Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

HỘI CHỨNG TĂNG ÁP LỰC NỘI SỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.47 KB, 9 trang )

HỘI CHỨNG TĂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
I. ĐẠI CƯƠNG
• Áp lực nội sọ bình thường ở người lớn khoảng 10 – 14 mmHg, thấp hơn ở trẻ em (do các




khớp sọ gãn ra được) và người già (do não bị teo)
Tăng áp lực nội sọ được xác định khi áp lực trong sọ hơn 20 mmHg
Khi áp lực nội sọ trên 30 mmHg là tăng áp lực nội sọ ác tính cần phải can thiệp cấp cứu
Có thể xác định được áp lực nội sọ tăng bằng chọc dò tủy sống hoặc tốt nhất là đặt đầu dò
vào trong hộp sọ (có thể khoang ngoài màng cứng, dưới màng cứng, trong não thất hoặc nhu



mô não)
Việc xác định nguyên nhân tăng áp lực nội so không khó, đặc biệt kho có CT – khi đã xác
định được nguyên nhân thì cần xử trí cấp cứu tránh 2 nguy cơ (mù do teo gai thị và tử vong
do tụt kẹt não)

II. CƠ CHẾ BỆNH SINH
1. Bình thường áp lực nội sọ phụ thuộc vào lứa tuổi, tình trạng não, huyết áp tâm thu:
• Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: 10 – 14 mmHg
• Trẻ em từ 3 tuổi đến 10 tuổi: 3 – 8 mmHg
• Trẻ emm dưới 2 tuổi: khoảng 2 mmHg
• Áp lực nội sọ từ 15 – 20 mmHg là áp lực nội sọ bất thường
• Người trên 50 tuổi, có huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg thì áp lực nội sọ thấp hơn bình
thường, khi bệnh nhân có triệu chứng có cứng mất vỏ hay mất não thì áp lực nội sọ sẽ tăng
2. Hội chứng tăng áp lực nội sọ có nhiều nguyên nhân gây nên, có thể được giải thích bằng 3 cơ
chế: cơ chế thể dịch, cơ chế tổ chức, cơ chế mạch máu. Cả 3 yếu tố này có thể riêng rẽ hay kết
hợp với nhau. Theo định luật Monro – Kellie: khi một trong 3 cơ chế biến đổi thì 2 cơ chế còn lại


sẽ thay đổi theo hướng ngược lại để cân bằng áp lực trong sọ
• Có chế thể dịch:
o Dịch não tủy được tiết ra từ đám rối mạch mạc của não thất bên, 1 phần não thất IV
o Từ não thất bên qua lỗ Môn chảy vào não thất III, và thông xuống não thất IV qua
cống Sylvius, sau đó ra khỏi não thất bằng lỗ Magendie đi vào khoang dưới nhện não
và tủy sống
o Dịch não tủy được tái hấp thu vào các xoang tĩnh mạch, chủ yếu là xoang tĩnh mạch
dọc trên bằng thẩm thấu thụ động
o Sự sản xuất và hấp thu dịch não tủy là cân bằng với nhau
o Trung bình ở người lớn dịch não tủy tiết ra khoảng 500ml tương đương với 0.35
ml/phút
o Tăng áp lực nội sọ do nguyên nhân ứ nước trong não do 3 cơ chế: tăng tiết dịch não
tủy, giảm hấp thu và hẹp hoặc tắc hệ thống lưu thông nước não tủy
 Tăng tiết dịch não tủy: do quá phát của đám rối hoặc u của đám rối mạch mạc,



khi quá trình tăng tiết lớn hơn quá trình hấp thu sẽ gây ra ứ nước não tủy
Giảm hấp thu: thường là hậu quả của viêm màng não, chảy máu khoang dưới
nhện
Hẹp hoặc tắc hệ thống lưu thông nước não tủy:
• Hẹp cống Sylvius do bẩm sinh






