Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Viêm vùng chậu ở phụ nữ y học cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.32 KB, 5 trang )

 Thái Khoa Bảo Châu 02/01/2014  22,439 Lượt xem

Lời nhắn gửi BÁC SĨ
Nội dung chính [ẩn]
1. Viêm vùng chậu (PID) là gì?
2. Nguyên nhân gây viêm vùng chậu ở phụ nữ
3. Những ảnh hưởng lâu dài của viêm vùng chậu?
4. Những đối tượng nào có nguy cơ viêm vùng chậu cao?
5. Các triệu chứng của viêm vùng chậu?
6. Chẩn đoán viêm vùng chậu?
7. Điều trị viêm vùng chậu?
8. Cách phòng ngừa viêm vùng chậu
9. Giải thích thuật ngữ
10. Tài liệu tham khảo

Bài viết thứ 16 trong 40 bài thuộc chủ đề Các vấn đề Phụ khoa

Đánh giá (1 Bình chọn)

Viêm vùng chậu (PID) là gì?

Viêm vùng chậu là tình trạng nhiễm trùng các cơ quan sinh sản
nữ. Đây là một bệnh lý phổ biến, hàng năm tại Hoa Kỳ hơn 1
triệu phụ nữ được chẩn đoán viêm vùng chậu.
Bệnh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập từ âm đạo và cổ tử cung
vào tử cung, buồng trứng, hoặc ống dẫn trứng và có thể gây
áp-xe ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Nếu không được điều
trị kịp thời, PID có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng
kéo dài khác.
Nguyên nhân gây viêm vùng chậu ở phụ nữ



Hai bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) là Lậu và Chlamydia là nguyên nhân chính của viêm vùng
chậu. Bệnh lậu và Chlamydia có thể gây ra các triệu chứng mơ hồ hoặc thậm chí không có triệu chứng. Tuy



nhiên, nếu không được điều trị thì sau khoảng vài ngày đến vài tuần có thể tiến triển thành viêm vùng chậu.
Ngoài ra, viêm vùng chậu cũng có thể do các tác nhân gây nhiễm trùng không lây truyền qua đường tình
dục, chẳng hạn như viêm âm đạo do vi khuẩn.
Những ảnh hưởng lâu dài của viêm vùng chậu?

Viêm vùng chậu kéo dài có thể dẫn đến một số vấn đề trầm trọng sau:
Vô sinh: 1/10 trường hợp bị viêm vùng chậu (PID) sẽ vô sinh. PID gây ra các sẹo trên các ống dẫn
trứng làm tắc ống dẫn trứng qua đó ngăn chặn quá trình thụ tinh.
Thai lạc chỗ : các sẹo do PID gây ra có thể ngăn cản trứng đã được thụ tinh di chuyển vào buồng tử
cung. Điều này đồng nghĩa với trứng đã được thụ tinh có thể sẽ phát triển ngay tại ống dẫn trứng. Nếu
không được phát hiện sớm, khối thai lạc chỗ phát triển sẽ vỡ gây chảy máu trong ổ phúc mạc và đe
dọa đến tính mạng bệnh nhân, trong trường hợp này bắt buộc phải phẫu thuật cấp cứu.
Đau vùng chậu mãn tính: PID có thể dẫn đến đau vùng chậu kéo dài.
Những đối tượng nào có nguy cơ viêm vùng chậu cao?

Viêm vùng chậu có thể xảy ra khi đã có quan hệ tình dục. Bệnh gặp ở bất cứ mọi độ tuổi nhưng phổ biến
nhất ở phụ nữ trẻ. Đặc biệt, bệnh có xu hướng phát triển ở những phụ nữ trẻ dưới 25 tuổi. Các yếu tố nguy
cơ viêm vùng chậu gồm:
Nhiễm trùng do các tác nhân lây truyền qua đường tình dục, thường là bệnh Lậu hoặc Chlamydia.
Quan hệ tình dục với nhiều đối tượng – có càng nhiều bạn tình, nguy cơ càng cao.
Có bạn tình không chung thủy.
Có tiền sử mắc PID.
Một số nghiên cứu cho thấy những phụ nữ thường xuyên thụt rửa âm đạo có nguy cơ mắc phải viêm vùng
chậu cao. Thụt rửa tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm vùng chậu phát triển dễ dàng hơn, đồng thời có thể

đẩy vi khuẩn từ âm đạo vào tử cung và ống dẫn trứng. Với lý do trên và một số lý do không có lợi khác, phụ
nữ không được khuyến cáo thụt rửa âm đạo.
Các triệu chứng của viêm vùng chậu?

Một số trường hợp viêm vùng chậu chỉ có các triệu chứng nhẹ hoặc thậm chí không có triệu chứng. Vì các
triệu chứng của viêm vùng chậu khá mơ hồ, nhiều lúc cả bệnh nhân và bác sĩ đều không nhìn ra. Dưới đây
là những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của viêm vùng chậu:
Tiết dịch âm đạo bất thường
Đau ở vùng bụng dưới (thường đau nhẹ)


Đau ở vùng bụng trên bên phải
Rối lọan kinh nguyệt



Sốt và ớn lạnh
Đi tiểu đau
Buồn nôn và nôn
Đau khi quan hệ tình dục
Khi xuất hiện một trong các dấu hiệu hoặc triệu chứng trên không có nghĩa là bạn bị viêm vùng chậu. Đó có
thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng khác, như viêm ruột thừa hoặc thai lạc chỗ. Nên trao đổi với
bác sĩ nếu có bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên.
Chẩn đoán viêm vùng chậu?

