Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

LÝ THUYẾT KẾ TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.93 KB, 14 trang )

LÝ THUYẾT KẾ TOÁN
Câu 1: Trình bày khái niệm và ý nghĩa của phương pháp chứng từ kế toán:
Trả lời:
•Khái niệm: Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp kế toán phản ánh
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian và địa điểm
phát sinh của nghiệp vụ đó vào các bản chứng từ phục vụ cho công tác kế toán và
công tác qlý.
•Phương pháp chứng từ kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác kiểm tra
chỉ đạo các hoạt động kinh tế và công tác kế toán:
- Thông qua phương pháp chứng từ kế toán sẽ thu nhận dược thông tin một
cách kịp thời, nhanh chóng phục vụ cho việc quản lý, điều hành từng nghiệp vụ
một cách có hiệu quả.
- Thông qua phương pháp chứng từ kế toán cung cấp số liệu để ghi sổ kế toán
và thông tin kinh tế.
- Thông qua phương pháp chứng từ, kế toán thực hiện chức năng kiểm tra các
hoạt động kinh tế tài chính.
- End -
Câu 2: Trình bày khái niệm chứng từ kế toán, ý nghĩa chứng từ kế toán:
Trả lời:
• Khái niệm: Chứng từ kế toán là những vật mang tin về các nghiệp vụ kinh tế
tài chính, nó chứng minh cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn
thành.
• Chứng từ kế toán là phương tiện để phản ánh mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính
phát sinh trong quá trình hoạt động của các đơn vị, nó có ý nghĩa quan trọng trong
công tác kế toán và công tác quản lý, được biểu hiện cụ thể như sau:
- Chứng từ kế toán là bằng chứng chứng minh tính hợp pháp, hợp lý của các
nghiệp vụ tài chính phát sinh ở đơn vị.
- Chứng từ kế toán là căn cứ pháp lý cho mọi số liệu, thông tin kinh tế và là
cơ sở số liệu để ghi sổ kế toán.
- Chứng từ kế toán là căn cứ pháp ký để kiểm tra chấp hành các chính sách
chế độ và quản lý kinh tế tài chính tại đơn vị; kiểm tra tình hình về bảo quản và sử


dụng tài sản, phát hiện và ngăn ngừa, có biện pháp xử lý mọi hiện tượng tham ô,
lãng phí tài sản của đơn vị, của Nhà nước.
- Chứng từ kế toán là bằng chứng để kiểm tra kế toán, bằng chứng để giải
quyết các vụ kiện tụng, tranh chấp về kinh tế, kiểm tra kinh tế, kiểm toán trong đơn
vị.
- End -
Câu 3: Trình bày nội dung chứng từ kế toán, quy đinh lập chứng từ kế
toán:
Trả lời:
• Nội dung chứng từ kế toán:
- Một chứng từ kế toán được coi là hợp pháp, hợp lý, hợp lệ phải có các nội
dung sau:
+ Tên và số hiệu của chứng từ kế toán: Tên gọi của chứng từ kế toán chứa
đựng khái quát nội dung hoạt động kinh tế tài chính phát sinh được ghi trong
chứng từ kế toán giúp cho việc phân loại chứng từ kế toán, tổng hợp số liệu kế toán
một cách thuận lợi. Số hiệu chứng từ kế toán là ký hiệu của chứng từ kế toán giúp
cho việc ghi sổ kế toán không bị trùng lặp hoặc bỏ sót nghiệp vụ.
+ Ngày, tháng, năm: Thể hiện thời gian lập chứng từ kế toán, giúp cho việc
kiểm tra, đối chiếu về thời gian, nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.
+ Tên, địa chỉ đơn vị/ cá nhân lập chứng từ kế toán: Thể hiện về mặt địa
điểm của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã thực sự hoàn thành.
+ Tên, địa chỉ của người nhận chứng từ kế toán (đơn vị hoặc cá nhân): Giúp
cho việc xác định đơn vị/cá nhân liên quan dến nghiệp vụ kinh tế tài chính phát
sinh, phản ánh trên chứng từ kế toán.
+ Nội dung của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh: Thể hiện tính hợp
pháp, hợp lý, hợp lệ của kinh tế tài chính phát sinh.
+ Số lượng, đơn giá, số tiền của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh được
ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán thu, chứng từ kế toán chi thì được
ghi bằng số và bằng chữ. Yếu tố này phản ánh phạm vi, quy mô của nghiệp vụ kinh
tế tài chính phát sinh.

