Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

ẢNH HƯỞNG của HÌNH ẢNH điểm đến, GIÁ TRỊ cảm xúc tới sự hài LÒNG và TÍNH TRUNG THÀNH của DU KHÁCH NGHIÊN cứu TRƯỜNG hợp THÀNH PHỐ đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.38 KB, 13 trang )

Phan Minh Đức & Đào Trung Kiên, “Ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến, giá trị cảm xúc tới sự
hài lòng và tính trung thành của du khách: Nghiên cứu trường hợp thành phố Đà Lạt”, Tạp chí
Kinh tế và Phát triển, 236(1), 82 – 91.
ẢNH HƯỞNG CỦA HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN, GIÁ TRỊ CẢM XÚC TỚI SỰ HÀI LÒNG
VÀ TÍNH TRUNG THÀNH CỦA DU KHÁCH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH
PHỐ ĐÀ LẠT
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thiết kế để đánh giá ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến, giá trị cảm xúc tới
sự hài lòng và tính trung thành của du khách tại thành phố Đà Lạt. Nghiên cứu sử dụng điều tra
bằng bảng hỏi và các phương pháp phân tích dữ liệu đa biến (Cronbach Alpha test, EFA, CFA,
SEM). Kết quả nghiên cứu từ 503 khách hàng tại thành phố Đà Lạt cho thấy hình ảnh điểm đến
và giá trị cảm xúc có ảnh hưởng trực tiếp tới sự hài lòng du khách và ảnh hưởng gián tiếp tới tính
trung thành.
Từ khóa: Hình ảnh điểm đến, giá trị cảm xúc, sự hài lòng, tính trung thành.
THE IMPACT OF DESTINATION IMAGE AND EMOTIONAL VALUE ON
SATISFACTION AND VISITOR LOYALTY: A CASE STUDY IN DALAT CITY
ABSTRACT
This paper studies the impact of destination image and emotional value on the satisfaction and
loyalty of visitors in Dalat city. The research methods employed are questionnaire and multivariate
data analysis (Cronbach Alpha test, EFA, CFA, SEM). The data gained from 503 visitors in Datlat
show that destination image and emotional value directly affect tourists' satisfaction and
indirectly affect loyalty.
Keywords: Destination image, emotional value, satisfaction, loyalty.
1. Giới thiệu
Ngành du lịch Việt Nam đã phát triển khá nhanh chóng trong những năm gần đây. Số khách quốc
tế đã tăng hơn 30 lần trong hơn 20 năm qua từ mức 250 nghìn năm 1990 lên đến 7.9 triệu lượt
khách vào năm 2014 (VNAT, 2015). Tuy nhiên, số khách du lịch quay trở lại ở mức thấp chỉ
khoảng 18%, trong khi đó tỷ lệ ở các nước Đông Nam Á là hơn 30% (VNAT, 2015). Điều này
cho thấy, mức độ hài lòng và tính trung thành của du khách với các điểm du lịch tại Việt Nam
còn khá thấp và cần có những cải thiện để bắt kịp các nước trong vùng.
Đà Lạt là một thành phố du lịch nổi tiếng với khí hậu ôn đới núi cao giữa một vùng nhiệt đới.


Với lợi thế đó hàng năm Đà Lạt thu hút hàng triệu du khách tới tham quan và nghỉ dưỡng. Trung
bình hàng năm Đà Lạt thu hút khoảng 4 triệu du khách cả nội địa và quốc tế nhưng tỷ lệ khách
quay trở lại Đày Lạt khá thấp chỉ đạt khoảng 24% và thời gian lưu trú trung bình chỉ đạt mức 2.4
ngày/người (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, 2015).
Sự phát triển kinh tế làm tăng thu nhập dẫn đến gia tăng các hoạt động du lịch và cả tính cạnh
tranh của các địa điểm du lịch. Bởi vậy, để thu hút nhiều khách du lịch hơn các địa điểm du lịch
cần hướng tới việc tạo ra sự hài lòng và tăng tính trung thành của du khách. Các nghiên cứu cho
thấy gia tăng tính hấp dẫn của điểm đến có tác động tích cực đến sự hài lòng của du khách


Phan Minh Đức & Đào Trung Kiên, “Ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến, giá trị cảm xúc tới sự
hài lòng và tính trung thành của du khách: Nghiên cứu trường hợp thành phố Đà Lạt”, Tạp chí
Kinh tế và Phát triển, 236(1), 82 – 91.
(Ibrahim & Gill, 2005; Lee, 2009) và tính trung thành của họ (Lee, 2009; Horng và cộng sự,
2012). Giá trị cảm xúc cũng là một nhân tố có ảnh hưởng tới cảm nhận của du khách về địa điểm
du lịch, tác động tới sự hài lòng cũng như tính trung thành (Gallarza & Saura, 2006; Williams &
Soutar, 2009, Hung & Petrick, 2012). Do đó, để có căn cứ hoạch định phát triển du lịch tại địa
phương cần xác định được các nhân tố chính tạo ra hình ảnh điểm đến, giá trị cảm xúc cũng như
ảnh hưởng của chúng tới du khách. Mặc dù, các nghiên cứu như vậy đối với các điểm du lịch
trên thế giới được thực hiện khá phổ biến (Lin và cộng sự, 2007; Lee, 2009; Marzuki và cộng
sự, 2012). Tuy nhiên, những nghiên cứu như vậy tại Viêt Nam chưa nhiều. Do đó, nghiên cứu
này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của hình ảnh điểm đến, giá tri cảm xúc của du khách
tới sự hài lòng và tính trung thành thông qua trường hợp khách du lịch tại Đà Lạt nhằm đưa ra
một số gợi ý xây dựng thương hiệu địa phương dấp dẫn du khách.
2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
2.1 Hình ảnh điểm đến và các thành phần của hình ảnh điểm đến
Hình ảnh điểm đến có vai trò quan trọng đối với ngành du lịch của địa phương. Hình ảnh điểm
đến tốt giúp thu hút du khách du, làm tăng mức chi tiêu (Chi & Qu, 2008), thúc đẩy việc ra quyết
định (Bigne & Sanchez, 2001; Chen & Tsai, 2007), tác động tới sự hài lòng ( Ibrahim & Gill,
2005; Lee, 2009) và gián tiếp tới lòng trung thành (Lee, 2009). Lin và cộng sự (2007) cho rằng

