Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Luận văn sư phạm Đặc điểm định danh phương tiện giao thông đường bộ trong tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 62 trang )

Tài liu lun vn s phm 1 of 63.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
=====***=====

LÊ THỊ HƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH PHƯƠNG TIỆN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG
TIẾNG VIỆT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI, 2019

Footer Page 1 of 63.


Tài liu lun vn s phm 2 of 63.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
=====***=====

LÊ THỊ HƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH PHƯƠNG TIỆN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG
TIẾNG VIỆT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Văn Thạo

HÀ NỘI, 2019

Footer Page 2 of 63.


Tài liu lun vn s phm 3 of 63.

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai làm khóa luận, chúng tôi đã nhận được sự
giúp đỡ của thầy cô khoa Ngữ Văn, các thầy cô trong tổ bộ môn Ngôn Ngữ,
đặc biệt là TS. Nguyễn Văn Thạo, giảng viên trực tiếp hướng dẫn. Nhân khóa
luận được hoàn thành, chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy cô và
các bạn.
Vì thời gian có hạn và cũng là lần đầu tiên làm quen với việc nghiên
cứu khoa học, chắc chắn khóa luận còn nhiều hạn chế. Chúng tôi mong nhận
được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để khóa luận được cải thiện hơn.
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Lê Thị Hương

Footer Page 3 of 63.



Tài liu lun vn s phm 4 of 63.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Khóa luận tốt nghiệp: Đặc điểm định danh phương tiện giao thông
đường bộ trong tiếng Việt là kết quả nghiên cứu của bản thân, có sự tham
khảo và kế thừa ý kiến của những người đi trước dưới sự giúp đỡ khoa học
của giáo viên hướng dẫn. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo, các số liệu
kết quả trình bày trong khóa luận là hoàn toàn trung thực, nếu sai tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Lê Thị Hương

Footer Page 4 of 63.


Tài liu lun vn s phm 5 of 63.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 3
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ..................................................................... 3
6. Bố cục của khóa luận ................................................................................ 3

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ..................................................................... 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................... 4
1.1.1. Nghiên cứu về phương tiện giao thông .............................................. 4
1.1.2. Nghiên cứu định danh trong tiếng Việt.............................................. 5
1.2. Phương tiện giao thông và phương tiện giao thông đường bộ............. 6
1.2.1. Phương tiện giao thông ....................................................................... 6
1.2.2. Phương tiện giao thông đường bộ ...................................................... 7
1.3. Lý thuyết định danh trong ngôn ngữ ................................................... 8
1.3.1. Định danh trong ngôn ngữ ................................................................. 8
1.3.2. Cơ sở định danh trong ngôn ngữ........................................................ 9
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM VÀ CƠ CHẾ ĐỊNH DANH CÁC PHƯƠNG
TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ .............................................................. 16
2.1. Khái quát các mô hình định danh phương tiện giao thông đường bộ
trong tiếng Việt .............................................................................................. 16
2.2. Các mô hình định danh ....................................................................... 17
2.2.1. Mô hình định danh đơn .................................................................... 17
2.2.2. Mô hình định danh phức hợp.............................................................. 31
2.3. Phân tích trường hợp về cơ chế định danh ....................................... 40
2.3.1. Cơ chế định danh theo phương thức ẩn dụ ........................................ 40
2.3.2.

Footer Page 5 of 63.

Cơ chế định danh theo phương thức hoán dụ ................................ 42


Tài liu lun vn s phm 6 of 63.

2.3.3. Các trường hợp đặc biệt ....................................................................... 46
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 49

KẾT LUẬN .................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52

Footer Page 6 of 63.


Tài liu lun vn s phm 7 of 63.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PTGTĐB: Phương tiện giao thông đường bộ
GTĐB:

Footer Page 7 of 63.

Giao thông đường bộ


Tài liu lun vn s phm 8 of 63.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam vốn là một đất nước có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng
chịt, vì vậy từ thuở lập quốc, trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, thời kỳ tự chủ hay
thời Phong Kiến, người Việt chủ yếu sử dụng đường thủy. Từ khi thực dân
Pháp đặt ách đô hộ để phục vụ chương trình khai thác thuộc địa vô tình đã
xây dựng cho Việt Nam một hệ thống giao thông đường bộ cùng với việc đưa
vào nước ta những phương tiện giao thông đường bộ tiên tiến, hiện đại. Đặc
biệt từ năm 1986, nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI xác định:
“Giao thông vận tải là khâu quan trọng nhất của kết cấu hạ tầng” và “Giao
thông vận tải phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền

