Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những vấn đề về sàn chậu y học cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.98 KB, 5 trang )

Những vấn đề về sàn chậu
 Thái Khoa Bảo Châu 17/04/2014  22,223 Lượt xem

Lời nhắn gửi BÁC SĨ
Nội dung chính [ẩn]
1. Những vấn đề về sàn chậu là gì?
2. Triệu chứng
3. Nguyên nhân
4. Phân loại
5. Cần phải khám những gì để chẩn đoán những vấn đề về sàn chậu?
6. Một số cách để làm giảm các triệu chứng mà không cần phẫu thuật là gì?
7. Bài tập Kegel
8. Phẫu thuật có thể điều chỉnh các vấn đề về sàn chậu hay không?

Bài viết thứ 3 trong 40 bài thuộc chủ đề Các vấn đề Phụ khoa

Đánh giá (2 Bình chọn)

Những vấn đề về sàn chậu là gì?

Các cơ quan vùng chậu bao gồm âm đạo, cổ tử cung, tử cung, bàng quang, niệu đạo, ruột non và trực tràng.
Các cơ quan này được nâng đỡ bởi các cơ và “cân” (lớp mô liên kết) của sàn chậu. Các cơ và “cân” nâng đỡ
có thể bị rách, giãn hoặc suy yếu vì lão hóa dẫn đến bệnh sa sàn chậu. Các vấn đề về sàn chậu thường kết
hợp với sa các cơ quan trong vùng chậu do các cơ và cân không còn khả năng nâng đỡ các cơ quan vùng
chậu. Kết quả là, các cơ quan vùng chậu có thể bị sa ra ngoài.
Triệu chứng

Nhiều phụ nữ không có triệu chứng và cũng không gặp trở ngại gì khi bị sa cơ quan vùng chậu. Đối với một
số trường hợp có triệu chứng thì các triệu chứng có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng. Những triệu chứng phổ
biến khi sa tạng vùng chậu được liệt kê như sau:
• Cảm giác đầy hoặc nặng ở vùng chậu


• Bên trong âm đạo phình lên


• Các cơ quan lồi ra ngoài âm đạo
• Cảm thấy bị kéo căng và đau tức ở bụng dưới hoặc khung chậu



• Đau vùng lưng dưới
• Rò rỉ nước tiểu (tiểu không tự chủ) hoặc gặp khó khăn khi đại tiện
• Phải đẩy các cơ quan trở lại vào âm đạo để có thể đi tiểu hoặc đại tiện
• Quan hệ tình dục khó khăn
• Khó khăn khi dùng băng vệ sinh dạng tampons hay các dụng cụ thụt rửa âm đạo
• Áp lực vùng chậu có thể tăng lên khi đứng, mang vác, ho hay vào cuối ngày
Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây ra sa tạng vùng chậu là do sinh con. Những phụ nữ sinh con ngả âm đạo
thường có nguy cơ găp phải các vấn đề về vùng châu cao hơn những người đã sinh mổ.
Các nguyên nhân khác gây sa tạng sàn chậu bao gồm:
• Đã từng phẫu thuật vùng chậu
• Thời kỳ mãn kinh
• Lão hóa
• Hoạt động thể lực mạnh
• Các yếu tố làm tăng áp lực trong ổ bụng như là thừa cân hoặc béo phì, táo bón và đi tiêu khó khăn và ho
mãn tính
• Các yếu tố di truyền
Phân loại

Có rất nhiều dạng sa tạng vùng chậu:
• Sa tử cung -Tử cung sa xuống âm đạo.

• Sa vòm âm đạo -Phía trên cùng của âm đạo gọi là “vòm âm đạo” bị sa xuống. Bệnh này rất thường gặp ở
những phụ nữ đã cắt tử cung.
• Sa bàng quang -Bàng quang từ vị trí bình thường của nó tụt xuống âm đạo.
• Sa niệu đạo -Sa niệu đạo xảy ra khi niệu đạo lồi vào âm đạo, thường xảy ra cùng với sa bàng quang.


• Sa ruột non -Ruột non đẩy vào thành sau của âm đạo, tạo ra một túi phình. Sa ruột non thường xảy ra
cùng với sa vòm âm đạo.



• Sa trực tràng -Trực tràng lồi vào âm đạo hoặc sa ra khỏi âm đạo.
Cần phải khám những gì để chẩn đoán những vấn đề về sàn chậu?

Bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ tiến hành thăm khám âm đạo và trực tràng kỹ lưỡng. Bạn có thể được
khám ở tư thế nằm hoặc đứng. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn căng người hoặc ho trong lúc khám để xem có bị rỉ
nước tiểu hay không, sau đó sẽ kiểm tra xem liệu bàng quang của bạn có thể tống hết nước tiểu ra được hay
không.
Một số cách để làm giảm các triệu chứng mà không cần phẫu thuật là gì?

