Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

NGHIÊN cứu áp DỤNG QUY TRÌNH sản XUẤT GIỐNG và cơ sở KHOA học PHỤC vụ QUY HOẠCH VÙNG NUÔI TÔMCHÂN TRẮNG ( litopenaeus vannamei)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 7 trang )

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG VÀ CƠ SỞ
KHOA HỌC PHỤC VỤ QUY HOẠCH VÙNG NUÔI TÔM
CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei)
Đào Văn Trí, Nguyễn Thành Vũ
TÓM TẮT
Ở Việt nam, tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) đã được di nhập vào những năm 2001 từ
nhiều quốc gia khác nhau (Mỹ, Trung Quốc…) cho sản xuất giống và nuôi thương phẩm. Các công
trình nghiên cứu về đối tượng này tại Việt Nam là chưa có. Vì thế, để phát triển nuôi tôm chân trắng tại
Việt Nam cần phải có nghiên cứu, đánh giá có tính khoa học và hệ thống đối tượng này, đặc biệt là
nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm chân trắng ở Việt
Nam, góp phần sử dụng có hiệu quả hệ sinh thái các thủy vực nuôi là vấn đề cần thiết và cấp bách. Kết
quả nghiên cứu trong thời gian 2 năm (2003-2004) về Nghiên cứu áp dụng quy trình sản xuất giống
và cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch vùng nuôi tôm Chân trắng sẽ giải quyết những vấn đề trên.

STUDY OF JUVENILE PRODUCTION PROCESS AND CULTURE AREA
PLANNING OF WHITE LEG SHRIMP (Litopenaeus vannamei)
Dao Văn Tri, Nguyen Thanh vu
ABSTRACT
White leg shrimp (Litopenaeus vannamei) is imported to Vietnam from different
countries (Hawaii, China…) in 2001, which is serviced hatcheries and grow-out farming. The
technologies that are relative to this species are not studied in Vietnam until 2001. Hence, to
develop practicable white leg shrimp culture in Vietnam must to sciential and suitable studies,
evaluation. Especially, study on seed production and grow-out in Vietnam would be effectively
using of water ecosystem that is necessary and urgent requirements. The results of study on
applied process of seed production and basis of science to service area culture scheme of white
leg shrimp will be solutions above problems.
I. MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, tôm chân trắng đã được di nhập vào
những năm 2001 từ nhiều quốc gia khác nhau (Mỹ,
Trung Quốc…) cho sản xuất giống và nuôi thương
phẩm. Các công trình nghiên cứu về đối tượng này tại


Việt Nam là chưa có. Vì thế, để phát triển nuôi tôm
chân trắng tại Việt Nam cần phải có nghiên cứu, đánh
giá có tính khoa học và hệ thống trên đối tượng này, đặc
biệt là nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất
giống và nuôi thương phẩm tôm Chân trắng ở Việt
Nam, góp phần sử dụng có hiệu quả hệ sinh thái các
thuỷ vực nuôi là vấn đề cần thiết và cấp bách. Kết quả
nghiên cứu trong thời gian 2 năm (2003-2004) về
Nghiên cứu áp dụng quy trình sản xuất giống và cơ
sở khoa học phục vụ quy hoạch vùng nuôi tôm chân
trắng sẽ giải quyết những vấn đề trên.


II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.

Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống tôm chân trắng

1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến khả năng thành thục đến tôm bố mẹ
Bố trí 3 loại thức ăn khác nhau: mực tươi, ốc kí cư và giun biển, với sự kết hợp từng loại
hay cho ăn riêng rẽ
1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố môi trường đến sự thành thục của tôm bố mẹ
Thí nghiệm được bố trí trên hai yếu tố: Nhiệt độ và độ mặn
+ Nhiệt độ: bố trí các thang nhiệt độ từ 23 - 30 oC, với 4 lô thí nghiệm, mỗi lô cách nhau
1oC
+ Độ mặn: bố trí các thang độ mặn từ 25 - 32 ‰, với 4 lô thí nghiệm, mỗi lô cách nhau
1‰
1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các thang nhiệt độ, độ mặn đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống
của ấu trùng.
+ Thang nhiệt độ: từ 24 - 31 oC (TN1: 24-25oC; TN2: 26-27oC; TN3: 28- 29oC, TN4: 30 31oC).