kinh tế quốc dân”, mặt khác giao thông đường bộ cũng thể hiện được những
ưu thế của mình khi di chuyển thuận tiện, tốc độ nhanh, tiết kiệm thời gian,…
Ban đầu chỉ là những phương tiện thô sơ như xe ngựa kéo, xe bò kéo, xe đạp
gỗ, … sau đó các phương tiện được cải tiến và chế tạo mới hiện đại, đa dạng
và hữu dụng hơn. Vì vậy giao thông đường bộ đã được chú trọng phát triển về
cơ sở hạ tầng cũng như phương tiện giao thông.
Các sự vật, hiện tượng tồn tại trong cuộc sống đều có tên gọi riêng để
giúp con người phân biệt sự vật, hiện tượng này với các sự vật, hiện tượng
khác. Nếu như không có tên gọi thì con người sẽ mất khả năng định hướng
thế giới xung quanh. ở Việt Nam, số lượng các phương tiện giao thông đường
bộ là rất lớn. Mỗi loại phương tiện được người dân Việt Nam gọi với những
tên gọi khác nhau nhằm giúp người sử dụng phân biệt từng loại xe, cũng như
dễ dàng hơn trong việc lựa chọn các phương tiện phù hợp với các điều kiện cá
nhân. Mỗi tên gọi phương tiện đều chứa đựng ý nghĩa và nét thú vị riêng. Vì
vậy, định danh phương tiện giao thông đường bộ có vai trò quan trọng trong
cuộc sống của con người. Bài viết này là một nguồn ngữ liệu để chúng ta tìm

1
Footer Page 8 of 63.


Tài liu lun vn s phm 9 of 63.

hiểu về cơ chế định danh cũng như cách tri nhận của người Việt khi gọi tên
các phương tiện giao thông đường bộ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.

Mục đích nghiên cứu


Kế thừa các công trình nghiên cứu về phương tiện giao thông, khóa luận sẽ
tìm hiểu về từ ngữ chỉ phương tiện giao thông trong tiếng Việt. Từ đây, người
viết hi vọng có thể hiểu thêm đặc điểm trong cách định danh, cách tri nhận
của người Việt, cũng như cách thức người Việt chế tạo, sử dụng phương tiện
giao thông đường bộ để phục vụ cuộc sống, từ đó bước đầu đưa ra những
nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ của người Việt.
2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, khóa luận đã đặt ra những nhiệm vụ sau
đây:
- Tìm hiểu về những đặc điểm của phương tiện giao thông đường bộ
- Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo từ và ngữ, phương thức định danh của từ
ngữ chỉ phương tiện giao thông đường bộ trong tiếng Việt.
Thông qua các nhiệm vụ vừa trình bày, khóa luận có thể đạt được các mục
đích nêu trên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu các tên gọi chỉ phương tiện giao thông đường bộ
trong tiếng Việt. Đối tượng nghiên cứu bao gồm: từ và ngữ định danh các
phương tiện giao thông đường bộ.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận này, chúng tôi chỉ tập trung khảo

sát vấn đề định danh phương tiện giao thông đường bộ trong tiếng Việt.

2
Footer Page 9 of 63.


Tài liu lun vn s phm 10 of 63.

4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp miêu tả: Đây là phương pháp chính giúp giải quyết các vấn
đế của khóa luận. Chúng tôi dùng phương pháp này để miêu tả từng ý nghĩa
cấu tạo, ý nghĩa từ vựng của các tên gọi phương tiện giao thông đường bộ
trong tiếng Việt.
Phương pháp phân tích thành tố nghĩa: Chúng tôi sử dụng phương pháp
này làm cơ sở để phân tích ý nghĩa các thành tố trong cấu tạo tên gọi các
phương tiện giao thông đường bộ trong tiếng Việt.
Thủ pháp thống kê, phân loại: Trong khóa luận, chúng tôi sử dụng phương
pháp thống kê, phân loại nhằm thống kê tất cả các tên gọi phương tiện giao
thông đường bộ trong tiếng Việt và phân loại chính xác các tên gọi thành từng
nhóm cụ thể phục vụ cho việc nghiên cứu.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
5.1.

Ý nghĩa lý luận

Tập hợp những vấn đề lý luận có liên quan đến đặc điểm định danh, cơ
chế gọi tên trong ngôn ngữ.
5.2.

Ý nghĩa thực tiễn


Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể được sử dụng như một tài liệu
tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu hay giảng dạy tiếng Việt trong nhà
trường. Nghiên cứu đề tài, chúng tôi muốn khẳng định đặc điểm, cũng như
hiệu quả của việc định danh các sự vật, hiện tượng.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung
chính gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Đặc điểm định danh và cơ chế gọi tên các phương tiện giao
thông đường bộ trong tiếng Việt

3
Footer Page 10 of 63.


Tài liu lun vn s phm 11 of 63.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1. Nghiên cứu về phương tiện giao thông
Trang “Thể loại: Phương tiện giao thông” giới thiệu hàng loạt các loại
phương tiện giao thông, trong đó bao gồm 14 thể loại con, 11 trang liên quan
và 3 tập tin nằm trong trang này. Mỗi loại phương tiện được giới thiệu với
mỗi tên gọi, và các đặc điểm đặc trưng riêng như nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi,
đặc tính vận hành, tính năng sử dụng,… Đặc biệt ở trang này, bạn đọc còn có