• Thay đổi lối sống -Nếu vấn đề là tiểu tiện không tự chủ thì viêc hạn chế uống nước, bao gồm cả đồ uống
có chứa caffeine (một chất làm lợi tiểu) có thể có tác dụng. Phụ nữ có vấn đề về đường ruột nên tăng lượng
chất xơ trong khẩu phần ăn để ngăn ngừa táo bón và co thắt trong quá trình đại tiện. Đôi khi trong một số
trường hợp táo bón, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhuận tràng hoặc thuốc làm mềm phân.
• Luyện tập bàng quang -Trong phương pháp trị liệu này, bạn sẽ đi tiểu tại các thời điểm đã định sẵn. Điều
này có thể hữu ích cho một số phụ nữ có triệu chứng tiểu không tự chủ.
• Giảm cân -Nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì, giảm cân có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể cũng
như các triệu chứng sa sàn chậu của bạn.
• Bài tập Kegel –Những bài tập này giúp cơ bắp xung quanh các lỗ niệu đạo, âm đạo và trực tràng trở nên
dẻo dai hơn. Tập các bài tập này thường xuyên có thể cải thiện tiểu tiện không kiểm soát.

• Mũ chụp (pessary) –Là một loại dụng cụ đặc biệt được đưa vào âm đạo để hỗ trợ nâng đỡ các cơ quan
vùng chậu. Bác sĩ chăm sóc sức khỏe có thể giúp bạn lựa chọn pessary có kích thước phù hợp.
Bài tập Kegel

• Co các cơ ngăn sự chảy của nước tiểu. Sự co này giúp kéo âm đạo và trực tràng lên trên lại.
• Giữ sự co cơ này trong 10 giây, sau đó thả ra.
• Thực hiện 50 lần một ngày trong 4-6 tuần.
Hãy chắc chắn rằng không co cơ dạ dày, đùi hoặc mông và nên tránh nín thở khi bạn đang tập các bài tập
này.
Phẫu thuật có thể điều chỉnh các vấn đề về sàn chậu hay không?

Một số trường hợp sa vùng chậu có thể dùng phẫu thuật để khôi phục lại độ sâu và chức năng bình thường
của âm đạo. Các triệu chứng như đau lưng, tăng áp lực vùng chậu và đau khi quan hệ tình dục có thể sẽ
không thuyên giảm sau khi phẫu thuật, tuy nhiên khả năng sẽ thuyên giảm vẫn khá cao.


Sa sàn chậu có thể tái phát sau khi phẫu thuật. Các yếu tố ban đầu gây sa sàn chậu có thể làm sàn chậu sa
thêm một lần nữa.



Xem thêm bài viết Sa niệu dục - Điều trị sa niệu dục của TS. Nguyễn Thị Thu Trang

Chú giải
Bàng quang: Cơ quan lưu trữ nước tiểu.
Cổ tử cung: phần tử cung ở dưới, hẹp lại, nhô vào âm đạo.
Đẻ mổ: em bé ra đời thông qua vết rạch ở bụng và tử cung của người mẹ.
Sa bàng quang: bàng quang lồi vào trong âm đạo.
Thuốc lợi tiểu: một loại thuốc dùng để tăng bài tiết nước tiểu.
Sa ruột non: ruột non phồng vào phần trên của âm đạo.

Cân: một loại mô giúp nâng đỡ các cơ quan và cơ bắp của cơ thể.
Không tự chủ: Không có khả năng kiểm soát chức năng cơ thể ví dụ như tiểu không kiểm soát.
Thuốc nhuận tràng: Một sản phẩm được sử dụng để làm sạch ruột.
Sàn chậu: một khối cơnằm dướibụnggắn liền với xương chậu.
Mũ chụp (pessary): một dụng cụ đưa vào âm đạo để nâng đỡ các cơ quan bị chùng xuống.
Sa trực tràng: trực tràng phình vào thành âm đạo.
Trực tràng: Đoạn cuối của đường tiêu hóa.
Niệu đạo: Một cấu trúc ống thông qua đó nước tiểu chảy từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể.
Sa niệu đạo: niệu đạo lồi vào thành âm đạo.
Sa tử cung: Hiện tượng võng xuống của tử cung vào âm đạo.
Tử cung: Một cơ quan nằm trong khung chậu nữ, có nhiệm vụ chứa và nuôi dưỡng thai nhi phát triển
trong thời gian mang thai.
Âm đạo: Một cấu trúc ống được bao quanh bởi các cơ, nối tử cung với bên ngoài của cơ thể.
Sa vòm âm đạo: phần trên của âm đạo phình vào phần thấp hơn của âm đạo hoặc phình ra ngoài âm
đạo
Tài liệu tham khảo
/>Nếu bài viết hữu ích, bạn thích hãy bấm LIKE và SHARE để ủng hộ nhé.
Like 2

 Từ khóa

Share

BỆNH PHỤ KHOA

SA NIỆU DỤC

SA SINH DỤC

VẤN ĐỀ SẢN CHẬU


Góp ý - Báo lỗi






×