những doanh nhân sáng lập nên Công ty và điều hành, phát triển đưa vingroup đến với
người tiêu dùng và có mặt trên bản đò kinh tế thế giới.
3.4.1. Doanh nhân Phạm Nhật Vượng.

a) Giới thiệu sơ lược về Phạm Nhật Vượng.
Phạm Nhật Vượng (sinh năm 1968) là một doanh nhân và tỷ phú người Việt Nam,
hiện là Chủ tịch hội đồng quản trị vingroup. Ông được xem là tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên
trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7 tháng 3 năm 2011 với giá trị tài sản lên đến
khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam tương đương 1 tỷ đô la Mỹ tại thời điểm đó.
- Năm 2000, Phạm Nhật Vượng đầu tư phần lớn lợi nhuận từ việc bán mì gói về
quê hương Việt Nam, bắt đầu từ Nha Trang.Ông hiện vừa là sáng lập viên, vừa là
thành viên Hội đồng quản trị Vinpearl Land (VPL) và Công ty cổ phần Vincom
(VIC).
- Tháng 8 năm 2009, Đại hội đầu tiên của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước
ngoài đã được tổ chức tại Hà Nội. Phạm Nhật Vượng đã được Đại hội tín nhiệm
bầu là chủ tịch Hiệp hội cùng tám phó chủ tịch khác.
- Tháng 9 năm 2009, Tập đoàn Technocom đổi tên thành Tập đoàn Vingroup (tên

đầy đủ là: Tập đoàn Đầu tư Việt Nam), chuyển trụ sở từ Kharkov (Ukraina) về
Hà Nội (Việt Nam).
b) Phong cách lãnh đạo của doanh nhân Phạm Nhật Vượng.
Ông Phạm Nhật Vượng là chả đẻ là linh hồn của vingroup. Ông đã gây dựng
và phát triển vingroup ngày càng phát triển đưa vingroup lọt Top 1 các công ty, tập


đoàn lớn nhất cả nước. Ông chủ tập đoàn Vingroup – Phạm Nhật Vượng có 1 phong
cách lãnh đạo dân chủ:
 Coi trọng công tác đào tạo: xây dựng Chương trình Vingroup học tập, biến toàn
bộ Tập đoàn Vingroup thành tập đoàn học tập. Tất cả lãnh đạo đều là lãnh đạo
học tập và tất cả nhân viên phải là từng con người học tập và học mọi lúc mọi
nơi. Hằng tuần ông đều có các buổi giảng dạy và mỗi cấp quản lý mỗi tuần phải
bỏ ra 1 giờ để đào tạo cho nhân viên trong phạm vi quản lý của mình. Trung bình
1 năm, 1 nhân viên có khoảng 100 giờ đào tạo.
 Ông cũng là người coi trọng nguyên tắc và trao thưởng xứng đáng cho những ai
làm việc hiệu quả với chất lượng tốt, luôn nhấn mạnh khẩu hiệu “tốc độ, sáng tạo
và hiệu quả trong từng hành động” đối với nhân viên. Các lãnh đạo nào không
đạt chỉ tiêu về học tập thì sẽ cắt toàn bộ phúc lợi, những nhân viên nào học tập
tốt thì sẽ có đãi ngộ tốt hơn.
 Hướng đến sự công bằng trong quản trị nhân sự: Xây dựng chương trình quy
hoạch, đào tạo cán bộ nguồn. Đào tạo anh trưởng phòng thành phó tổng và người
phó tổng sẽ thành tổng giám đốc. Sau khoảng 3 năm nữa, Vingroup sẽ tự cung tự
cấp được nguồn lãnh đạo, với tiêu chí đào tạo 5 lấy 1.
 Tạo môi trường làm việc thoải mái, năng động: Theo Bloomberg, nhà tỷ phú này
thường chơi bóng đá và bóng rổ mỗi tuần với các nhân viên của mình tại trung
tâm thể thao của công ty
Ông cho rằng trong Công việc cần có quy trình, có phân nhóm nhiệm vụ, có rà soát.
Phải dành ra thời gian để học hằng tháng, hằng năm. Cấp trên phải có thời gian đào tạo
cho cấp dưới được quy hoạch rõ ràng. Làm gì cũng phải đam mê, nghiêm túc với công

việc, học hỏi liên tục cả đối thủ. Nếu không đạt mục tiêu đặt ra sẽ cắt phúc lợi không
phạt, làm tốt thưởng ngay. Hãy tận dụng thế mạnh của mình thành cái mạnh nhất để
cạnh tranh với cái mạnh của đối thủ. Đặt trọng tâm vào đối tượng khách hàng giống
như ông. Nghe khách hàng nói, khách hàng chê, xem khách hàng như người thầy để ra
sản phẩm phục vụ khách hàng.
3.5.

Văn hóa ứng xử trong kinh doanh.

a. Văn hóa ứng xử của công ty với nhân viên.

