Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

LÚA LAI-QUY TRÌNH KỸ THUẬT NHÂN DÒNG BỐ MẸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.63 KB, 17 trang )

TIÊU CHUẨN NGÀNH 10TCN 1008 : 2006
LÚA LAI-QUY TRÌNH KỸ THUẬT
NHÂN DÒNG BỐ MẸ
Hybrid Rice-Technical Procedure for Seed Mutiplication of Parental Lines
(Ban hành kèm theo Quyết định số4100 QĐ/BNN-KHCN, ngày29 tháng 12 năm 2006,
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Phạm vi áp dụng
Quy trình này quy định những biện pháp kỹ thuật để duy trì và nhân dòng bố mẹ của
các giống lúa lai 3 dòng và lúa lai 2 dòng thuộc loài Oryza sativa L., làm cơ sở cho
sản xuất và quản lý chất lượng hạt giống bố mẹ lúa lai trong phạm vi cả nước.
Đối với lúa lai 2 dòng chỉ áp dụng với các giống có mẹ là dòng bất dục đực di truyền
nhân mẫn cảm với điều kiện nhiệt độ (Themo sensitive Genetic Male Sterile - viết tắt:
TGMS).
2. Giải thích từ ngữ
Trong quy trình này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2.1. Giống lúa lai 3 dòng: Là giống lai giữa dòng bất dục đực di truyền tế bào chất
(Cytoplasmic Male Sterile-viết tắt: CMS)-còn gọi là dòng A-với dòng phục hồi hữu
dục (Restorer)-còn gọi là dòng R. Dòng A được duy trì tính bất dục đực bởi dòng duy
trì tương ứng (Maintainer)-còn gọi là dòng B.
2.2. Giống lúa lai 2 dòng: Là giống lai giữa dòng mẹ bất dục đực di truyền nhân mẫn
cảm với điều kiện nhiệt độ (Themo sensitive Genetic Male Sterile-viết tắt: TGMS)
hoặc độ dài chiếu sáng (Photoperiod sensitive Genetic Male Sterile-viết tắt: PGMS)
với dòng bố hữu dục.
2.3. Giai đoạn cảm ứng nhiệt độ: Là giai đoạn các cá thể của dòng TGMS cảm ứng
với điều kiện nhiệt độ môi trường để chuyển hoá tính dục từ bất dục đực thành hữu
dục hoặc ngược lại. Giai đoạn cảm ứng nhiệt độ thường từ đầu bước 4 đến cuối bước
6 của phân hoá đòng.
3. Yêu cầu chung
3.1. Cán bộ kỹ thuật duy trì và nhân hạt giống bố mẹ lúa lai 3 dòng và 2 dòng phải
nắm vững các tính trạng đặc trưng của dòng, quy trình kỹ thuật và tiêu chuẩn chất
lượng hạt giống lúa lai.


3.2. Tổ chức, cá nhân thực hiện nhân dòng bố mẹ lúa lai 3 dòng và 2 dòng phải đáp
ứng các điều kiện quy định trong Pháp lệnh giống cây trồng, đồng thời phải có địa
điểm và cơ sở vật chất đáp ứng cho việc nhân dòng.
3.3. Quá trình duy trì và nhân dòng bố mẹ lúa lai phải được kiểm định, kiểm nghiệm
và hậu kiểm chất lượng theo quy định của Pháp lệnh giống cây trồng và các văn bản
hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh.
4. Quy trình kỹ thuật nhân dòng bố mẹ lúa lai
4.1. Kỹ thuật gieo trồng
4.1.1. Ruộng nhân dòng
1
4.1.1.1. Đất
Chọn ruộng có độ phì khá, bằng phẳng, chủ động tưới tiêu, sạch cỏ dại, không có lúa
vụ trước mọc lại. Nên chọn ruộng ở vùng có khí hậu ôn hoà và thuận tiện trong việc
cách ly.
Riêng đối với ruộng nhân dòng bố mẹ lúa lai 2 dòng nên tìm nơi gần nguồn nước mát
để có thể điều chỉnh nhiệt độ trong ruộng khi cần thiết.
4.1.1.2. Cách ly
Ruộng phải được cách ly với các ruộng lúa xung quanh theo quy định của tiêu chuẩn
ngành. Nếu ruộng cấy các cặp lai hoặc dòng có diện tích nhỏ, có thể sử dụng vải phin,
vải màn, bao giấy bóng mờ hoặc vật liệu khác phù hợp để cách ly.
4.1.2. Thời vụ
4.1.2.1. Lúa lai 3 dòng
Tuỳ thời gian sinh trưởng của dòng và điều kiện thời tiết cụ thể ở nơi nhân dòng để
chọn thời vụ thích hợp đảm bảo giai đoạn lúa phân hoá đòng có nhiệt độ bình quân 23
- 25
0
C; khi lúa trỗ bông, phơi màu nhiệt độ trong khoảng 23 - 32
0
C, độ ẩm tương đối
trong khoảng 70 - 90% và không có mưa kéo dài.