Tắc do cục máu chảy trong não thất, sự giãn não thất tiến triển chậm
Bệnh lý mạch máu hoặc chấn thương

Các khối u vùng tuyến tùng, khối u chèn ép vào não thất III - não thất

IV
o Cả 3 trường hợp trên đều dẫn đến tích tụ nước não tủy làm giãn não thất. Sự giãn não
thất thường tiến triển chậm do hiên tượng tái hấp thu dịch não tủy xuyên qua màng tế
bào vách não thất. Trong trường hợp tiến triển nhanh, cơ chế bù trừ bị phá vỡ sẽ dẫn


đến giãn não thất cấp tính
Cơ chế tổ chức:
o Là trạng thái ứ nước trong não do nhiều nguyên nhân như: khói choán chỗ do chấn
thương, do thiếu máu làm tăng áp lực trong sọ. Phù nào do vận mạch, thoát dịch quá
mức qua mạch bị tổn thương vào gian bào như: phhù não quanh u đặc biệt là u di căn.
Phù não tế bào: do ứ dịch trong tế bào và tổ chức. gặp trong ngộ độ và rối loạn chuyển
hóa
o Tuy nhiên, tình trạng tăng áp lực nội sọ phhụ thuộc vào vị trí, tính chất và độ phát
triển của khối u
 Các loại khối u tiến triển chậm như khối u màng não, do não có thời gian thích
nghi nhừ sự nhường chỗ của nước não tủy nên hội chứng tăng áp lực nội sọ


tiến triển chậm và kín đáo
Ngược lại, những khối u tăng thể tích: u ác tính, hoặc kèm chảy máu hoại tử
trong u, sự bù trừ không kịp xảy ra, vì vậy hội chứng tăng áp lực nội sọ rầm rộ



hơn
Các khối u kèm theo phù não nhiều xung quanh: như các khối u di căn, thì hội




chứng tăng áp lực nội sọ xảy ra nhanh và ít bù trừ
Các khối máu tụ trong sọ thường tiến triển nhanh, não không kịp thích nghi,
và quy luật bù trừ xảy ra rất ít và nhiều khi không ccó, vì vậy thường gặp trên

lâm sàng hội chứng tăng áp lực nội sọ cấp tính
o Tăng áp lực nội sọ còn phụ thuộc rất nhiều vào vị trí của khối choán chỗ trong sọ: các
khối choán chỗ ở xa mạch máu lớn, xã đường lưu thông nước não tủy thì hội chứng
tăng áp lực nội sọ chậm và ít rầm rộ hơn. Ngược lại, các khối choán chỗ làm tắc mạch
máu, làm cản trở lưu thông của nước não tủy sẽ làm hội chứng tăng áp lực nội sọ rầm


rộ hơn và nhiều khi phải can thiệp cả hậu quả của nó
Cơ chế mạch máu:
o Tăng áp lực nội sọ do nguyên nhân tĩnh mạch thường do tắc nghẽn các mạch lớn đổ
vào xoang, hoặc tắc xoang tĩnh mạch như xoang tĩnh mạch dọc trên, xoang tĩnh mạch
bêng
o Trong trường những trường hợp đó, ttăng áp lực nội sọ là do cương tụ các mạch máu
và giảm hấp thu nước não tủy vào xoang tĩnh mạch

III. NGUYÊN NHÂN
1. Chấn thương sọ não:
• Máu tụ trong sọ


• Phù não: Glasgow dưới 8 điểm cần theo dõi áp lực nội sọ để điều trị
• Giãn não thất thường do chảy máu trong não thất hoặc giập não chảy máu vùng tiểu não
2. Mạch máu:
• Chảy máu khoang dưới nhện có thể làm gãn não thất gây tăng áp lực nội dọ

