Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

QUY TRÌNH KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG LAN HỒ ĐIỆP BẰNG NUÔI CẤY MÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.26 KB, 11 trang )

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ
QUY TRÌNH KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG LAN HỒ ĐIỆP BẰNG NUÔI CẤY MÔ
TẾ BÀO GỒM 3 CÔNG ĐOẠN: CÔNG ĐOẠN VÀO MẪU, CÔNG ĐOẠN NHÂN
NHANH, CÔNG ĐOẠN RA NGÔI NGOÀI VƯỜN ƯƠM

I.GIỚI THIỆU CHUNG
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế
xã hội, nhu cầu sử dụng hoa nói chung và hoa lan nói riêng cũng tăng rất nhanh, bên
cạnh nhu cầu về số lượng, chất lượng hoa cũng đòi hỏi ngày càng cao. Lan Hồ Điệp
(Phalaenopsis) được mệnh danh là hoàng hậu của các loài phong lan, hoa có hình
dáng đẹp, hoa bền, màu sắc phong phú, tươi lâu. Mặc dù vậy, các loài hoa lan chất
lượng cao, đặc biệt là lan Hồ Điệp được tiêu thụ nhiều nhất ở các đô thị, thành phố
lớn chủ yếu được nhập về từ Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan. Theo ước tính, chỉ tính
riêng miền Bắc Việt Nam mỗi năm đã nhập vào khoảng 40 - 50 vạn cây lan hồ điệp từ
Trung Quốc, Đài Loan để cung cấp vào dịp Tết, điều đó cho thấy nhu cầu chơi hoa
Lan của người dân ngày càng cao.
II. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH
2.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây sinh trưởng là: ban ngày 25 –28 oC, ban đêm
18 – 20oC, cây con yêu cầu nhiệt độ đêm cao hơn (khoảng 23oC). Khi nhiệt độ thấp
hơn 15oC rễ ngừng hút nước, ngừng sinh trưởng, thậm chí lá bị hại, dẫn đến rụng
nụ và cánh hoa xuất hiện đốm đen.
Lan Hồ Điệp khi phân hoá hoa cần nhiệt độ thấp, ngày và đêm chênh lệch
8–100C, tốt nhất là ban ngày 24oC, ban đêm 15 – 16oC, kéo dài 4 – 6 tuần.
2.2. Ánh sáng
Ánh sáng trực xạ không thích hợp cho sinh trưởng của lan hồ điệp, nên cần
phải che bớt ánh nắng và điều tiết độ chiếu sáng thích hợp với từng thời kỳ. Giai
đoạn cây con (đến 4 tháng tuổi), ánh sáng thích hợp nhất là 5.000 –8.000 lux. Thời
kỳ cây nhỡ (4 đến 12 tháng tuổi) là 7.000 – 12.000 lux. Thời kỳ cây to (12 đến 18
tháng tuổi) là 10.000 – 20.000 lux. Thời kỳ thúc hoa là 20.000 – 30.000 lux.


2.3. Độ ẩm
1


Lan hồ điệp chịu hạn tốt nhưng không chịu được úng. Vụ xuân, ẩm độ
không khí cao có thể 5 – 7 ngày tưới 1 lần, vụ hè, thu nhiệt độ cao, nước bốc hơi
mạnh thì 2 – 3 ngày tưới một lần. Vụ đông nhiệt độ thấp, ẩm độ thấp, cần đảm bảo
duy trì độ ẩm ổn định và tránh để nước đọng trên lá, lá bị đọng nước dễ bị rét hại,
vì vậy chỉ tưới nước khi độ ẩm 10 –15%. Và nếu có điều kiện, sau khi tưới nước
cần quạt hút gió để nước trên mặt lá bốc hơi đi để tránh nhiễm bệnh.
III. CÁC GIỐNG TRỒNG HIỆN NAY
Hiện nay ở Việt Nam thường trồng phổ biến một số giống hoa lan Hồ điệp sau:
- Giống hoa to: đường kính hoa 10 – 15 cm, 8 – 12 bông hoa/cành, bao gồm
các giống: Trắng lưỡi đỏ, mười giờ, V3, V31, đỏ, phấn hồng...
- Giống hoa trung bình: đường kính hoa 5 – 9 cm, 10 – 15 bông hoa/cành,
bao gồm các giống: hoàng hậu, vàng, trắng chấm đỏ, kẻ vân tím, đốm ngọc trai...
- Giống hoa mini: đường kính hoa 2 – 4 cm, có 20 – 50 bông hoa/cành, như
giống Mãn Thiên Hồng, trắng mini, vàng mini...
Các giống lan trên đều được nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
IV. QUY TRÌNH KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG BẰNG NUÔI CẤY MÔ
1. Một số vấn đề chung đối với phòng nuôi cấy mô
- Nhiệt độ phòng nuôi cây thông thường phổ biến cho hầu hết các cây là
24±2 C
0