Để mỗi cặp A/R trỗ trùng khớp, cần xác định khoảng chênh lệch thời gian sinh trưởng
giữa dòng A với R (theo phương pháp tính khoảng thời gian chênh lệch từ gieo đến
trỗ bông giữa hai dòng bố và mẹ hoặc phương pháp tính số lá và tốc độ ra lá) của từng
tổ hợp và đặc điểm khí hậu của từng vùng để xác định thời gian gieo phù hợp.
4.1.2.2. Lúa lai 2 dòng
Căn cứ vào thời gian sinh trưởng, tổng số lá trên thân chính, tổng tích ôn hữu hiệu…
của từng dòng và đặc điểm khí hậu của từng vùng để bố trí thời vụ gieo trồng dòng
TGMS, nhằm đảm bảo nhiệt độ trung bình ở giai đoạn cảm ứng của từng dòng từ 20
đến < 24
0
C nếu muốn dòng TGMS hữu dục và > 27
0
C nếu muốn dòng TGMS bất dục
đực.
4.1.3. Làm mạ
4.1.3.1. Ngâm ủ hạt giống
Dùng nước sạch rửa kỹ hạt trước khi ngâm và ngâm trong nước ấm (khoảng 54
0
C),
thời gian ngâm giống đảm bảo hạt thóc no nước.
Sau khi ngâm đãi sạch, để ráo nước, ủ ở nhiệt độ trong khoảng 28 - 35
0
C, hạt thóc nứt
nanh thì đem gieo. Trong quá trình ủ, khi hạt đã nứt nanh hết nếu khô phải tưới nước
và đảo để mầm nẩy đều và khoẻ.
Với dòng A cần tách hạt chắc và hạt lửng để ngâm ủ riêng, thời gian ngâm khoảng 8 -
10 giờ (nếu là hạt giống cách vụ) hoặc 16 - 20 giờ (nếu là hạt giống liền vụ), 4 - 6 giờ
thay nước một lần.
Các dòng B, R, TGMS ngâm khoảng 24 - 32 giờ (nếu là hạt giống cách vụ) hoặc 48 -
60 giờ (nếu là hạt giống liền vụ), 10 - 12 giờ thay nước một lần.

4.1.3.2. Làm đất
Đất làm mạ nên chọn loại đất thịt nhẹ, độ phì khá, được làm nhuyễn. Luống mạ rộng
1,2-1,4m, mặt luống phẳng, róc nước, xung quanh có rãnh rộng 0,3m để tưới và tiêu
nước.
4.1.3.3. Gieo và chăm sóc
2
Mật độ gieo:
- Dòng A: 22 - 25g/m
2


- Dòng B , R: 18 - 20g/m
2
- Dòng TGMS: 20 - 30g/m
2
Gieo đều và chìm mộng. Sau khi gieo mạ 3 ngày có thể phun thuốc trừ cỏ dại. Nếu
gặp trời rét đậm (t
0
< 15
0
C) phải che phủ bằng nilon nhằm chống rét cho mạ. Thường
xuyên giữ nước để ruộng mạ mềm bùn. Chú ý theo dõi phòng trừ sâu bệnh.
4.1.3.4. Phân bón
Lượng phân bón cho 1ha mạ: 10 tấn phân hữu cơ hoai mục, 65 - 75kg N, 65 - 70kg
P
2
O
5
và 55 - 60kg K
2