• Ngồi máu não gây phù não
• Cao huyết áp ác tính thường gây phù não
• Viêm tắc tĩnh mạch não và các xoang tĩnh mạch
3. Não úng thủy không do u:
• Trẻ em:
o Bệnh bẩm sinh: hẹp cống Sylvius, tụt kẹt hành tủy, gãn nang nước não thất
o Bệnh mắc phải: di chứng viêm màng não, chảy máu khoang dưới nhện
• Người lớn: chủ yếu não úng thủy sau viêm màng não, chảy máu não thất, chảy máu khoang
dưới nhện gặp sau chấn thương sọ não
4. Khối choán chỗ:
• Mức độ tiến triển của tăng áp lực nội sọ tùy thuộc vào kích thước cảu khối u , phù não xung


quanh, tiến triển của u, u có cản trở hay tắc hệ thống dẫn nước não tủy hay không
Các dấu hiệu kèm theo hộ chứng tăng áp lực nội sọ rất phức tạp, nhưng có thể dựa vào các
dấu hiệu này để xác định vị trí của khối u
o U hố sau:
 Trẻ em:
• U thùy nhộng: hay gặp
• U tiểu não: ít gặp hơn, lâm sàng rầm rộ hơn
• Gliome của thân não: tăng áp lực nội sọ diến biến nhanh
 Người lớn: chủ yếu là u vùng góc cầu tiểu não, hay gặp nhất là u dây thần kinh
VIII
o Khối u trên lều tiểu não:
 Khối u bán cầu đại não rất hay gặp các dấu hiệu lâm sàng chủ yếu là hội
chứng tăng áp lực nội sọ, động kinh, và thiếu hụt về vận động
 Khối u vùng tuyến yên, vùng giao thoa thị giác
 Khối u vùng đỉnh trán
 Khối u vùng đỉnh
 Khối u vùng chẩm

 Khối u vùng thái dương
 Khôi u vùng nhân xám
 Khôi u vùng não thất III
o Nếu các khối u tiến triển nhanh, hoại tử chảy máu kèm theo, thì tăng áp lực nội sọ rầm
rộ
o Nếu khối u tiến triển chậm như u màng não, u tế bào hình sao giai đoạn thấp, ít có phù

não, thì tăng áp lực nội sọ kín đáo hơn, vì vậy khi phát hiện được thì u khá to
5. Các nguyên nhân tăng áp lực nội sọ khác:
• Ngộ độ như CO, chì, arsenic
• Phù dị ứng
• Nhiễm trùng như abces não
6. Tăng áp lực nội sọ lành tính:
• Chủ yếu gặp những trường hợp nhiễm trùng như viêm tắc tĩnh mạch não, rối loạn về nội tiết


và một số thuốc cũng làm tăng áp lực nội sọ
Trên CT – Scanner: não thất không giãn


IV. HẬU QUẢ
• Chèn ép các mạch máu não:
o Thoát vị dưới liềm não sẽ chèn ép động mạch não trước gây thiếu máu vùng trán, dẫn



đến rối loạn tâm thần và liệt chân đối bên
o Tụt kẹt vùng thái dương kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu vùng chẩm, dẫn đến mù
Kéo căng và rách các động mạch – tĩnh mạch thân não: khi thân não bị đè đẩy xuống sẽ làm




giảm tưới máu của động mạch thân não gây nên thiếu mãu nã
Ở trẻ nhỏ, hội chứng tăng áp lực nội sọ sẽ làm vòng đầu tăng lên bất thướng, các thóp lâu



liền, khớp sọ bị giãn ra
Ở người lớn, hộp sọ không giãn ra được gây tụt kẹt
o Thoát vị dưới liềm não – chèn ép vào động mạch não trước
o Thoát vị vùng thái dương – chèn ép dây thần kinh III dẫn tới giãn đồng tử
o Thoát vị qua lều trung tâm – gây rối loạn tri giác, chèn ép thân não và xuất huyết não
thứ phát
o Thoát vị hạnh nhân tiểu não – chèn ép hành não và tủy cổ cao làm bệnh nhân ngừng
thở, tử vong