hình ảnh điểm đến là nhận thức của du khách về một điểm đến cụ thể, một vùng miền nào đó.
Trong nghiên cứu này, hình ảnh điểm đến được định nghĩa là tất cả những ấn tượng, nhận thức
của du khách đối với địa điểm họ trải nghiệm.
Nhiều thuộc tính của địa phương có thể tạo ra hình ảnh điểm đến hay nói cách khác hình hành
điểm đến gồm nhiều thành phần (Beerli, 2004; Martin, & del Bosque, 2008). Nhìn chung, có thể
tổng hợp các nhân tố hình thành hình ảnh điểm đến thành các nhóm: (1) đặc điểm tự nhiên; (2)
tiện nghi du lịch; (3) cơ sở hạ tầng và (4) hỗ trợ của chính quyền.Trong đó:
Đặc điểm tự nhiên là những khía cạnh về cảnh quan thiên nhiên, môi trường, thời tiết tại điểm
đến. Đặc điểm tự nhiên thường được xem xét dưới các khía cạnh về danh lam thắng cảnh, môi
trường tự nhiên, khí hậu đặc trưng của điểm đến (Lin và cộng sự; 2007; Martin & del Bosque,
2008).
Tiện nghi du lịch là thuộc tính về sự tiện nghi cho du khách tại điểm đến (Lin và cộng sự, 2007;
2013). Tiện nghi du lịch thuộc về yếu tố dịch vụ của điểm đến, phụ thuộc các nhà cung cấp dịch
vụ và dân cư địa phương. Tiện nghi du lịch thường được đánh giá dưới các khía cạnh: chất lượng
cuộc sống, sản phẩm dịch vụ được cung cấp tại điểm đến.
Cơ sở hạ tầng là hệ thống hạ tầng cơ bản như đường sá, phương tiện vận chuyển, sự thuận tiện
về giao thông, số lượng cư dân (Lin và cộng sự, 2007). Hệ thống cơ sở hạ tầng là điều kiện cơ
bản để thu hút những khách hàng của địa phương như nhà đầu tư (Nguyễn Đình Thọ, 2009; Đào
Trung Kiên và cộng sự, 2014), du khách hay người lao động (Nguyễn Đình Thọ, 2009).


Phan Minh Đức & Đào Trung Kiên, “Ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến, giá trị cảm xúc tới sự
hài lòng và tính trung thành của du khách: Nghiên cứu trường hợp thành phố Đà Lạt”, Tạp chí
Kinh tế và Phát triển, 236(1), 82 – 91.
Hỗ trợ của chính quyền là những hỗ trợ về dịch vụ hành chính công, hệ thống luật lệ, hệ thống
thông tin phục vụ khách hàng mục tiêu của địa phương (Nguyễn Đình Thọ, 2009; Đào Trung
Kiên và cộng sự, 2014). Hỗ trợ của chính quyền có ảnh hưởng tới các doanh nghiệp tại địa
phương là những đơn vị cung cấp dịch vụ/ hàng hóa cho du khách (Nguyễn Đình Thọ, 2009; Đào
Trung Kiên và cộng sự, 2014). Do đó, có thể xem những hỗ trợ chính quyền có tác động tới các
nhà cung cấp dịch vụ địa phương và gián tiếp tạo ra thuộc tính hấp dẫn của địa phương so với