O.
Cách bón:
- Bón lót:
+ Bón toàn bộ phân hữu cơ và P2O5 trước khi bừa lần cuối.
+ Bón 35% N + 50% K
2
O rảI và xoa đều trên mặt luống trước khi gieo.
- Bón thúc 3 lần:
+ Lúc mạ có 2,5 – 3,0 lá: Bón 35% N + 50% K
2
O.
+ Lúc mạ có 4,0 – 4,5 lá: Bón 20% N.
+ Trước khi nhổ cấy 5-7 ngày: Bón 10% N tuỳ theo tình hình sinh trưởng của mạ.
4.1.4. Cấy và chăm sóc
4.1.4.1. Tuổi mạ
- Dòng A và B: 5,5 - 6,5 lá
- Dòng R: 6,5 - 7,0 lá
- Dòng TGMS: 5,0 - 6,0 lá
4.1.4.2. Kỹ thuật cấy
Nhổ mạ kèm bùn, không đập, không giũ mạ, nhổ mạ đến đâu cấy đến đó, không để
mạ qua đêm. Cấy 1 dảnh (không tính ngạnh trê), cấy nông tay, thẳng hàng, theo băng,
mỗi dòng phải cấy xong trong 1 ngày.
4.1.4.3. Khoảng cách, mật độ
* Lúa lai 3 dòng: Đối với ruộng nhân dòng A/B:
- Dòng A: (13-15cm) x (15-17cm), mật độ 40 - 60 khóm/m
2
.
- Dòng B: 20 x (15 - 17cm), mật độ 33 - 35 khóm/m
2
.

- Hàng dòng B cách hàng dòng A ở 2 bên 20cm và 30cm, bên rộng 30cm dùng làm lối
đi công tác (kiểu gạt phấn sang một bên).
- Chọn hướng luống vuông góc với hướng gió trong thời kỳ trỗ hoa.
Đối với ruộng nhân dòng B, R: Mật độ từ 40 - 50 khóm/m
2
tuỳ theo giống và thời vụ.
* Lúa lai 2 dòng: Cấy 50 - 60 khóm/m
2
đối với ruộng vật liệu ban đầu và 60 - 70
khóm/m
2
đối với ruộng nhân. Cấy 1 dảnh.
Cấy theo băng rộng 1,5m, đường rãnh rộng 30cm để làm lối đi công tác.
4.1.5. Phân bón
3
Lượng phân bón cho 1ha: 10T phân hữu cơ hoai mục + 100 - 120kg N + 80 - 90kg
P
2
O
5
+ 100 - 110kg K
2
O.
Cách bón:
- Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng và P
2
O
5
trước khi bừa lần cuối, bón 55% N +
50% K

2
O trước khi cấy.
- Bón thúc: 3 lần
+ Khi lúa bén rễ, hồi xanh: Bón 25% N + 25% K
2
O
+ Khi lúa chuẩn bị phân hoá đòng: Bón 10% N
+ Khi lúa phân hoá đòng bước 5: Bón 10% N + 25% K
2
O
Khi bón thúc lần 2 và 3, kết hợp làm cỏ sục bùn.
4.1.6. Tưới nước
Sau khi cấy giữ lớp nước nông 1-3cm cho lúa hồi xanh, sau đó tưới và rút nước xen
kẽ. Khi kết thúc đẻ nhánh rút nước phơi ruộng nẻ chân chim. Giữ đủ nước trong suốt
thời kỳ làm đòng, trỗ bông và vào chắc. Trước khi thu hoạch 7 ngày rút kiệt nước
phơi ruộng.
4.1.7. Điều chỉnh dòng A và R trỗ tập trung và trùng khớp
Theo quy trình sản xuất hạt giống F
1
của lúa lai 3 dòng.
4.1.8. Điều chỉnh thời gian trỗ của dòng TGMS
Điều chỉnh dòng TGMS hữu dục: Khi lúa đứng cái và chuyển mầu, xuất hiện lá thắt
eo, tiến hành bóc đòng trên nhánh chính để theo dõi quá trình phân hoá và dự đoán
giai đoạn cảm ứng có trùng với khoảng thời gian có nhiệt độ từ 20 đến < 24
0
C hay
không? Nếu quá trình phân hoá đòng sớm hoặc muộn hơn dự tính phải tiến hành điều
chỉnh ngay bằng các biện pháp kỹ thuật (tưới nước, bón phân và phun hóa chất) nhằm
kìm hãm hoặc thúc đảy quá trình phân hoá đòng đúng với thời điểm dự tính.
Điều chỉnh dòng TGMS và dòng bố trỗ tập trung và trùng khớp: Theo quy trình sản

