Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TIEU LUAN MAC 2 rất hữa dụng cho các bạn sinh viên học các môn chính trị nha, cá bạn hãy tải về và đọc tham khảo cùng tài liệu giáo trình để làm bài tiểu luận, ngoài ra còn để làm tài liệu ôn thi môn những nguyễn lí cơ bản của chủ nghĩa mac lê nin 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.48 KB, 11 trang )

BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LENIN 2

______ ✹ ______

TIỂU LUẬN
Giảng viên hướng dẫn: Cô
Trần Thị Lợi
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Trúc Phương
Lớp: NT16
MSSV: 16540500791
Email:

ĐỀ TÀI: SO SÁNH SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA HÀNG HÓA
THÔNG THƯỜNG VÀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG. ĐỂ THAM GIA
VÀO THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG TRONG TƯƠNG LAI,
ANH CHỊ CẦN TRANG BỊ NHỮNG GÌ CHO BẢN THÂN?


A.

MỞ ĐẦU

Chủ nghĩa tư bản ra đời gắn với sự phát triển càng cao của sản
xuất hàng hóa. Chủ nghĩa Mác đã nói rằng trong chế độ tư bản chủ
nghĩa, để đạt được giá trị thặng dư, nhà tư bản bắt buộc phải tìm
ra trên thị trường một loạt hàng hóa mà bản thân giá trị sử dụng
của nó có một thuộc tính đặc biệt là nguồn gốc sinh ra giá trị, đó là


hàng hóa sức lao động. Đối với nước ta đang trong thời kì quá độ
lên và xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa thì sẽ tạo nên một thị trường lao động
bình đẳng là điều hết sức quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến sự
thịnh vượng chung của toàn xã hội.

B. NỘI DUNG
I.

LÝ LUẬN

1. Khái niệm hàng hóa. Các loại hàng hóa.
a. Khái niệm
- Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu
nào đó của con người thông qua trao đổi hay buôn bán.
b.Phân loại


- Hàng hóa có thể ở dạng vật thể (hữu hình) hoặc ở dạng phi vật
thể, dịch vụ vô hình (Hàng hóa thông thường và hàng hóa sức lao
động).
Hàng hóa thông thường
Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị.
Về mặt giá trị sử dụng: tức hình thái tự nhiên của hàng hóa, có thể nhận biết trực
tiếp bằng giác quan.
Về mặt giá trị: tức hình thái xã hội của hàng hóa, nó không có một nguyên tử vật
chất nào nên dù cho người ta có lật đi lật lại mãi một hàng hóa, thì cũng không thể
sờ thấy,nhìn thấy giá trị của nó.Giá trị chỉ có một tính hiện thực thuần túy xã hội, và
nó chỉ biểu hiện ra cho người ta thấy được trong hành vi trao đổi, nghĩa là trong mối
quan hệ hàng hóa với nhau.

Hàng hóa sức lao động
Sức lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể con
người đang sống và được người đó sử dụng vào sản xuất hàng hóa
Trong mọi xã hội, sức lao động đều là yếu tố của sản xuất nhưng sức lao động chỉ
trở thành hàng hoá với hai điều kiện sau:
Người lao động được tự do về thân thể, tức là có quyền tự chủ về sức lao động của
mình và chỉ bán sức lao động trong một thời gian nhất định,
Người lao động ko có TLSX, ko có khả năng bán cái gì ngoài sức lao động.
Hàng hoá sức lao động:
-Hàng hoá sức lao động là một hàng hoá đặc biệt,mà giá trị sử dụng của nó có đặc
tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Nó cũng có 2 thuộc tính giống hàng hóa khác là giá
trị và giá trị sử dụng.
-Giá trị của hàng hoá sức lao động cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết lượng
để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định. Cho nên giá trị của hàng hoá
sức lao động được xác định gián tiếp qua giá trị những hàng
hoá tiêu dùng mà người lao động dùng để tái sản xuất sức lao động để nuôi sống gia
đình và chi phí học tập.
– Giá trị sử dụng của hàng hoá slđ là khả năng thực hiện 1 loại lao động cụ thể nào
đó và được thể hiện ra trong quá trình lao động. Giá trị sử dụng của slđ phải phù hợp
với yêu cầu của người sử dụng sức lao động.