các địa phương khác.
2.2 Giá trị cảm xúc
Giá trị cảm xúc được đề cập đến cảm xúc hay trạng thái của người tiêu dùng vui hay buồn khi
mua được sản phẩm/dịch vụ cũng như ấn tượng của họ trong quá trình sử dụng sản phẩm/dịch vụ
(Sheth và cộng sự, 1991). Đối với địa điểm du lịch giá trị cảm xúc được đánh giá qua việc tạo
cảm giác an toàn, thích thú, ham muốn khám phá, tính kích thích hay cảm giác lãng mạn khi du
lịch tại một địa điểm (Williams & Soutar, 2009).
2.3 Sự hài lòng và trung thành khách hàng
Hài lòng khách hàng là một chủ đề quan trọng trong marketing dịch vụ nhưng không có sự đồng
nhất giữa các nhà nghiên cứu. Hài lòng khách hàng được xem là trạng thái cảm xúc của khách
hàng với sản phẩm/dịch vụ đã sử dụng (Spreng & Mackoy, 1996); là cảm nhận của người tiêu
dùng khi quá trình tiêu thụ đáp ứng được nhu cầu, kỳ vọng, mục tiêu của họ một cách dễ chịu và
thú vị (Oliver, 1997); hay đơn giản là cảm giác thỏa mãn hay thất vọng bắt nguồn từ việc so sánh
kết quả sử dụng sảm phẩm/dịch vụ với kỳ vọng (Kotler, 2001). Đối với dịch vụ du lịch, chúng tôi
định nghĩa sự hài lòng khách hàng là cảm xúc về sự thoải mái, thú vị của điểm đến mà du khách
trải nghiệm.
Sự trung thành khách hàng là kết hợp giữa hành vi trung thành và cam kết quan hệ (Ganesh và
cộng sự, 2000). Sự trung thành với sản phẩm/dịch vụ có thể được thể hiện qua hành vi mua lặp
lại, duy trì thái độ tin hay chỉ quan tâm sử dụng dịch vụ của một nhà cung cấp (Gremler &
Brown, 1996). Đối với các điểm đến du lịch sự trung thành cũng được xem như nhận thức về ý
định quay trở lại điểm đến, cam kết quay trở lai trong tương lai (Yoo & Uysal, 2005; Horng và
cộng sự, 2012).
2.4 Mối quan hệ giữa hình ảnh điểm đến, giá trị cảm xúc tới sự hài lòng và tính trung thành
của du khách.
Hình ảnh điểm đến hấp dẫn, thu hút và đáp ứng được kỳ vọng của du khách sẽ làm du khách hài
lòng với địa điểm du lịch hơn. Điều này được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực
du lịch (Ibrahim & Gill, 2005; Lee, 2009; Marzuki và cộng sư, 2012). Như vậy, có thể xem hình
ảnh điểm đến hấp dẫn như một nhân tố tạo ra sự hài lòng của du khách với địa điểm du lịch.
Giá trị cảm xúc có tác động tới quyết định hành vi của khách hàng (Sheth và cộng sự, 1991). Khi
du khách có cảm xúc tích cực với địa điểm du lịch sẽ kéo theo sự hài lòng. Giá trị cảm xúc tốt



Phan Minh Đức & Đào Trung Kiên, “Ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến, giá trị cảm xúc tới sự
hài lòng và tính trung thành của du khách: Nghiên cứu trường hợp thành phố Đà Lạt”, Tạp chí
Kinh tế và Phát triển, 236(1), 82 – 91.
được xem là nhân tố có tác động tích cực đến sự hài lòng của du khách (Gallarza & Saura, 2006;
Hung & Petrick, 2012).
Sự hài lòng với địa điểm du lịch là trạng thái tích cực tác động đến nhận thức và hành vi của
khách hàng. Các nhà nghiên cứu lập luận và kiểm chứng được tác động tích cực của sự hài lòng
khách hàng tới tính trung thành của họ với hàng hóa/dịch vụ (Chen và cộng sự 2007; Pham &
Kullada, 2009). Trong ngành du lịch cũng có nhiều nghiên cứu khác nhau kiểm chứng môi quan
hệ tích cực giữa sự hài lòng và tính trung thành của khách hàng (Yoon & Uysal, 2005; Lee, 2009;
Hung & Petrick, 2012; Horng và cộng sự, 2012).
2.5 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu được thiết lập dựa trên giả định hình ảnh điểm đến,giá trị cảm xúc có tác
động trực tiếp tới sự hài lòng của du khách và sự hài lòng có tác động tới tính trung thành của họ
với địa điểm du lịch (hình 1):
Hình 1 Mô hình nghiên cứu
Đặc điểm TN

Tiện nghi du
lịch

Hình ảnh điểm đến

H1

Cơ sở hạ tầng

H3

Hài lòng du
khách

Hỗ trợ chính
quyền
Giá trị cảm xúc

Tính trung
thành

H2

Hình ảnh điểm đến có vai trò quan trọng đối với quá trình lựa chọn điểm đến của du khách (Valle
và cộng sự, 2006). Hình ảnh điểm đến tốt có tác động tích cực đến trải nghiệm của du khách và
làm tăng sự hài lòng của họ với địa điểm du lịch (Ibrahim & Gill, 2005; Tasci & Kozak, 2006;
Lee, 2009). Do đó, nghiên cứu đưa ra giả thuyết:
H1: Nhân tố hình ảnh điểm đến có tác động tích cực đến sự hài lòng của du khách.
Giá trị cảm xúc tích cực của du khách với địa điểm du lịch cũng là một nhân tố có tác động tới sự
hài lòng của họ (Gallarza & Saura, 2006). Có khá nhiều nghiên cứu cho thấy mối quan hệ ảnh
hưởng rõ ràng của giá trị cảm xúc tới sự hài lòng khách hàng trong (Sheth và cộng sự, 1991;
Gallarza & Saura, 2006). Do đó, nghiên cứu đưa ra giả thuyết:
H2: Nhân tố giá trị cảm xúc có tác động tích cực đến sự hài lòng của du khách.