- Cường độ ánh sáng 3000- 3500 lux
- Thời gian chiếu sáng: 12 giờ sáng/12 giờ tối
- Nhiệt độ , thời gian hấp môi trường nuôi cấy: 1210C, 20 phút.
- Cách pha một số chất điều tiết sinh trưởng: Hầu hết các chất điều tiết sinh
trưởng thuộc nhóm auxin và cytokinin đều chỉ tan trong dung dịch HCl1N hoặc

NaOH1N. Dùng 1 trong hai dung dịch này nhỏ từ từ kết hợp lắc đều cho đến khi
chất cần pha tan hoàn toàn sau đó dùng nước cất lên thể tích cho vừa đủ. Nên dùng
các ống nhỏ để chia thành 0,5ml, 1ml, 2ml rồi bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh.
- Dung dịch mẹ sau khi pha xong phải được bảo quản trong tủ lạnh, với
dung dịch sắt phải dùng chai tối để bảo quản.
- Nước dừa chưa dùng ngay phải bảo quản trong ngăn đá
* Một số môi trường cơ bản thường dùng trong phòng nuôi cấy mô
* Môi trường MS (Murashige & Skoog medium)
Thành phần

Nồng độ
2

Ghi chú


Chất đa lượng
1

CaCl2

332.02

2

KH2PO4

170.00

3


KNO3

1900.00

4

MgSO4

180.54

5

NH4NO3

1650.00

1

FeNaEDTA

36.70

2

H3BO3

6.02

3


KI

0.83

4

MnSO4.H2O

16.90

5

ZnSO4.7H2O

8.60

6

CoCl2.6H2O

0.025

7

CuSO4.5H2O

0.025

8


Na2MoO4.2H2O

0.25

Glycine

2.00

Thiamine HCl

0.1

Pyridoxine HCl

0.50

Nicotinic acid

0.50

myo-inositol

100.00

mg/l

Chất vi lượng
mg/l


Vitamin
mg/l

* Môi trường nuôi cấy bao phấn - Chu (N6)
Thành phần

Nồng độ

Ghi chú

Chất đa lượng
1

CaCl2

125.33

2

KH2PO4

400.00

3

KNO3

2830.00

4


MgSO4

90.27

5

(NH4)2SO4

463.0

1

FeNaEDTA

36.70

2

H3BO3

1.06

mg/l

Chất vi lượng

3

mg/l



3

KI

0.80

4

MnSO4.H2O

3.33

5

ZnSO4.7H2O

1.50

Glycine

2.00

Thiamine HCl

1.00

Pyridoxine HCl


0.50

Nicotinic acid

0.50

Vitamin
mg/l

* Môi trường nuôi phong lan (Knudson C)
Thành phần
Chất đa lượng

Nồng độ
241.30

1

Ca(NO3)2

250.00

2

KCl

250.00

3


KH2PO4

122.15

4

MgSO4

500.00

5

NH4NO3

500.00

6

(NH4)2SO4

1894.13

1

FeSO4.7H2O

25.00

2


MnSO4.H2O

5.68

Ghi chú

mg/l

Chất vi lượng
mg/l

* Môi trường nhân phong lan
Thành phần

Nồng độ

Chất đa lượng
1

CaCl2

116.00

2

KH2PO4

85.00

3


KNO3

950.00

4

MgSO4

90.35

5

NH4NO3

825.00

1

FeNaEDTA

36.70

2

H3BO3

3.01

3


KI

0.415

mg/l

Chất vi lượng

4

mg/l

Ghi chú


4

MnSO4.H2O

16.90

5

ZnSO4.7H2O

5.30

6


CoCl2.6H2O

0.0125

7

CuSO4.5H2O

0.0125

8

Na2MoO4.2H2O

0.125

Thiamine HCl

10.00

Pyridoxine HCl

1.00

Nicotinic acid

1.00

myo-inositol


100.00

MES

1000.00

Sucrose

20.0

Tryptone

2.0

Vitamin

Chất đệm

mg/l

(Morpholino
Sulfonic acid

Ethane

mg/l

Activated charcoal 2.0
2. Công đoạn vào mẫu
2.1. Chọn vật liệu đưa vào nuôi cấy:

Vật liệu đưa vào nuôi cấy in vitro là lựa chọn những cây mẹ khoẻ mạnh,
không nhiễm sâu bệnh, đang trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển tốt.
Có 2 phương pháp nuôi cấy invitro Lan Hồ Điệp là nuôi cấy bằng ngồng hoa
có chứa mắt ngủ hoặc bằng phương pháp gieo hạt.
2.2. Khởi động mẫu trong điều kiện in vitro:
a) Lấy mẫu, hoá chất và phương pháp khử trùng mẫu cấy
Mô thực vật khi đưa vào nuôi cấy invitro phải được khử trùng bằng các biện
pháp vật lý hoặc hoá học. Trong đó phương pháp hoá học được sử dụng nhiều hơn
cả, do tính chất dễ thao tác, đòi hỏi thiết bị đơn giản, và hiệu quả cao. Các chất hoá
học thường được sử dụng là các chất có tính diệt khuẩn như: Thuỷ ngân (HgCl 2),
Natri Hypochlorit (Na(OCl)2); Canxi Hypochlorit (Ca(OCl)2); Hydro peroxit
(H2O2)…Sử dụng chất nào, nồng độ cao hay thấp, thời gian khử trùng dài hay ngắn
hoàn toàn phụ thuộc vào đặc điểm và tình trạng của mẫu.
* Vào mẫu từ ngồng hoa: Khi cây Hồ điệp đã có ngồng hoa ta để cho ngồng
phát triển đầy đủ chiều cao rồi cắt lấy cành hoa, trên mỗi cành hoa sẽ có 4-7 đốt có
5


chứa mắt ngủ (tùy thuộc vào giống), cắt lấy các đốt dài 3-4cm.. Rửa sạch mẫu dưới
vòi nước chảy, dùng dao sắc cắt mẫu thành từng đoạn, mỗi đoạn chứa 1 mắt ngủ.
Tráng lại bằng nước cất rồi đem đi khử trùng ở Box cấy vô trùng.
Tiến hành khử trùng mẫu lần 1 bằng dung dịch HgCl 2 0,1% trong thời gian 5
phút, tráng lại 4-5 lần bằng nước cất vô trùng, bóc bỏ phần lá bao bên ngoài để lộ
ra mắt ngủ rồi khử trùng tiếp lần 2 cũng bằng dung dịch HgCl 2 0,1% trong thời
gian 1 phút. Rửa sạch mẫu, cắt bỏ phần mẫu bị tổn thương do hoá chất khử trùng
gây rồi dùng panh cấy các mẫu vào môi trường đã chuẩn bị sẵn, mỗi mẫu 1 bình.
* Vào mẫu bằng gieo hạt: Quả sau thụ phấn 160 -180 ngày được lấy để gieo
hạt. Dùng cồn 700 lau sạch bề mặt quả sau đó cho quả vào dung dịch HgCl 2 0,1%
khử trùng trong thời gian 10 phút. Rửa lại quả 4-5 lần bằng nước cất vô trùng.
Dùng dao bổ dọc quả, lấy panh gắp hạt cho vào ống nghiệm chứa nước cất