2. Sự giống nhau giữa hàng hóa thông thường và hàng
hóa sức lao động.
-  Đều là hàng hoá, do đó đều có thể mua bán, trao đổi, thoả mãn
nhu cầu của người mua.


-Cả hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường đều có hai
thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng.
3. Sự khác nhau giữa hàng hóa thông thường và hàng

hóa sức lao động
Hàng hóa sức lao động

Hàng hóa thông thường

- Bán quyền sử dụng chứ không - Bán cả quyền sử dụng và
bán quyền sở hữu
quyền bán quyền sở hữu.
- Người bán phục tùng người - Người bán và người mua hoàn
mua.
toàn độc lập với nhau.
- Mua bán có thời hạn.

- Mua đứt, bán đứt.

- Giá cả nhỏ hơn giá trị.
- Giá cả có thể tương đương với
giá trị.
- Giá trị: cả yếu tố tinh thần, vật
chất và lịch sử
- Chỉ thuần túy là yếu tố vật
chất
- Giá trị sử dụng đặc biệt: tạo ra - Giá trị sử dụng thông thường.
giá trị mới lớn hơn giá trị của
bản
- Nguồn gốc của giá trị thặng - Biểu hiện của của cải.
dư.


II.


VẬN DỤNG

Để tham gia vào thị trường hàng hóa sức lao động trong tương lai,
sinh viên cần trang bị cho mình những phương diện: Tri thức, Đạo
đức, Kỹ năng, Thái độ, Thế lực, Công cụ,…
1. Tri thức – kỹ năng cứng
Trí thức là người nuôi dưỡng, bảo vệ, truyền bá những giá trị
phổ quát của nhân loại và sử dụng chúng như những trung giới
trong các quá trình vận động biện chứng nhằm thúc đẩy sự tiến
bộ của xã hội. Với quan niệm đó, khái niệm trí thức chỉ có ý nghĩa
khi xem xét dưới lăng kính xã hội, và người trí thức chỉ thực sự
xuất lộ khi sử dụng các đặc trưng cơ bản của mình: tri thức
chuyên môn, khả năng cảnh báo và định chuẩn, để thực hiện vai
trò xã hội của chính mình.
Để chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai, các bạn sinh viên cần
tranh thủ tích góp những kiến thức chuyên môn được giảng
dạy tại trường học. Có thể bạn sẽ thấy đấy là những kiến thức
trừu tượng và nghi ngờ trong tương lai mình sẽ không dùng
đến. Nhưng bạn biết không đó đều là những kiến thức nền giúp
bạn có thể hoàn thành những bản kế hoạch, là cơ sở giải quyết
những vấn đề phát sinh trong công việc đấy.
Đặc biệt, những kiến thức được giảng dạy dưới dạng thực
hành trong những học kỳ là vô cùng hữu ích. Bước đến năm
cuối đi thực tập lúc này bạn mới nhận rõ nhất tầm quan trọng
của kiến thức chuyên môn trong công việc. Vì vậy hãy chuẩn bị
cho mình thật kĩ nền tảng kiến thức ngay từ những năm đầu
vào đại học.
2.
Đạo đức

Đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội bao gồm
những nguyên lý, quy tắc chuẩn mực điều tiết hành vi của con người trong
quan hệ với người khác và với cộng đồng. Đạo đức không phải là một phạm trù
trừu tượng do thượng đế sinh ra, mà là một phạm trù lịch sử. Đạo đức ra đời,
phát triển do nhu cầu của xã hội, nhằm duy trì, phát triển quan hệ xã hội đã
được xác lập.
Coi trọng hoạt động giáo dục đạo đức nói chung và đạo đức
nghề nghiệp trong các trường đại học và cao đẳng
Các trường đại học và cao đẳng là những cơ sở đào tạo
nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu đào tạo của
các trường là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất
năng lực của công dân; đào tạo lớp người lao động có nghề,
năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức và


