Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Cach viet 7 dang bieu do IELTS Task 1 Writing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.08 KB, 22 trang )

Fanpage: IELTS HIEN NGUYEN

CÁCH VIẾT TỪ A-Z 7 DẠNG BIỂU ĐỒ TRONG
WRITING TASK 1
MỤC LỤC
Contents
Line graph (biểu đồ đường) .................................................................................. 3
Cách phân tích Line Graph hiệu quả ................................................................ 3
Cách đọc biểu đồ line graph.......................................................................... 3
Phân tích thời gian của line graph................................................................. 4
Phân tích số liệu, đặc điểm chính ................................................................. 5
Cách viết Introduction cho Line Graph ............................................................ 5
Làm sao để viết một Overview đúng cách cho dạng line graph ....................... 6
Các đặc điểm nổi bật của line graph cần có trong overview ........................ 6
Các lưu ý khi viết overview dạng line graph ................................................ 6
Cách viết Body của dạng biểu đồ Line Graph .................................................. 7
Cách 1: Nhóm body theo thời gian ............................................................... 7
Cách 2: Nhóm body theo đặc điểm về xu hướng ......................................... 8
Một số chú ý nhỏ với dạng Line Graph ............................................................ 8
Bar chart (biểu đồ cột) .......................................................................................... 9
Pie chart (biểu đồ tròn).......................................................................................... 9
Bố cục của bài khi viết về dạng biểu đồ Pie Chart ......................................... 10
Viết phần Introduction ................................................................................ 11
Cách viết Overview..................................................................................... 11
Cách viết phần thân bài ............................................................................... 12
Table (bảng biểu) ................................................................................................ 13
CÁCH VIẾT BÀI WRITING DẠNG TABLE............................................... 13
Cách viết Introduction của biểu đồ dạng Table .............................................. 13
Cách viết Overview của dạng biểu đồ Table .................................................. 14
Đối với biểu đồ dạng Table có một mốc thời gian cụ thể .......................... 14
Đối với biểu đồ dạng Table có sự thay đổi theo thời gian.......................... 14


Cách viết Body cho biểu đồ dạng Table ......................................................... 15


Fanpage: IELTS HIEN NGUYEN

Nhóm thông tin trong Body theo đặc điểm chung ...................................... 15
Nhóm Body theo xu hướng ......................................................................... 15
Process (quy trình) .............................................................................................. 16
Map (bản đồ) ....................................................................................................... 17
Multiple graph (biểu đồ kết hợp) ........................................................................ 19
Cách viết một Multiple Graphs ....................................................................... 19
Cách viết Introduction cho Multiple Graphs .............................................. 20
Cách viết Overview cho Multiple Graphs .................................................. 20
Cách viết Body cho Multiple Graphs ......................................................... 20
Những lỗi thường mắc phải khi viết bài phân tích Multiple Graphs và hướng
giải quyết ......................................................................................................... 21
Bài viết của bạn vượt quá số từ quy định ................................................... 21
Các thông tin quan trọng trong bài viết bị bỏ sót ....................................... 21
Thiếu sự mạch lạc, rõ ràng trong bài viết ................................................... 22
Việc so sánh các số liệu giữa các biểu đồ với nhau không hợp lý ............. 22


Fanpage: IELTS HIEN NGUYEN

Line graph (biểu đồ đường)
Biểu đồ đường là biểu đồ miêu tả những dữ liệu thay đổi theo thời gian. Biểu đồ đường được
tạo nên bởi sự kết nối các điểm dữ liệu qua các mốc thời gian để cho thấy những sự thay đổi,
tăng, giảm của chủ thể đó. Trong một biểu đồ đường có thể có 1 đường hoặc nhiều hơn tùy
thuộc vào đối tượng mà đề bài muốn nhắc đến.
Bởi biểu đồ thông báo về sự thay đổi theo thời gian nên việc các bạn đưa ra các xu hướng là

rất cần thiết.

Ví dụ biểu đồ Line Graph

Cách phân tích Line Graph hiệu quả
Cách đọc biểu đồ line graph
Trước khi phân tích Line Graph, bạn hãy đọc lướt qua biểu đồ cho sẵn để biết được:





Biểu đồ đã cho đưa ra những thông tin gì (dựa vào trục hoành và trục tung
của line)
Đơn vị đo của từng số liệu (ví dụ trục hoành có ghi các mốc thời gian cụ thể,
vậy bạn phải xác định xem nó được đo bằng ngày, tháng, năm, hay một
khoảng thời gian nhất định)
Xem biểu đồ gồm bao nhiêu line (đường biểu diễn). Mỗi đường biểu diễn sẽ
ứng với một đặc điểm của số liệu bạn cần phân tích. Nó được phân biệt với
những màu sắc và cách kí hiệu khác nhau.


Fanpage: IELTS HIEN NGUYEN

Trong một Line Graph, có những biểu đồ chỉ có 2 đường biểu diễn nhưng có biểu đồ phức
tạp hơn thì con số đó có thể lên đến 4 đường biểu diễn. Vì vậy, trước khi phân tích Line
Graph bạn phải quan sát thật cẩn thận xem mỗi đường biểu diễn đó ứng với số liệu nào được
chú thích ở trên biểu đồ. Điều này sẽ tránh cho bạn sự nhầm lẫn giữa các số liệu khi phân tích
biểu đồ và tránh mất thời gian trong khi viết.


Phân tích thời gian của line graph
Line Graph chủ yếu dùng để diễn tả sự thay đổi của đối tượng nào đó theo thời gian. Vì vậy,
việc quan sát đặc điểm của các mốc thời gian là vô cùng quan trọng. Nó sẽ giúp bạn tránh các
lỗi sai về thì và kết hợp thì thích hợp. Ví dụ, nếu Line Graph thể hiện số liệu ở mốc thời gian
trong quá khứ, bạn phải sử dụng thì quá khứ đơn trong bài viết của mình. Còn nếu Line
Graph thể hiện số liệu ở mốc thời gian trong hiện tại hoặc tương lại, bạn bắt buộc phải sử
dụng thì hiện tại đơn hoặc các cấu trúc dự đoán trong tương lai điều chỉnh thì của bài viết cho
phù hợp với mốc thời gian trong bài viết.
Để làm rõ hơn điều vừa nói trên, các bạn hãy quan sát 2 ví dụ sau đây của mình nhé:
Ví dụ 1:

Biểu đồ lượng mưa axit của Anh, được đo bằng triệu tấn, từ bốn lĩnh vực khác nhau giữa năm 1997 và năm
2007.

