Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh herpes sinh dục y học cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.5 KB, 5 trang )

Bệnh Herpes sinh dục
 Trương Thị Thuỳ Dung 14/02/2014  29,042 Lượt xem

Lời nhắn gửi BÁC SĨ
Nội dung chính [ẩn]
1. Bệnh herpes sinh dục là gì
2. Nhiễm herpes sinh dục xảy ra như thế nào
3. Bệnh herpes sinh dục có biểu hiện triệu chứng gì
4. Làm thế nào để chẩn đoán bệnh herpes sinh dục
5. Điều trị bệnh herpes sinh dục như thế nào
6. Tôi có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh herpes sinh dục không?
7. Điều gì xảy ra khi vết thương tái phát
8. Có biện pháp nào giúp giảm tái phát bệnh không
9. Làm thế nào để tránh truyền bệnh herpes sinh dục
10. Bệnh herpes sinh dục ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai thế nào
11. Nếu tôi có các vết loét khi chuyển dạ thì sao?
12. Phụ nữ nhiễm virus herpes có thể cho con bú không?
13. Tài liệu tham khảo

Bài viết thứ 10 trong 40 bài thuộc chủ đề Các vấn đề Phụ khoa

Đánh giá (1 Bình chọn)

Bệnh herpes sinh dục là gì

Bệnh herpes sinh dục là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh herpes sinh dục thường được
nhận biết gây ra vết loét hoặc những vùng phồng rộp rất đau. Những vết loét này có thể xuất hiện ở xung
quanh khu vực miệng, vùng sinh dục hoặc hậu môn. Nơi có xuất hiện vết loét chính vị trí đầu tiên bị virus tấn
công. Bệnh herpes sinh dục có thể lây lan qua việc tiếp xúc trực tiếp với vết loét, thường nhất là qua hoạt
động tình dục. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể lây ngay cả khi bạn không nhìn thấy vết loét.
Nhiễm herpes sinh dục xảy ra như thế nào




Virus herpes có thể xuyên qua các vết loét trên da trong khi quan hệ tình dục qua âm đạo, miệng hoặc hậu
môn. Loại virus này có thể xâm nhập vào lớp màng ẩm của dương vật, âm đạo, lỗ tiểu, cổ tử cung hoặc hậu



môn. Khi virus thâm nhập vào cơ thể, nó sẽ gây nhiễm bệnh ở các tế bào bình thường. Tiếp theo, hệ thống
bảo vệ tự nhiên của cơ thể bạn sẽ bắt đầu chống lại virus. Do vậy, sẽ đẫn đến các vết loét, các mụn rộp và
sưng đau. Ngoài các cơ quan sinh dục, virus herpes còn tấn công lưỡi, miệng, mắt, lợi, môi, tay và các cơ
quan khác của cơ thể. Khi quan hệ tình dục bằng miệng, virus herpes có thể vào cơ thể từ các vết loét lạnh
xung quanh miệng đi tới vào âm đạo của bạn tình hoặc ngược lại. Thâm chí, bạn có thể tự nhiễm lại virus
của chính bạn nếu bạn chạm vào vết loét rồi chà hoặc cào gãi vào bộ phận khác của cơ thể bạn, đặc biệt là
hai mắt.

Virus herpes có thể qua da (1), di chuyển khắp cơ thể (2) và trú ngụ tại các tế bào thần kinh gần cột sống (3).
Khi bị tấn công, virus sẽ rời bỏ vị trí đang trú ngụ và di chuyển dọc dây thần kinh, quay trở lại lớp da bên
ngoài (4).
Bệnh herpes sinh dục có biểu hiện triệu chứng gì

