Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tiểu luận lý thuyết kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.91 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


TIỂU LUẬN
LÝ THUYẾT KẾ TOÁN
Đề tài: Nguyên tắc phù hợp và sự vận dụng trong chuẩn
mực, chế độ kế toán ở Việt Nam.

GVHD

: PGS.TS Ngô Hà Tấn

Người thực hiện

: Nguyễn Thanh Hiền

Lớp

: K38.KTO.ĐN

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2019


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Với vai trò cung cấp thông tin tài chính, làm nền tảng cho việc ra quyết định
kinh doanh, kế toán là một lĩnh vực gắn liền với mọi hoạt động kinh tế tài chính,
trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống công cụ quản lý, điều
hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đã và đang phát triển theo xu
hướng toàn cầu hóa. Đây là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới trong giai


đoạn hiện nay và cả trong tương lai. Hoạt động kinh doanh không chỉ diễn ra trong
phạm vi từng quốc gia mà đã phát triển theo hướng hội nhập vào nền kinh tế thế
giới.
Hội nhập thế giới tranh thủ tối đa các cơ hội do toàn cầu hóa mang lại là cách tốt
nhất để giúp Việt Nam rút ngắn con đường phát triển, thu hẹp khoảng cách và từng
bước đuổi kịp các nước tiên tiến về kinh tế.
Một trong những thử thách của quá trình hội nhập là việc hoàn thiện hệ thống
kế toán. Để làm được việc đó thì các nguyên tắc kế toán phải đảm bảo được tính
đúng đắn, trung thực, khách quan. Vì vậy trong phạm vi đề tài này em chỉ đi sâu
vào nội dung: “Nguyên tắc phù hợp và sự vận dụng trong chuẩn mực, chế độ kế
toán ở Việt Nam.” để chỉ rõ tầm quan trọng của nguyên tắc phù hợp trong hệ
thống chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam.

B. NỘI DUNG
I. Các khái niệm có liên quan
1. Nguyên tắc kế toán


Nguyên tắc kế toán là những tuyên bố chung, có vai trò như những chuẩn mực,
hướng dẫn để phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính đạt được mục tiêu đầy đủ, dễ
hiểu, tin cậy và có thể so sánh.
Thông tin kế toán cần cho nhiều đối tượng khác nhau, hay một đối tượng cũng
có thể cần nhiều thông tin kế toán từ những đơn vị khác nhau. Do đó, để những
đối tượng sử dụng một cách đánh giá thống nhất về thông tin trên báo cáo tài
chính của đơn vị kế toán thì nhất thiết phải có những nguyên tắc chung cho việc
ghi chép, xử lý và trình bày thông tin trên báo cáo tài chính.
Có 7 nguyên tắc kế toán cơ bản
- Nguyên tắc cơ sở dồn tích
- Nguyên tắc nhất quán
- Nguyên tắc hoạt động liên tục

- Nguyên tắc thận trọng
- Nguyên tắc giá gốc
- Nguyên tắc trọng yếu
- Nguyên tắc phù hợp
2. Nguyên tắc phù hợp
2.1. Nội dung
Nguyên tắc phù hợp quy định việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp
với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu phải ghi nhận một khoản chi phí
tương liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
Vì cơ sở của nguyên tắc này dựa vào kỳ kế toán nên hạch toán chi phí phải căn
cứ vào thời gian đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.
2.2. Đặc điểm
Chi phí tương ứng tạo ra doanh thu bao gồm:
Chi phí của kỳ tạo ra doanh thu, đó là các chi phí đã phát sinh thực tế trong kỳ
và liên quan đến việc tạo ra doanh thu của kỳ đó.
Chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến việc tạo ra
doanh thu của kỳ đó.
Như vậy, chi phí được ghi nhận trong kỳ là toàn bộ các khoản chi phí liên quan
đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập của kỳ đó, không phụ thuộc khoản chi phí
đó được chi ra cho kỳ nào.
Quy định hạch toán phù hợp giữa doanh thu và chi phí nhằm xác định và đánh
giá đúng kế quả kinh doanh của từng thời kỳ kế toán, giúp cho các nhà quản trị có
những quyết định kinh doanh đúng đắn và hiệu quả.
3. Chuẩn mực kế toán