ý chí vươn lên đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Hiện nay, trong hầu hết các trường đại học và cao đẳng
không có bộ môn đạo đức học. Sự thiếu sót này làm hạn chế
mục tiêu đào tạo đã được xác định.
- Coi trọng sự tu dưỡng của bản thân
Đạo đức mới chỉ được hình thành trên cơ sở sự tự giác tu
dưỡng của mỗi sinh viên. Nó đòi hỏi mỗi người phải tự giác rèn
luyện thông qua hoạt động thực tiễn, học tập, trong các mối
quan hệ của mình, không tự lừa dối, phải thấy rõ cái hay, cái
tốt, cái thiện cũng như cái chưa tốt, cái xấu, cái ác của mình để
khắc phục.
- Phải xây dựng thái độ chính trị đúng
Thái độ chính trị là tình cảm chính trị của mỗi người trước

các vấn đề chính trị, thời sự của đất nước. Tình cảm chính trị là
sản phẩm tổng hợp của tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ và
tình cảm thẩm mỹ, trong đó, tình cảm trí tuệ là cơ sở, nền
tảng. Nội dung của tình cảm chính trị thể hiện rất phong phú,
đó là lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu lao động, yêu
khoa học, lòng nhân ái, ham học hỏi, yêu cái đẹp, ghét sự bất
công xã hội,…
- Phát huy vai trò tự học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống của
học sinh, sinh viên
Học sinh, sinh viên là lớp người trẻ, khoẻ, có nhiệt tình cách
mạng, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ. Phát huy vai trò của
học sinh, sinh viên trong tự học tập, tự tu dưỡng đạo đức lối
sống là biện pháp quan trọng giúp họ nhanh chóng tiến bộ,
trưởng thành.
Đó còn là điều kiện quyết định kết quả rèn luyện của mỗi cá
nhân. Trước hết phải hình thành cho học sinh, sinh viên nhu
cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi người
có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên tự khẳng
định mình.
Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên phấn
đấu, rèn luyện; đồng thời phải thường xuyên theo dõi, kiểm
tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu cho học sinh, sinh
viên. Quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của học


sinh, sinh viên về vật chất, tinh thần; giao nhiệm vụ phù hợp
với sở trường, năng khiếu đặc điểm tâm, sinh lý của họ sẽ tạo
điều kiện tốt để thanh niên rèn luyện đạo đức, lối sống.
Mỗi học sinh, sinh viên phải xác định rõ trách nhiệm trước
Tổ quốc và nhân dân, sống có lý tưởng, có hoài bão, khát khao

vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi người tự giác rèn
luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu
cực xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ,
thực dụng, lợi mình hại người.
Học sinh, sinh viên cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững
niềm tin trong cuộc sống, vào các giá trị chân thiện mỹ, vượt
qua mọi khó khăn gian khổ như Bác Hồ đã dạy: “gian nan rèn
luyện mới thành công”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng nói: “Có tài mà
không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì
làm gì cũng khó”, đạo đức là một trong những vấn đề cốt yếu
tạo nên một người hoàn thiện, nên các bạn sinh viên cũng
đừng quên rèn luyện đạo đức bản thân bên cạnh học tập
chuyên môn nhé!
3.

Kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan
trọng trong cuộc sống con người, thường không được học trong
nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn.
Nhưng, kỹ năng mềm lại quyết định bạn là ai, làm việc thế
nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kỹ năng mềm quyết định
75% thành công của con người còn kỹ năng cứng (hay kiến
thức, trình độ chuyên môn) chỉ chiếm 25%. Chìa khóa dẫn đến
thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này
một cách khéo léo.
Kỹ năng mềm bao gồm: giao tiếp, làm việc nhóm, chọn partner, kỹ năng
trình bày (thể hiện và vận dụng trí tuệ, công nghệ, bản lĩnh), quản lý thời
gian… Đặc biệt, là kỹ năng quản lý thời gian để giúp các bạn sinh viên không

sa đà vào mạng xã hội, giải trí mà làm việc thiếu hiệu quả, giảm năng suất.
Trong quá tình học tập bạn cần khai thác và phát triển tối đa khả năng tiềm ẩn
của mình. Hãy tham gia các chương trình ngoại khóa sôi nổi, các câu lạc bộ,
các lớp học... là nơi bạn có thể rèn luyện kĩ năng mềm.
Ngoài ra, bạn cũng cần tham gia vào công tác xã hội để biết chia sẻ năng
lực và của cải với xã hội. Mối quan hệ là điều quan trọng, nó như một thư viện
lớn. Khi cần việc gì sẽ tìm đến ngăn thư viện đó và mở nó ra, sẽ tìm được cách


giải quyết khó khăn, thắc mắc của mình. Vì thế, xây dựng mối quan hệ từ thời
sinh viên bằng cách tham gia các hoạt động xã hội của câu lạc bộ hay hội
nhóm... là cách tích lũy cho mình những kiến thức, kinh nghiệm và quan trọng
là những mối quan hệ tốt đẹp.
4.