thể được tham khảo với sự đa dạng của thư viện hình ảnh, phương tiện truyền
tải và sự hỗ trợ của kênh youtube giúp sự theo dõi của bạn đọc được trực
quan, sinh động.
Nguyễn Trọng Hoài, Hồ Quốc Tuấn trong công trình nghiên cứu:
“Phân tích hành vi lựa chọn phương tiện giao thông của người dân đô thị Việt
Nam: nghiên cứu điển hình thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ”, tác giả đã
phân tích kỹ lưỡng các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn phương tiện
giao thông của người dân ở hai đô thị lớn. Nó được xem xét ở mục đích công
việc của người dân ở thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Điểm đáng lưu ý
của nghiên cứu là xem xét tác động của những yếu tố như thái độ và hành vi
liên quan đối với môi trường đến việc lựa chọn phương tiện giao thông. Từ đó
hướng đến việc điều chỉnh hành vi sử dụng phương tiện giao thông theo
hướng hạn chế phương tiện cá nhân sẽ giảm bớt những tiêu cực đến môi
trường.
Quỳnh Anh trong bài viết: “10 năm nữa, xe máy vẫn là phương tiện
giao thông quan trọng”, tác giả phân tích, bàn luận xung quanh quan điểm có
nên hạn chế sử dụng mô tô, xe máy ngay lập tức. Nhiều ý kiến cho rằng xe
máy chính là thủ phạm nguy hiểm nhất gây ra tình trạng ùn tắc giao thông,

4
Footer Page 11 of 63.


Tài liu lun vn s phm 12 of 63.

nhất thiết phải hạn chế. Nhưng những nghiên cứu trong Chiến lược đảm bảo
an toàn giao thông đường bộ quốc gia khẳng định đến năm 2020, xe máy vẫn
là phương tiện giao thông đường bộ quan trọng. Kết luận, tác giả đã cho rằng;
phát triển ô tô xe máy là một yêu cầu khách quan và cần có những nghiên cứu
phát triển hài hòa với các loại phương tiện giao thông khác.

Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến vấn đề phương tiện giao
thông.
1.1.2. Nghiên cứu định danh trong tiếng Việt
Nguyễn Đức Tồn trong công trình nghiên cứu “Đặc trưng văn hoá dân
tộc của ngôn ngữ và tư duy”, đã nêu những cơ sở lý thuyết căn bản về định
danh ngôn ngữ và đặc trưng văn hóa – văn học của định danh ngôn ngữ; tìm
hiểu cụ thể đặc trưng văn hóa địa phương, văn hóa vùng miền và văn hóa dân
tộc của định danh ngôn ngữ qua một số trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể
người, động vật, thực vật trong tiếng Việt và so sánh đối chiếu với một số
tiếng Nga. Công trình này là kết quả của nghiên cứu theo hướng lý thuyết
thuộc lĩnh vực tâm lý ngôn ngữ học tộc người. Công trình nghiên cứu này đã
nhận được sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học trong nước.
Đỗ Hữu Châu trong “Cơ sở ngữ nghĩa học – từ vựng” và “Từ vựng ngữ
nghĩa tiếng Việt”, tác giả đã phân tích đa chiều các cơ sở của ngữ nghĩa họctừ vựng và từ vựng ngữ nghĩa trong tiếng Việt, tác giả cho rằng định danh
đóng vai trò quan trọng trong quá trình giao tiếp và tư duy của con người. Tác
giả đã miêu tả cụ thể quá trình định danh các sự vật, đối tượng trong tiếng
Việt.
Nguyễn Thuý Khanh có các bài viết: “Đặc điểm định danh tên gọi động
vật trong tiếng Việt”, “Đặc điểm định danh của trường tên gọi động vật tiếng
Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt”, “Một vài nhận xét về thành ngữ so
sánh có tên động vật tiếng Việt”. Qua các bài viết, tác giả đưa ra những quan
điểm, ý kiến, thái độ của mình về đặc điểm định danh của tiếng Việt trong

5
Footer Page 12 of 63.


Tài liu lun vn s phm 13 of 63.

mối tương quan so sánh với tiếng nước ngoài nói chung và tiếng Nga nói

riêng.
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến vấn đề định danh trong
tiếng Việt.
Như vậy, về góc độ ngôn ngữ học chưa có công trình nghiên cứu nào
tìm hiểu cụ thể về đặc điểm tên gọi phương tiện giao thông trong tiếng Việt
và đặc điểm tri nhận của người Việt khi định danh lớp từ ngữ này.
1.2. Phương tiện giao thông và phương tiện giao thông đường bộ
1.2.1. Phương tiện giao thông
Phương tiện là danh từ chỉ “cái dùng để làm một việc gì, để đạt mục
đích nào đó”. [15]
Giao thông là “việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của người và phương
tiện chuyên chở” [15]
Phương tiện giao thông là tất cả những vật thuộc về cơ sở vật chất, có
khả năng di chuyển từ nơi này đến nơi khác nhờ sự tác động nào đó: từ sức
gió, sức người, sức động vật, từ động cơ tự động hóa,… nhằm mục đích phục
vụ cho nhu cầu của con người trong đời sống sinh hoạt hay sản xuất.
Ví dụ: xe máy, thuyền buồm, máy bay,…
Xe máy: Là phương tiện giao thông của con người trên đường bộ,
phương tiện có hai bánh, sử dụng động cơ tự động hóa, có chức năng chính là
chở người, ngoài ra có thể là phương tiện động cơ cho các loại xe lôi, xe kéo,
xe thồ chở hàng.
Thuyền buồm: Là phương tiện có “dáng dài và nhỏ, có gắn buồm, chạy
bằng sức gió” [15], sử dụng trên đường thủy, khi dùng phải điều khiển buồm
cho thuyền chạy.
Máy bay: “Là phương tiện vận tải hay chiến đấu bay trên không nhờ
động cơ.” [15]

6
Footer Page 13 of 63.



Tài liu lun vn s phm 14 of 63.