Theo khoản 1 điều 8, Luật kế toán số 03/2003/QH11 thông qua ngày 17/3/2003
thì Chuẩn mực kế toán gồm những nguyên tắc và những phương pháp kế toán cơ
bản để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Mục tiêu của chuẩn mực kế toán là
đưa ra những quy định có tính nguyên tắc làm cơ sở đo lường chất lượng một công

việc, nhằm hướng công việc chuyên môn đi vào những nguyên tắc chung.
Các chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành trên cơ sở các chuẩn mực kế
toán quốc tế
Hiện tại hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam gồm 26 chuẩn mực.
4. Chế độ kế toán
Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực
hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức
được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành. Việc lựa chọn chế
độ kế toán áp dụng phải tùy vào quy mô tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
thực tế của doanh nghiệp.
5. Doanh thu, chi phí
5.1. Doanh thu và thu nhập khác
Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát
sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác
của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản
góp vốn của cổ đông và chủ sở hữu. Cụ thể:
- Doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của
doanh nghiệp và thường bao gồm: doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp
-

dịch vụ, tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia…
Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động ngoài các
hoạt động tạo ra doanh thu như thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu

tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng,…
5.2. Chi phí
Chi phí là tổng giá trị làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức
các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn
đến làm giảm vốn chủ sỡ hữu không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc
chủ sỡ hữu. Chi phí bao gồm các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá

trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phí khác.
Cụ thể:


-

Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh
thông thường của doanh nghiệp như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi
phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tiền lãi vay và những chi phí liên quan đến
hoạt động cho các bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền…
Nhưng chi phí này phát sinh dưới dạng tiền, các khoản tương đương tiền, hàng

-

tồn kho, khấu hao máy móc thiết bị.
Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh doanh phát
sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như
chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiển bị khách hàng phạt

do vi phạm hợp đồng, …
II. Sự vận dụng của nguyên tắc phù hợp trong chuẩn mực và chế độ kế toán ở
Việt Nam
Nguyên tắc phù hợp là một trong bảy nguyên tắc được đưa ra trong VAS 1(Hệ
thống chuẩn mực kế toán Việt Nam- Chuẩn mực chung). Tuy nhiên trong quan
điểm xây dựng hệ thống chuẩn mực của IASB (Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc
tế) và FASB (Chuẩn mực kế toán tài chính) thì nguyên tắc này không được áp
dụng. Hệ thống chuẩn mực Việt Nam hiện hành về cơ bản dựa trên hệ thống chuẩn
mực do IASC/ IASB ban hành nên ngoài VAS 1 thì các chuẩn mực khác đều
không áp dụng nguyên tắc phù hợp.
Có hai cách tiếp cận để ghi nhận doanh thu, chi phí:

1. Cách tiếp cận tài sản/ nợ (cách tiếp cận bảng cân đối kế toán) đây là cách
tiếp cận của các nhà soạn thảo chuẩn mực trong khoảng hơn 40 năm trở lại đây.
Theo cách tiếp cận này thì việc đo lường và báo cáo tài sản/nợ là trọng tâm của kế
toán (có nghiên cứu thực chứng gần đây cũng chứng minh rằng Bảng cân đối ngày
càng quan trọng hơn trong việc đánh giá công ty). Tài sản/nợ sẽ ghi nhận khi
chúng thỏa mãn các điều kiện ghi nhận, và doanh thu/chi phí được ghi nhận là hệ
quả của việc ghi nhận tài sản/nợ.
2.  Cách tiếp cận doanh thu/chi phí (cách tiếp cận báo cáo kết quả kinh doanh):
là cách tiếp cận của những người làm kế toán và các nhà nghiên cứu trước đây.
Theo cách tiếp cận này thì việc xác định doanh thu/chi phí, đặc biệt là thu nhập là
trọng tâm của kế toán. Hai nguyên tắc cơ bản cho cách tiếp cận này là nguyên tắc