+ Chữ ký, họ tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan:
Yếu tố này dùng để xác định trách nhiệm của các cán bộ, các bộ phận đối với các
nghiệp vụ ktế tài chính p/sinh được phản ánh trên chứng từ kế toán.
• Quy định lập chứng từ kế toán:
- Các nghiệp vụ ktế tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế
toán đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi
nghiệp vụ ktế tài chính.
- Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội
dung quy định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có quy định mẫu
thì đơn vị kế toán được tự lập chứng từ kế toán nhưng phải có đầy đủ nội dung quy
định theo pháp luật.
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh không được viết tắt, không
được tẩy xoá, sửa chữa. Khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết liên tục không
ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo. Chứng từ kế toán bị tẩy xoá, sửa chữa đều
không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ kế
toán thì phải huỷ bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ kế toán viết sai.
- Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập
nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ ktế tài chính thì nội dung các liên
phải giống nhau. Đối với chứng từ lập để giao dịch với tổ chức và cá nhân bên
ngoài đơn vị kế toán thì liên gửi ra ngoài phải có dấu của đơn vị lập chứng từ kế
toán.
- Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán
phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.
- Chứng từ kế toán được lập dưới dạng điện tử phải tuân theo quy định chứng
từ điện tử và phải in ra giấy, lưu trữ lại theo quy định của pháp luật.
- End -
Câu 4: Trình bày khái niệm kiểm kê và ý nghĩa kiểm kê:
Trả lời:
• Khái niệm kiểm kê:
+ Kiểm kê là phương pháp kiểm tra tại chỗ các loại tài sản hiện có nhằm xác

định chính xác số lượng, chất lượng các loại tài sản hiện có, phát hiện các khoản
chênh lệch giữa số thực tế và số liệu trên sổ kế toán. (Giáo trình)
+ Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng, xác nhận và đánh giá
chất lượng giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để ktra đối
chiếu với số liệu trong sổ kế toán. (Cô dạy)
• Ý nghĩa kiểm kê:
- Thông qua kiểm kê để ktra, giữ gìn, sử dụng tài sản của Doanh nghiệp
- Thông qua kiểm kê khai thác mọi khả năng tiềm tàng về vật tư tiền vốn,
cũng cố kỷ luật tài chính trong Doanh nghiệp.
- Thông qua kiểm kê làm căn cứ để điều chỉnh số liệu, sổ kế toán cho phù hợp
với thực tế.
- End -
Câu 5: Trình bày khái niệm và ý nghĩa của phương pháp tài khoản kế
toán:
Trả lời:
• Khái niệm:
Phương pháp tài khoản kế toán là phương pháp kế toán phân loại các đối tượng
kế toán để phản ánh và kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống
tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán riêng biệt.
• Ý nghĩa:
- Hệ thống hoá, kiểm tra và tổng hợp được thông tin theo từng đối tượng kế
toán.
- Khắc phục được hạn chế của phương pháp chứng từ kế toán là chỉ sao chụp
rời rạc từng nghiệp vụ mà không thể phản ánh mối liên hệ giữa các mặt, các yếu tố,
các quá trình và các loại tài sản.
=> Hạch toán kế toán cần có một phương pháp thích ứng, thoả mãn được các
yêu cầu nói trên của quản lý, đó là phương pháp tài khoản kế toán, được thể hiện
dưới 2 nội dung: Các tài khoản kế toán sử dụng và cách ghi chép trên tài khoản kế
toán.
- End -