Phương tiện giao thông được chia thành ba loại chính: Phương tiện
giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy, phương tiện giao
thông đường hàng không.
1.2.2. Phương tiện giao thông đường bộ
Đường bộ là “đường đi trên đất liền cho người và cho xe cộ.” [15]
Phương tiện giao thông là tất cả những vật thuộc về cơ sở vật chất, có
khả năng di chuyển trên đất liền từ nơi này đến nơi khác nhờ sự tác động nào
đó: từ sức gió, sức người, sức động vật, từ động cơ tự động hóa,… nhằm mục
đích phục vụ cho nhu cầu của con người trong đời sống sinh hoạt hay sản
xuất. Ví dụ: xe đạp, xe bò,…
Xe đạp là “phương tiện có hai hoặc ba bánh, tay lái nối với bánh trước,
dùng sức người đạp cho quay bánh (hoặc hai bánh) sau” [15]
Xe bò là “xe thô sơ do trâu bò kéo, có hai bánh, dùng để chuyên chở vật
nặng.” [15]
Theo luật giao thông đường bộ quy định thì phương tiện giao thông đường
bộ được chia làm 2 nhóm cụ thể như sau:
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hay còn gọi tắt là xe cơ giới.
- Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ hay còn gọi tắt là xe thô sơ.
Theo đó, mỗi nhóm phương tiện giao thông đường bộ sẽ bao gồm trong đó
các phương tiện cụ thể. Sau đây là những loại cụ thể của hai nhóm phương
tiện giao thông đường bộ vừa nêu trên:
Xe cơ giới: bao gồm các loại xe như: xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe
mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, máy kéo, xe ô tô, các loại xe rơ móoc hoặc
sơ mi rơ móoc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự.
Xe thô sơ: bao gồm các loại xe như: xe đạp (kể cả xe đạp máy), xích lô, xe
xích lô, xe do súc vật kéo, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe đạp điện, và
các loại xe tương tự.


7
Footer Page 14 of 63.


Tài liu lun vn s phm 15 of 63.

Ở đây chúng ta cần phân biệt, phương tiện tham gia giao thông đường bộ
và phương tiện giao thông đường bộ. Điểm giống nhau, hai nhóm phương tiện
này đều là phương tiện giao thông trên đất liền. Cần phân biệt ở chỗ, phương
tiện giao thông đường bộ là chỉ chung tất cả các phương tiện giao thông trên
đất liền, không phân biệt mục đích, còn phương tiện tham gia giao thông
đường bộ chỉ gồm các phương tiện trực tiếp tham gia vào hoạt động giao
thông trên đường bộ. Nói đến phương tiện tham gia giao thông đường bộ thì
bên cạnh hai loại phương tiện xe cơ giới và xe thô sơ vừa kể trên thì còn phải
kể đến một loại phương tiện nữa là xe máy chuyên dùng. Loại này bao gồm
các loại xe như: các loại xe đặc chủng được sử dụng vào mục đích quốc
phòng và an ninh, xe máy sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, công
nghiệp, xe máy thi công trong các công trình.
Trong khóa luận này, vì nghiên cứu đặc điểm định danh các phương
tiện giao thông đường bộ trong tiếng Việt, để có cái nhìn bao quát và đa diện
nên chúng tôi xem xét cả những tên gọi phương tiện đặc biệt, là những
phương tiện không chính thức thuộc phương tiện giao thông đường bộ, đó là
các từ chỉ phương tiện giao thông trong tâm linh người Việt như xe hàng mã,
các từ chỉ phương tiện giao thông nhưng lại không trực tiếp tham gia vào hoạt
động giao thông như: xe mẫu, xe mô hình, các từ chỉ phương tiện phục vụ
trong các công trình thi công như: xe cút kít, xe lu, máy xúc…
1.3.

Lý thuyết định danh trong ngôn ngữ


1.3.1. Định danh trong ngôn ngữ
Trong cuộc sống, mỗi sự vật, hiện tượng cần có tên gọi. Việc định danh
các sự vật, hiện tượng xung quanh cuộc sống của con người là vô cùng cần
thiết. Bởi vì, định danh giúp con người phân biệt được các sự vật, hiện tượng,
định danh cho thấy cách tư duy, cách sử dụng ngôn ngữ, cách tri nhận văn
hóa của con người

8
Footer Page 15 of 63.


Tài liu lun vn s phm 16 of 63.

