Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tiểu không tự chủ y học cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.93 KB, 6 trang )

 Nguyễn Thị Thanh Phương 12/09/2014  28,102 Lượt xem

Lời nhắn gửi BÁC SĨ
Nội dung chính [ẩn]
1. Thế nào là tiểu không tự chủ?
2. Các dạng khác nhau của tiểu không tự chủ?
3. Các triệu chứng của tiểu không tự chủ?
4. Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ?
4.1. Nguyên nhân ngắn hạn
4.2. Nguyên nhân dài hạn
5. Tiểu không tự chủ được chẩn đoán như thế nào?
6. Điều trị tiểu không tự chủ
6.1. Thay đổi lối sống
6.2. Thế nào là luyện tập bàng quang?
6.3. Các loại vật lý trị liệu được sử dụng để điều trị tiểu không tự chủ
6.4. Các bài tập Kegel được thực hiện như thế nào?
6.5. Những thiết bị nào được sử dụng để điều trị tiểu không tự chủ?
6.6. Những thuốc được sử dụng cho việc điều trị?
6.7. Chất tạo khối là gì?
6.8. Các loại phẫu thuật nào điều trị tiểu không tự chủ?
7. Giải thích thuật ngữ
8. Tài liệu tham khảo

Bài viết thứ 17 trong 40 bài thuộc chủ đề Các vấn đề Phụ khoa

Đánh giá (1 Bình chọn)

Thế nào là tiểu không tự chủ?

Sự rò rỉ nước tiểu được gọi là tiểu không tự chủ. Một vài phụ nữ bị rò nước tiểu với số lượng ít. Những
trường hợp khác có sự rò rỉ thường xuyên hoặc nghiêm trọng.




Các dạng khác nhau của tiểu không tự chủ?

Có nhiều dạng tiểu không tự chủ:
Tiểu không tự chủ do áp lực – Sự rỉ nước tiểu khi ho, cười hay hắt hơi. Sự rò rỉ còn có thể xảy ra khi
đi bộ, chạy bộ hay tập thể dục. Tình trạng này là do sự suy yếu của các mô nâng đỡ bàng quang hoặc
các cơ của niệu đạo.
Tiểu không tự chủ do bàng quang tăng hoạt (Urge incontinence) – Sự rò rỉ nước tiểu gây ra bởi sự
hoạt động quá mức của các cơ bàng quang, gây co quá thường xuyên hoặc các vấn đề về thần kinh
truyền tín hiệu đến bàng quang.
Tiểu không tự chủ hỗn hợp – Sự kết hợp các triệu chứng của cả tiểu không tự chủ do áp lực và tiểu
không tự chủ do bàng quang tăng hoạt.
Tiểu không tự chủ tràn đầy – Sự rò rỉ đều đặn một lượng nước tiểu nhỏ khi bàng quang không rỗng
trong suốt quá trình bài tiết. Nguyên nhân có thể do hoạt động kém của cơ bàng quang hoặc sự tắc
nghẽn của niệu đạo.

Các dạng của tiểu không tự chủ (Nguồn ảnh: sketchymedicine.com)
Xem thêm bài viết Chứng đi tiểu không tự chủ của DS. Vũ Thị Thu Hiền

Các triệu chứng của tiểu không tự chủ?

Ngoài việc rò rỉ nước tiểu, người phụ nữ mắc tiểu không tự chủ còn có các triệu chứng sau:
Buồn tiểu: Cảm giác rất muốn đi tiểu dù cho bàng quang có đang đầy hay không, thường xuất hiện khi
có áp lực trong vùng chậu
Tiểu thường xuyên: bài tiết nhiều lần hơn bình thường
Tiểu đêm: có nhu cầu bài tiết trong thời gian ngủ
Tiểu khó: bài tiết một cách đau đớn
Tiểu dầm: tiểu hoặc rò rỉ nước tiểu khi ngủ
Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ?