Nhìn vào trục hoành, ta dễ dàng nhận biết biểu đồ này có các mốc thời gian ở quá khứ. Vì
vậy, bạn phải dùng thì quá khứ đơn trong bài viết. Ví dụ như câu sau:
In 1999, around 3.3 million tons of acid rain emissions came from electricity, gas, water
sector.
Ví dụ 2:


Fanpage: IELTS HIEN NGUYEN

Biểu đồ cho biết số lượng người đi làm trung bình mỗi ngày đi bằng xe hơi, xe buýt hoặc xe lửa từ năm 1970
đến năm 2030.

Trong biểu đồ, ta thấy các mốc thời gian được biểu diễn ở cả quá khứ, hiện tại và tương lai.
Vì vậy, các bạn phải áp dụng các thì cho phù hợp với từng mốc thời gian đó.
In 1970, around 5 million UK commuters travelled by car on a daily basis, while the bus and
train were used by about 4 million and 2 million people respectively.

By 2030, the number of people who commune by car is expected to reach almost 9 million,
and the number of train users is also predicted to rise, to nearly 5 million.
Đây là hai câu trong cùng một bài viết nhưng câu trên sử dụng thì quá khứ đơn (vì mốc thời
gian đó ở quá khứ, “In 1970”), còn câu dưới sử dụng thì hiện tại đơn (diễn tả dự đoán trong
tương lai, với mốc thời gian là “By 2030”).

Phân tích số liệu, đặc điểm chính
Ngoài ra, bạn cũng phải quan sát một số các đặc điểm chính của biểu đồ như:




Quan sát điểm bắt đầu và điểm kết thúc của các line trong biểu đồ
Quan sát các điểm cao nhất và thấp nhất của mỗi line
Nhận xét chung về xu hướng phát triển của đối tượng

Đây là một trong những phần hết sức quan trọng vì nó giúp định hướng cho bài viết, tránh
các bạn bị lạc đề hay phân tích miên man, không đi vào trọng tâm của bài viết.

Cách viết Introduction cho Line Graph
Sau khi đã phân tích được các đặc điểm trên, bạn mới bắt tay vào viết từng phần trong bố cục
bài chuẩn của task 1. Trong đó phần đầu tiên sẽ là Introduction. Tương tự cách viết mở
bài của các loại biểu đồ khác, bạn phải diễn đạt đầy đủ thông tin của số liệu đưa ra trong bài
ví dụ như what (biểu đồ diễn tả cái gì), when (thời gian), where (địa điểm, nơi chốn ở đâu).


Fanpage: IELTS HIEN NGUYEN

Một điều quan trọng nữa là bạn phải sử dụng từ ngữ linh hoạt khi viết Introduction và không
được trùng lặp hoàn toàn với đề bài. Chúng ta hãy quay trở lại ví dụ 2 để làm rõ điều này nhé:

Đây là đề bài:
The graph below shows the average number of UK commuters travelling each day by car,
bus or train between 1970 and 2030.
Còn đây là Introduction:
The line graph compares figures for daily travel by workers in the UK using 3 different
means of transports over a period of 60 years.
Bạn có thể thấy hai câu này có nghĩa hoàn toàn giống nhau nhưng người viết đã sử dụng từ
đồng nghĩa để diễn đạt câu Introduction:





Shows = compares
The average number of UK commuters travelling each day by car, bus or
train = For daily travel by workers in UK using 3 different forms of
transports
Between 1970 and 2030 = Over a period of 60 years

Làm sao để viết một Overview đúng cách cho dạng line graph
Các đặc điểm nổi bật của line graph cần có trong overview
Với cách viết Overview cho line graph, mình cần các bạn cung cấp các đặc điểm sau đây:






Xu hướng: Vì Line Graph chủ yếu mô tả về xu hướng phát triển của sự vật,
hiện tượng nên một Overview phải cho người đọc thấy rõ được xu hướng đó

bằng cách viết các cấu trúc câu mô tả xu hướng của biểu đồ.
Số liệu cao nhất và số liệu thấp nhất: Hãy chú ý đến những số liệu cao nhất
và thấp nhất trong biểu đồ vì nó có thể là mốc để đánh giá những số liệu khác
trong biểu đồ.
Tốc độ thay đổi của số liệu: Sau khi đã làm hai bước trên, bạn phải xem tốc
độ tăng hay giảm của số liệu ra sao. Ở đây, bạn có thể dùng các trạng từ chỉ
tốc độ thay đổi: rapidly, quickly, swiftly, suddenly, steadily. gradually,
slowly…

Hãy quay trở lại ví dụ 2 để hiểu thêm về những điều mình vừa đề cập ở trên nhé:
It is clear that the car is by far most popular means of transport for UK commuters
throughout the period shown. Also, while the numbers of people who use car and
train increase gradually, the number of bus users falls steadily.

Các lưu ý khi viết overview dạng line graph
Các cụm từ mở đầu cho overview
Đề giúp người đọc định hình được đây là Overview, người viết cần có một số cụm mở đầu
như mình đã chia sẻ trong bài cách viết Overview của task 1 như:





It is clear that
Obviously
Overall
As can be seen from the graph, …


Fanpage: IELTS HIEN NGUYEN


Để phần Overview không bị trùng lặp với đề bài cho trước, thay cho việc dùng động từ
“show”, bạn có thể sử dụng những động từ hoặc cụm từ thay thế như: compare, give
information about, describes…
Độ dài của Overview
Bạn nên tóm gọn phần Overview trong khoảng 2 câu, tránh nói dài dòng, miên man hoặc nói
đánh giá quá chung về biểu đồ bạn sẽ phân tích ở phần sau.
Không nhắc đến số liệu
Lưu ý rằng Overview chỉ đưa ra đánh giá về những điểm nổi bật nhất của Line Graph và xu
hướng phát triển hay đi lên của hiện tượng được nhắc đến trong bài. Cho nên, bạn không
được phép đưa số liệu vào phần Overview. Vì phần Bodies (phần phân tích số liệu trong bài
viết) sẽ thực hiện công việc đó.
Cách diễn đạt thời gian
Các bạn có thể nhìn thấy trong 2 ví dụ trên, người ra đề sử dụng cặp từ “Between…and…”,
để diễn tả khoảng thời gian số liệu đó được đưa ra phân tích. Tuy nhiên, thay vì dùng cặp từ
đó, bạn cũng có thể dùng các cặp từ hoặc cụm từ thay thế như “from…to”, over the period
shown… để tránh lặp lại cách trích dẫn thời gian.