ghi nhận doanh thu và nguyên tắc phù hợp (nguyên tắc ghi nhận chi phí). Khi đó
tài sản/nợ là hệ quả của việc ghi nhận doanh thu/chi phí để phản ánh theo cơ sở
dồn tích.
Trước khi các chuẩn mực được ban hành thì theo các nguyên tắc kế toán chung
được chấp nhận, doanh thu được ghi nhận “khi kiếm được”, chi phí được ghi nhận
theo nguyên tắc phù hợp, chi phí cần được ghi nhận vào kỳ mà doanh thu có liên
quan phát sinh. Các nhà soạn thảo chuẩn mực lựa chọn cách tiếp cận tài sản/nợ vì
cho rằng việc xác định doanh thu/chi phí thông qua ghi nhận tài sản/nợ phải trả có
cơ sở vững chắc hơn áp dụng nguyên tắc phù hợp của cách tiếp cận doanh thu/chi
phí. Tuy nhiên cũng có nhiều tranh luận và nghiên cứu phản bác lại quan điểm này
và cho rằng cách tiếp cận doanh thu/chi phí đem lại các thông tin hữu ích hơn
(điển hình là các nghiên cứu của Dichev).
Trong chuẩn mực kế toán Việt Nam số 1 (VAS 1) thì nguyên tắc phù hợp được
phát biểu như sau:
“Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một
khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến
việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo

ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan
đến doanh thu của kỳ đó”.
Các quy định cụ thể về ghi nhận doanh thu trong VAS 1 như sau:
“Doanh thu và thu nhập khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh khi thu được lợi ích kinh tế trong tương aic ó liên quan tới sự gia tăng
về tài sản hoặc giảm bớt nợ phải trả và giá trị gia tăng đó phải xác định được một
cách đáng tin cậy.”
Như vậy điều kiện ghi nhận doanh thu ở đây áp dụng theo cách tiếp cận tài
sản/nợ mà không đề cập đến nguyên tắc phù hợp.
Ghi nhận chi phí trong VAS 1:
“Chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận trong Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế
trong tương aic ó liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi
phí này phải xác định được một cách đáng tin cậy. Các chi phí được ghi nhận
trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp


giữa doanh thu và chi phí. Khi lợi ích kinh tế dự kiến thu được trong nhiều kỳ kế
toán có liên quan đến doanh thu và thu nhập khác được xác định một cách gián
tiếp thì các chi phí liên quan được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh trên cơ sở phân bổ theo hệ thống hoặc theo tỷ lệ. Một khoản chi phí được
ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ khi chi phí đó
không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau.”
Theo các quy định này thì việc ghi nhận chi phí trên báo cáo kết quả kinh
doanh cũng dựa trên cách tiếp cận tài sản/nợ, ghi nhận chi phí là hệ quả của việc
ghi nhận tài sản/nợ. Nguyên tắc phù hợp chỉ được nhắc đến khi khoản chi phí có
liên quan trực tiếp đến doanh thu cần được ghi nhận phù hợp với doanh thu.
Trong đa số các trường hợp thì cách tiếp cận tài sản/nợ hay doanh thu/chi phí
đều đưa lại kết quả như nhau. Tuy nhiên trong một số trường hợp (như thuế hoãn
lại trong VAS 17, doanh thu trong IFRS 15) thì cách tiếp cận tài sản/nợ giúp giải

quyết các vấn đề được rõ ràng và đơn giản hơn.
Ví dụ dưới đây minh họa cho cách tiếp cận tài sản/nợ và doanh thu/chi phí
trong việc ghi nhận chi phí/nợ bảo hành hàng hóa.
Công ty Minh Long bắt đầu hoạt động từ đầu năm 2016 và bán các sản phẩm
kèm theo điều kiện bảo hành 1 năm. Doanh thu của công ty này trong năm 2016 là
10.000.000 đồng. Công ty dự kiến chi phí bảo hành cho số hàng đã bán trong năm
2016 là 200.000 đồng, trong đó đã phát sinh trong năm 2016 là 60.000 đồng (đã
ghi nhận là chi phí), còn lại dự kiến sẽ phát sinh trong năm 2017 là 140.000 đồng.
-