vô trùng, lắc đều sau đó để 1-2 phút cho lắng để tách những hạt lửng, hạt nép nổi
phía trên. Hạt mẩy chìm xuống phía dưới được lấy ra và trang đều trên bề mặt môi
trường nuôi cấy.
b). Môi trường nuôi cấy:
Môi trường khởi động mẫu: MS + 1,5mgBAP + 0,2mgKi + 0,2mg IAA
Môi trường vào mẫu từ ngồng hoa có chứa mắt ngủ : VW+ 100 ml ND +
10g ĐƯờng + 2mg/lBA +0,3 mg/lKi
Môi trường gieo hạt: VW + 100ml/l Nước dừa + 10g/l Đường 30g Khoai tây
+1 g/l pep ton + 6,5 g/l agar
Điều kiện nuôi cấy:
- Nhiệt độ 25 – 26 oC
- Thời gian chiếu sáng: 8h/16h
- Cường độ ánh sáng: 2500 – 3000 lux
3. Công đoạn nhân nhanh và tạo cây hoàn chỉnh
- Nhân nhanh từ gieo hạt: Hạt gieo sau 7 ngày bắt đầu nảy mầm, sau 20 ngày
bắt đầu hình thành thể tiền chồi (PLBs: Protocorm Like Bodies). Sau 1,5 tháng
được cấy chuyển sang môi trường nhân nhanh:
VW + 100ml/l Nước dừa+ 10g/l Đường + 30g/l Khoai tây+ 30g/l Cà rốt +1g/l pep ton
+ 0,3 g/l Than hoạt tính + 6,5 g/l agar
Định kỳ 2 tháng cấy chuyển một lần. Sau 4-5 vòng cấy chuyển trên môi
trường nhân nhanh sẽ tạo thành cây hoàn chỉnh với 4-5 lá, trọng lượng cây ≥3
gram đủ tiêu chuẩn ra ngôi trồng ngoài vườn ươm.
6


- Nhân nhanh bằng nuôi cấy lát mỏng: Nguyên liệu để cắt lớp mỏng là thể
Protocorm hoặc chồi non mới được hình thành hoặc mới qua một lần cấy chuyển
cây. Chiều dày lát mỏng là 0,3-0,5cm. Môi trường nuôi cấy lát mỏng:
VW + 100mlND + 0,5mm 2,4D + 0,3mg Kinetin + 10g đường Saccaroza + 6,5g
agar/lít

Sau khi nuôi cấy được khoảng 30 ngày các mẫu cấy sẽ bắt đầu phát sinh
hình thái hình thành nên các PLBs. Sau khi PLBs hình thành, tiến hành cấy
chuyển các PLBs sang môi trường nhân nhanh để chúng tiếp tục phát sinh hình
thái tạo thành cây hoàn chỉnh
Trong quá trình nuôi cấy, bổ xung 1g PVP (polyvinyl pirollidon)/lít môi
trường để ngăn ngừa hiện tượng hoá đen môi trường. Số vòng cấy chuyển là 4-5
lần., sau đó phải vào mẫu mới để thay thế.
Điều kiện phòng nuôi cấy in vitro:
- Nhiệt độ: 25± 20C
- ánh sáng: 2.500-3.000 lux
- Quang chu kỳ: 12-14 giờ chiếu sáng/24 giờ
4. Công đoạn ra ngôi ngoài vườn ươm
4.1. Một số vấn đề chung đối với nhà lưới trồng Lan Hồ Điệp
Hiện nay ở Việt Nam đang tồn tại rất
nhiều kiểu mẫu nhà lưới khác nhau, nhưng mẫu
nhà lưới được cho là phù hợp để nuôi trồng lan
hồ điệp còn rất hạn chế. Có thể kể các mẫu nhà
lưới như sau:
+ Nhà lưới đơn giản: Thông thường các
nhà lưới đơn giản ở nước ta thường là nhà có
mái che bằng ni lông và nhà lưới thông gió tự
nhiên với các dạng khác nhau: Dạng nhà vòm,
dạng nhà một mái, dạng nhà có mái liên tiếp...
Nhà lưới đơn giản được phát triển chủ yếu ở
các tỉnh phía nam như Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh,
Đồng Nai với tổng diện tích vài trăm hét ta. Ở
các tỉnh phía Bắc các nhà lưới đơn giản phục vụ
trồng sản xuất rau an toàn, hoa chất lượng cao
(đồng tiền, lily, ...) mới phát triển với diện tích nhỏ lẻ vài ha ở Hà Nội như Đông
Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Bắc Ninh...Các loại nhà lưới này vì có mái hở và không