Tiểu không tự chủ có thể do nguyên nhân ngắn hạn và nguyên nhân dài hạn.
Nguyên nhân ngắn hạn

Những nguyên nhân ngắn hạn dễ chữa trị hơn, bao gồm:




Nhiễm trùng đường niệu: Mất kiểm soát bàng quang có thể gây ra bởi sự nhiễm trùng của đường
niệu. Sự nhiễm trùng của bàng quang (viêm bàng quang) hay gặp ở phụ nữ. Những trường hợp này
được điều trị bằng kháng sinh.



Thuốc: Mất kiểm soát bàng quang có thể do tác dụng phụ của một số thuốc, như thuốc lợi tiểu.
Những khối tăng trưởng bất thường: Polyp, sỏi bàng quang hay hiếm gặp hơn là ung thư bàng
quang có thể gây nên tiểu không tự chủ.
Những khối tăng trưởng này thường gây tiểu không tự chủ do bàng quang tăng hoạt và có thể liên quan tới
tình trạng có máu trong nước tiểu. Nếu bạn thấy máu trong nước tiểu của mình hoặc nếu bạn không chắc
chắn về nguồn gốc của bất cứ sự chảy máu nào, việc báo ngay cho nhân viên y tế là rất quan trọng.
Nguyên nhân dài hạn

Những nguyên nhân dài hạn gồm có:
Vấn đề về sự nâng đỡ vùng chậu: Các cơ quan trong vùng chậu được giữ ở đúng vị trí bằng các mô
và cơ nâng đỡ. Những mô nâng đỡ này bị xé rách, kéo căng hoặc trở nên yếu đi do tuổi tác. Nếu các
mô nâng đỡ niệu đạo, bàng quang, tử cung hay trực tràng bị yếu đi, những cơ quan này có thể bị rơi
xuống, gây rò rỉ nước tiểu hoặc làm nước tiểu khó đi qua.
Bất thường đường tiểu: Đường rò là một lối mở bất thường từ đường tiểu tới một phần khác của cơ
thể, ví dụ như âm đạo. Nó có thể cho nước tiểu rò ra ngoài qua âm đạo.

Các vấn đề thần kinh – cơ: Những khiếm khuyết này có thể ảnh hưởng tới sự truyền tín hiệu từ não
và tủy sống đến bàng quang và niệu đạo.
Tiểu không tự chủ được chẩn đoán như thế nào?

Một vài bước là cần thiết để tìm ra nguyên nhân của tiểu không tự chủ. Trong một vài trường hợp, có nhiều
hơn 1 nguyên nhân.
Bạn có thể được yêu cầu tạo một nhật ký đi tiểu (voiding diary) trong vài ngày, trong đó ghi lại thời gian và
lượng nước tiểu rò rỉ. Bạn cũng nên ghi chép lượng nước đã uống vào cũng như việc bạn đang làm khi sự rò
rỉ xảy ra.
Khám vùng chậu sẽ được tiến hành để phát hiện những tình trạng cơ học có thể liên quan tới vấn đề của
bạn. Một vài xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cũng có thể được làm để phát hiện sự nhiễm trùng đường
niệu. Những xét nghiệm khác để đánh giá chức năng bàng quang của bạn gồm có:
Đo niệu động học: Bàng quang được làm đầy thông qua một ống dẫn (catheter). Những xét nghiệm
này sẽ kiểm tra chức năng của niệu đạo và bàng quang.
Đo thể tích nước tiểu tồn lưu: Lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi tiểu tiện được đo với
một thiết bị siêu âm hoặc bằng cách đặt một ống dẫn trong bàng quang của bạn.


Thử nghiệm áp lực: Bạn sẽ được yêu cầu ho vài lần trong lúc bàng quang đang đầy. Lượng nước tiểu
bị rò rỉ sẽ được ghi nhận.