Phan Minh Đức & Đào Trung Kiên, “Ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến, giá trị cảm xúc tới sự
hài lòng và tính trung thành của du khách: Nghiên cứu trường hợp thành phố Đà Lạt”, Tạp chí
Kinh tế và Phát triển, 236(1), 82 – 91.
Các nghiên cứu trong marketing dịch vụ cho thấy quan hệ giữa sự hài lòng và tính trung thành là
quan hệ tích cực (Chen và cộng sự 2007; Pham & Kullada, 2009). Đối với các địa điểm du lịch
cũng vậy khách hàng hài lòng với địa điểm họ trải nghiệm thường trung thành hơn (Yoon &

Uysal, 2005; Lee, 2009; Hung & Petrick, 2012). Do đó, nghiên cứu đưa ra giả thuyết:
H3: Sự hài lòng của du khách có tác động tích cực đến tính trung thành của du khách.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua phỏng vấn các du khách tại Đà Lạt bằng bảng câu hỏi.
Thời gian tiến hành khảo sát từ tháng 5 đến hết tháng 6 năm 2015. Thang đo được sử là thang đo
Likert 5 điểm với điểm 1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý. Trong đó, nhân tố
hình ảnh điểm đến được xây dựng là một thang đo đa hướng, các nhân tố còn lại là thang đo đơn
hướng. Các câu hỏi được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt và hiệu chỉnh thông qua thảo luận
nhóm với 10 du khách và 05 chuyên gia về du lịch tại Đà Lạt. Kết quả sau khi hiệu chỉnh thu
được các câu hỏi cho điều tra như bảng 1:
Bảng1 Các câu hỏi điều tra
Nhân tố

Nội dung

Tham khảo

I. Hình ảnh điểm đến
1. Đặc điểm tự nhiên
Có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng
Không khí trong lành
Môi trường không bị ô nhiễm
Khí hậu ôn hòa, dễ chịu

Lin và cộng sự, 2007

Phong cảnh thơ mộng
Có nền văn hóa, lịch sử, di sản đặc biệt
2.Tiện nghi du lịch

Có nhiều sản phẩm du lịch độc đáo
Ẩm thực đặc trưng
Có nhiều của hàng lưu niệm

Lin và cộng sự, 2007

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe đa dạng
Có nhiều trung tâm tư vấn dịch vụ du lịch
3. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông ít xảy ra tắc nghẽn

Lin và cộng sự, 2007


Phan Minh Đức & Đào Trung Kiên, “Ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến, giá trị cảm xúc tới sự
hài lòng và tính trung thành của du khách: Nghiên cứu trường hợp thành phố Đà Lạt”, Tạp chí
Kinh tế và Phát triển, 236(1), 82 – 91.
Nhân tố
Nội dung
Tham khảo
Có nhiều phương tiện đến và đi đa dạng, thuận lợi.
Các phương tiện đi lại giữa các địa điểm du lịch trong khu vực
đa dạng và thuận lợi.
Chất lượng đường xá tốt
Các điểm đến có nhiều kiến trúc độc đáo
4. Hỗ trợ của chính quyền
Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường
Đảm bảo an toàn, an ninh cho du khách tại các khu du lịch và
thương mại
Có các đường dây nóng hỗ trợ du khách hoạt động hiệu quả.


Nguyễn Đình Thọ, 2009;
Đào Trung Kiên và cộng
sự, 2014

Có các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức xã hội về
du lịch cho du khách và cư dân địa phương.
II. Giá trị cảm xúc
Địa điểm tạo cảm giác an toàn
Địa điểm tạo cảm giác thú vị và ham muốn khám phá
Địa điểm tạo ra sự khích thích với du khách.
Địa điểm tạo ra sự khích thích với du khách.

Williams & Soutar, 2009

Địa điểm tạo cảm giác trẻ lại với du khách
Địa điểm tạo ra cho du khách cảm giác lãng mạn.
III. Hài lòng du khách
Địa điểm đến là địa điểm tuyệt vời cho các kỳ nghỉ
Du khách thực sự cảm thấy hài lòng với điểm đến
Xem điểm đến như một lựa chọn sáng suốt

Oliver, 1997

Trải nghiệm với điểm đến thực sự thú vị
IV.Tính trung thành
Du khách giới thiệu điểm đến cho bạn bè của họ
Du khách giới thiệu điểm đến cho những người khác muốn đi
du lịch
Du khách khuyến khích người thân chọn đi du lịch tại điểm đến

Du khách sẽ tiếp tục quay trở lại điểm đến trong tương lai

Lee, 2009


Phan Minh Đức & Đào Trung Kiên, “Ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến, giá trị cảm xúc tới sự
hài lòng và tính trung thành của du khách: Nghiên cứu trường hợp thành phố Đà Lạt”, Tạp chí
Kinh tế và Phát triển, 236(1), 82 – 91.
3.2 Chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu
Đối tượng nghiên cứu được xác định là các du khách nội địa và quốc tế đang du lịch tại Đà Lạt
trong thời gian khảo sát. Mẫu nghiên cứu được lấy theo hai giai đoạn: (1) giai đoạn một để đánh
giá sơ bộ thang đo chúng tôi phát đi 150 mẫu thu về được 117 mẫu hợp lệ; (2) giai đoạn hai
chúng tôi phát đi 550 mẫu về được 386, tổng cả hai lần là 503 mẫu (bảng 2). Cách điều tra chặn
đón tại các khách sạn trên toàn thành phố Đà Lạt được sử dụng. Các phỏng vấn viên được tập
huấn về mục đích và kỹ thuật phỏng vấn trước khi tiến hành điều tra.
Bảng 2 Phân loại mẫu điều tra
Tiêu chí phân loại
Giới tính
Loại khách

Độ tuổi

Mức thu nhập
(trđ/tháng)