Định danh là “Sự cố định (hay gắn) cho một kí hiệu ngôn ngữ một khái
niệm – biểu niệm (signifikat) phản ánh những đặc trưng nhất định của một
biểu vật (denotat) – các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ của các đối tượng
và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó các đơn vị ngôn ngữ
tạo thành những yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn từ” (G.V. Cosannky). Nói
một cách nôm na, định danh chính là đặt tên gọi cho một sự vật, hiện tượng.
Nguyễn Đức Tồn trong cuốn “Đặc trưng văn hóa- dân tộc của ngôn ngữ
và tư duy” đã xác định một phương thức định danh mà theo tác giả rất phổ
biến trong tiếng Việt, đó là cách chuyển nghĩa. Chuyển nghĩa (Sự chuyển biến
ý nghĩa của từ) là quá trình chuyển đổi từ nghĩa này sang nghĩa khác, từ một
nghĩa thành nhiều nghĩa. Ví dụ: Từ “Xe khách” là tên gọi được sử dụng
phương thức định danh hoán dụ, xe ô tô có chức năng chở khách, nghĩa là xe
ô tô có quan hệ tương cận với những người khách đi xe nên được gọi là xe
khách.
Tiếng Việt có hai phương thức chuyển nghĩa cơ bản, đó là phương thức
ẩn dụ và phương thức hoán dụ. Đây là hai phương thức chuyển đổi tên gọi từ

sự vật này sang sự vật khác dựa vào mối quan hệ liên tưởng tương đồng và
tương cận. Nếu giữa hai sự vật có mối liên tưởng tương đồng thì đó là chuyển
nghĩa ẩn dụ, nếu giữa hai sự vật có mối liên tưởng tương cận thì đó là chuyển
nghĩa hoán dụ.
1.3.2. Cơ sở định danh trong ngôn ngữ
1.3.2.1. Định danh theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ
Phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi của A để
gọi tên cho B trong trường hợp A và B có mối quan hệ tương đồng nào đó với
nhau.
Ví dụ: Trong tiếng Việt, từ “rùa” có một nghĩa là: loài vật có bốn chân,
có mai (mai rùa, thường chui đầu vào mai khi gặp nguy hiểm, di chuyển
chậm. Trên cơ sở so sánh nhiều sự vật khác có một hay một vài đặc điểm

9
Footer Page 16 of 63.


Tài liu lun vn s phm 17 of 63.

tương tự, người ta đã chuyển “rùa” sang gọi tên cho những người, những vật
có đặc tính di chuyển hay làm việc chậm chạp như : cách nói những người
“chậm như rùa” hay “xe rùa” : loại phương tiện di chuyển chậm dựa vào sức
của con người, phần thân xe (thùng chứa đồ) có hình dáng giống mai rùa.
Ẩn dụ là một loại so sánh ngầm, chỉ giữ lại vế được so sánh, bằng sự
liên tưởng, tưởng tượng tương đồng giữa sự vật, hiện tượng,… với nhau.
Các kiểu chuyển nghĩa ẩn dụ:
- Ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về hình thức.
Ví dụ: Xe thổ mộ: Đây là một loại xe ngựa thời xưa, “thổ” là thồ, chở,
“mộ” bắt nguồn từ hình dáng của xe có phần khui xe vòm lên như những nấm
mộ. Chính bởi sự giống nhau về hình dáng giữa xe và nấm mộ nên loại xe này

được gọi là xe thổ mộ.
- Ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật
Ví dụ: xe con: Xe con là xe ô tô nhỏ chở khách, có 4 chỗ. Xe con được
định danh theo cơ sở chuyển nghĩa ẩn dụ với người con trong một gia đình.
Cả hai đối tượng này đều đảm nhiệm chức năng đơn giản, nhẹ nhàng nhất
trong một nhóm đối tượng. Người con trong gia đình thường làm những việc
nhẹ nhàng hơn so với bố mẹ như nấu cơ, rửa bát, quét nhà,… xe con cũng
vậy, so với xe tải, hay xe ô tô chở khách thì xe con (hay ô tô con) có khả năng
chuyên chở ít hơn, xe khách có thể chở tối đa 45 khách, còn ô tô con chỉ chở
đươc tối đa 4 khách.
- Ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa hai hành
động, hiện tượng
Ví dụ: tàu bò. Tàu bò hay còn gọi là xe tăng. Tên gọi này được chuyển
nghĩa dựa trên cơ chế ẩn dụ, do sự giống nhau về cách thức di chuyển của loại
phương tiện này, di chuyển chậm chạp, với tốc độ rất thấp đến nỗi mà không
còn là tốc độ của phương tiện di chuyển thông thường nữa, mà như là bò trên
mặt đất.

10
Footer Page 17 of 63.


Tài liu lun vn s phm 18 of 63.

- Ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về kết quả (tác động của sự vật đối với
con người)
Ví dụ: Từ “say” trong say rượu, say thuốc, say xe,… có nghĩa gốc là trạng
thái ngây ngất, choáng váng, nôn nao do bị tác động của rượu hay các yếu tố
kích thích khác. Dựa vào sự giống nhau về kết quả của đối tượng tác động
đến chủ thể, làm cho người ta ở trong trạng thái bị cuốn hút hoàn toàn thì có