Cách viết Body của dạng biểu đồ Line Graph
Body là phần quan trọng nhất trong bất kì bài biểu đồ nào. Tuy nhiên, “làm sao để khai thác
số liệu một cách hiệu quả?”, hay “làm sao để trình bày các dữ liệu trong bài một cách rõ ràng
và mạch lạc?” luôn là câu hỏi mà nhiều bạn đang luyện thi IELTS thường đưa ra.
Nhìn chung, các bạn có thể phân tích Line Graph theo hai cách cơ bản sau đây:

Cách 1: Nhóm body theo thời gian
Đối với những Line Graph không có quá nhiều số liệu, bạn có thể phân chia mốc thời gian
làm hai phần, tương ứng với hai đoạn trong phần body
Body 1: Miêu tả đầu tiên và điểm giữa
Body 2: Miêu tả điểm thời gian cuối cùng
Để làm rõ hơn về cách phân tích biểu đồ này, mình sẽ lấy phần Body của ví dụ 2 đã nêu ở

trên để phân tích nhé:
In 1970, around 5 million UK commuters travelled by car on a daily basis, while the bus and
train were used by about 4 million and 2 million people respectively. In the year2000, the
number of those driving to work rose to 7 million and the numberof commuting rail
passengers reached 3 million. However, there was a small drop of approxiamately
0.5millions of bus users.
By 2030, the number of people who commune by car is expected to reach almost 9 million,
and the number of train users is also predicted to rise, to nearly 5 million.By contrast, buses
is predicted to becomea less popular choice, with only 3 million daily users.
Ở đây, người viết đã chia Body làm 2 phần: Body 1 (từ năm 1970 đến năm 2000) và Body 2 (
“By 2030”, để chỉ mốc thời gian từ năm 2000 đến 2030).


Fanpage: IELTS HIEN NGUYEN

Cách 2: Nhóm body theo đặc điểm về xu hướng
Cách thứ 2 có thể là một sự lựa chọn tốt hơn với những biểu đồ có quá nhiều đường. Các bạn
có thể nhóm các đường có chung xu hướng vào 1 body.
Hãy cùng lấy 1 ví dụ và bài mẫu nằm trong cuốn sách IELTS Write Right nhé:
Question: The graph below compares changes in the birth rates of China and the USA
between 1920 and 2000.

Biểu đồ so sánh sự thay đổi tỷ lệ sinh của Trung Quốc và Hoa Kỳ giữa 1920 và 2000.

A glance at the graph provided reveals some striking similarities between the Chinese and
US birth rates during the period from 1920 to 2000.
It is evident that both nations saw considerable fluctuations in fertility, with lows during the
1940s and highs during the 1950s.
Increasing from approximately 10 percent in 1920 to 15 percent in 1935, China’s birth rate
then plunged to a low of just 5 percent in the 1940s. This was followed by a period of

exponential growth, with fertility in the country reaching a peak of 20 percent in 1950. The
latter half of the century, however, brought a sustained decline in this figure.
The US birth rate, meanwhile, fluctuated at somewhere between 11 and 13 percent prior to
1940, before dropping sharply to less than 5 percent in 1945. The following 5 years saw a
rapid climb in this rate, to somewhere in the vicinity of 15 percent in 1950, followed by a
steady fall.
Trong đó các bạn có thể thấy hoàn toàn body 1 được sử dụng để đưa ra số liệu của China và
body 2 được sử dụng để mô tả số liệu của USA đúng không nào.

Một số chú ý nhỏ với dạng Line Graph




Sử dụng từ ngữ linh hoạt, tránh lặp từ quá nhiều và nên sử dụng các từ ngữ
đồng nghĩa trong task 1 để thay thế, paraphrase từ vựng trước khi làm bài.
 Bus users = Bus passengers = commuters
 Visitors = Tourists = Travellers
Phân bố thời gian viết phù hợp để tránh thiếu giờ và tránh phân tích rời rạc ở
phần cuối bài.


Fanpage: IELTS HIEN NGUYEN




Trích dẫn các số liệu chính xác
Chọn lọc các dữ liệu nổi bật (số liệu cao nhất, số liệu thấp nhất, các số liệu
thể hiện rõ sự tương đồng hay đối lập trong biểu đồ). Tránh phân tích dài

dòng, lan man.

Bar chart (biểu đồ cột)
Biểu đồ cột có thể có thời gian hoặc không theo thời gian. Chức năng của Bar chart khá giống
với Line graph, tuy nhiên, trong biểu đồ cột này, bạn sẽ dễ dàng thấy được cột nào lớn hơn,
sự thay đổi nào dễ dàng hơn.
Một trục của biểu đồ dùng để biểu thị các hạng mục được so sánh, trục còn lại để biểu thị các
nấc số liệu hay giá trị. Trong biểu đồ cột, đôi khi có nhiều hơn 1 đối tượng được nhắc đến, do
vậy, với mỗi mốc thời gian (nếu có nhắc đến thời gian)/tiêu chí có thể có 2, 3,4 cột. Các cột
có thể đứng hoặc nằm ngang để tạo nên sự so sánh. Các bạn cũng nên dành thời gian tìm
hiểu cách viết bar chart trong writing task 1 vì dạng biểu đồ này tương đối phổ biến và xuất
hiện với tần xuất cao trong phòng thi.

Ví dụ biểu đồ Bar Chart

Pie chart (biểu đồ tròn)
Dạng biểu đồ tròn thường được dùng để phân tich hoặc so sánh ở một một mức độ tổng thể,
nhiều khi, trong một biểu đồ tròn có thể bao gồm cùng lúc nhiều đối tượng khác nhau. Đối
với mỗi đối tượng, mỗi đối tượng sẽ được biểu diễn dưới một phần trong biểu đồ tròn đó,
thường được biểu diễn dưới dạng phần trăm. Đối tượng nào chiếm phần hình tròn càng lớn


Fanpage: IELTS HIEN NGUYEN

thì phần số liệu càng lớn. Các màu khác nhau sẽ giúp các bạn dễ dàng phân biệt từng đối
tượng với nhau.