+ Độ mặn từ 25 - 32 ‰ (TN1: 25-26 ‰; TN2: 27-28 ‰; TN3: 29-30 ‰; và TN4: 31-32
‰)
1.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn
Thí nghiệm trên 3 công thức thức ăn khác nhau: tảo tươi kết hợp với thức ăn tổng hợp
(Lô A); tảo khô + thức ăn tổng hợp (Lô B); và tảo khô (Lô C)
Mật độ Naupli thả nuôi đợt 1: 120 con/lít; đợt 2: 140 con/lít và đợt 3: 200 con/lít. Mỗi
đợt được bố trí trên 3 bể cho một công thức thức ăn.
1.5.Nghiên cứu ảnh hưởng mật độ nuôi
Bố trí mật độ nuôi từ 100 - 200 Nauplius / lít đến sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng. Các
lô thí nghiệm được tiến hành trên bể Composite (V = 300 lít). Nguồn ấu trùng được thu từ trại
sản xuất giống của Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III, có nguồn gốc từ Hawaii.
2. Nghiên cứu kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm chân trắng
Thí nghiệm được bố trí tại 3 vùng sinh thái khác nhau, nhằm đánh giá khả năng nuôi,
năng suất nuôi từ các thủy vực sau:
2.1.
Thử nghiệm nuôi thương phẩm vùng sinh thái nước mặ n: được tiến hành tại Phú Hữu,
Ninh Hoà, Tỉnh Khánh Hòa. Thời gian từ 14/04/2004 đến 30/04/2004.
2.2. Thử nghiệm nuôi thương phẩm vùng sinh thái nước lợ: Khu vực Đồng Bò, xã Phước Đồng,
TP Nha Trang. Thời gian từ 05/07/2003 đến 30/04/2004.
2.3. Thử nghiệm nuôi thương phẩm vùng sinh thái nước ngọt: Khu vực nuôi của Trạm nghiên
cứu nước ngọt - Quảng Hiệp - Lâm Đồng. Thời gian từ 9/2003 - 4/2004.


Các ao nuôi có diện tích từ
3000 - 4000m2, riêng ao nuôi nước
ngọt có diện tích 1500m2, chất đáy là
cát bùn, độ sâu từ 1 - 1,5m.
Tiêu chuẩn lựa chọn giống tốt
thả nuôi: tôm giống khỏe mạnh, kích
cỡ đồng đều, không bệnh tật. Nguồn

giống được lấy từ trại thực nghiệm
Viện NCNTTS 3.
Mật độ thả từ 40 - 50 con/m2,
cở giống thả từ PL 10

Bảng 1: Các chỉ tiêu môi trường bố trí thí nghiệm tại các thuỷ vực khác nhau
Chỉ tiêu
Nước mặn
Nước lợ
Nước ngọt

Nhiệt độ(oC)
28-35
22 - 35
18 - 29

Độ mặn (‰)
30 - 35
10 - 20
0

pH
7.2 - 9
7.5 - 9
7.5 - 9.5

Độ kiềm mg/L)
75 - 110
55 - 119
34 - 68


độ trong (cm)
30 - 40
30 - 40
25 - 35

Kỹ thuật thả giống: tôm giống sau khi vận chuyển đến ao nuôi trước hết thả bao giống trên
mặt nước, sau 10-15 phút khi nhiệt độ nước ao và bao cân bằng, mở miệng bao cho nước từ từ
chảy vào bao để tôm giống thích ứng dần với môi trường nước ao, sau 5 - 10 phút nghiêng bao
tôm giống sẽ tự bơi ra ngoài.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu về thành thục tôm chân trắng
1.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến khả năng thành thục tôm chân trắng
Bảng 2: Ảnh hưởng của thức ăn đến khả năng và tỷ lệ thành thục của tôm chân trắng
Chỉ tiêu
Nhiệt độ nước (oC)
Tỷ lệ tôm giao vĩ (%)
N/cá thể/lần đẻ (103)
Tỷ lệ nở (%)
Tỷ lệ thành thục (%)

Mực tươi
27-28
73,99±22.3
20,97±8,29
36,12±24,18
56±4,56

Mực tươi + ốc KC
27-28

88,85±14,7
60,25±10,11
45,14±31,76
78,45±3,14

Mực tươi + ốc KC+ giun biển
27-28
91,6±15,8
74,63±21,3
55,32±24,26
86,13±3,23

Ghi chú: Nhóm trọng lượng thân tôm cái 51 – 55 g/con
Kết quả bảng 2 cho thấy, cùng điều kiện nhiệt độ nước 27-28 oC thì lô thức ăn mực tuơi kết
hợp với ốc kí cư và trùn biển cho tỷ lệ giao vĩ của tôm (91,60%), sức sinh sản thực tế (74,63103
N/cá thể) và tỷ lệ nở của trứng (55,32%); cao hơn trong các lô thí nghiệm thức ăn mực tươi
(tương ứng 73,99%; 20,97 N/cá thể; 36 %) và mực tươi + ốc (tương ứng 88,85%; 60,25 N/cáthể;
45,14%); và cho khả năng thành thục của tôm là cao nhất.