cách nói ẩn dụ: say tình, say lòng người,…
1.3.2.2. Định danh theo phương thức chuyển nghĩa hoán dụ
Phương thức chuyển nghĩa hoán dụ là phương thức lấy tên gọi của A để
gọi tên cho B trong trường hợp A và B có mối quan hệ tương cận với nhau.
Ví dụ: “du lịch” vốn để chỉ một ngành kinh tế, qua phương thức chuyển
nghĩa hoán dụ có từ: xe du lịch (loại xe đi liền với mục đích du lịch)
Có thể kể ra một số kiểu chuyển nghĩa hoán dụ điển hình sau:
- Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa bộ phận và toàn thể
Ví dụ: xe ba bánh, xe bánh xích. Bánh xe là một bộ phận của xe, nhưng nó
là đặc điểm nổi bật của một loại phương tiện nào đó, người ta sẽ lấy tên của
bộ phận này làm tên gọi cho cả phương tiện như xe ba bánh, xe bánh xích.
Cách gọi tên này dựa trên cơ sở chuyển nghĩa hoán dụ trên quan hệ giữa bộ
phận và toàn thể.
- Hoán dụ dựa trên quan hệ vật chứa và vật bị chứa
Ví dụ: Xe chở rác: là tên gọi chung cho những loại xe có chức năng chở
rác thải, thường những loại xe này sẽ có một thiết bị có khả năng chứa rác
như bồn, thùng xe, ví dụ: xe bồn, xe công nông, xe lam,… Chỉ cần gọi là xe
chở rác (vật bị chứa) thì người ta sẽ tự hiểu chiếc xe đó phải có bồn hay thùng
xe là vật chứa rác.
- Hoán dụ dựa trên quan hệ đồ dùng, dụng cụ với ngành nghề, với người
sử dụng.

11
Footer Page 18 of 63.


Tài liu lun vn s phm 19 of 63.

Ví dụ: Xe cảnh sát: xe cảnh sát là một phương tiện di chuyển chuyên dụng
cho ngành cảnh sát trong việc đảm bảo an ninh. Xe cảnh sát là cách nói hoán

dụ dựa trên quan hệ đồ dùng là xe và ngành nghề sử dụng là cảnh sát.
- Hoán dụ dựa trên quan hệ nguyên liệu và sản phẩm được chế tạo từ
nguyên liệu
Ví dụ: Xe đạp gỗ: Gỗ là một nguyên liệu được cho là thân thiện với môi
trường, nguyên liệu này được đưa vào sản xuất, chế tạo thành xe đạp từ
những thập kỷ trước. Tên gọi xe gỗ là cách nói hoán dụ dựa trên quan hệ giữa
nguyên liệu là gỗ và sản phẩm được chế tạo từ nguyên liệu đó là xe đạp.
- Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa cơ quan chức năng và chức năng
Ví dụ: xe gạt nước là loại xe có thiết bị gạt nước dồn về hướng phía trước
chiều xe chạy, mục đích để gạt nước cho con đường nhanh khô và đảm bảo vệ
sinh đường phố.
- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa tư thế cụ thể- nguyên nhân của tư thế
Ví dụ: xe đạp nằm là loại xe mà người sử dụng sẽ có tư thế nằm khi đạp
xe.
- Hoán dụ dựa vào âm thanh để gọi tên động tác
Ví dụ: xe cút kít. Xe một bánh, dùng nhiều trong các công trình xây dựng
hoặc chở nông sản ở vùng nông thôn, dùng sức người đẩy, khi di chuyển xe
có âm thanh “cút kít”. Dựa vào âm thanh đó, người ta gọi loại xe này là xe cút
kít.
- Hoán dụ dựa vào quan hệ hoạt động- sản phẩm được tạo ra do hoạt
động đó
Ví dụ: xe tự chế. Tự chế vốn là từ chỉ những hoạt động chế tạo, sáng tạo,
làm ra vật phẩm nào đó một cách tự phát, tự túc. Còn xe tự chế là sản phẩm
của hoạt động tự chế. Dựa vào mối quan hệ giữa hoạt động tự chế và sản
phẩm được tạo ra từ hoạt động đó là xe tự chế, người ta đã dùng cách nói
hoán dụ để gọi tên xe tự chế.

12
Footer Page 19 of 63.



Tài liu lun vn s phm 20 of 63.

- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa hoạt động và công cụ
Ví dụ: nghề cầm bút. Bút là một công cụ để viết, để ghi chép. Nhắc đến
nghề cầm bút là người ta đang muốn nói đến nghề viết văn. Bút và viết văn có
mối quan hệ mật thiết với nhau, công cụ của hoạt động viết văn là cây bút,
còn hoạt động khi dùng cây bút là viết. Dựa vào mối quan hệ giữa hoạt động
viết văn và công cụ là cây bút, người ta đã dùng cách nói hoán dụ, nói nghề
cầm bút để chỉ nghề viết văn.
- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa động tác tiêu biểu và toàn bộ quá trình
sản xuất
Ví dụ: bánh cuốn. Bánh cuốn là một món ăn đặc sản ở Việt Nam, được
làm bằng bột gạo pha loãng, tráng mỏng trên mặt chảo đến độ sánh vừa phải
thì người nấu sẽ có động tác cuốn (hay còn gọi là cuộn) các lớp bột lại với
nhau thì thành bánh cuốn. Còn để lớp bột cứng lại thì sẽ thành bánh tráng.
Người ta đã dựa vào mối quan hệ giữa động tác cơ bản là cuốn khi làm bánh
cuốn để gọi tên món ăn này, đây là cách nói hoán dụ.
- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa nguyên liệu và hoạt động dùng nguyên
liệu đó
Ví dụ: xe bọc thép. Bọc là một động từ chỉ hoạt động dùng một vật liệu để
gói kín một vật khác. Trong chiến đấu quân sự, người ta đã sáng tạo ra cách
dùng nguyên liệu thép để bọc phương tiện nhằm tránh sự phá hủy của bom,
đạn. Những phương tiện đó người ta gọi là xe bọc thép. Tên gọi này sử dụng
cách định danh theo cơ sở chuyển nghĩa hoán dụ, dựa trên quan hệ giữa
nguyên liệu là thép và hoạt động dùng nguyên liệu là bọc.
- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa tính chất của sự vật và bản thân sự vật
Ví dụ: xe bay. Xe bay là loại phương tiện được tích hợp hai khả năng: có
bánh chạy trên đường bộ như một ô tô và có cánh bay trên không như một
máy bay. Tính chất của loại phương tiện này là có thể vừa đi, vừa bay, và bản