Thái độ
Thái độ chính là tiêu chí đầu tiên và cũng là quan trọng nhất
mà bạn cần phải có khi bước vào môi trường thực tập cũng
như làm việc. Đối với những nhà lãnh đạo, thái độ của một
thực tập sinh hay một nhân viên mới luôn điều kiện cần và đủ
để quyết định bạn có thể tiếp tục đi cùng công ty hay không.
Bởi, thái độ quyết định tính cách và năng lực. Thái độ tốt,
chuyên nghiệp, chịu lắng nghe góp ý, tiếp thu và sửa chữa
luôn là điều khiến bạn trở nên hoàn thiện hơn, từ tính cách
cho đến kỹ năng làm việc trong tương lai của chính mình.
Trang bị cho bản thân một thái độ làm việc tích cực sẽ giúp
bạn có được nhiều lợi ích hơn đấy. Chẳng hạn như bạn sẽ có
được một vài mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, cấp trên. Như
vậy, bạn còn lo gì bị “ma cũ” chèn ép nữa, lúc này, bạn chỉ
cần “nhào vào” và học hỏi những kinh nghiệm, kỹ năng, kiến

thức từ những người đi trước để hoàn thiện bản thân, tạo ra
cơ hội cho sự nghiệp cho mình.
Thái độ quyết định thành công. Chính vì vậy, đừng chỉ vì
một chút bốc đồng, sự tự cao tự mà giết chết đi tương lai của
chính mình.

5.

Thể lực
Bằng cách nghỉ ngơi, thư giãn, tạo cho mình một khoảng
thời gian ngắn mỗi ngày hoặc vận động như đi bộ, tập thể
dục, trò chuyện cùng bạn bè. Sau khi đã cảm thấy thoải mái
hơn hãy bắt đầu giải quyết vấn đề, xem xung quanh bạn có
việc gì mà bạn có thể thay đổi để xoay chuyển tình hình.
Đừng để tâm vào những việc lặt vặt.
Ngoài ra, phải ngủ đủ giờ, hãy luôn cố gắng suy nghĩ tích
cực như: Tại sao phải “ghét” khi mà “một chút xíu không
thích”; Tại sao lại phải “lo cuống lên” khi mà “hơi lo một tẹo”;
Tại sao phải “giận sôi người” khi mà “hơi giận một chút” là
đủ? Tại sao “đau khổ tột cùng” khi mà bạn chỉ cần “buồn một
tẹo”
Bạn cần phải có thể lực và tâm lý tốt nhất thì mới có thể
học tập tốt ở bậc đại học. Điều này có nghĩa bạn cần dành


thời gian chăm sóc bản thân và giữ đầu óc luôn minh mẫn và
tỉnh táo.
Ngủ đủ giấc. Đừng trông chờ vào cà-phê hay những đồ uống
có hàm lượng cafein cao để duy trì dự tỉnh táo.
Những đồ ăn bổ dưỡng như sữa, bơ lạc, ngũ cốc không

đường và hoa quả tươi sẽ giúp bạn không chỉ khoẻ mạnh mà
còn minh mẫn và tỉnh táo nữa.
Tránh đồ ăn không có lợi cho sức khoẻ. Đồ ăn nhanh như
bánh mỳ và khoai tây chiên thì rất tiện lợi nhưng không tốt
cho sức khoẻ.
Hãy tận dụng những dịch vụ chăm sóc y tế dành cho sinh
viên trong trường. Những dịch vụ này bao gồm sơ cứu, kiểm
tra sức khoẻ chi phí thấp và cấp thuốc miễn phí.
Hãy xin lời khuyên của các thầy cô hay những sinh viên
khoá trước khi gặp khó khăn. Họ sẽ giúp bạn vượt qua cảm
giác cô đơn, thất vọng hay lo lắng.
6.