1.2 . Ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự giao vĩ và tỷ lệ nở của trứng
Bảng 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ nước đến sự giao vĩ và tỷ lệ nở của trứng
Chỉ tiêu

23-24
58,54
± 9,39

Tỷ lệ giao vĩ (%)
Số trứng/cá thể/lần đẻ

(103)
Tỷ lệ nở (%)

14,53
± 12,4
8
10,45
± 31,6
4

Nhiệt độ (oC)
25-26 27-28
82,94
96,14
± 13,4
± 2,22
7
66,47
81,03
± 11,2 ± 23,2
5
1
23,87 45,36
± 33,6 ± 26,7
5
8

29-30

25-26

23,16
± 24,4
5

100
± 0,00
94,68
± 15,0
1

0

56,79
± 9,78

0

Độ mặn (‰)
27-28 29-30
63,34
76,87
± 16,4 ± 12,8
3
7
34,23
87,24
± 27,3 ± 16,7
5
8
35,07

46,72
± 23,1 ± 23,4
2
3

31-32
80,23
± 10,2
3
88,65
± 15,3
4
56,78
± 19,2
3

Ghi chú: Sức sinh sản trung bình tôm mẹ nhóm trọng lượng 52 – 54 g/con
Qua bảng 3 cho thấy khoảng nhiệt độ thích hợp nhất cho tôm bố mẹ giao vĩ là 27- 30 oC và
độ mặn từ 29 - 32 ‰
2.

Nghiên cứu về ương nuôi ấu trùng tôm chân trắng

2.1 . Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển của ấu trùng
Các yếu tố môi trường thường gặp và được quan tâm nhất trong ương nuôi ấu trùng đó là
nhiệt độ và độ mặn. Đề tài đã bố trí thí nghiệm trên hai yếu tố này nhằm tìm ra khoảng môi
trường thích hợp, qua đó có thể điều chỉnh để mang lại hiệu quả cao khi nuôi ấu trùng (Bảng 4)
Bảng 4 : Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến sự phát triển ấu trùng Larvae.
Nhiệt độ (oC)
Độ mặn (‰)

Chỉ tiêu
24-25
26-27
28-29
30-31
25-26
27-28
29-30

31-32

TG biến thái
từ trứng-N1 (h)

25
± 5,51

23
± 4,34

19
± 2,83

15
± 2,33

25 ±
4,16

23±

5,04

19 ±
3,03

17
± 2,30

TG biến thái
Z1-PL1 (h)

253
± 10,23

245
± 9,23

240
± 8,56

231
± 6,87

250 ±
8,43

241 ±
8,45

236 ±

7,63

228
± 4,87

Tỷ lệ sống
PL8(%)

34,67
± 10,65

45,78
± 9,98

55,06
± 9,81

65,35
± 8,34

24,67 ±
7,32

46,82 ±
7,43

56,16 ±
6,22

67,25

± 3,66

Qua kết quả thí nghiệm ở bảng 4 cho thấy, nhiệt độ thích hợp cho ấu trùng phát triển là
28 - 30oC. Ở độ mặn 25-26 ‰ cho tỷ lệ giao vĩ của tôm là tương đối thấp (23%), tôm không
tham gia vào sinh sản. Độ mặn 29-30 ‰ tương đối tốt hơn và cho kết quả trong thực tiễn sản
xuất cao hơn các độ mặn khác.
2.2 . Nghiên cứu ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sự phát triển của ấu trùng.
Từ kết quả biểu diễn trên đồ thị hình 1 sau đây cho thấy, tảo tươi kết hợp với thức ăn tổng
hợp (lô thí nghiệm A) cho kết quả ấu trùng giai đoạn Zoea và Mysis có tỷ lệ sống và tốc độ tăng
trưởng cao nhất trong 3 lô thí nghiệm.