7


có thiết bị điều khiển được điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm theo yêu cầu sinh
trưởng của cây lan hồ điệp nên không thể áp dụng được.
- Nhà lưới hiện đại: Hiện nay một số cơ sở sản xuất rau, hoa chất lượng cao
đã nhập nhà kính từ Pháp, Israel.v.v như công ty Golden, Trang food, Has farm
cũng như một số Trường, Viện, Trung tâm nghiên cứu: Trường Cao đẳng Kỹ thuật
Nông nghiệp Xuân Mai, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm
Nghiên cứu cây ăn quả Long An, Trung tâm Phát triển nông lâm nghiệp công nghệ
cao Hải Phòng, Công ty giống cây trồng Hà Nội... Các nhà kính này tương đối
hiện đại và thường có các thiết bị đi kèm như: Hệ thống thông gió cưỡng bức, hệ
thống làm mát, hệ thống kiểm soát và điều khiển nhiệt độ cũng như ánh sáng, hệ
thống điều khiển trung tâm... Đại đa số các nhà kính nhập ngoại này hoạt động
kém hiệu quả nguyên nhân do hệ thống nhập không đồng bộ và chi phí hàng năm
lớn nên chưa đáp ứng với điều kiện khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm.
Hiện nay, một số Công ty xây dựng ở Việt Nam đã có thể tự sản xuất được
kiểu nhà lưới hiện đại phù hợp với điều kiện khí hậu và thích hợp cho sự sinh
trưởng, phát triển của cây. Với hệ thống thiết bị trong nhà lưới hiện đại dạng kín
như: Hệ thống lưới cắt nắng, hệ thống thông gió, hệ thống tản nhiệt cưỡng bức
bằng tấm tản nhiệt, hệ thống quạt đối lưu, hệ thống rèm che mái, hệ thống rèm che
hai bên sườn, hệ thống tăng nhiệt bằng hơi nóng... tại Hưng Yên, Bắc Ninh, Viện
NC Rau quả đã được vận hành thử nghiệm trong điều kiện trồng hoa lan hồ điệp
quanh năm cho thấy mô hình nhà lưới hiện đại dạng kín với các hệ thống thiết bị
điều khiển hoàn toàn có thể điều khiển được tiểu khí hậu trong nhà lưới và đáp ứng
được các yêu cầu nông, sinh học của hoa lan hồ điệp: Nhiệt độ trong nhà lưới có
thể giảm tới 7 - 10oC và có thể tăng tới 7 - 10oC so với nhiệt độ bên ngoài nhà lưới,
độ ẩm từ 70 - 100% đảm bảo cho sự phát triển của cây trồng, Cường độ ánh sáng
có thể điều chỉnh đảm bảo < 20.000Lux.
4.2. Công đoạn ra ngôi chăm sóc cây ngoài vườn ươm

4.2.1. Mục đích
Tạo được cây con sau giai đoạn nuôi cấy in vitro phát triển bình thường để
trồng được ngoài điều kiện tự nhiên.
Tỷ lệ cây sống khi chuyển từ nuôi cấy trong ống nghiệm ra vườn ươm quyết
định hiệu quả kinh tế cuả phương pháp nhân giống in vitro. Do đó một qui trình ra
cây đạt hiệu quả cao có ý nghĩa rất lớn.
4.2.2. Nguyên lý
Cây nuôi cấy trong ống nghiệm là cây đang được sống trong một điều kiện
nuôi cấy tối ưu về mọi mặt trong môi trường vô trùng. Khi đưa ra ngoài ống
8


nghiệm, cây phải chịu tác động của nhiều điều kiện bất lợi của môi trường. Trong
điều kiện in vitro cây rất non yếu, do đó rất rễ bị chết do những điều kiện không
thuận của môi trường tự nhiên như bị vi khuẩn, nấm mốc tấn công gây thối rữa…
Do đó để đạt được tỷ lệ cây sống cao khi ra cây ta phải theo những nguyên tắc
sau:
Trong thời gian đầu mới đưa cây ra phải bảo vệ cẩn thận, tránh cho cây khỏi
chịu tác động những điều kiện không thuận lợi (ánh sánh cao, nhiệt độ, độ ẩm, ...)
từ phía ngoại cảnh.
Từng bước cho cây làm quen dần với những điều kiện sống bên ngoài ống
nghiệm, cây non sẽ dần cứng cáp và phát triển được ở ngoài điều kiện tự nhiên.
4.2.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ngoài vườn ươm
Thiết kế nhà trồng cây
Cây phong lan nói chung và Hồ điệp nói riêng khi trồng rất cần điều kiện
thông thoáng có nhiều gió , không khí lưu thông như vậy sẽ giảm được đáng kể sự
hình thành bệnh. Nhà trồng hồ điệp phải có mái che nắng và che mưa. Cây Hồ điệp
sinh trưởng phát triển tốt nhất ở điều kiện nhiệt độ 22-26 0C và cường độ ánh sáng
5000lux-8000 lux vì vậy tùy theo mùa khác nhau mà người ta phải dùng lưới che
khác nhau. Để việc đi lại chăm sóc được thuận tiện ta nên thiết kế các giàn để cây