Ví dụ biểu đồ Pie Chart

Trong Pie chart, cũng có thể nhiều hơn một chart, trường hợp này thường dùng để so sánh 2,

3 đối tượng lớn trong cùng một mốc thời gian.

Ví dụ biểu đồ Pie Chart

HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT BÀI DẠNG BIỂU ĐỒ

Bố cục của bài khi viết về dạng biểu đồ Pie Chart


Fanpage: IELTS HIEN NGUYEN

Tương tự như các dạng biểu đồ khác, khi viết Pie Chart, chúng ta sẽ chia một bài viết miêu tả
Pie Chart làm 3 phần cơ bản theo bố cục chuẩn của bài Writing task 1: Introduction (Mở
đầu), Overview (Tổng quát) và Bodies (phần thân).
Dù các biểu đồ được phân loại theo nhiều cách khác nhau, nhưng khi viết những phần trên,
các bạn phải tuân theo một số các nguyên tắc cơ bản của mỗi phần như sau:

Viết phần Introduction
Phần Introduction có ý nghĩa quan trọng trong mọi dạng biểu đồ vì nó giới thiệu những thông
tin cơ bản về biểu đồ mà bạn đang tiếp cận. Introduction được trình bày bẳng một câu khẳng
định và được trình bày đơn giản, ngắn gọn. Dưới đây là một ví dụ về phần ví dụ tham khảo:
Introduction mẫu cho ví dụ số 2:
The pie charts compare visitors’ responses to a survey about customer service at the
Parkway Hotel in 2005 and in 2010.
Trong ví dụ này, chúng ta cần chú ý hai điểm đó là cách dẫn nhập cho bài viết và ý cần có
trong Introduction. Trong ví dụ trên, người viết đã sử dụng cụm từ “The pie chart
compares…” để làm phần mở đầu cho câu. Tuy nhiên, để bài viết linh hoạt và khác biệt,
chúng ta có thể thế động từ “compares” bằng những động từ có ý nghĩa tương đương:

Subjects


Verbs
describe
illustrate

The pie charts

present

visitors’ responses to a survey about custo
service at the Parkway…

compare
give informations about
Phần Introduction không chỉ là một câu hoàn chỉnh, đơn giản, dễ hiểu mà nó còn phải trả lời
được một số câu hỏi như:





Biểu đồ so sánh về cái gì: visitors’ responses to a survey about customer
service
Số lượng các đối tượng đem ra so sánh là bao nhiêu?
Địa điểm ở đâu: at the Parkway
Thời gian như thế nào: in 2005 and in 2010

Như vậy, phần Introduction phải trả lời được những câu hỏi cơ bản mà chúng ta có thể viết
gọn trong các từ What/Where/When…


Cách viết Overview
Phần Overview là phần khái quát điểm nổi bật, điểm đáng chú ý nhất của biểu đồ. Đó có thể
là việc bạn đánh giá xu hướng phát triển của các hiện tượng có trong Pie Chart (với dạng biểu
đồ có sự thay đổi theo thời gian) hoặc cho thấy sự khác biệt, đối lập lớn giữa các đối tượng
(thường với dạng biểu đồ không có sự thay đổi theo thời gian). Các bạn có thể tập trung riêng
vào bài cách viết overview đạt điểm cao trong Writing task 1để làm phần này thật tốt.
Nào, bây giờ chúng ta hãy quan sát một ví dụ để có thể hiểu rõ hơn về cách viết một
Overview nhé:


Fanpage: IELTS HIEN NGUYEN

Overview của ví dụ 2 (dạng biểu đồ có sự thay đổi theo thời gian):
It is clear that customer satisfaction increased considerably from 2005 to 2010. While most
hotel guests rated customer service as satisfactory or poor in 2005, a clear majority
described the hotel’s service as good or excellent in 2010.
Các bạn có thể quan sát ở câu đầu tiên, người viết đã đánh giá xu hướng thay đổi của biểu đồ
qua cụm từ “overall customer satisfaction increased considerably”. Và ở câu tiếp theo,
người viết đã so sánh số liệu để chỉ ra số liệu cao nhất tại hai thời điểm khác nhau, 2005 và
2010.
Một điều đặc biệt quan trọng của Pie Chart có sự thay đổi theo thời gian là người viết phải
chỉ ra rõ xu hướng phát triển: tích cực hay tiêu cực, tăng hay giảm của đối tượng đó.
Overview của ví dụ 3 (dạng biểu đồ KHÔNG có sự thay đổi theo thời gian):
Ở dạng Pie Chart này, bạn phải đưa ra được nhận xét chung nhất về điểm tương đồng hoặc
khác biệt giữa hai hoặc nhiều đối tượng được đem ra so sánh và đặc biệt cần phải chú ý đến
số liệu cao nhất.
Overall, the data indicates that in both cases food, housing and other goods and services
were the higher expenses. Compared with that in Japan, transport and other goods and
services took up a lower proportion of total expenditure than in Malaysia.


Cách viết phần thân bài
Đây cũng là phần quan trọng nhất trong bài miêu tả Pie Chart. Chúng ta cần chia phần này ra
làm hai phần rõ ràng để tăng tính mạch lạc và tăng tính thẩm mĩ cho bài viết của mình.
Cách 1: Miêu tả thông tin trên từng biểu đồ một
Cách này rất dễ sử dụng cho những người mới bắt đầu luyện viết IELTS Writing Task 1 và
cũng dễ dàng hơn cho ta khi miêu tả Pie Chart gồm 2 pie. Bạn chỉ cần bố cục như sau:
Body 1: Mô tả biểu đồ số 1
Body 2: Mô tả biểu đồ số 2 và sự so sánh với biểu đồ số 1
Tuy nhiên, khi miêu tả biểu đồ theo cách này có nhược điểm là:



Khó viết đối với các dạng biểu đồ có nhiều hơn 2 pie charts
Khó để tạo ra sự so sánh giữa hai biểu đồ

Cách 2: Lấy những điểm tương đồng của các Pie Chart trong bài đem ra so sánh
Cách này đương nhiên khó hơn cách đầu tiên, nhưng nó thể khả năng phân tích và kỹ năng sử
dụng từ vựng linh hoạt của người viết. Những người nắm bắt được cách miêu tả biểu đồ này
thường được đánh giá cao và nhận được mức điểm tốt hơn so với việc sử dụng cách 1. Bây
giờ hãy cùng xem phần body mẫu của ví dụ số 2 mình đã lấy ở trên nhé:
Looking at the positive responses first, in 2005 only 5% of the hotel’s visitors rated its
customer service as excellent, but this figure rose to 28% in 2010. Furthermore, while only
14% of guests described customer service in the hotel as good in 2005, almost three times as
many people gave this rating five years later.
With regard to negative feedback, the proportion of guests who considered the hotel’s
customer service to be poor fell from 21% in 2005 to only 12% in 2010. Similarly, the
proportion of people who thought customer service was very poor dropped from 15% to only
4% over the 5-year period. Finally, a fall in the number of ‘satisfactory’ ratings in 2010
reflects the fact that more people gave positive responses to the survey in that year.