Hình1. Ảnh hưởng thức ăn khác nhau đến tăng trưởng ấu trùng tôm chân trắng theo thời gian
2.3 . Nghiên cứu về mật độ nuôi ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng
Để thấy được sự ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu
trùng tôm chân trắng, chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm với 5 thang mật độ khác nhau
(100; 125; 150; 175 và 200 N/lít). Với các yếu tố khác đồng nhất (độ mặn 28 - 35‰, nhiệt độ
nước 27 - 30oC và pH 7.5 - 8.2). Thí nghiệm được lặp lại 4 lần
Bảng 5: Ảnh hưởng mật
chân trắng
Mật độ TN
(N/L)
Z1
0.904
100
±0.006a
0.895
125
±0.006b
0.887

150
±0.006 cd
0.877
175
±0.008 c
0.876
200
±0.008 ce

độ nuôi khác nhau đến tăng trưởng về kích thước ấu trùng tôm

Z3
2.911
±0.034ab
2.891
±0.031a
2.877
±0.032a
2.857
±0.036a
2.835
±0.033ac

M1
3.544
±0.057ab
3.512
±0.045ac
3.492
±0.047a

3.446
±0.044a
3.408
±0.046ad

L (mm)
M3
4.118
±0.054ab
4.083
±0.055a
4.02
±0.057ac
3.915
±0.061d
3.932
±0.059d

P1
4.932
±0.064ac
4.877
±0.061a
4.815
±0.062ad
4.733
±0.059ab
4.708
±0.076b


P8
6.768
±0.175a
6.998
±0.164a
6.871
±0.163a
6.686
±0.159a
6.761
±0.169a

P11
8.166
±0.165a
8.222
±0.181ab
8.054
±0.177a
7.925
±0.189ac
7.974
±0.168a

Số liệu trình bày là giá trị trung bình giữa 4 đợt thí nghiệm ± sai số chuẩn S.E.
Qua kết quả thí nghiệm ở bảng 5 cho thấy, mật độ 100 N/L có tốc độ tăng trưởng về trọng
lượng là cao hơn trong các khoảng mật độ khác. Tuy nhiên, với mức ý nghĩa (P<0.05) thì sự sai
khác này không có ý nghĩa.
3. Nghiên cứu về nuôi thương phẩm tôm chân trắng
Đề tài tiến hành thử nghiệm nuôi thương phẩm tôm chân trắng tại 3 vùng sinh thái nước

mặn, lợ và ngọt để đánh giá khả năng sinh trưởng và kết quả nuôi từng thủy vực (Bảng 6).


Bảng 6: Kết quả nuôi thử nghiệm tôm trên 3 vùng sinh thái nước mặn, lợ và ngọt
Ao nuôi
Sinh thái nước mặn
Sinh thái nước lợ
Sinh thái nước ngọt
Chỉ tiêu
Cỡ tôm (con/kg)
Trọng lượng TB (g)
Tỷ lệ sống (%)
Năng suất (kg/ha/vụ)
Chu kỳ nuôi (ngày)
Hệ số thức ăn (PCR)