V. TRIỆU CHỨNG
1. Triệu chứng lâm sàng
• Đau đầu:
o Là triệu chứng thường gặp
o Thường đau đầu theo nhịp đập, đau lan tỏa, ít khi khu trú ở một vị trí nào đó trừ một
vài trường hợp có vị trí đau khu trú: u hố sau hay đau gáy lan xuống cổ, u vùng góc
cầu tiểu não, đau vùng sau nhiều nhất…
o Đau đầu nhiều nhất lúc nửa đêm về sáng: do tăng áp lực nội sọ liên quan đến tư thế
nằm, đau tăng lên khi có gắng sức (ho, hắt hơi)
o Thuốc giảm đau ít có tác dụng, sau khi dùng thuốc bệnh nhân đỡ đau, nhưng khi hết
tác dụng, đau đầu xuất hiện trở lại
o Đau đầu giảm đi sau khi nôn và ngồi dây, giai đoạn cuối của tăng áp lực nội sọ nhiều



khi không còn đau đầu
Nôn:
o
o
o
o

Thường gặp nôn vọt
Hay xảy ra vào buổi sáng, nôn khi thay đổi tư thế, kèm theo đau đầu
Gặp nhiều ở những người trẻ và ít gặp ở những người già
Nôn xuất hiện sớm và dữ dội ở những bệnh nhân có khối u vùng sau não thất IV do

chèn ép vào nhân dây thần kinh phế vị
o Những trường hợp có tăng áp lực nội sọ hoặc nghi ngờ tăng áp lực nội sọ: cần nhắc
nhở bệnh nhân và người nhà không để bệnh nhân nhổm dậy để nôn, vì dễ dàng làm
tăng áp lực đột ngột, là nguyên nhân gây tụt kẹt hạnh nhân tiểu não, làm bệnh nhân


ngừng thở đột ngột
Phù gai thị:
o Là dấu hiệu có giá trị để chẩn đoán tăng áp lực nội sọ nhưng ở người già thì ít gặp dấu
hiệu này
o Hầu hết bệnh nhân đều có nhưng không phải triệu chứng sớm
o Thường phù 2 bên


o Phù gai thị bắt đầu với mờ gai phía mũi kèm theo cương tụ mạch máu, sau đó phù gai
thị toàn bộ
o Nếu gai thị phù nhiều thường kèm theo xuất huyết quanh gai
o Kèm theo phù gai là giảm thị lực, nều không điều trị nguyên nhân sẽ dẫn tớ teo gai thị



và mù
Các dấu hiệu kèm theo:
o Tri giác: trì trệ, thay đổi tính tình, có khi rối loạn tâm thần, lú lẫn hoặc hôn mê
o Thì lực: giảm thị lực, nhìn đôi, lác ngoài do dây VI bị tổn thương
o Tổn thương dây thần kinh sọ: I, V, VII, VIII, IX
o Động kinh cục bộ hoặc toàn thể: các tổn thương các sát vỏ não thì xác suất động kinh
càng lớn, như u màng não, các khối máu tụ sát vỏ não
o Rối loạn về nội tiết: chậm lớn, dậy thì muộn, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, vô sinh,
tiết sữa hay gặp ở những người có tổn thương tuyến yên
o Rối loạn hệ thần kinh thực vật: tăng huyết áp, mạch chậm, sốt cao, rối loạn nhịp thở

thường chỉ gặp trong tăng áp lực nội sọ cấp tính và giai đoạn cuối
2. Cận lâm sàng:
• Chụp X – quang quy ước:
o Trẻ em: kích thước hộp sọ lớn hơn bình thương, các khớp giãn rộng, bào mòn lưng
yên
o Người lớn: bào mòn lưng yên, mòn các mỏm yên, dấu ấn ngón tay, xương sọ mỏng.
Đôi khi thấy hình ảnh calci hóa như sọ hầu, u màng não calci hóa, u tế bào thần kinh