Theo cách tiếp cận doanh thu/chi phí:
Chi phí bảo hành hàng hóa bán trong năm 2016 là chi phí gắn liền với việc tạo

ra doanh thu năm 2016 nên cần được ghi nhận vào chi phí năm 2016. Tổng chi phí
bảo hành cần ghi nhận là 200.000. Số đã ghi nhận vào chi phí khi phát sinh là
60.000 nên công ty cần thực hiện trích trước chi phí bảo hành vào chi phí 2016
phần còn lại là 140.000 và làm tăng dự phòng phải trả về bảo hành là 140.000.
Như vậy theo cách tiếp cận này thì tập trung vào ghi nhận chi phí, khoản nợ dự
phòng phải trả bảo hành là hệ quả của việc ghi nhận chi phí.


-

Theo cách tiếp cận tài sản/nợ:
Đến cuối 2016 công ty có nghĩa vụ phải thực hiện bảo hành cho các khách

hàng đã mua sản phẩm của mình do cam kết bảo hành. Do vậy công ty cần ghi
nhận khoản nợ phải trả về bảo hành là 140.000 và ghi tăng chi phí. Khi đó chi phí
được ghi nhận là hệ quả của việc ghi nhận nợ phải trả về dự phòng bảo hành. Tổng
chi phí bảo hành trong năm 2016 sẽ là 60.000 đồng + 140.000 đồng = 200.000

đồng.
Qua các phân tích trên em cho rằng theo các quy định hiện hành của VAS 1 thì
nguyên tắc phù hợp không được sử dụng để làm cơ sở ghi nhận doanh thu/chi phí
mà VAS 1 sử dụng cách tiếp cận tài sản/nợ. Tuy nhiên trong chế độ kế toán Việt
Nam (Thông tư 200) thì “nguyên tắc phù hợp” được thể hiện trong các quy định
về việc ghi nhận doanh thu/chi phí (ví dụ quy định về trích trước giá vốn của bất
động sản đã ghi nhận doanh thu). Nguyên tắc phù hợp cũng được sử dụng rất phổ
biến trong các quy định của thuế để xác định thu nhập chịu thuế.
C. KẾT LUẬN
Các nguyên tắc kế toán nói chung và nguyên tắc phù hợp nói riêng được ban
hành xuất phát từ nhu cầu cung cấp thông tin trung thực và hợp lý cho các đối
tượng sử dụng. Đối với việc ghi nhận doanh thu, thu nhập, chi phí thì nguyên tắc
phù hợp đóng vai trò quản trọng trong việc phản ảnh số liệu chính xác, hợp lý.
Việc phân tích về nguyên tắc này giúp chúng ta nhận diện được những ưu điểm
cũng như hạn chế, từ đó có cái nhìn sâu hơn về việc sử dụng linh hoạt các nguyên
tắc sao cho phù hợp với doanh nghiệp của mình.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam.
2. Hệ thống Chuẩn mực kế toán Quốc tế.
3. />

PHỤ LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................................2
B. NỘI DUNG.......................................................................................................................................3
I. Các khái niệm có liên quan.......................................................................................3
1. Nguyên tắc kế toán..................................................................................................3
2. Nguyên tắc phù hợp.................................................................................................3
2.1. Nội dung...........................................................................................................3

2.2. Đặc điểm...........................................................................................................3
3. Chuẩn mực kế toán..................................................................................................4
4. Chế độ kế toán.........................................................................................................4
5. Doanh thu, chi phí...................................................................................................4
5.1. Doanh thu và thu nhập khác.............................................................................4
5.2. Chi phí..............................................................................................................5
II. Sự vận dụng của nguyên tắc phù hợp trong chuẩn mực và chế độ kế toán ở Việt
Nam................................................................................................................................ 5
C. KẾT LUẬN.......................................................................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................10



×