Câu 6: Trình bày khái niệm định khoản kế toán và các loại định khoản kế
toán:
Trả lời:
• Khái niệm:
Định khoản kế toán là việc xác định nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan
đến những đối tượng kế toán nào, được ghi vào bên Nợ, bên Có của những tài
khoản kế toán có liên quan nào với số tiền cụ thể là bao nhiêu.
• Các loại định khoản kế toán:
Trong thực tế, nghiệp vụ kinh tế phát sinh rất đa dạng, phong phú, có loại giản
đơn, có loại phức tạp, mỗi một nghiệp vụ lại có liên quan đến nhiều đối tượng kế
toán được phản ánh trong các tài khoản khác nhau, nên định khoản kế toán phản
ánh mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán cũng bao gồm nhiều loại khác nhau.
Căn cứ vào số lượng tài khoản trong một định khoản, định khoản kế toán có thể
được chia làm 2 loại:
- Định khoản kế toán giản đơn: Là đinh khoản chỉ liên quan đến 2 tài khoản.
- Định khoản kế toán phức tạp: Là loại định khoản liên quan đến 3 tài khoản
trở lên.
- End -
Câu 7: Trình bày khái niệm và ý nghĩa của phương pháp tính giá:
Trả lời:
• Khái niệm:
Tính giá là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để tính toán, xác định
trị giá của từng loại và tổng số tài sản của đơn vị thông qua mua vào, sản xuất ra và
số hiện có theo những nguyên tắc nhất định.
• Ý nghĩa của phương pháp tính giá:
- Nhờ có phương pháp tính giá mà kế toán mới theo dõi, phản ánh và kiểm tra
các đối tượng kế toán bằng tiền.
- Nhờ có phương pháp tính giá kế toán tính toán và xác định được toàn bộ chi
phí bỏ ra liên quan đến việc mua sắm, sản xuất ra và bán từng loại vật tư, sản
phẩm, hàng hoá, xác địng giá trị của từng loại cũng như tổng số tài sản, so sánh

được chi phí bỏ ra, giá trị tài sản thu về và từ đó mới xác định được kết quả của
quá trình hoạt động kinh tế và cơ cấu, quy mô tài sản của đơn vị.
- End -
Câu 8: Khái niệm và ý nghĩa của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán:
Trả lời:
• Khái niệm:
Phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán là phương pháp kế toán mà việ thiết kế
và sử dụng các bảng tổng hợp - cân đối được dựa trên cơ sở các mối quan hệ cân
đối vốn có của đối tượng kế toán để tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán, theo các chỉ
tiêu kinh tế tài chính cần thiết nhằm cung cấp những thông tin cho việc ra các
quyết định điều hành, quản lý các hoạt động kinh tế của đơn vị và những người có
lợi ích trực tiếp và gián tiếp nằm ngoài đơn vị.
Mối quan hệ cân đối của đối tượng kế toán:
Các đối tượng kế toán trong đơn vị có mối quan hệ cân đối vốn có của nó, mối
quan hạican đối đó bao gồm 2 loại:
- Quan hệ cân đối chung (hay cân đối tổng thể)
+Cân đối giữa tài sản và nguồn vốn:
Tài sản = Nguồn vốn.
+ Cân đối giữa chi phí thu nhập và kết quả:
Kết quả = Thu nhập - Chi phí
- Quan hệ cân đối từng phần (Cân đối bộ phận)
Vốn (nguồn vốn cuối kỳ) = Vốn (nguồn vốn đầu kỳ) + Vốn (nguồn vốn tăng
trong kỳ) - Vốn (nguồn vốn giảm trong kỳ)
• Ý nghĩa của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán:
Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác
quản lý điều hành các hoạt động kinh tế tài chính. Nhờ có phương pháp tổng hợp -
cân đối kế toán mà các cơ quan chức năng của Nhà nước, các nhà quản lý kinh tế
mới nhận biết được những thông tin về tình hình kết quả hoạt động của đơn vị một
cách tổng quát cũng như từng mặt, từng quá trình hoạt động. Từ những thông tin
nhận được sẽ giúp cho các nhà quản lý điều hành kinh tế, thực hiện việc kiểm tra

hoạt động của đơn vị từ đó đưa ra những quyết định kịp thời đúng đắn, không
ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
- End -
Câu 9: Trình bày khái niệm và ý nghĩa của sổ kế toán:
Trả lời:
• Khái niệm sổ kế toán:
Sổ kế toán là các tờ sổ theo mẫu quy định dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh theo đúng phương pháp của kế toán trên cơ sở số liệu của chứng từ kế
toán.
Để phản ánh một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình và sự
biến động của từng tài sản, từng nguồn vốn hình thành tài sản và các quá trình kinh
tế của các đơn vị, kế toán phải sử dụng một hệ thống sổ kế toán bao gồm nhiều loại
sổ khác nhau.
• Ý nghĩa của sổ kế toán:
- Xây dựng được một hệ thống sổ hợp lý, khoa học và tổ chức vận dụng hợp
lý sẽ đảm bảo cho việc tổng hợp số liệu được kịp thời, trung thực, tiết kiệm được
thời gian công tác và chi phí.
- Thông qua số liệu ghi chép trong sổ kế toán nhằm phản ánh một cách
thường xuyên, liên tục có hệ thống các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh giúp

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×