Fanpage: IELTS HIEN NGUYEN

Trong phần Bodies này, người viết đã đưa ra phần rất rõ ràng mà người đọc có thể nhận thấy.
Nó được thể hiện qua hai cụm từ: “Looking at the positive responses first” và “With regard to
negative feedback”. Việc trình bày như vậy sẽ tạo ra sự mạch lạc cho văn bản và giúp người
đọc dễ theo dõi nội dung bài viết.
Ở đoạn đầu tiên, người viết đã làm nổi bật sự khác biệt về việc đánh giá chất lượng dịch vụ
của khách sạn Parkway Hotel dựa trên hai tiêu chí đánh giá là “Exellent” và “Good”. Các
con số được đưa ra cũng để chỉ ra sự đối lập đó “5% – 28%” hoặc đưa ra cấp so sánh “Three
times” để nhấn mạnh sự khác biệt. Ở đoạn 2, người viết cũng sử dụng cách miêu tả tương tự
như vậy để làm nổi bật sự khác biệt giữa các số liệu và thông tin ở năm 2005 và 2010.
Và đặc biệt, ở câu cuối đoạn 2, người viết còn đưa ra đánh giá tổng quát về chất lượng dịch
vụ của Parkway Hotel trong năm 2010 để nhấn mạnh sự thay đổi chất đáng kể về chất lượng
dịch vụ của Parkway Hotel. “Finally, a fall in the number of ‘satisfactory’ ratings in 2010
reflects the fact that more people gave positive responses to the survey in that year.”.

Table (bảng biểu)
Nhiều bạn coi dạng câu hỏi này là khó nhất trong IELTS Writing Task 1. Dạng bảng biểu này
yêu cầu bạn miêu tả và so sánh dữ liệu trong bảng. Điều khó ở đây là chọn lọc dữ liệu để đưa
vào bài viết. Đôi khi, đề bài sẽ cho bạn nhiều hơn 1 bảng biểu, vậy nên, việc cover hết các
thông tin trong vòng 20 phút là điều không thể, và nếu có thể thì cũng không cần thiết.
Vậy nên, trước khi bắt đầu, hãy dành ra khoảng thời gian nhất định để quan sát và chọn lọc ra
những ý chính, những đặc điểm nổi bật trong các bảng biểu. Hơn thế nữa, hãy check hướng
dẫn chi tiết của Etrain về cách viết dạng biểu đồ Table trong Writing task 1 bạn nhé.

CÁCH VIẾT BÀI WRITING DẠNG TABLE
Cách viết Introduction của biểu đồ dạng Table
Giống với các dạng biểu đồ khác, Introduction của Table phải đáp ứng được các câu hỏi cơ
bản: What (vấn đề nào được nhắc đến trong Table), When (một mốc thời gian cụ thể hoặc

khoảng thời gian cụ thể là gì), Where (địa điểm cụ thể ở đâu?).


Fanpage: IELTS HIEN NGUYEN

Đề bài ở ví dụ 1:
The table below gives information on consumer spending on different items in five different
countries in 2002.
Introduction ở ví dụ 1:
The table shows the percentages of consumer expenditure for three categories of products
and services in five countries in 2002.
Ở đây các bạn có thể thấy phần Introduction này đã đáp ứng yêu cầu đưa ra ở phần trên:
What (percentages of consumer expenditure), Where (in five countries), When (in 2002). Tuy
nhiên, có một điều cần lưu ý ở đây là dù đề bài không nhắc đến có bao nhiêu loại chi phí tiêu
dùng đã được đề cập đến trong bảng. Nhưng ở trong phần Introduction bạn phải nêu khái
quát về nó: three categories of products thay bằng việc trích dẫn ra tên của từng category cụ
thể.

Cách viết Overview của dạng biểu đồ Table
Đối với biểu đồ dạng Table có một mốc thời gian cụ thể
Ở dạng này, chúng ta không thể chỉ ra xu hướng của các số liệu vì các số liệu này không thay
đổi theo thời gian mà hoàn toàn là số liệu tĩnh. Thay vào đó, bạn cần so sánh các số liệu bằng
cách lựa chọn những đặc điểm chính của nó và mô tả. Đặc điểm chính của dạng biểu đồ này
thường là điểm cao nhất và thấp nhất của đối tượng so sánh.
Hãy cùng xem Overview của ví dụ 1 nhé:
It is clear that the largest proportion of consumer spending in each country went on food,
drinks and tobacco. However, the leisure/education category has the lowest percentages in
the table.
Ở đây, người viết đã nêu bật lên xu hướng chung của Consumer Spending ở các quốc gia,
trong đó food, drinks and tobacco là mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất trong khi leisure and

education lại ít được quan tâm và đầu tư. Như vậy, ngay từ phần Overview, người viết đã
định hướng rõ ràng cho người đọc về nét nổi bật nhất trong biểu đồ, đồng thời tạo luận điểm
rõ nét cho phần phân tích phía sau.

Đối với biểu đồ dạng Table có sự thay đổi theo thời gian
Với dạng biều đồ này chúng ta có cách viết Overview dễ dàng hơn nhiều vì nó sẽ khá giống
với Overview của Line graph. Bạn cứ hình dung với ví dụ số 2 này, mỗi quốc gia tương ứng
với 1 line thì tổng toàn biểu đồ không khác gì so với line graph đúng không nào. Vậy nên
cách bạn sẽ vẫn cần chỉ ra cái gì? Đó chính là xu hướng chính và số liệu cao nhất.
Hãy xem Overview của ví dụ 2 có điểm gì khác biệt so với Overview ở ví dụ 1 nhé:
In each of these years, the US produced more waste than Ireland, Japan, Korea, Poland and
Portugal combined. It is also noticeable that Korea was the only country that managed to
reduce its waste output by the year 2000.
Ở đây, ta thấy Overview đã nhấn mạnh số liệu nổi bật nhất qua cả 3 năm trên (theo hàng
dọc): The US produced more waste than Ireland, Japan, Korea, Poland and Portugal
combined tức là xu hướng chính của chúng ta ở đây là xu hướng tăng, và so sánh sự thay đổi
của từng quốc gia trong các năm (hàng ngang). Trong khi các quốc gia đều tăng lượng waste
production thì duy Korea lại cắt giảm được nó: Korea was the only country that managed to
reduce its waste output by the year 2000 (xu hướng giảm).