A1*

A2*

A4**

A5**

C4

A1

70
14.29

89.6
6433
121
1.3

71
14.08
71.6
4629
111
1.1

72
13.89
75.6
5250
98
1.1

74
13.51
89
5295
120
1.2

64
15,31
100
6367

105
0,93

98
10,48
94
3533
91
0,93

A2

A3

77
70
13,07 14,36
55
88
3867 5917
120 120
0,98 0,87

Đợt 1

Đợt 2

B1

B2


B1

B3

90
11.0
56
1787
125
1.2

98
10.0
61,8
156
7
120
1.1

104
9,6
62
2500
130
1.2

111
9,0
71

3620
115
1.3

Qua kết quả bảng 6 cho thấy, tôm chân trắng được nuôi vùng nước mặn và lợ cho năng suất
nuôi và tỷ lệ sống cao hơn vùng nuôi sinh thái nước ngọt. Tuy nhiên, bước đầu áp dụng thành
công quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm chân trắng trong ao nước ngọt của Viện NCNTTS
III đã mở ra triển vọng cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất trong các vùng nước ngọt nội địa.
Từ kết quả trên cho thấy, tôm chân trắng có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho vùng
nuôi nước ngọt nội địa. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể xây dựng quy trình nuôi thương phẩm
hoàn thiện hơn nữa nhằm phát huy và tận dụng các thủy vực nội địa còn hoang hóa để nuôi tôm
he chân trắng.
IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
1. Kết luận
Thức ăn cho tôm bố mẹ nên kết hợp 3 loại thức ăn: mực tươi, trùn biển và ốc kí cư sẽ
mang lại tỷ lệ thành thục, lên trứng, sức sinh sản và tỷ lệ nở là tốt nhất. Các yếu tố môi trường
thích hợp cho tôm chân trắng giao vĩ, đẻ trứng và đạt tỷ lệ nở cao với điều kiện nhiệt độ từ 27 30oC, độ mặn 28-30 ‰.
Các yếu tố môi trường thích hợp cho sự phát triển và tỷ lệ sống ấu trùng: nhiệt độ 2931oC, độ mặn 29-32 ‰. Tảo tươi kết hợp với thức ăn tổng hợp là loại thức ăn mà ấu trùng tôm he
chân trắng ở giai đoạn Zoea và Mysis cho tỷ lệ sống, tăng trưởng là cao nhất. Khoảng mật độ
100 - 150 N/L cho tỷ lệ sống và tăng trưởng của ấu trùng tốt hơn là khi bố trí ở mật độ cao.
Nuôi thương phẩm tôm Chân trắng vùng nước mặn và lợ cho năng suất, tỷ lệ sống và lợi
nhuận tương đối cao hơn vùng nuôi nước ngọt. Tuy nhiên, thành công trong nghiên cứu nuôi tôm
chân trắng ở vùng nuôi nước ngọt đã mở ra một triển vọng mới cho việc nâng cao hiệu quả sản
xuất trong các thủy vực nước ngọt nội địa.
2. Đề xuất ý kiến
Trong quản lý chất lượng con giống thả nuôi cần chú ý nguồn gốc của đàn tôm bố mẹ
nhập nội. Trại sản xuất giống nên sử dụng tôm bố mẹ có nguồn gốc từ tôm Hawai dòng
SPF/SPR.
Cần tiếp tục có các nghiên cứu về bệnh trên tôm chân trắng ở Việt Nam, đặc biệt là bệnh
gây hội chứng Taura.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Al Stokes, Craig L. Browdy, Chuck R. Weirich, Jacob Richardson, Catherine M.Bruce, 2002.
Double crop pond management strategy using Litopenaneus vanamei in south Carolina. In
Aquaculture America 2002. Book of Abstracts. Town & country Resort, San Diego,
California, USA. 27 – 30,2002. pp. 322. America Aquaculture Society.
2. FAO, 2003. Larval health management, in: Health management and biosearity maintenance in white
shrimp (P. vannamei) hatcheries in Latin America. FAO Fisheries echnical Paper. No. 450. Rome.
FAO. 2003. 64p.

3. Nguyễn Văn Hảo & ctv, 2003. Kết quả bước đầu thử nghiệm nuôi thâm canh tôm he Chân trắng
(Litopenaeus vannamei) trên vùng ngọt hóa Gò Công Tây – Tỉnh Tiền Giang. Tuyển tập nghề
cá Sông Cửu Long (số đặc biệt). Nhà xuất bản Nông Nghiệp – TP. Hồ Chí Minh. Tr. 378390.
4. R Brito & et al (2001). Effect of different diets on growth and digestive enzyme

activity in L. vannamei (Boone, 1931) early Post larvae. Aquaculture research. 2001.
32. 257-266.
5. SM Moss & et al (2001). Effects of pond water on digestive enzyme activity in the Pacific
white shrimp L. vannamei (Boone, 1931). Aquaculture research, 2001.32. 125- 131.
6. Trần Kia, 2002. Kết quả nuôi và cho sinh sản nhân tạo giống tôm thẻ Chân trắng tại Công Ty
Duyên Hải Bạc Liêu, trong: Tuyển tập nghề cá sông Cửu Long (số đặc biệt). Báo cáo khoa
học hội thảo quốc gia. Nghiên cứu khoa học phục vụ nghề NTTS ở các tỉnh phía Nam. NXB
Nông Nghiệp TP HCM 2003, Tr 371 – 374.
7. Tzachi M. Samocha (2000). Use of artificial diets to reduce artemia nauplii requirements for
production of L. vannamei post larvae. IJA – Volume 51 (4), 1999, 157-168.
8. Vaca A.A. & J. Alfaro, 1999. Ovarian maturation and spawning in the white shrimp, P.
vannamei, by serotonin infection. Aquaculture 182 (2000) 373 - 385.
9. Yao, -Po & CTV (1999). Studies on epidemiology of white spot syndrome baculovirus (WSBV) in

the culture of Penaeus vannamei and sensitivity of WSBV in P. vannamei. Mar-Sci-Bull; HaiyangTongbao 1999 vol. 18, no. 4, pp. 44-49.
10. Zazain-Herzberg,-M & CTV. Taura syndrome in Mexico follow-up study in shrimp farm of
Sinaloa. Aquaculture 2001 vol. 193, no. 1-2, pp 1-9.



×