Trình độ học vấn

Nam
Nữ
Nội địa

Quốc tế
<25
25-35
36-50
>50
<9
9-<19
19-<27
>27
Sau đại học

Số người (%)
234 (46.5%)
269 (53.5%)
405 (80.5%)
98 (19.5%)
75 (14.9%)
132 (26.2%)
149 (29.6%)
147 (29.2%)
253 (50.3%)
121 (24.1%)
82 (16.3%)
47 (9.3%)
67 (13.3%)

Đại học/Cao đẳng

243 (48.3%)


PTTH
Dưới PTTH

121 (24.1%)
72(14.3)

3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu
Mẫu nghiên cứu sơ bộ(n=117) được đánh giá bằng hệ số Cronbach Alpha, hệ số tương quan biến
tổng và phân tích khám phá nhân tố với các tiêu chuẩn: Hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6 (Hair
và cộng sự, 2006), tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 (Nunally & Burstein, 1994); hệ số KMO
lớn hơn 0.5, kiểm định Bartlet có p-value < 0.05, phương sai giải thích lớn hơn 50% (Hair và
cộng sự, 2006). Phân tích khẳng định nhân tố được sử dụng để đánh giá giá trị hội tụ, giá trị phân
biệt và tính tương thích của mô hình với dữ liệu điều tra chính thức. Các giả thuyết nghiên cứu
được kiểm định bằng mô hình cấu trúc tuyến tính ở mức ý nghĩa 5%. Mô hình được xem là đạt
tính tương thích khi: Chi-square/df < 3, CFI, TLI > 0.9, RMSEA< 0.08 (Hair và cộng sự, 2006;
Hooper và cộng sự, 2008; Kline, 2011). Các trọng số nhân tố lớn hơn 0.5 được xem là đạt giá trị
hội tụ, tương quan giữa các nhân tố nhỏ hơn 1 được xem là đạt giá trị phân biệt (Steekamp & van
Trijp, 1991).
4. Kết quả nghiên cứu


Phan Minh Đức & Đào Trung Kiên, “Ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến, giá trị cảm xúc tới sự
hài lòng và tính trung thành của du khách: Nghiên cứu trường hợp thành phố Đà Lạt”, Tạp chí
Kinh tế và Phát triển, 236(1), 82 – 91.
4.1 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo
Kết quả phân tích với mẫu sơ bộ sau khi loại đi các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ cho
thấy các khái niệm đều đạt tính nhất quan nội tại, hệ số Cronbach Alpha đều lớn hơn 0.6. Phân
tích khám phá nhân tố cho thấy chúng đều là các thang đo đơn hướng và sử dụng phân tích khám
phá nhân tố phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Hệ số KMO đều lớn hơn 0.5, kiểm định Bartlett có
ý nghĩa thống kê, phương sai giải thích (TVE) lớn hơn 50%, các trọng số nhân tố đều lớn hơn 0.5

(bảng 3):
Bảng 3 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo

Nhân tố

Cronbach
Alpha (số biến
quan sát)

Hình ảnh điểm đến
Điều kiện tự
nhiên
Tiện nghi du
lịch
Cơ sở hạ tầng
Hỗ trợ chính
quyền
Giá trị cảm
xúc
Hài lòng du
khách
Trung thành
khách hàng

Tương quan
biến tổng bé
nhất

KMO


p-value

TVE (%)

Factor loading
nhỏ nhất

0.859 (6)

0.542

0.856

0.000

58.949

0.666

0.785 (7)

0.711

0.807

0.000

51.273

0.711


0.871 (6)

0.682

0.832

0.000

66.147

0.765

0.919 (4)

0.752

0.843

0.000

80.533

0.855

0.838 (6)

0.513

0.827


0.000

55.383

0.651

0.672 (4)

0.418

0.720

0.000

51.196

0.646

0.666 (4)

0.366

0.706

0.000

51.125

0.616


4.2 Kết quả đánh giá giá trị thang đo
Kết quả phân tích mô hình tới hạn từ mẫu chính thức (n=503) cho thấy các chỉ số mô hình đều
đạt: Chi-square/df = 2.661 < 3; CFI = 0.919, TLI = 0.911; IFI = 0.919 đều lớn hơn 0.9; RMSEA
= 0.058 < 0.08. Các trọng số nhân tố lớn hơn 0.5 cho thấy các nhân tố đạt giá trị hội tụ, tương
quan giữa các biến nhỏ hơn 1 chứng tỏ các nhân tố đạt giá trị phân biệt. Độ tin cậy tổng hợp của
các biến phân tích đều lớn hơn 0.6 chứng tỏ các nhân tố đều đạt tính tin cậy cần thiết (bảng 3)
Bảng 3 Kết quả phân đánh giá độ giá trị thang đo

Nhân tố
Hình ảnh điểm đến
Điều kiện tự nhiên
Tiện nghi du lịch
Cơ sở hạ tầng

Số biến

Trung bình
(độ lệch chuẩn)

Độ tin cậy tổng
hợp

Trọng số nhân tố
bé nhất

6
5
5


3.337(0.918)
3.516(0.947)
3.299(0.864)

0.873
0.877
0.860

0.653
0.687
0.643


Phan Minh Đức & Đào Trung Kiên, “Ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến, giá trị cảm xúc tới sự
hài lòng và tính trung thành của du khách: Nghiên cứu trường hợp thành phố Đà Lạt”, Tạp chí
Kinh tế và Phát triển, 236(1), 82 – 91.
Hỗ trợ chính quyền
4
3.526(1.061)
0.897
0.802
Giá trị cảm xúc