Fanpage: IELTS HIEN NGUYEN

Cũng dễ thấy việc nhận xét các số liệu nổi bật hết sức ngắn gọn, không dài dòng, lan man mà
vẫn làm bật lên được ý chính của bài. Đối với Overview, bạn nên tóm gọn độ dài của nó
trong 2 câu văn.

Cách viết Body cho biểu đồ dạng Table
Nhóm thông tin trong Body theo đặc điểm chung
Trong tiêu chí về Task Achievement, điều quan trọng đó là chúng ta sẽ cần nhóm đối tượng

ra sao để đảm bảo các đối tượng được so sánh mạch lạc với nhau. Như đã phân tích ở ví dụ
đầu tiên, bạn phải so sánh các số liệu giữa các hàng và các cột với nhau và từ đó tìm ra các
điểm tương đồng giữa các con số, và nhóm body theo các điểm tương đồng này. Bây giờ, hãy
xem người viết phân tích về Consumer Spending in 5 countries ra sao nhé:
Out of the five countries, consumer spending on food, drinks and tobacco was noticeably
higher in Turkey, at 32.14%, and Ireland, at nearly 29%. The proportion of spending on
leisure and education was also highest in Turkey, at 4.35%, while expenditure on clothing
and footwear was significantly higher in Italy, at 9%, than in any of the other countries.
It can be seen that Sweden had the lowest percentages of national consumer expenditure for
food/drinks/tobacco and for clothing/footwear, at nearly 16% and just over 5% respectively.
Spain had slightly higher figures for these categories, but the lowest figure for
leisure/education, at only 1.98%.
Ở đây, người viết đã chia phần Body làm hai đoạn rõ ràng. Ở đoạn 1 các con số cao nhất ở
từng cột dọc được đưa ra, bao gồm có 32.14%, nearly 29%, 9% và 4.35% nhưng đến đoạn
body 2 người viết chỉ mô tả các số liệu thấp nhất ở từng cột dọc, ví dụ như 5%, 16% và
1.98%.
Như các bạn thấy, các con số được đưa ra ở Table có đến 2 chữ số thập phân ở cuối. Việc đưa
ra quá nhiều con số như thế khiến người đọc mất tập trung và khó so sánh hơn. Vì vậy, để
đơn giản hóa những con số đó, người viết làm tròn những con số đó và cho thêm các từ chỉ sự
tương đương như: nearly 16%, just over 5%,…

Nhóm Body theo xu hướng
Việc nhóm Body theo xu hướng sẽ khiến các ban liên tưởng ngay đến cách viết dạng bài line
graph, trong đó những đường nào có xu hướng chung có thể nhóm vào cùng 1 body. Các bạn
hay theo dõi phần Body mẫu ở ví dụ 2 để xem người viết đã sử dụng phương pháp này như
thế nào nhé:
Between 1980 and 2000, waste production in the US rose from 131 to 192 million tonnes,
and rising trends were also seen in Japan, Poland and Portugal. Japan’s waste output
increased from 28 to 53 million tonnes, while Poland and Portugal saw waste totals increase
from 4 to 6.6 and from 2 to 5 million tonnes respectively.

The trends for Ireland and Korea were noticeably different from those described above. In
Ireland, waste production increased more than eightfold, from only 0.6 million tonnes in
1980 to 5 million tonnes in 2000. Korea, by contrast, cut its waste output by 12 million
tonnes between 1990 and 2000.
Ở ví dụ này, người viết đã hỗ trợ cho phần Overview của mình: đó là chỉ ra xu hướng chung
của các nước trong việc tăng waste production hằng năm. Ở đoạn 2, người viết làm bật lên sự
đối lập của việc kiểm soát waste production ở 2 quốc gia là Korea và Ireland. Trong khi
lượng waste production của Korea khá lớn so với các quốc gia khác nhưng nó đã cắt giảm
lượng waste production trong khi Ireland ban đầu chỉ có lượng waste production rất thấp (0.6


Fanpage: IELTS HIEN NGUYEN

millions of tonnes in 1980) đã tăng eightfold (tám lần) vào năm 2000. Cách viết body như thế
này rất làm nổi bật đối tượng so sánh đúng không nào.

Process (quy trình)
Process là một dạng bài ít gặp trong Writing Task 1. Nhưng hiếm gặp không có nghĩa rằng
các bạn bỏ qua nó, không có nghĩa rằng chúng chắc chắn không xuất hiện trong kỳ thi của
bạn. Vậy nên, “giết nhầm còn hơn bỏ sót”, các bạn vẫn nên dành thời gian cho luyện tập dạng
bài này.
Có 2 dạng Process chính:
Quy trình nhân tạo: các quá trình sản xuất, tạo ra một sản phẩm:

Quy trình tự nhiên: Các bước mà tạo hóa tự sản sinh ra những đứa con của mình hay các hiện
tượng tự nhiên.


Fanpage: IELTS HIEN NGUYEN


Ví dụ biểu đồ Process quy trình tự nhiên

Có một lưu ý quan trọng trong làm dạng bài Process, các bạn cần làm theo đúng thứ tự các
bước trong Process từ đầu tiên đến cuối cùng và không được bỏ sót bất kỳ bước nào. Thông
thường thì hiện tại đơn sẽ được sử dụng. Các bạn cũng nên nắm vững các từ vựng cần thiết
để miêu tả quá trình như to begin with, first of all, in the first step, following that, the second
stage is that, in the next/ subsequent step, at the same time, finally, the last/final process is
that..