xuất hạt giống F
1
của lúa lai 2 dòng.
4.1.9. Xử lý bằng nước lạnh đối với dòng TGMS
Nếu giai đoạn cảm ứng gặp nhiệt độ cao có thể làm dòng TGMS chuyển thành bất
dục thì dùng nước lạnh có nhiệt độ thấp hơn 21
0
C (nếu có) để xử lý nhằm giảm nhiệt
độ trong ruộng xuống đến dưới 24
0
C. Mức nước lạnh được tưới sâu 10 - 12cm, thời
gian tưới 10 - 12 ngày.
Tuỳ từng dòng bố mẹ và điều kiện ngoại cảnh cụ thể có thể điều chỉnh các biện pháp
kỹ thuật gieo trồng nêu trên cho phù hợp.
4.2. Đánh giá các tính trạng đặc trưng của cá thể và dòng
4.2.1. Đánh giá tại ruộng
Trên cơ sở bản mô tả giống của cơ quan khảo nghiệm hoặc của tác giả, người sản
xuất giống phải căn cứ vào thực tế của địa phương để bổ sung và hoàn thiện bảng các
tính trạng đặc trưng của giống nêu ở phụ lục 1, làm cơ sở để chọn lọc các cá thể hoặc
dòng ngoài ruộng.
4.2.2. Đánh giá trong phòng
Trong trường hợp thu cây mẫu ở các dòng được chọn để đánh giá trong phòng thì tiến
hành đo đếm các tính trạng số lượng của từng cá thể (các tính trạng số 19, 20, 21, 28,
4
29 trong phụ lục 1), tính giá trị trung bình (
X
), độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình
(s) theo các công thức sau :
- Giá trị trung bình :
n

x
X
i

=
- Độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình :
n
Xx
s
i
2
)( −
=

( nếu n > 25)

1
)(
2


=

n
Xx
s
i
( nếu n < 25 )
Trong đó:
s là độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình

x
i
là giá trị đo đếm được của cá thể ( hoặc dòng) thứ i (i từ 1...n);
n là tổng số cá thể hoặc dòng được đánh giá
X
là giá trị trung bình
Chọn cá thể hoặc dòng có giá trị của tính trạng nằm trong khoảng
sX ±
.
Các tính trạng số 15, 27 của các cá thể hoặc dòng phải bằng nhau (cùng ngày).
4.2.3. Kiểm tra tính bất dục đực của dòng A và dòng TGMS
Thực hiện theo Phụ lục 3 của tiêu chuẩn ngành " Phương pháp kiểm tra tính đúng
giống và độ thuần giống trên ô thí nghiệm đồng ruộng" (10 TCN 404-2003).
4.3. Kỹ thuật nhân dòng bố mẹ lúa lai 3 dòng (Sơ đồ 1)
4.3.1. Kỹ thuật nhân hạt giống siêu nguyên chủng bằng cách phục tráng từ hạt giống
trong sản xuất
4.3.1.1. Vụ thứ nhất
Gieo cấy riêng hạt giống vật liệu của mỗi dòng A, B, R trên diện tích ít nhất là
100m
2
/dòng.
Trên mỗi ruộng, khi lúa bắt đầu đẻ thì chọn và đánh dấu khoảng 300 - 500 cây.
Thường xuyên đánh giá các tính trạng đặc trưng của từng cây để loại bỏ dần những
cây có tính trạng không phù hợp, cây sinh trưởng kém, cây bị sâu bệnh hại hoặc
chống chịu yếu. Mỗi dòng B và R chọn ra ít nhất khoảng 100 cây, riêng dòng A nhiều
hơn vì phải kiểm tra thêm tính bất dục đực.
Khi cây dòng A bắt đầu trỗ, lấy mẫu hoa để kiểm tra tính bất dục của hạt phấn. Chọn
ít nhất 100 cây dòng A bất dục đực hoàn toàn, trồng vào chậu. Chia đôi số bông của
mỗi cây dòng A được chọn và bao cách ly để chuẩn bị lai cặp A/B và A/R. Bứng các
cây B và R được chọn vào chậu và đặt cạnh cây A, bao bông theo cặp để lai. Đánh mã