Soi bàng quang: Một ống mỏng, được chiếu sáng với một thấu kính ở một đầu được sử dụng để quan
sát bên trong bàng quang và niệu đạo.
Xét nghiệm nhuộm màu: Một tấm đệm lót sẽ được mặc vào sau khi một loại chất nhuộm không độc hại
được đưa vào bàng quang của bạn. Nếu tấm đệm dính màu của chất nhuộm, đã có sự rò rỉ của nước
tiểu.
Điều trị tiểu không tự chủ


Có nhiều lựa chọn cho việc điều trị. Những phương pháp thường dùng sẽ có hiệu quả hơn nếu được sử
dụng kết hợp với nhau. Các lựa chọn điều trị bao gồm thay đổi lối sống, luyện tập bàng quang, vật lý trị
liệu, các thiết bị, thuốc, chất tạo khối và phẫu thuật.
Thay đổi lối sống

Thực hiện những thay đổi sau trong lối sống có thể giúp ích cho vấn đề của bạn:
Giảm cân: Với những phụ nữ quá cân, giảm cân đã cho thấy có thể làm giảm tần suất của việc rò nước
tiểu.
Tránh bị táo bón: Sự gắng sức lặp lại nhiều có thể làm tổn thương sàn khung chậu.
Uống ít nước và giới hạn lượng caffeine sử dụng, chất được coi như một thuốc lợi tiểu.
Điều trị các cơn ho mãn tính.
Ngừng hút thuốc lá.
Thế nào là luyện tập bàng quang?

Mục đích của luyện tập bàng quang là học cách kiểm soát cơn buồn tiểu và tăng thời gian giữa các lần đi
tiểu lên mức bình thường (mỗi 3-4 giờ vào ban ngày và mỗi 4-8 giờ vào ban đêm). Sau một vài tuần luyện
tập, sự rò rỉ có thể xảy ra ít thường xuyên hơn.
Các loại vật lý trị liệu được sử dụng để điều trị tiểu không tự chủ

Có nhiều loại vật lý trị liệu có thể thực hiện để điều trị tiểu không tự chủ. Một trong số đó là các bài tập Kegel,
có thể giúp làm mạnh các cơ vùng chậu. Những bài tập Kegel, cùng với luyện tập bàng quang và thay đổi
lượng nước uống vào, thường rất thành công trong điều trị tiểu không tự chủ do áp lực và tiểu không tự chủ
do bàng quang tăng hoạt.
Nếu bạn gặp khó khăn khi thực hiện bài tập Kegel, bạn nên đến gặp nhà vật lý trị liệu, người có chuyên môn
trong sức khỏe vùng chậu phụ nữ. Phản hồi sinh học (biofeedback) là một phương pháp luyện tập có thể
hữu ích nếu bạn có vấn đề trong việc định vị đúng các cơ.
Các bài tập Kegel được thực hiện như thế nào?

Các bài tập Kegel giúp các cơ vùng chậu mạnh lên. Sau đây là cách thực hiện:



Ép chặt các cơ mà bạn dùng để ngừng tiểu (nhưng không làm những bài tập này khi bạn đang tiểu)
Giữ trong khoảng 10 giây, xong thả ra



Làm như vậy liên tục khoảng 10-20 lần và thực hiện 3 lần 1 ngày.
Cẩn thận không ép nhầm các cơ cẳng chân, cơ hông hay ổ bụng. Thực hiện những bài tập này thường
xuyên. Có thể sẽ mất khoảng 4-6 tuần để nhận thấy sự tiến triển về các triệu chứng của tiểu không tự chủ.

Bài tập Kegel giúp các cơ vùng chậu mạnh lên (Nguồn ảnh: wikihow.com)
Xem thêm bài viết Điều trị triệu chứng tiểu không tự chủ của Lê Nguyên Diệu Thuần

Những thiết bị nào được sử dụng để điều trị tiểu không tự chủ?

Vòng nâng tử cung là một thiết bị được đặt vào âm đạo để điều trị những vấn đề về nâng đỡ vùng chậu và
tiểu không tự chủ. Vòng nâng tử cung hỗ trợ các cấu trúc của vùng chậu và tác động một lực ép lên niệu
đạo. Chúng có đủ hình dạng và kích cỡ. Chúng có ích cho những phụ nữ không muốn hoặc không thể tiến
hành phẫu thuật để điều trị chứng tiểu không tự chủ.
Những thuốc được sử dụng cho việc điều trị?