Map (bản đồ)
Nhiều bạn ôn thi writing cảm thấy lo sợ dạng bài map. Điều này là đúng bởi dạng đề này
hiếm gặp nên các bạn ít ôn luyện chúng, dẫn đến cảm thấy xa lạ với dạng bài này. Đây chính
là điểm yếu của các thanh niên học tủ. Mình chân thành khuyên các mems nên ôn luyện toàn
diện, không được bỏ qua bất kỳ dạng bài nào, bởi vì ta không thể đảm bảo được đề bào sẽ
trao cho chúng ta “món quà” nào.
Có 2 dạng Maps thường ra trong bài Task 2:
Bản đồ đơn: mô tả một địa điểm – loại này ít xuất hiện.


Fanpage: IELTS HIEN NGUYEN

Ví dụ biểu đồ Map đơn

Bản đồ kép: mô tả một địa điểm tại 2 thời điểm khác nhau, hoặc 1 địa điểm với 2 dự án khác
nau, mỗi biểu đồ sẽ được coi như một mô hình của dự án đó. Trong loại biểu đồ này, mức độ
khó tăng lên đáng kể khi các bạn sẽ phải sử dụng linh hoạt các thì, hiện tại – tương tai, hiện
tại – quá khứ. Mức độ khó của nó không dừng lại tại đây, khi các bạ miêu tả 2 biểu đồ này,
các bạn sẽ phải đồng thời vừa miêu tả vừa so sánh để thấy được sự khác biệt, tiến triển hay
thụt lùi, sự khác nhau/ đối lập/ giống nhau giữa các biểu đồ.



Fanpage: IELTS HIEN NGUYEN

Multiple graph (biểu đồ kết hợp)
Dạng biểu đồ kết hợp này được coi là dạng biểu đồ khó nuốt nhất trong IELTS Writing Task
1. Sở dĩ mình nói vậy là vì Multiple Chart là sự kết hợp của ít nhất 2 loại biểu đồ. Theo
mình, đối với dạng câu hỏi này, các bạn chỉ nên chọn 2 đến 3 điểm chính trong mỗi biểu đồ là
đủ. Nhưng chọn điểm chính như thế nào? Bạn nên chọn theo:
 Các điểm cao nhất, thấp nhất, bắt đầu và kết thú.
 Thay đổi/xu hướng chính (để ý đến các điểm bắt đầu và kết thúc)
 So sánh (sự liên quan, giống nhau và khác biệt giữa các thành phần trong biểu đồ hoặc
giữa các biểu đồ; cái nào lớn hơn, nhỏ hơn, nguyên nhân, kết quả….)
Loại biểu đồ này luôn yêu cầu bạn so sánh giữa các biểu đồ, nhưng nên nhớ rằng mỗi chi tiết
bạn chọn để so sánh phải tương đồng và thích hợp.

Ví dụ biểu đồ Multiple Graph

Cách viết một Multiple Graphs


Fanpage: IELTS HIEN NGUYEN

Cũng sử dụng bố cục chuẩn của bài IELTS Writing task 1, Multiple Graphs cũng chia làm 4
phần rõ rệt: Introduction, Overview, Body 1 và Body 2. Tuy nhiên, nội dung của Multiple
Graphs có đôi chút khác biệt. Các bạn hãy cùng theo dõi phần phân tích ví dụ sau đây để hiểu
thêm vầ cách viết dạng biểu đồ kết hợp này nhé:

Cách viết Introduction cho Multiple Graphs
Vì đây là dạng biểu đồ Multiple Graphs, vì vậy nội dung của phần Introduction phải giới
thiệu chung được cả hai biểu đồ. Các bạn hãy xem phần Introduction mẫu của ví dụ 1 nhé:

Cách 1:
The charts illustrate the number of vehicles and the amount of CO2 emitted from these
vehicles in England and Wales between 2000 and 2020.
Một số bạn có thể chia phần Introduction làm 2 ý, mỗi vế giới thiệu chung về một biểu đồ.
Như ở trong ví dụ này, ý 1 người viết đã mô tả chung về Bar Chart (the number of
vehicles) và ý 2 mô tả chung về Line Graph (the amount of CO2 emitted from these vehicles).
Cách 2:
Các bạn cũng có thể viết phần Introduction cho Multiple Graphs theo cách sau đây:
The bar chart illustrates the amount of CO2 emitted from four different means of transport,
and the line graphs shows the mumber of these vehicles in England and Wales between 2000
and 2020.
Các bạn có thể dùng các từ “and”, “while” để nối hai vế câu hoặc hai ý của câu với nhau để
tạo sự kết nối cho mạch văn của mình.

Cách viết Overview cho Multiple Graphs
Trong Overview, bạn phải chia thành hai câu rõ ràng để miêu tả đặc điểm quan trọng nhất
của từng biểu đồ. Các bạn hãy cùng Etrain quan sát phần Overview mẫu của ví dụ 1 dưới đây
nha:
It is clear that the amount of CO2 that four kinds of vehicles produce increase over the
period shown, with the figures for the car being always highest. Overall, there is a sustained
rise in the number of vehicles in both nations.
Các bạn có thể dễ dàng nhận thấy người viết nêu ra đặc điểm chính của Bar Chart ở câu đầu
tiên: khí thải của các phương tiện luôn tăng, trong đó tăng mạnh nhất là khí thải ô tô. Còn
trong câu thứ hai, người viết đã nêu bật được xu hướng tăng không ngừng lượng xe cộ qua
thời gian.
Một chú ý nho nhỏ khi viết Overview: các bạn chỉ được nêu những đặc điểm chung nhất và
không được nêu ra các số liệu chi tiết cho phần này. Bởi lẽ, phần phân tích số liệu là nhiệm
vụ của phần Body.

Cách viết Body cho Multiple Graphs

Bây giờ, hãy cùng đến phần Body của Multiple Graphs. Sẽ là một điều rất khó nếu bạn kết
hợp phân tích số liệu của cả hai biểu đồ cùng một lúc. Vì vậy, cách tốt nhất trong trường hợp
này là lần lượt phân tích từng biểu đồ và mỗi biểu đồ tương ứng với một đoạn trong phần
Body. Hãy cùng xem phần Body mẫu của ví dụ 1 nhé:
Regarding the bar chart, in 2000, twenty tons of emissions came from the car, followed by
fifteen tons from the truck. The van was responsible for a lower amount of CO2 emission
(approximately thirteen tons) , but only about eight tons was produced by bus. Over the
twenty-year period, the amount of emissions from each means of transport is predicted to rise