6

3.282(0.915)

0.884

0.720


Hài lòng du khách

3

3.622(0.919)

0.603

0.524

Trung thành khách hàng

3

3.555(0.901)

0.627

0.579

4.3 Kết quả phân tích bằng mô hình cấu trúc và kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Kết quả phân tích cho thấy mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thực tế: Chi – square/df =
2.764 < 3; CFI = 0.913; TLI = 0.905 đều lớn hơn 0.9; RMSEA = 0.059 < 0.08 (hình 2)
Hình 2: Kết quả phân tích mô hình SEM (chuẩn hóa)
Đặc điểm TN
0.86*
0.94*

Tiện nghi du

lịch

Hình ảnh điểm
đến

0.69*

0.35*

Cơ sở hạ tầng
Hài lòng du
khách

0.73*

0.97*

Tính trung
thành

Hỗ trợ chính
quyền
Giá trị cảm xúc

0.47*

Chi –square/df = 2.764; CFI = 0.913; TLI = 0.905; RMSEA = 0.059; * Mức ý nghĩa 5%

Kết quả ước lượng cho thấy hệ số hồi quy của các quan hệ trong mô hình đều có ý nghĩa thống
kê ở mức 0.05. Hai nhân tố hình ảnh điểm đến và giá trị cảm xúc có tác động tích cực đến sự hài

lòng của khách hàng (βhình ảnh điểm đến = 0.35, βgiá trị cảm xúc = 0.45); tính trung thành cũng chịu tác động
của sự hài lòng (βhài lòng du khách = 0.97) (bảng 4). Hay nói cách khác chấp nhận cả ba giả thuyết H1,
H2 và H3.
Bảng 4 Quan hệ giữa các biến
Quan hệ các biến

Hệ số
chuẩn hóa

S.E.

C.R.

P

Hình ảnh điểm đến

Hài lòng du khách

0.354

0.082

3.653

0.000

Giá trị cảm xúc

Hài lòng du khách


0.472

0.074

4.869

0.000

Hài lòng du khách

Tính trung thành

0.974

0.060

12.852

0.000


Phan Minh Đức & Đào Trung Kiên, “Ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến, giá trị cảm xúc tới sự
hài lòng và tính trung thành của du khách: Nghiên cứu trường hợp thành phố Đà Lạt”, Tạp chí
Kinh tế và Phát triển, 236(1), 82 – 91.
Hệ số tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của các
nhân tố tới tính trung thành. Kết quả cho thấy ảnh hưởng lớn nhất thuộc về sự hài lòng (λ =
0.974), tiếp theo là giá trị cảm xúc (λ= 0.460) và cuối cùng là hình ảnh điểm đến (λ = 0.345)
(bảng 5).
Bảng 5 Tác động của các nhân tố tới tính trung thành khách hàng


Biến
Hài lòng du
khách
Tính trung thành

Loại tác động
Trực tiếp
Gián tiếp
Tổng hợp
Trực tiếp
Gián tiếp
Tổng hợp

Hình ảnh điểm
đến
0.354
0.000
0.354
0.345
0.000
0.345

Giá trị cảm xúc
0.472
0.000
0.472
0.000
0.460
0.460


Hài lòng du
khách
0.000
0.000
0.000
0.000
0.974
0.974

5. Thảo luận và hàm ý nghiên cứu
Nghiên cứu ghi nhận số du khách nam và nữ khá cân bằng với nhau khi du lịch tại Đà Lạt. Dấu
hiệu này phản ánh tính bình đẳng giới tại Việt Nam đã có cải thiện đáng kể, phụ nữ trở thành
nhóm du lịch nhiều hơn cả nam giới. Mặt khác, Đà Lạt là một thành phố du lịch nghỉ dưỡng
dành cho các cặp tình nhân hoặc các cặp đôi nghỉ tuần trăng mật cũng có thể là một yếu tố làm
cân bằng tỷ lệ giới tính của du khách. Điều này đặt ra những thách thức cho việc đáp ứng các
dịch vụ du lịch cho cả nam và nữ từ các doanh nghiệp du lịch tại Đà Lạt.
Khách du lịch tới Đà Lạt vẫn chủ yếu là khách nội địa và chỉ có khoảng 20% là khách quốc tế.
Điều này đặt ra câu hỏi về hiệu quả quảng bá hình ảnh du lịch của Đà Lạt với du khách quốc tế.
Du khách quốc tế là nhóm khách hàng có mức chi tiêu lớn hơn du khách nội địa do mức thu nhập
của người dân Việt Nam còn khá thấp chỉ vào khoảng 2000$/năm. Do đó, với tỉ lệ khách quốc tế
khá thấp như hiện nay đòi hỏi chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch cũng như cư dân tại
Đà Lạt phải tăng cường hơn việc xúc tiến, quảng bá hình ảnh về một Đà Lạt hấp dẫn du khách.
Cần có những chương trình tổng thể xây dựng thương hiệu du lịch của thành phố để cạnh tranh
với các điểm đến khác tại Việt Nam và cả trong vùng Đông Nam Á nhằm tăng tỉ lệ khách quốc tế
cao hơn nữa.
Đặc trưng về thu nhập và học vấn của du khách cho thấy du khách có trình độ học vấn và thu
nhập cao hơn mức trung bình mặt bằng tại Việt Nam. Với khách hàng có thu nhập và trình độ
học vấn khá đòi hỏi các yêu cầu về chất lượng dịch vụ ở mức cao hơn. Đây là thách thức cũng
như cơ hội để địa phương và các doanh nghiệp du lịch Đà Lạt có những dịch vụ đặc trưng, xây

dựng việc cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng cao để thu hút du khách.
Chúng tôi cũng ghi nhận ảnh hưởng trực tiếp của hình ảnh điểm đến, giá trị cảm xúc tới sự hài
lòng và gián tiếp tới tính trung thành. Kết quả này khá tương đồng với các nghiên cứu khác trước
đây cho thấy hình ảnh điểm đến là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn tới sự hài lòng của