có chiều rộng từ 1- 1,2 m có lối đi lại giữa các giàn.
Chuẩn bị giá thể.
Khác với đa số các loại phong lan khác, bộ rễ cây lan hồ điệp rất ưa loại giá
thể mềm và xốp vì vậy dớn (rong biển) được dùng chủ yếu để trồng hồ điệp hiện
nay. Cây con được trồng vào các khay hay rổ nhựa với mặt độ 250-300 cây/m 2.
Trước khi trồng cây ta xử lý giá thể và chậu trồng cây bằng KMnO 4 với nồng độ
0,1% (1 gam/lít nước) trong 30 phút (ngâm giá thể hoặc chậu ngập trong dung
dịch KMnO4) chậu vớt ra để khô còn giá thể vắt sạch sau đó rửa lại bằng nước
sạch 3 lần (mỗi lần chuyển sang chậu nước mới cần phải vắt kiệt nước).
- Tiêu chuẩn cây ra ngôi: Cây có đủ thân lá, rễ, không bị nấm bệnh, trọng
lượng tươi ≥ 3 g/cây.
- Huấn luyện cây trước khi ra ngôi bằng cách mở nắp bình, để ở trong phòng
3 ngày sau đó mang ra ngoài nhà lưới 3 ngày trước khi ra ngôi
- Cây con lấy ra khỏi bình được rửa sạch, ngâm cây trong chậu nước sạch
sau đó rửa dưới vòi nước chảy cho sạch hết thạch bám vào bộ rễ của cây. Xử lý
thuốc trừ nấm Ridomil (nồng độ 3g/l) trong khoảng 3 phút.
Kỹ thuật trồng.
9


Cây in vitro trồng với mặt độ 250 – 300 cây/m 2 thường ta trồng vào các rổ
hay khay, mỗi cây quấn một lượng nhỏ dớn vào bộ rễ sao cho phần cổ rễ hở ra
không quấn rễ quá chặt sau đó xếp cây vào gần nhau. Sau khi trồng 2-4 tháng (tùy
vào điều kiện cụ thể ) cây sinh trưởng phát triển tốt các lá vươn dài xếp kín nhau
thì ta tiến hành tách để trồng thưa ra. Lúc này ta dùng chậu nhựa trắng để trồng
tùy theo kích thước chậu mà ta có thể trồng từ 2-5 cây. Hoặc trồng cây vào giá thể
trong bầu có đường kính 5 cm lưu ý quấn giá thể quanh gốc cây đảm bảo chặt và
sau đó đưa cây vào bầu.
- Đặt cây trên khay, loại khay có 4 rãnh, chiều ngang rãnh 5 cm
- Che lưới đen cho cây đảm bảo cường độ ánh sáng 3000 - 4000lux