Thuốc giúp kiểm soát sự co thắt của cơ hay những cơn co bàng quang không mong muốn, qua đó có thể
giúp giảm sự rò rỉ liên quan đến tiểu không tự chủ do bàng quang tăng hoạt. Những thuốc này có thể giúp
giảm tần suất đi tiểu. Nhân viên y tế sẽ giúp bạn quyết định loại thuốc nào hiệu quả nhất cho bạn.
Chất tạo khối là gì?

Những chất này được sử dụng khi các cơ xung quanh niệu đạo rất yếu và phẫu thuật kéo dài không phải là
một lựa chọn tốt hay không có hiệu quả. Một chất sẽ được bơm vào các mô quanh niệu đạo để tạo khối.
Niệu đạo trở nên hẹp hơn, giảm rò rỉ. Thủ thuật này có thể được thực hiện tại văn phòng bác sỹ hoặc phòng
khám tư.

Các loại phẫu thuật nào điều trị tiểu không tự chủ?

Nhiều thủ thuật ngoại khoa đã được phát triển để điều trị tiểu không tự chủ. Bạn và nhân viên y tế có thể
thảo luận về những yếu tố, bao gồm tuổi tác, lối sống, sức khỏe chung, trước khi chọn lựa phẫu thuật.
Xem thêm bài viết Điều trị ngoại khoa tiểu không kiểm soát khi gắng sức của Lê Minh Hòa

Giải thích thuật ngữ

Kháng sinh: Thuốc điều trị nhiễm trùng.


Phản hồi sinh học: Một kỹ thuật trong đó cần sự nỗ lực kiểm soát các chức năng của cơ thể, như nhịp
tim hay huyết áp.



Bàng quang: Một cơ quan cơ trong đó chứa nước tiểu.
Ống dẫn: Một ống nhỏ dùng để rút dịch hay nước tiểu từ cơ thể.
Viêm bàng quang: Sự nhiễm trùng của bàng quang.
Thuốc lợi tiểu: Thuốc dùng để tăng sự sản xuất nước tiểu.
Khó tiểu: Đau trong lúc tiểu tiện.
Đường rò: Một lối mở bất thường hay đường dẫn giữa hai cơ quan bên trong.
Tiểu đêm: Nhu cầu tiểu tiện thường xuyên vào ban đêm.
Khám vùng chậu: Một cuộc kiểm tra bằng tay các cơ quan sinh dục của phụ nữ.
Vòng nâng tử cung: Một thiết bị đưa vào âm đạo để hỗ trợ cho các cơ quan bị chùng xuống.
Polyp: Những khối tăng trưởng lành tính (không phải ung thư) phát triển từ mô lót quanh một cơ quan,
như lớp lót trong lòng tử cung.
Siêu âm: Một xét nghiệm trong đó sóng âm được sử dụng để kiểm tra các cấu trúc bên trong.
Niệu đạo: Một ống ngắn, hẹp dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể.
Tử cung: Một cơ quan cơ nằm trong khung chậu phụ nữ làm nhiệm vụ chứa và nuôi dường bào thai

đang phát triển trong suốt quá trình mang thai.
Âm đạo: Một cấu trúc dạng ống bao quanh bởi cơ, dẫn từ tử cung ra ngoài cơ thể.
Nhật ký đi tiểu: Một nhật ký trong đó người phụ nữ ghi lại số lần đi tiểu, lượng dịch uống vào và số lần
rò rỉ nước tiểu.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy trao đổi với bác sĩ sản phụ khoa.
Tài liệu tham khảo

/>Nếu bài viết hữu ích, bạn thích hãy bấm LIKE và SHARE để ủng hộ nhé.
Like 3

 Từ khóa

Share

SÓN TIỂU

TIỂU KHÔNG KIỂM SOÁT

TIỂU KHÔNG TỰ CHỦ

Góp ý - Báo lỗi



×