Phan Minh Đức & Đào Trung Kiên, “Ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến, giá trị cảm xúc tới sự
hài lòng và tính trung thành của du khách: Nghiên cứu trường hợp thành phố Đà Lạt”, Tạp chí
Kinh tế và Phát triển, 236(1), 82 – 91.
du khách (Lee, 2009; Marzuki và cộng sự, 2012). Giá trị cảm xúc cũng là một nhân tố có ảnh
hưởng tới sự hài lòng và tính trung thành của khách hàng được kiểm chứng qua nhiều nghiên
cứu khác (William & Soutar, 2009). Chúng tôi cũng kiểm chứng được ảnh hưởng rất mạnh của
sự hài lòng tới tính trung thành. Kết quả này cũng khá tương đồng với các nghiên cứu trước đây
trong nhiều lĩnh vực du lịch (Yoon & Uysal, 2005; Lee, 2009; Horng và cộng sự, 2012). Điều
này gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp du lịch của Đà Lạt cần xây
dựng thương hiệu du lịch địa phương dựa trên nhận thức của du khách về điểm đến tiềm năng.
Chính quyền, doanh nghiệp và cư dân phải gìn giữ cảnh quan, môi trường và những di sản văn
hóa, lịch sử đặc trưng của Đà Lạt. Các doanh nghiệp phải tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo,
đa dạng kết hợp giữa du lịch và chăm sóc sức khỏe bởi đặc trưng của Đà Lạt là một địa điểm du
lịch nghỉ dưỡng. Chính quyền cần quan tâm đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, đảm
bảo an ninh, an toàn cho du khách, có các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức của
cộng đồng với các hoạt động du lịch bền vững. Cũng cần lưu ý rằng để phát triển du lịch một
cách bền vững các tour du lịch nên được thiết kế thành những tour liên điểm để du khách khám
phá được nhiều đặc trưng của các địa phương khác nhau. Do đó, Đà Lạt cần kết hợp với các địa
phương xung quanh như thành phố biển Nha Trang, các tỉnh Tây Nguyên hình thành một hệ
thống các điểm du lịch liên kết với nhau, đa dạng hóa các loại hình du lịch, bổ trợ cho nhau giữa
các địa phương để thu hút du khách.
Mặc dù nghiên cứu đã đạt được mục đích ban đầu đặt ra là đánh giá tác động của hình ảnh điểm
đến, giá trị cảm xúc tới sự hài lòng và tính trung thành của du khách. Tuy nhiên, nghiên cứu này
cũng có những hạn chế nhất định. Thứ nhất, chúng tôi mới tiến hành khảo sát nghiên cứu tại một

thành phố duy nhất nên tính khái quát của nghiên cứu có thể bị hạn chế. Kết quả nghiên cứu có
thể không đại diện cho các khu vực khác tại Việt Nam có những đặc trưng khác như Hà Nội, Tp.
Hồ Chí Minh, Nha Trang hay Đà Nẵng. Thứ hai, nghiên cứu này được thực hiện trong một
khoảng thời gian ngắn, do đặc tính du khách tại Việt Nam đi du lịch có tính mùa vụ nên tính đại
diện của nó cũng có thể bị hạn chế. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo nên tiến hành ở nhiều khu
vực và thời điểm khác nhau để có bức tranh toàn cảnh hơn về ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến
cũng như giá trị cảm xúc tới sự hài lòng và tính trung thành của du khách.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bigne, J.E., Sanchez, M.I, & Sanchez , J. (2001), ‘Tourism image, evaluation variables and after
purchase behaviour: Interrelationship’, Tourism Management, 22, 607-616
Beerli, P. (2004), ‘Effect of unsampled population on the estimation of population sizes and
migration rates between sampled populations’, Molecular Ecology,13,827-836
Chen,Y., Chen,C,Y.,& Hsieh, T. (2007), ‘Correlation of service quality, customer satisfaction,
customer loyalty and life style at Hot Spring Hotels’, Journal of International
Management Studies, August, 51 - 59
Chen, C.F. & Tsai, D. (2007), ‘How destination image and evaluative factors affect behavioural
intentions?’, Tourism Management, 28(4), 1115-1122


Phan Minh Đức & Đào Trung Kiên, “Ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến, giá trị cảm xúc tới sự
hài lòng và tính trung thành của du khách: Nghiên cứu trường hợp thành phố Đà Lạt”, Tạp chí
Kinh tế và Phát triển, 236(1), 82 – 91.
Chi, C. G. Q, & Qu, H. (2007),‘Examining the structural relationship of destination image,
tourist satisfaction and destination loyalty: An integrated approach’, Tourism Management,
29, 624-636
Đào Trung Kiên, Trần Mạnh Toàn, Bùi Quang Tuyến, Nguyễn Văn Duy & Nguyễn Thị Liên
(2014), ‘Tác động của các thuộc tính địa phương tới sự hài lòng doanh nghiệp đầu tư: Bằng
chứng từ Hải Dương’, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 210(1), 43-52
Gallaza, M. G., & Saura, I.G. (2006), “Value dimensions, perceived value, satisfaction and
loyalty: An investigation of university students travel behaviour”, Tourism Management,