số các cặp lai giữa cây A với cây B và R tương ứng.
Khi lúa chín thì đánh giá trong phòng các tính trạng số lượng của từng cá thể để chọn
những cá thể và cặp lai đạt yêu cầu. Thu hoạch cả bông, phơi khô, bảo quản riêng
từng bông theo bộ ba A, B, R và mã số đã có để gieo cấy ở vụ sau.
4.3.1.2. Vụ thứ hai
Gieo cấy riêng hạt giống A, B, R và F
1
của các cặp lai được chọn ở vụ thứ nhất thành
từng dòng trong ba ruộng: A/B, R và F
1
. Mỗi dòng cấy trong một ô, các ô tuần tự
theo hàng ngang, có chiều dài bằng nhau và chiều rộng phụ thuộc vào lượng hạt giống
5
thu được ở vụ trước. Ruộng cặp đôi A/B cấy theo tỷ lệ 1B: (2- 4A). Ruộng và dòng
trong ruộng A/B phải được cách ly nghiêm ngặt.
Thường xuyên đánh giá độ thuần của các dòng A, B, R trong suốt thời gian sinh
trưởng phát triển, loại bỏ dòng có cây khác dạng, dòng sinh trưởng - phát triển kém do
nhiễm sâu bệnh, bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh bất thuận hoặc do các nguyên
nhân khác.
Phải kiểm tra tính bất dục đực của toàn bộ các cây trong dòng A, loại bỏ dòng có cây
có hạt phấn hữu dục.
Trước khi thu hoạch 1 - 2 ngày, đánh giá lần cuối các dòng được chọn và nhổ hoặc cắt
sát gốc mỗi dòng 10 cây tại 2 điểm ngẫu nhiên để đánh giá trong phòng, không lấy
cây đầu hàng và cây ở hàng biên.
Chọn các cặp lai có cây F
1
mang các đặc điểm tương đương với đối chứng.
Phối hợp kết quả đánh giá về tính đúng giống, độ thuần, mức độ bất dục và khả năng
phối hợp để chọn các bộ ba A, B, R đạt yêu cầu. Thu hoạch riêng từng dòng và ghi
mã số các bộ ba A, B, R được chọn để tiếp tục gieo cấy ở vụ sau.

4.3.1.3. Vụ thứ ba
Gieo cấy riêng toàn bộ lượng hạt giống của các cặp dòng A/B được chọn ở vụ trước.
Thường xuyên theo dõi từ lúc gieo, cấy đến thu hoạch, chỉ được phép khử bỏ cây
khác giống do lẫn cơ giới trước khi cây đó tung phấn, không khử bỏ cây khác dạng
khác. Loại bỏ dòng có cây khác dạng, dòng sinh trưởng - phát triển kém do nhiễm sâu
bệnh, bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh bất thuận hoặc do các nguyên nhân
khác.
Các ruộng A/B phải được cách ly nghiêm ngặt trong khoảng thời gian 20 ngày từ khi
lúa bắt đầu trỗ. Kiểm tra mức độ bất dục đực của từng dòng A, dòng nào đạt tiêu
chuẩn thì tiến hành thụ phấn bổ sung để thu hạt.
Cấy riêng số mạ còn lại của dòng B từ các cặp A/B được chọn, đánh giá độ thuần và
loại bỏ dòng có cây khác dạng.
Gieo cấy riêng các dòng R được chọn, đánh giá độ thuần và loại bỏ dòng có cây khác
dạng.
Trước khi thu hoạch 1 - 2 ngày, đánh giá lần cuối các dòng được chọn và nhổ hoặc cắt
sát gốc mỗi dòng 10 cây tại 2 điểm ngẫu nhiên để đánh giá trong phòng, không lấy
cây ở ngoài biên.
Thu hoạch và bảo quản riêng từng dòng, ghi mã số để theo dõi. Lấy mẫu gửi kiểm
nghiệm các chỉ tiêu gieo trồng.
Nếu kết quả đánh giá các dòng đạt yêu cầu quy định thì hỗn lại thành hạt giống siêu
nguyên chủng. Nếu độ đồng đều giữa các dòng không cao thì chọn dòng điển hình
nhất làm giống siêu nguyên chủng.
4.3.2. Kỹ thuật nhân hạt giống nguyên chủng
Gieo cấy hạt giống siêu nguyên chủng của các dòng A, B theo tỷ lệ 2B: (6 - 8A) tuỳ
theo dòng, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật được quy định trong tiêu chuẩn hạt giống lúa
lai 3 dòng (10 TCN 311-2003). Người sản xuất giống được phép khử lẫn. Lô giống
đạt các yêu cầu về kiểm định ruộng giống và kiểm nghiệm hạt giống sẽ được chứng
nhận là hạt giống nguyên chủng.
Nhân hạt giống dòng B và R nguyên chủng từ hạt giống siêu nguyên chủng, theo tiêu
chuẩn ngành "Quy trình sản xuất lúa giống" (10 TCN 395-99 ). Lô giống đạt các yêu

6

×