Có nhiều người bị nhiễm herpes sinh dục mà không có triệu chứng gì. Khi triệu chứng xuất hiện, có thể rất
nhẹ (chỉ một vài vết loét), hoặc rất nặng (rất nhiều vết loét). Triệu chứng thường xuất hiện từ 2-10 ngày sau
khi virus herpes xâm nhập vào cơ thể bạn. Bạn sẽ cảm thấy giống như đang bị cảm cúm. Bạn có thể bị sưng
hạch, sốt, lạnh run, đau cơ, mệt mỏi và buồn nôn. Bạn cũng có thể bị các vết toét. Ban đầu, các vết loét xuất
hiện khá nhỏ, các mụn phồng rộp chứa dịch tìm thấy ở âm đạo, hậu môn và các vùng khác. Vết loét thường
gom lại thành từng chùm. Thường thì người bệnh sẽ thấy ngứa và rát bỏng khi đi tiểu.
Lần nhiễm herpes đầu tiên sẽ kéo dài 2-4 tuần. Trong thời gian này, các vết loét vỡ và chảy nước. Sau một
vài ngày sẽ đóng vảy và tự lành, không để lại sẹo.
Làm thế nào để chẩn đoán bệnh herpes sinh dục


Để chẩn đoán bệnh phải tiến hành nhiều xét nghiệm khác nhau. Cách chính xác nhất đó là lấy mẫu từ vết
thương và quan sát sự phát triển của virus trong một dung dịch đặc biệt. Kết quả xét nghiệm sẽ có trong 1
tuần. Kết quả xét nghiệm dương tính giúp chẩn đoán xác định, nhưng kết quả âm tính thì không thể loại trừ
có nhiễm herpes. Nhiều trường hợp cũng cần phải thử máu. Những xét nghiệm máu này nhằm kiểm tra


kháng thể mà cơ thể tạo ra để chống lại virus và giúp chỉ ra xem cơ thể có bị nhiễm mới hoặc tái phát lại
bệnh không.



Điều trị bệnh herpes sinh dục như thế nào

Điều trị bằng thuốc uống giúp kiểm soát sự phát triển của bệnh. Thuốc cũng có thể giúp rút ngắn quá trình tái
phát và giảm bớt cảm giác khó chịu.
Tôi có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh herpes sinh dục không?

Không có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh herpes sinh dục. Mặc dù các vết loét có thể tự lành trong vài
ngày hoặc vài tuần nhưng virus herpes lại không ra khỏi cơ thể bạn. Virus di chuyển dọc theo các tế bào
thần kinh gần cột sống của bạn. Chúng trú ngụ ở đó cho tới khi một vài yếu tố xuất hiện gây phát khởi lần
nhiễm mới. Tiếp theo, virus sẽ di chuyển dọc dây thần kinh, quay trở lại nơi đầu tiên nó vào cơ thể và bắt đầu
cuộc tấn công mới. Đôi khi, virus vẫn hiện diện mặc dù bạn không thấy có vết loét nào.
Điều gì xảy ra khi vết thương tái phát

Khi vết thương tái phát, bạn sẽ thấy bỏng rát, ngứa ngáy, đau nhói gần nơi virus tấn công cơ thể đầu tiên.
Bạn cũng sẽ thấy đau vùng lưng dưới, mông, đùi hoặc đầu gối. Những triệu chứng này được gọi là triệu
chứng báo hiệu. Vài giờ sau đó, các vết loét sẽ xuất hiện. Thường thì không có sốt nóng và sưng tấy vùng
âm đạo. Các vết loét sẽ tự lành rất nhanh trong vòng từ 3 đến 7 ngày. Các đợt tái nhiễm thường ít đau hơn
lần đầu.
Có biện pháp nào giúp giảm tái phát bệnh không


Nếu bệnh tái phát, uống thuốc hàng ngày sẽ giúp giảm đáng kể các triệu chứng. Trong nhiều trường hợp,
uống thuốc có thể giúp giảm tái phát trong thời gian dài và cũng giúp giảm nguy cơ lây bệnh sang cho người
khác.
Làm thế nào để tránh truyền bệnh herpes sinh dục

Nếu bạn hoặc bạn tình bị nhiễm herpes vùng miệng hoặc vùng sinh dục, cần tránh quan hệ trong giai đoạn
tiền triệu một vài ngày cho tới khi các vết loét đã lành. Đảm bảo không để các vết loét và dịch tiết chạm vào
da người khác. Rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với vết loét.
Bạn có thể truyền bệnh cho người khác cả khi không có vết loét bởi vì virus có thể tồn tại mà không có triệu
chứng gì cả. Sử dụng bao cao su có thể tránh nguy cơ lây truyền hoặc nhiễm bệnh herpes sinh dục, nhưng
bao cao su không bảo vệ chống nhiễm herpes sinh dục ở mọi trường hợp. Tuy virus không thể đi qua bao
cao su nhưng các vết loét không được bao cao su che phủ lại có thể truyền bệnh. Dù sao, bao cao su cũng
giúp bảo vệ bạn khỏi các bệnh lấy truyền qua đường tình dục khác.
Bệnh herpes sinh dục ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai thế nào