27(3), 437 - 452
Ganesh, J., Arnold, M.J., & Reynolds, K.E. (2000), ‘Understanding the
customer base of
service providers: An examina-tion of the differences between switchers and stayers’,
Journal of Marketing, 64 (3), 65-87
Gremler, D.D., & Brown, S.W. (1996), ‘Service loyalty: its nature, importance and implications’,
American Marketing Association, 171-180.
Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., Anderson, R.E. & Tatham, R.L. (2006), Mutilvariate data
analysis, 6th(ed), Upper Saddle River NJ, Prentice –Hall
Hooper, D., Couglan, J., & Mullen, M.R. (2008), ‘Structural equation modelling: guidelines for
determining model fit’, Electronic Journal of Business Research Methods, 6(1), 53-60
Horng, J. S., Liu, C. H., Chou, H. Y., & Tsai, C. Y. (2012), Understanding the impact ofculinary
brand equity and destination familiarity on travel intentions, TourismManagement, 33(4),
815- 824
Hung, K., & Petrick, J. F. (2012), Testing the effects of congruity, travel constraintsand selfefficacy on travel intentions: an alternative decision-making model,Tourism Management,
33(4), 855- 867.
Ibrahim, E.E.B. & Gill, J. (2005), ‘A positioning strategy for a tourist destination, based on
analysis of customer's perceptions and satisfactions’, Marketing Intelligence and Planning,
23(2),172-188
Kline, R.B. (2011), Principles and practice of structural equation modeling, 3thed, Guilford Press
Kotler, P. (2001), Marketing Management, Millenium Edition. Prentice Hall
Lee, T.H. (2009),‘A structural model for examining how destination image and interpretation
services affect future visitation behavior: a case study of Taiwan's Taomi eco-village’,
Journal of Sustainable Tourism, 17(6),727-745
Lin, C.H., Morais, D., Kerstetter, D., & Hou, J.S. (2007), ‘Examining the role of cognitive and
affective image in predicting choice across natural, developed, and theme-park
destinations’, Journal of Travel Research, 46,183 – 194
Martin, H. S., & del Bosque, I. A. (2008). Exploring the cognitive affective nature of destination
image and the role of psychological factors in its formation. Tourism Management, 29(2),
263 -277

Marzuki, A., Hay, I., & James, J. (2012), ‘Public participation shortcoming in tourism planning:
the case of the Langkawi Island, Malaysia’, Journal of Sustainable Tourism, 20 (4), 585602
Nunally, I.H., & Bernstein, J.C. (1994), Psychometric Theory, 3th (ed), McGraw – Hill, New
York.
Nguyễn Đình Thọ (2009), ‘Place development: Attributes and business customer satisfaction in
Tien Giang province’, Journal of Macromarketing, 29(4), 384 – 391


Phan Minh Đức & Đào Trung Kiên, “Ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến, giá trị cảm xúc tới sự
hài lòng và tính trung thành của du khách: Nghiên cứu trường hợp thành phố Đà Lạt”, Tạp chí
Kinh tế và Phát triển, 236(1), 82 – 91.
Oliver, R. L. (1997), Satisfaction: A Behavioural Perspective on the Consumer, New York:
McGraw Hill
Phạm, L.H.N., & Kullada, P. (2009), ‘Examming service qualiy, tourist satisfaction and tourist
post-purchase behavior: A case study of the andaman cluster, Thailand, Korea’, Asia
Pacific Forum in Tourism ,8, 825-837
Sheth, J.N., Newman, B.I., & Gross, B.L. (1991), ‘Why we buy what we buy: A theory of
consumption values’, Journal of Business Research, 22(2),159 - 170
Spreng, R. A., & Mackoy, R. D. (1996), ‘An empirical examination of a model of perceived
serviced service quality and satisfaction’, Journal of Retailing, 72(2), 201–214
Steekamp, J.B.E.M., & van Trijp, H.C.M., (1991), ‘The use LISREL in validating marketing
construct’, International Journal of Reseach in Marketing, 8(4), 283 – 299
Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Lâm Đồng (2015), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch Lâm
đồng 2014
Tasci, A.D.A. & Kozak, M. (2006), ‘Destination brands vs destination images: Do we know what
we mean?’, Journal of Vacation Marketing, 12(4), 299-317
Valle, P., Silva, J. A., Mendes, J., & Guerreiro, M.. (2006), ‘Tourist sactisfation and destination
loyalty intention: A structural and categorical analysis’, International Journal of Business
Science and Applied Management, 1(1), 25 – 44
VNAT

(2015),
Thống

du
lịch/Tổng
cục
Du
lịch
Việt
(truy cập ngày 23/11/2015)

Nam/

Williams, P., & Soutar, G. (2009), ‘Value, satisfaction and behavioral intentions in an adventure
tourism context’, Annals of Tourism Research, 36(3) 413 – 438
Yoon, Y., & Uysal, M. . (2005), ‘An examination of the effects of motivation and satisfaction on
destination loyalty: A structural model’, Tourism Management, 26, 45-56



×