- Nhiệt độ: 25 – 31 oC, ẩm độ không khí 65-85%
. Ra ngôi chăm sóc cây ngoài vườn ươm
- Tiêu chuẩn cây ra ngôi: Cây có đủ thân lá, rễ, không bị nấm bệnh, trọng
lượng tươi ≥ 3 g/cây.
- Huấn luyện cây trước khi ra ngôi bằng cách mở nắp bình, để ở trong phòng
3 ngày sau đó mang ra ngoài nhà lưới 3 ngày trước skhi ra ngôi
- Cây con lấy ra khỏi bình được rửa sạch, xử lý thuốc trừ nấm Ridomil (nồng
độ 3 g/lít) trong khoảng 3 phút
- Giá thể là rêu khô (dớn) dược xử lý bằng thuốc Ridomil 75WPMZ
(250g/100lit nước), ngâm trong 30 phút , sau đó vắt sạch.
- Trồng cây vào giá thể trong bầu có đường kính 5 cm lưu ý quấn giá thể
quanh gốc cây đảm bảo chặt và sau đó đưa cây vào bầu.
- Đặt cây trên khay, loại khay có 4 rãnh, chiều ngang rãnh 5 cm
- Che lưới đen cho cây đảm bảo cường độ ánh sáng 3000 - 4000lux
- Nhiệt độ: 25 – 31 oC, ẩm độ không khí 65-85%
- Tưới nước và dinh dưỡng: Trong 15 ngày đầu chỉ tưới nước, phun nhẹ trên
lá bằng vòi phun tay, giữ ẩm cho giá thể. Sau 15 ngày, phun cho cây bằng chế
phẩm dinh dưỡng B1, nồng độ 50ml/100 lít, định kỳ phun 7 ngày/lần. Sau khi cây
được 1 tháng, tưới cho cây bằng phân NPK với tỷ lệ 30:20:10 với nồng độ 40g/100
lít nước, định kỳ tưới 7 ngày/lần.
- Những ngày không phun, tưới dinh dưỡng phải chú ý giữ ẩm cho cây,
thông thường 2-3 ngày tưới 1 lần bằng vòi phun tay.
- Sau 6 tháng thì có thể sang bầu 8,3 cm.
Chăm sóc
10


Cây hồ điệp không ưa giá thể trồng qúa ẩm như thế sẽ dễ bị thối nhưng lại
rất thích hợp với ẩm độ không khí (môi trường xung quanh và trong nhà trồng) cao
(80% - 85%). Tưới nước cho hồ điệp tốt nhất là phun sương trên lá tùy thuộc vào

điều kiện cụ thể mà có chế độ tưới nước cho thích hợp. Những ngày nhiệt độ cao
ẩm độ thấp thì có thể tưới nhẹ 1 – 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều tối còn những
ngày nhiệt độ thấp ẩm độ cao thì 2-3 ngày mới tưới một lần.
Việc cung cấp dinh dưỡng cho cây tốt nhất là có sự luân phiên không nên
dùng chỉ một loại phân bón trong một thời gian dài.
- Tưới nước và dinh dưỡng: Trong 15 ngày đầu chỉ tưới nước, phun nhẹ trên
lá bằng vòi phun tay, giữ ẩm cho giá thể. Sau 15 ngày, phun cho cây bằng chế
phẩm dinh dưỡng B1, nồng độ 50ml/100 lít, định kỳ phun 7 ngày/lần. Sau khi cây
được 1 tháng, tưới cho cây bằng phân NPK với tỷ lệ 30:20:10 với nồng độ 40g/100
lít nước, định kỳ tưới 7 ngày/lần.
- Những ngày không phun, tưới dinh dưỡng phải chú ý giữ ẩm cho cây,
thông thường 2-3 ngày tưới 1 lần bằng vòi phun tay.
- Sau 6 tháng thì có thể sang bầu 8,3 cm.
Phòng trừ sâu bệnh cho lan hồ điệp.
Đối với lan hồ điệp thì bệnh thối khuẩn là phổ biến nhất. Bệnh này thường
gặp nhất vào mùa hè nhiệt độ cao và mùa xuân khi ẩm độ không khí cao. Điều kiện
môi trường thông thoáng sạch sẽ làm hạn chế sự hình thành bệnh một cách đáng
kể. Khi bị thối khuẩn lá cây phồng lên như bị luộc chín, khi động vào có nước chảy
ra vì vậy sẽ lan rất nhanh ra môi trường xung quanh đặc biệt khi tưới nước. Cây
khi đã bị bệnh thì rất khó chữa mà biện pháp tốt nhất là phòng bệnh. Khi có cây bị
thối ngay lập tức ta phải loại bỏ ngay. phun phòng thường xuyên 2- 3 tuần/lần,
phun luân phiên bằng một số loại thuốc sau: SOM 5D, SOM77, Alliet, Ridomin
với nồng độ 0,2% (2 gam/lít) phun ướt lá và giá thể.

11



×