Công ty luôn quan niệm mỗi nhân viên là một thực thể tạo nên sự thành công
và phát triển bền vững của Công ty. Công ty cam kết: Đánh giá đúng, công
bằng, công khai năng lực của mỗi cá nhân. Khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất
để mỗi nhân viên phát triển tối đa năng lực của mình, có cơ hội cống hiến nhiều
nhất cho sự phát triển của Công ty…
b. Văn hóa ứng xử giữa nhân viên đối với công ty


 Là nhân viên của Vingroup: cố gắng tuân thủ theo các chính sách của công ty,
nỗ lực tối đa để nâng cao hiệu quả kinh doanh và quảng bá hình ảnh của công
ty.
 Nhân viên có được sự tin cậy thông qua các hành động chính trực, thật thà và
trách nhiệm trong tất cả các tình huống để bảo vệ lòng tin đó.
c. Văn hóa ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới.
- Lãnh đạo công ty luôn tôn trọng mỗi cá nhân là nhân viên: Luôn tạo điều kiện
cho mỗi cá nhân phát triển và có cơ hội thăng tiến.
- Tuyển chọn công tâm, khách quan, dùng đúng người đúng việc. Chỉ bổ nhiệm
vào vị trí lãnh đạo những nhân viên có đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên
môn, uy tín và có khả năng lãnh đạo.

- Trong điều hành, xử lý công việc: Lãnh đạo đơn vị giao việc cụ thể cho từng
nhân viên mình quản lý. Yêu cầu họ phải thông thạo về chuyên môn, trung
thực, tận tâm, có trách nhiệm cao với công việc đề xuất, tham mưu lãnh đạo
để giải quyết công việc hiệu quả nhất. Đồng thời lãnh đạo cũng phải có thái
độ nhiệt huyết khơi dậy tinh thần làm việc cho nhân viên.
- Lãnh đạo phải biết lắng nghe đề xuất và các ý kiến phản hồi của nhân viên,
biết khen, khuyến khích động viên nhân viên đúng lúc, đúng chỗ, phê bình
nhân viên một cách hợp lý.
- Khi đánh giá thi đua, khen thưởng và kỷ luật nhân viên mình quản lý thì cấp
trên phải công tâm, trung thực, công bằng, không lồng động cơ cá nhân,
không có thái độ và hành vi trù dập nhân viên cấp dưới,…
Ngoài ra cấp trên cũng luôn là một tấm gương sáng để nhân viên noi theo.
d. Văn hóa ứng xử giữa cấp dưới với cấp trên.
- Giữ thái độ nghiêm túc, lịch sự, tôn trọng khi giao tiếp với cấp trên. Nhân
viên phải tự khẳng định được vai trò của mình, phải trở thành người hỗ trợ
đắc lực cho lãnh đạo.
- Chấp hành nghiêm túc các ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện mọi
nhiệm vụ được phân công. Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền
hạn theo quy định.
- Trung thực, thẳng thắn, thiện chí trong mọi báo cáo, đề xuất với cấp trên.
- Tôn trọng ý kiến của cấp trên. Giữ gìn và bảo vệ uy tín, danh dự của cấp
trên. Khi có ý kiến đóng góp cần trình bày trực tiếp, thẳng thắn và thiện
chí.
- Khi thực hiện quyết định của cấp trên, nếu phát hiện quyết định đó trái
pháp luật, làm ảnh hưởng tới lợi ích chung, hoặc không phù hợp với thực
tế thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định.
e. Văn hóa ứng xử với khách hàng.


- Khi giao tiếp với khách hàng phải có thái độ lịch sự, nhiệt tình, thân thiện.

Giữ chữ tín và đảm bảo sự chuyên nghiệp trong mọi giao dịch với khách
hàng.
- Thực hiện đúng cam kết với khách hàng theo thỏa thuận cam kết trong hợp
đồng. Các nội dung trong hợp đồng phải rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu, đúng
pháp luật. Nếu khách hàng có yêu cầu, cần giải thích trung thực, tránh các
hành vi lập lờ gian lận.
- Khi một người khách hàng tỏ ra không hài lòng thì nên giải quyết vấn đề
một cách kịp thời, lịch sự, công bằng và nỗ lực hợp lý để duy trì hoặc lấy
lại sự tín nhiệm của họ sao cho họ tiếp tục dùng dịch vụ của Vingroup.
- Cần phải duy trì được hình ảnh của một doanh nghiệp tin cậy và đầy nhiệt
huyết trong tâm trí khách hàng và nhà cung cấp.
- Giao dịch theo đúng quy tắc đạo đức cùng nhà cung cấp và khách hàng.
Đối xử thành thật, công bằng và trách nhiệm với nhà cung cấp và khách
hàng sẽ giúp chúng ta xây dựng các quan hệ bền vững và lâu dài.
3.6.

Trách nhiệm xã hội.

