Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Một số nhận dịnh về chuỗi gia trị nganh dệt may việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.15 KB, 3 trang )

Một số nhận định về chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam


Trong Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/04/2007 về phê duyệt
“Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010,
tầm nhìn đến năm 2020”, ngành dệt may được lựa chọn là ngành mũi nhọn trong xuất khẩu của
Việt Nam, bởi vậy Nhà nước cũng đã có những chính sách ưu tiên để phát triển của ngành dệt
may. Giai đoạn 2007 – 2012, ngành dệt may có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh với tốc độ tăng
trưởng khoảng trên 20%/ năm (trừ năm 2009 do sức mua của thị trường giảm mạnh, hệ quả từ
cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu). Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của dệt may nước
ta chỉ đạt 1,9 tỷ USD thì đến năm 2013 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã đạt 20.096 tỷ USD
chiếm tỷ trọng 15.2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Hàng dệt may Việt Nam đã được
xuất khẩu đi hơn 180 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới như thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU, các
nước Đông Âu, các nước Trung Đông...Sự đón nhận của các thị trường này chứng tỏ hàng dệt
may của Việt Nam bước đầu đã có sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm trên thị
trường quốc tế. Tỷ lệ đóng góp của ngành dệt may Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
cả nước luôn ở mức trên 12%.

Tuy ngành dệt may là một trong những ngành xuất khẩu đi đầu của Việt Nam, nhưng nếu xét về
chuỗi giá trị của ngành thì vẫn còn nhiều hạn chế. Chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may bao gồm
các khâu: Sản xuất nguyên liệu; sản xuất sản phẩm cuối cùng, nghiên cứu thiết kế, marketing và
phân phối, trong đó khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng là khâu tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất (chỉ
chiếm 5 – 10% tỷ suất lợi nhuận). Nhưng hiện nay theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam
(Vitas) ngành dệt may trong nước có đến 70% doanh nghiệp sản xuất theo hình thức gia công cho
các doanh nghiệp nước ngoài, tức là chỉ tham gia vào khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng.

Về khâu cung ứng nguyên phụ liệu, theo bảng số liệu ngành dệt may của Việt Nam đang phụ
thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Tính trong năm 2013, ước đạt nhập khẩu bông là
590 nghìn tấn, trị giá 1189 triệu USD; nhập khẩu xơ, sợi nguyên liệu đạt 692 nghìn tấn, trị giá 1514
triệu USD; Nhập khẩu vải đạt 8405 triệu USD. Các nhóm hàng này chủ yếu được nhập từ thị



trường Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan, Hoa Kỳ, Ấn Độ…Điều này cho thấy các doanh nghiệp
ngành dệt may chưa thực sự chủ động được về nguồn cung ứng nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu
sản xuất, làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, sắp tới đây khi Việt Nam ký
kết Hiệp định TPP, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nguyên tắc xuất xứ tính từ sợi (yarnforward), tức sợi để dệt phải được sản xuất tại Việt Nam hoặc các nước thành viên TPP từ bông
nội vùng, nếu nguyê tắc này được áp dụng thì việc nhập khẩu nguyên liệu sẽ ảnh hưởng rất lớn
tới lợi ích của các doanh nghiệp.

Về khâu nghiên cứu thiết kế: đây là khâu sẽ cho lợi nhuận cao kéo theo đó nâng giá trị gia tăng
trong các mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên khâu nghiên cứu và thiết kế sản
phẩm lại là khâu yếu nhất của các doanh nghiệp Việt Nam. Đa phần các công đoạn thiết kế cho
các sản phẩm may ở của nước ta được thực hiện tại những nước có ngành công nghiệp thời trang
phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Hồng Kông…sau đó, các mẫu thiết kế được chuyển về Việt Nam,
các công ty may của nước ta chỉ gia công theo đúng mẫu mã theo đơn đặt hàng. Mới chỉ có một
số doanh nghiệp đang cố gắng xây dựng và đưa thương hiệu của mình vào thị trường như may
Việt Tiến với sản phẩm San Sciaro và Manhattan, công ty thời trang Việt với thương hiệu Nino
max, Công ty TNHH May Thêu Giày An Phước…

Về hoạt động marketing & phân phối: Các doanh nghiệp dệt may trong nước hiện nay vẫn chưa có
hệ thống phân phối rộng lớn đến tận tay người tiêu dùng, nhất là trên thị trường quốc tế. Theo kết
quả nghiên cứu của Dang Nhu Van (Vietnamese T&G firms in he Global Value Chain), các doanh
nghiệp Việt Nam vẫn phải qua các nhà cung cấp khu vực để có được hợp đồng gia công, rất ít
doanh nghiệp có được hợp đồng từ các nhà bán lẻ để cung cấp sản phẩm của mình. Nói cách
khác, doanh nghiệp dệt may trong nước vẫn thiếu liên kết với người tiêu dùng sản phẩm cuối
cùng, do đó thường không nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, điều này dẫn
đến việc sản phẩm dệt may ít được đón nhận.


Nhìn chung trong chuỗi giá trị sản phẩm ngành dệt may, VN mới chỉ tham gia ở vai trò sản xuất
sản phẩm cuối cùng, các khâu còn lại như: Sản xuất nguyên vật liệu, nghiên cứu thiết kế,

marketing và phân phối…thì hầu như chưa tham gia một cách mạnh mẽ, xuất khẩu của ngành dệt
may thực chất mới chỉ dừng lại ở khâu gia công hộ nước ngoài, các sản phẩm đúng nghĩa “made
in Vietnam” chưa thực sự có nhiều trên thị trường nội địa nói riêng và cả trên thị trường thế giới nói
chung. Chính những điều này làm giá trị gia tăng của các sản phẩm dệt may Việt Nam thấp. Song
song với đó, việc các sản phẩm dệt may Việt Nam khi tham gia vào thị trường quốc tế, trong bối
cảnh các hiệp định thương mại đang được xúc tiến, sẽ khó có thể tận dụng những lợi ích từ các
hiệp định này. Một số giải pháp ngành dệt may cần tập trung trong thời gian tới là: tập trung đầu tư
xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, từ đó chủ động trong sản xuất kinh doanh. Trên thực tế, Việt
Nam là quốc gia có lợi thế rất lớn về diện tích trồng cây lanh hoặc cây bông nhưng lại chưa khai
thác được do sự thiếu quan tâm của Nhà nước khi quy hoạch đất đai cũng như các chính sách
phát triển nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp phục vụ cho công nghiệp. Cần có sự liên kết giữa
Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân trong việc hình thành vùng nguyên liệu trong nước giúp ổn
định đầu vào cho nhà sản xuất và đồng thời ổn định đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp liên
quan. Thêm vào đó, khâu nghiên cứu thiết kế và marketing cần được đẩy mạnh hơn nữa nhằm
nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm ngành dệt may thông qua đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao của ngành, xúc tiến thương mại quảng bá thương hiệu sản phẩm, khảo sát thị trường
nhằm tìm ra xu hướng thị trường, đáp ứng đúng nhu cầu thay đổi thường xuyên của người tiêu
dùng. Các doanh nghiệp dệt may trong nước phải xác định không chỉ tập trung phát triển và mở
rộng thị trường xuất khẩu mà quên đi thị trường nội địa đầy tiềm năng, cùng với hoạt động xuất
khẩu, ngành dệt may cần tập trung quy hoạch lại hệ thống thị trường nội địa, có sự phân cấp rõ
ràng, cơ cấu lại hệ thống phân phối và nghiên cứu khả năng cung ứng sâu hơn cho vùng nông
thôn.



×