Công cụ
Công cụ ở đây gồm có kiến thức về công nghệ thông tin và
trình độ tiếng Anh của các bạn sinh viên.
-Trau dồi vốn ngoại ngữ là yêu cầu mang tính cần thiết. Khả
năng sử dụng ngoại ngữ sẽ tạo cơ hội cho chúng ta tiếp cận
với các tin tức, sách báo, tài liệu nước ngoài, giao tiếp được
với bạn bè quốc tế nhằm giao lưu, học hỏi văn hóa của các
miền đất trên Thế giới và tiếp thu tri thức nhân loại.
Giữa xu thế “đa quốc gia hóa” của các công ty, biết ít nhất
một ngoại ngữ sẽ giúp bạn nổi bật, dễ dàng nhận được công
việc phù hợp với khả năng, trình độ bản thân, việc tìm kiếm
các thông tin tuyển dụng sẽ mở rộng nhiều vị trí hấp dẫn.
Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng học ngoại ngữ không đơn thuần chỉ là
biết từ vựng và hiệu quả, nghĩa là người học ngoại ngữ đồng thời phải học hỏi
văn hóa nước khác để có cách diễn đạt phù hợp. Một giảng viên tiếng Anh đã
từng nói: “Không thể dạy được ngoại ngữ nếu người đó không am hiểu về văn
hóa nước họ”. Cũng như vậy, việc học ngoại ngữ cũng cần gắn với mục đích

đúng đắn nhất định, đó là phục vụ học tập, làm việc, giao tiếp và giải trí lành
mạnh.
- Ngày nay cả thế giới và Việt Nam đang tiến vào cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là công nghiệp 4.0.
Cuộc cách mạng này sẽ biến đổi cách sống, làm việc và giao
tiếp của toàn nhân loại theo cách hoàn toàn mới.
Trung tâm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là
công nghệ thông tin (CNTT) và Internet kết nối vạn vật (IoT),


không chỉ giúp con người giao tiếp với con người, mà còn là
con người giao tiếp với máy, con người giao tiếp với đồ vật và
đồ vật giao tiếp với nhau.
Do đó, các quốc gia muốn tiến vào cuộc cách mạng công
nghiệp này đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực chất lượng cao
có khả năng ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ của
cuộc cách mạng vào thực tiễn sản xuất để có thể đáp ứng
được yêu cầu phát triển đặt ra.
Vì thế, ngay từ trên giảng đường đại học, sinh viên phải chủ
động tích lũy tri thức về công nghệ thông tin, chủ động cập
nhật kịp thời và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
mới nhất của thế giới vào cuộc sống thì chúng ta mới có cơ
hội cạnh tranh việc làm, mở ra cánh cửa để bước vào sân chơi
toàn cầu hóa.

C.

KẾT LUẬN
Việc phát triển thị trường lao động nước ta thời gian qua đã
thu được những thành tựu nhất định, làm cơ sở cho việc

hoàn thiện quan hệ lao động, phát triển kinh tế- xã hội,
nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề bất cập. Chính vì thế trong
tình hình này, việc vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mac là
điều hết sức cần thiết vì đây sẽ là tiền đề cho sự định hướng
phát triển hàng hóa sức lao động. Muốn vận dụng được lý
luận đó thì cần nắm vững nhận thức đúng về vấn đề. Có như
thế thị trường lao động Việt Nam mới phát triển bền vững.
Trong bối cảnh đổi mới kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng, vấn đề thị
trường hàng hoá và hàng hóa sức lao động không chỉ là tiêu thức kinh tế mà
còn mang ý nghĩa chính trị. Đặc biệt, đối với một đất nước đang trong thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn
đề này lại càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Vì thế sinh viên- thế hệ
mang niềm kì vọng của nền kinh tế nước nhà, cần chuẩn bị đầy đủ cho mình
những hành trang và kiến thức để gia nhập thị trường hàng hoá lao động
trong tương lại.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac Lênin 2
/> /> /> />


×