 Vingroup giúp xây dựng quỹ Thiện Tâm là một trong những quỹ từ thiện xã hội
đầu tiên tại Việt Nam của doanh nghiệp tư nhân,được cấp phép hoạt động một
cách chuyên nghiệp, là câu nỗi lòng nhân ái giữa người với người giúp với
cộng đồng và vì sự phát triển của một cộng đồng xã hội. Trong những năm gần
đây quỹ Thiện Tâm đã có những hoạt động từ thiện hỗ trợ thiết thực với người
nghèo và Cộng đồng như: xây dựng nhà tình nghĩa, xây dựng trường học,nhà
ăn bán trú cho học sinh đã cấp huyện vùng cao, xây dựng hàng trăm km Đường
và đèn chiếu sáng cho dòng cho nông thôn cấp thôn vùng sâu vùng xa, tài chợ
bò giống sinh sản, tài trợ chương trình khám bệnh từ thiện sàng lọc ung thư tại
các bệnh viện đa khoa Vinmec.....
 Vingroup xây dựng quỹ đầu tư phát triển tài năng bóng đá Việt Nam( PVF), tps
là trung tâm đào tạo và cung cấp các cầu thủ tài năng cho bóng đá Việt Nam

với mục tiêu góp phần phát triển và nâng tầm bóng đá nước nhà lên tầm cỡ thế
giới.
 Vingroup tạo dựng Trung tâm nghệ thuật đương đại Vincom là nơi tổ chức
nghệ thuật phi lợi nhuận do tập đoàn Vingroup tài trợ, với sứ mệnh mở ra cơ
hội thưởng thức cái đẹp và trải nghiệm nghệ thuật cho tất cả mọi người, mang
tới công chúng những tác phẩm và hoạt động chất lượng và góp phần xây dựng
nền nghệ thuật Việt Nam phát triển bền vững.
 Vingroup xây dựng bệnh viện và trường học hoạt động theo mô hình phi lợi
nhuận. Vingroup cam kết 100% lợi nhuận thu được bóng này để tái đầu tư và
nâng cấp phát triển hệ thống tài trợ nghiên cứu khoa học chuyển giao công
nghệ tăng cường hợp tác liên kết quốc tế.


3.7.

Doanh nghiệp vì môi trường.

Ý thức bảo vệ môi trường luôn được đề cao trong tất cả mọi hoạt động của tập
đoàn.
 Các dự án cần hộ sử dụng kính Low-E giúp hạn chế tia UV và điện năng tiêu
thụ.
 Sản phẩm công nghiệp phát triển trong tương lai sẽ là xe máy điện ô tô điện
nhằm góp phần tích kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
 Vineco sử dụng nhà kính thủy canh tuần hoàn 70% nước tưới, nhà mạng được
thiết kế tối ưu cho thông gió tự nhiên trong nhà nhờ đó giúp kiểm soát tới lưu
nhiệt độ trong nhà và tiêu thụ năng lượng tối thiểu.
.
Sản phẩm công nghiệp phát triển trong tương lai sẽ là xe máy điện ô tô điện
nhằm góp phần tích kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
 Coi nguyên tắc “xanh” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hoạt động sản xuất

kinh doanh cũng như phát triển các dự án, Công ty Vingroup không chỉ luôn nổ
lực hết mình trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường, mà còn chú trọng việc
tuyên truyền ý thức này tới khách hàng, cộng đồng để cùng nhau xây dựng và
giữ gìn môi trường trong lành,xứng đáng với đẳng cấp thương hiệu 5 sao của
Công ty đã đề ra.


Kết Luận.
Vingroup tự hào đi trên con đường phát triển đầy văn hóa, là sự kết tinh của
những nỗ lực, của ý chí nghị lực, của sức trẻ và khát vọng tiên phong của
những người con đất Việt. Văn hóa Vingroup mang bản sắc và cá tính riêng, rất
Việt Nam và không thể trộn lẫn. Văn hóa ấy mang đậm tính nhân văn, tình thân
ái, tinh thần kỷ luật, được xây dựng và vun đắp bằng trí tuệ và sức tạo không
ngừng của tập thể cán bộ nhân viên.
Xây dựng được một hình tượng tốt trong lòng người tiêu dùng Việt. Bên cạnh
đó


tạo ra nét đặc thù riêng cho doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển bền vững
của doanh nghiệp. Tạo dựng được sự gắn kết giữa các cấp bậc, từng cá nhân
trong công ty nhằm phát
huy tinh thần tập thể vững mạnh, đạt tới những mục tiêu mà doanh nghiệp
hướng tới. Xác định được tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp nhằm định
hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Tạo dựng được một môi
trường làm việc tốt đẹp nhằm đem lại hiệu quả cao trong công việc cho từng cá
nhân trong doanh nghiệp. Tạo được sự tin tưởng của xã hội đối với sự tồn tại
của doanh nghiệp thông qua đó phát huy ngày càng sâu rộng hơn lĩnh vực kinh
doanh của doanh nghiệp.

Tài liệu tham khảo

1) />3)
4)
5)

vingroup/.
/> /> /> />


×