Để chẩn đoán viêm vùng chậu, trước hết bác sĩ cần phải tìm hiểu về bệnh sử, bao gồm cả thói quen tình
dục, các biện pháp tránh thai đang sử dụng và các triệu chứng. Nếu có các triệu chứng của viêm vùng chậu,
tiếp theo, phải tiến hành thăm khám vùng chậu để đánh giá các cơ quan sinh sản. Sau đó, lấy mẫu dịch từ
cổ tử cung để làm xét nghiệm bệnh Lậu và Chlamydia, ngoài ra có thể làm thêm xét nghiệm máu nếu cần
thiết.

Bác sĩ có thể đề nghị làm thêm một số xét nghiệm và thủ thuật khác như siêu âm, sinh thiết nội mạc tử cung
thậm chí có thể cần phải phẫu thuật nội soi.
Điều trị viêm vùng chậu?

Viêm vùng chậu có thể điều trị được tuy nhiên không thể triệt bỏ các sẹo do nhiễm trùng gây ra. Các nhiễm
trùng càng để lâu không được điều trị thì càng tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề trầm trọng, điển hình là vô
sinh.
Kháng sinh là thuốc được lựa chọn đầu tiên cho điều trị viêm vùng chậu. Có thể dùng đường uống hoặc
tiêm. Thông thường, có thể điều trị bằng duy nhất một loại kháng sinh. Phối hợp hai hoặc nhiều loại có thể
được chỉ định. Sau 2-3 ngày điều trị, bác sĩ sẽ tái khám để đánh giá đáp ứng điều trị. Đôi khi các triệu chứng
có thể biến mất trước nhưng tình trạng nhiễm trùng vẫn còn tồn tại trong cơ thể, do vậy nên bắt buộc phải
dùng thuốc kháng sinh theo đúng liệu trình điều trị.
Một số trường hợp cần phải điều trị tại bệnh viện. Khuyến cáo nhập viện cho những trường hợp sau:
Chẩn đoán chưa rõ ràng
Đang mang thai
Phải dùng thuốc kháng sinh đường tiêm tĩnh mạch
Bệnh nặng
Có triệu chứng buồn nôn và nôn


Sốt cao
Có áp xe tại ống dẫn trứng hoặc buồng trứng
Trong một số tình huống cụ thể có thể cần phải phẫu thuật như có khối áp-xe .
Nên điều trị cả bạn tình, bạn tình của các bệnh nhân viêm vùng chậu có thể bị bệnh Lậu hoặc Chlamydia.
Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể không có triệu chứng.
Cách phòng ngừa viêm vùng chậu

Để phòng ngừa viêm vùng chậu, cần tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục:
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, ngay cả khi bạn đã sử dụng các biện pháp tránh thai khác.
Quan hệ tình dục với duy nhất một bạn tình không mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục và người

bạn tình cũng phải chung thủy.
Hạn chế số lượng bạn tình. Nếu bạn hoặc bạn tình của bạn trước đó đã từng quan hệ với người khác
thì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục.
Giải thích thuật ngữ

Áp xe: khối mưng mủ nằm trong một mô hoặc một cơ quan nào đó.
Kháng sinh: Thuốc điều trị nhiễm trùng.
Viêm âm đạo do vi khuẩn: Một loại nhiễm trùng âm đạo gây ra do sự phát triển quá mức một số vi
khuẩn của âm đạo.
Cổ tử cung: phần đổ ra của tử cung nối tiếp với vòm của âm đạo.
Chlamydia: Một bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi vi khuẩn, có thể dẫn đến viêm vùng
chậu và vô sinh.
Đau vùng chậu mãn tính: là tình trạng đau kéo dài vùng chậu ít nhất 6 tháng.
Thai lạc chỗ: Thai mà trứng đã thụ tinh phát triển ở một nơi khác không phải ở buồng tử cung, thường
là ống dẫn trứng.
Sinh thiết nội mạc tử cung: Là xét nghiệm lấy một lượng nhỏ niêm mạc của tử cung để đánh giá dưới
kính hiển vi.
Ống dẫn trứng: một ống thông dẫn trứng đi từ buồng trứng đến tử cung.
Bệnh lậu: là một bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể dẫn đến viêm vùng chậu, vô sinh, và viêm
khớp.
Vô sinh: là tình trạng cặp vợ chồng không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào nhưng không thể có
thai sau 12 tháng.
Phẫu thuật nội soi: là phẫu thuật dùng ống kính nội soi nhỏ kèm nguồn sáng để đánh giá các cơ quan
vùng chậu hoặc tiến hành phẫu thuật.




Buồng trứng: gồm hai cấu trúc nằm ở hai bên tử cung, chứa trứng và sản xuất nội tiết tố.
Khám vùng chậu: khám cơ quan sinh sản nữ bằng tay.




STDs: Bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Siêu âm: là một xét nghiệm sử dụng các sóng âm để kiểm tra các cơ quan bên trong. Khi mang thai,
siêu âm có thể được sử dụng để kiểm tra thai nhi.
Tử cung: là một cơ quan nằm trong khung chậu nữ, cấu trúc cơ, nơi chứa và nuôi dưỡng thai nhi phát
triển trong thời gian mang thai.
Âm đạo: Một cấu trúc ống được bao quanh bởi cơ, nối tử cung với môi trường bên ngoài cơ thể.
Tài liệu tham khảo

/>Nếu bài viết hữu ích, bạn thích hãy bấm LIKE và SHARE để ủng hộ nhé.
Like 6

 Từ khóa

Share

VIÊM ÂM ĐẠO

VIÊM CƠ QUAN SINH DỤC NỮ

VIÊM VÙNG CHẬU Ở PHỤ NỮ

Góp ý - Báo lỗi



×