Fanpage: IELTS HIEN NGUYEN

by one to six tons, but the car is expected to see the fastest increase, with its figure reaching a
peak of over twenty five tons in 2020.
Looking at the line graph, the rise in greenhouse gas emissions stems from the overcrowding
of vehicles. There were twenty million vehicles in 2000 in these nations which climbed
gradually to approximately 40 million in the year 2010. After that, the figure is predicted to
peak at sixteen million in 2020.
Ở đây, người viết đã chia Body thành 2 đoạn rõ ràng: đoạn một phân tích Bar Chart, đoạn 2
phân tích Line Graph. Tuy nhiên, có một điểm đáng chú ý là cả hai đoạn chỉ tập trung phân
tích số liệu ở năm đầu tiên (năm 2000) và số liệu ở năm cuối (năm 2020). Vậy nguyên nhân
gì mà người viết lại làm như vậy:




Thứ nhất là cả hai biểu đồ này đều là dạng biểu đồ có sự thay đổi theo thời
gian, vì vậy người viết sẽ vẫn áp dụng cách chọn số liệu của dạng biểu đồ có
sự thay đổi theo thời gian, và do đó tập trung vào năm đầu và năm cuối của
biểu đồ để phân tích. Cách chọn số liệu ở body 1 hoàn toàn giống như những

gì bạn đã học được ở bài hướng dẫn viết dạng bài Bar chart và cách viết body
số 2 cũng giống như cách viết Line graph.
Thứ hai là thời gian và lượng từ yêu cầu trong IELTS Writing Task 1 bị hạn
chế nên người viết đã lược đi các số liệu không quan trọng để đảm bảo số
lượng từ nên viết và thời gian viết trong 20 phút.

Những lỗi thường mắc phải khi viết bài phân tích Multiple
Graphs và hướng giải quyết
Bài viết của bạn vượt quá số từ quy định
Vấn đề
Trong bài thi IELTS Writing Task 1, bạn chỉ có 20 phút dành cho phần này. Vì vậy, đừng nên
phân tích tất cả các thông tin và dữ kiện có trong bài. Nếu bạn không biết xử lý tốt, bài viết
của bạn có thể sẽ bị vượt quá số lượng từ qui định, và dẫn đến mất điểm trong bài thi.
Cách giải quyết
Bạn nên đánh dấu một số thông tin hoặc chi tiết quan trọng trong bài viết để tránh trường hợp
bạn phân tích lan man trong bài. Mỗi biểu đồ nên chọn 2 – 4 đặc điểm chính để phân tích. Ưu
điểm của việc này là khiến bạn đi đúng trọng tâm của bài viết và hạn chế tối đa việc bạn viết
quá số từ quy định trong câu.

Các thông tin quan trọng trong bài viết bị bỏ sót
Vấn đề
Nhiều bạn thường phân vân về việc chọn các số liệu trong biểu đồ. Đôi khi một biểu đồ có
quá nhiều số liệu có thể làm nhiều bạn không phân biệt đâu là số liệu thể hiện đặc điểm chính
của biểu đồ.
Cách giải quyết
Vậy cần chọn những số liệu nào? Như các bạn đã biết, biểu đồ được chia thành 2 dạng chính
là biểu đồ theo thời gian và biểu đồ không có thời gian. Vì vậy, bạn phải căn cứ vào đặc điểm
của biểu đồ để chọn số liệu phù hơp để phân tích



Fanpage: IELTS HIEN NGUYEN





Đối với dạng biểu đồ theo thời gian: các bạn phải phân tích được xu hướng đi
lên hay đi xuống của biểu đồ. Vì vậy, các bạn phải chú ý đến các số liệu ở
điểm đầu tiên và điểm cuối cùng cũng như sử dụng đa dạng, hợp lí các từ
vựng, cấu trúc câu mô tả xu hướng.
Đối với dạng biểu đồ không có thời gian: đây thường là dạng biểu đồ dùng để
so sánh hai hoặc nhiều đối tượng, Vì vậy, bạn phải đặc biệt chú ý đến những
số liệu cao nhất và số liệu thấp nhất của biểu đồ đó bằng cách áp dụng các
cấu trúc câu so sánh, đặc biệt so sánh hơn nhất..

Các bạn cũng nên chú ý không đi quá sâu phân tích những số liệu này nhé vì lượng thời gian
và lượng từ trong bài viết bị giới hạn trong bài thi.

Thiếu sự mạch lạc, rõ ràng trong bài viết
Vấn đề
Chúng ta không biết nhóm các thông tin vào các đoạn trong bài viết sao cho phù hợp và
logic.
Cách giải quyết
Các bạn nên nhớ hầu như tất cả các bài phân tích biểu đồ nên được chia theo bố cục chuẩn 4
đoạn bao gồm:







Introduction: giới thiệu chung, khái quát về biểu đồ
Overview: Nêu ra đặc điểm chính của cả hai biểu đồ
 Câu 1: Giới thiệu đặc điểm nổi bật của biểu đồ số 1
 Câu 2: Giới thiệu đặc điểm nổi bật của biểu đồ số 2
Body 1: Phân tích số liệu của biểu đồ số 1
Body 2: Phân tích số liệu của biểu đồ số 2

Việc phân chia như vậy sẽ làm cho bài viết của chúng ta mạch lạc, rõ ràng và dễ quan sát các
ý trong bài. Đối với phần Body, các bạn không nên gộp phần phân tích của cả biểu đồ vào
một đoạn.

Việc so sánh các số liệu giữa các biểu đồ với nhau không hợp lý
Vấn đề
Nhiều bạn có thể nghĩ rằng việc so sánh các số liệu trong hai biểu đồ sẽ là một điểm cộng cho
bài viết. Đôi khi, bạn dành quá nhiều thời gian chỉ để cố tìm một đặc điểm trong biểu đồ để
đem ra so sánh. Thậm chí, nhiều bạn còn gượng ép so sánh hai biểu đồ với nhau mà không
biết các số liệu đem ra so sánh khập khiễng hoặc không liên quan lắm đến nhau.
Cách giải quyết
Không phải lúc nào cũng tìm ra những mối liên hệ giữa hai biểu đồ để đem ra so sánh. Vì
vậy, cách tốt nhất là các bạn chỉ nên so sánh các số liệu trong cùng một biểu đồ với nhau mà
thôi. Và chỉ khi nào bạn chắc chắn về mối quan hệ giữa biểu đồ số 1 và số 2 thì mới chỉ ra sự
tương phản/ tương đồng/ nguyên nhân/ kết quả … thì mới viết vào bài của mình nhé.



×