thân nó vẫn là một chiếc xe ô tô. Dựa vào quan hệ giữa tính chất và bản thân

13
Footer Page 20 of 63.


Tài liu lun vn s phm 21 of 63.

của phương tiện, người ta đã dùng cách nói hoán dụ để gọi tên phương tiện là
xe bay.
Trong một từ có thể vừa có nghĩa chuyển ẩn dụ, vừa có nghĩa chuyển hoán
dụ. Tức là, phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ có thể ở trong cùng
một từ.
Ví dụ: Từ “tay” có các nghĩa:
1) Bộ phận phía trên của cơ thể người, từ vai đến các ngón, dùng để cầm,
nắm; thường được coi là biểu tượng của lao động cụ thể của con người.
2) Bộ phận của vật, tương ứng với tay hay có hình dáng, chức năng như
cái tay: tay ghế, tay vịn cầu thang,…
3) Tay của con người, coi là biểu tượng của khả năng, trình độ nghề
nghiệp, hay khả năng hành động nói chung: tay nghề, non tay,…
 Nghĩa 2 là nghĩa chuyển ẩn dụ, nghĩa 3 là nghĩa chuyển hoán dụ của
nghĩa 1.

14
Footer Page 21 of 63.


Tài liu lun vn s phm 22 of 63.

Tiểu kết chương 1

Giao thông đường bộ trong thời đại ngày nay là mối quan tâm lớn của
xã hội. Trong đó, phương tiện giao thông là một bộ phận quan trọng. Chúng
ta thường nhắc đến phương tiện giao thông và sử dụng chúng hằng ngày
nhưng phần lớn lại không hiểu rõ tên gọi để phân biệt hay biết được nguồn
gốc của tên gọi những phương tiện đó. “Phương tiện là cái dùng để làm một
việc gì, để đạt một mục đích nào đó” [15]. Từ chỉ phương tiện giao thông
đường bộ là từ chỉ một loại phương tiện, thường giúp người sử dụng đạt được
những mục đích nhất định trong giao thông trên loại hình đường bộ.
Đặc điểm định danh mang yếu tố tư duy và văn hóa. Người Việt
thường nhìn nhận đối tượng bằng thị giác và thính giác. Đối tượng được chọn
định danh thường được dựa vào hình dáng, màu sắc, âm thanh hay những
thuộc tính đặc trưng của sự vật, hiện tượng. Do đó, khi nghiên cứu về đặc
điểm định danh phương tiện giao thông đường bộ trong tiếng Việt, chúng ta
tìm hiểu về cách tri nhận thể hiện qua tên gọi phương tiện giao thông của
người Việt, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, tư duy.

15
Footer Page 22 of 63.


Tài liu lun vn s phm 23 of 63.

CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM VÀ CƠ CHẾ ĐỊNH DANH
CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
2.1.

Khái quát các mô hình định danh phương tiện giao thông đường

bộ trong tiếng Việt

Trong chương này, chúng tôi thống kê được 158 tên gọi PTGTĐB
trong tiếng Việt, trong đó chia thành 15 mô hình định danh đơn, và 18 mô
hình định danh phức hợp, được trình bày khái quát dưới đây.
Stt

Mô hình định danh

Số

Tỉ lệ

lượng

(%)

1

Mô hình định danh đơn

116

73.4

2

Mô hình định danh phức hợp

42

26.6


Tổng cộng

158

100

Trên đây là bảng tổng hợp về số lượng và tỉ lệ giữa các mô hình định
danh các PTGTĐB trong tiếng Việt, chúng ta thấy, với 158 tên gọi khác nhau
chỉ các phương tiện giao thông đường bộ trong tiếng Việt. Đây được coi là số
lượng khá lớn. Con số này đã cho thấy sự phong phú trước hết về mặt số
lượng các loại phương tiện giao thông đường bộ ở Việt Nam. Con số ấy cũng
phần nào cho thấy sự phát triển của đất nước Việt Nam trong ngành giao
thông vận tải. Các loại phương tiện với các đặc điểm về hình dáng, kích
thước, màu sắc, thương hiệu, nhà sản xuất,… khác nhau, mỗi loại phương tiện
đều có một tên gọi riêng, không trùng lặp bất cứ một tên gọi phương tiện nào
với phương tiện nào. Làm được như vậy, điều này cho thấy óc sáng tạo, sự
giàu có về mặt ngôn ngữ của người Việt khi định danh từng loại phương tiện.
Trong bảng thống kê, các tên gọi phương tiện giao thông đường bộ
trong tiếng Việt được định danh theo kiểu đơn có số lượng lớn hơn các tên
gọi được định danh theo kiểu phức, số lượng các tên gọi được định danh đơn
là 116 tên gọi, còn số lượng các tên gọi được định danh theo kiểu phức là 42