Nếu bạn mắc herpes sinh dục khi đang mang thai thì hãy nói với bác sĩ của mình. Trong thời kì mang thai
nếu bị nhiễm herpes sinh dục, rủi ro với con bạn rất cao, đặc biệt là với các bà mẹ mang thai lần đầu. Phụ nữ


mắc bệnh lần đầu trong các tháng cuối có nguy cơ cao truyền sang con (30–60%) bởi chúng chưa có kháng
thể chống lại virus. Mặc dù hiếm nhưng khi một đứa trẻ sinh ra, nó có thể bị nhiễm bệnh khi đi qua đường



sanh bị nhiễm bệnh của người mẹ. Nhiễm virus herpes có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho trẻ sơ
sinh như tổn thương não, mắt.
Nếu bạn bị nhiễm virus herpes lần đầu khi mang thai, bạn có thể uống thuốc để giảm các triệu chứng nặng
và thời gian phát bệnh. Nếu bạn bị nhiễm herpes nhưng không phải lần đầu, bác sĩ sẽ kê thuốc cho bạn để
tránh tái phát bệnh tại thời điểm hoặc gần thời điểm khi sanh bé.

Nếu tôi có các vết loét khi chuyển dạ thì sao?

Nếu bạn có các vết thương hoặc tiền triệu khi chuyển dạ thì bạn nên sinh mổ. Sinh mổ sẽ giúp giảm nguy cơ
trẻ tiếp xúc với virus.
Tuy hiếm nhưng trẻ có thể nhiễm virus mặc dù không đi qua âm đạo của người mẹ. Điều này hoàn toàn có
thể xảy ra khi vỡ ối vài giờ trước khi sinh. Nếu người mẹ không có vết thương hoặc tiền triệu khi chuyển dạ
thì có thể sinh thường.
Phụ nữ nhiễm virus herpes có thể cho con bú không?

Một phụ nữ nhiễm bệnh herpes sinh dục có thể cho con bú mà không truyền bệnh sang con. Virus herpes
không thể truyền sang cho trẻ qua đường bú sữa mẹ. Tuy nhiên, trẻ có thể bị nhiễm bệnh khi chạm vào vết
rộp hoặc loét trên vú của người mẹ. Nếu người mẹ có thương tổn trên đầu vú thì không được cho con bú
bằng bên vú đó. Hãy bơm hoặc vắt sửa bằng tay cho tới khi vết loét lành. Hãy đảm bảo rằng phần bơm vú
để lấy với sữa không được chạm vào vết loét. Nếu chạm vào thì phần sữa đó phải bỏ đi.
Chú thích
Túi nước ối: Túi chứa đầy chất lỏng trong tử cung của người mẹ, nơi thai nhi phát triển.
Kháng thể: Protein trong máu được sản xuất chống lại tác nhân lạ.
Sinh mổ: Sinh con thông qua một vết rạch ở bụng và tử cung người mẹ.
Tiền triệu: Triệu chứng xuất hiện trước sự tấn công của một bệnh.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Những bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, bao gồm
Chlamydia, bệnh lậu, nhiễm trùng virus papilloma ở người (nhiễm HPV), mụn nước (nhiễm herpes),
giang mai và nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV, nguyên nhân gây ra hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải [AIDS]).
Nếu có bất kỳ thắc mắc hãy trao đổi với bác sĩ sản phụ khoa.
Tài liệu tham khảo

/>Nếu bài viết hữu ích, bạn thích hãy bấm LIKE và SHARE để ủng hộ nhé.


Like 2


 Từ khóa

Share

BỆNH DO VIRUS HERPES

BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC

HERPES


Góp ý - Báo lỗi



×