16
Footer Page 23 of 63.


Tài liu lun vn s phm 24 of 63.

tên gọi, nghĩa là tên gọi định danh đơn lớn hơn gấp 2,8 lần số lượng các tên

gọi định danh phức. Điều này cho thấy sự phổ biến trong thói quen định danh
của người Việt, ưu tiên sử dụng cách định danh đơn, nghĩa là gọi tên các sự
vật bằng cách tri giác trực tiếp, đơn giản nhất.
Sau đây là kết quả chi tiết mà chúng tôi đã khảo sát về từng mô hình
định danh các phương tiện giao thông đường bộ trong tiếng Việt.
2.2.

Các mô hình định danh

2.2.1. Mô hình định danh đơn
Chúng tôi thống kê được 116 tên gọi PTGTĐB định danh theo kiểu đơn
với 15 mô hình cụ thể, được khái quát trong bảng sau
Stt

Mô hình định danh đơn

Số

Tỉ lệ

lượng

(%)

1

Định danh theo thương hiệu, nhãn hiệu

21


18.1

2

Định danh theo chức năng

19

16.4

3

Định danh theo phương thức vận hành

16

13.8

4

Định danh theo hình dáng

14

12.1

5

Phiên chuyển từ tiếng nước ngoài


13

11.2

6

Định danh theo mức độ cũ, mới hoặc chất lượng

8

6.9

7

Định danh theo chủ sở hữu

5

4.3

8

Định danh theo đối tượng sử dụng

5

4.3

9


Định danh theo mục đích sử dụng

4

3.4

10

Định danh theo âm thanh

3

2.6

11

Định danh theo chất liệu

2

1.7

12

Định danh theo quãng đường di chuyển

2

1.7


13

Định danh theo phương thức kinh doanh

2

1.7

14

Định danh theo phương thức chế tạo

1

0.9

15

Định danh theo trang, thiết bị

1

0.9

116

100

Tổng cộng
17

Footer Page 24 of 63.


Tài liu lun vn s phm 25 of 63.

Qua bảng trên, chúng tôi nhận thấy trong các mô hình định danh đơn,
mô hình định danh theo thương hiệu, nhãn hiệu có số lượng tên gọi PTGTĐB
lớn nhất, với 21 phương tiện chiếm 18.1 %. Các mô hình định danh phổ biến
chiếm tỉ lệ trên 10% là mô hình định danh theo chức năng với 19 tên gọi
chiếm 16.4%, mô hình định danh theo phương thức vận hành với 16 tên gọi
chiếm 13.8 %, phiên chuyển từ tiếng nước ngoài với 13 tên gọi chiếm 11.2 %.
Các mô hình có số lượng tên gọi PTGTĐB ít nhất là mô hình định danh theo
phương thức chế tạo và mô hình định danh theo trang thiết bị, mỗi mô hình
chỉ có 1 tên gọi, chiếm 0.9 %.
2.2.1.1. Định danh theo thương hiệu, nhãn hiệu
Mô hình định danh có mô hình:
Tên tổng loại (xe) + thương hiệu hoặc nhãn hiệu
Mô hình định danh này có tất cả 21 phương tiện GTĐB. Bao gồm: Xe
Honda, xe Thống Nhất, xe Hiskey, Xe Vespa, Xe Suzuki, xe Attila, Xe
Simson, xe Civk, xe City, xe Huyn đai, xe Mecedes, xe Mitsubishi, xe Nissan,
xe Carmy, xe Corrola, xe Attis, xe Matis, xe Gets, xe i10, xe cup 50, xe cup
70.
1). Mùa khô năm 1975, quân ta tấn công Buôn Ma Thuật. Nguyễn Văn
Thiệu ra lệnh di tản Quân đoàn 2 khỏi Tây Nguyên. Binh lính, sĩ quan, công
chức và gia đình của họ chồng chất lèn nhau trên hàng ngàn xe GMC, Xe jeep,
xe be, xe đò, xe lam. Nhưng đông hơn thế bội lần, kín nghìn nghịt mặt tỉnh lộ
7 và quốc lộ 14, quốc lộ 21 là xe Honda. [13]
Xe Honda là mô hình định danh cụ thể trong ví dụ trên, trong đó có tên
tổng loại là xe, Hon da là từ chỉ thương hiệu để định danh. Xe Honda là một
thương hiệu xe máy nổi tiếng ở Việt Nam từ những thập niên 30. Đến tận bây

giờ, Honda vẫn là một thương hiệu xe máy được người dân Việt Nam yêu
thích và là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của người dân khi chọn mua xe máy,
mặc dù Honda là thương hiệu xe của Nhật Bản, không phải do người Việt

18
Footer Page 25 of 63.


×