đệm ít nhánh
Điện não đồ:
o Sóng chậm và lan tỏa, có thể thấy ổ tổn thương, cung quanh u điện thế thấp có khi có



sóng động kinh
o Hiện ít giá trị

Chụp CT – Scanner:
o Cần phải chụp cả 2 loại phim không tiêm thuốc cản quang và có thuốc cản quang
o Là phương pháp tốt để chẩn đoán nguyên nhân tăng áp lực nội sọ, cho kết quả nhanh,
chính xác, an toàn.
o Trên phim thấy được:
 Phù não do chấn thương sọ não thể hiện: các rãnh cuộn não bị xóa, não thất bị


xẹp, bể đáy mờ hoặc bị xóa
Các khối máu tụ trong sọ, phù não xung quanh, đường giữa và hệ thống não





thát bị đẩy sang bên đối diện
Chảy máu não thất
Các khối abces não
Các khối u não, tình trạng não thất xung quanh khối u, sự di lệch đường giữa,
các não thất có thể giãn do các khối u chèn ép làm cản trở lưu thông dịch não



tủy
 Giãn não thất do các nguyên nhân khác nhau
Chụp MRI: giúp hoàn thiện hơn về mặt chẩn đoán nguyên nhân, đặc biệt là những trường



hợp tổn thương không rõ ràng trên chụp CT

Siêu âm qua thóp ở trẻ em: có thể thấy được một số loại tổn thương như máu tụ dưới màng
cứng, não úng thủy





Doppler xuyên sọ: tốc độ dòng máu > 150 ml/ giây – có co mạch
Chụp động mạch não: chẩn đoán những tổn thương về mạch máu não, những khối u gần
những mạch máu lớn hoặc đánh giá tình trạng mạch máu của những khôi u giúp ích cho việc



điều trị
Đo áp lực trong sọ:
o Mục đích: để theo dõi và điều trị chấn thương sọ não, theo dõi một số bệnh gây tăng
áp lực nội sọ để đề ra hướng điều trị
o Có nhiều cách đo:
 Đơn giản nhất là đặt một ống Nelaton vào não thất hoặc khoang dưới nhện sau
đó đo chiều cao của cột nước so với lỗ tai ngoài ở tư thế nằm sẽ xác định được


áp lực nội sọ
Tốt nhất là dùng máy đo Camino, máy được gắn với một đầu do nằm trong
hộp sọ, đầu dò có thể được đặt ở:
• Ngoài màng cứng, ít nhiều trùng nhưng sai số lớn nên ngày nay ít được


áp dụng
Dưới màng cứng: dễ thực hiện, nếu bị nhiễm trùng sẽ gây viêm màng




não
Trong não thất: khó thực hiện, nhất là khi não thất bị xẹp, cso nguy cơ
nhiễm trùng cao, hay bị tắc, không chính xác, tuy nhiên phương pháp
này có thể kết hợp với điều trị bằng cách hút bớt dịch não tủy làm giảm



áp lực trong sọ
Trong nhu mô não: hiên nay ở những nước phát triển chỉ dùng phương
pháp này vì dễ thực hiện, cho độ chính xác cao, ít nhiễm khuẩn, tuy
nhiên đầu dò đắt tiền

o Chỉ định
 Chấn thương sọ não nặng có Glasgow dưới 8 điểm, nếu không có chỉ định mổ
thì ít đo áp lực nội sọ một các có hệ thống. Nếu có mổ thì ít áp dụng hơn, chỉ
nên đo trong những trường hợp phù não nhiều trong khi mổ
 Theo dõi áp lực nội sọ ở một sô bệnh như giãn não thất mức độ vừa
o Chống chỉ định: không nên đo những trường hợp tổn thương da đầu nhiều do chấn
thương hoặc nhiễm trùng da đầu
o Lợi ích của việc đo áp lực nội sọ:
 Giúp chẩn đoán chính xác áp lực nội sọ để điều trị
 Treo dõi áp lực nội sọ từ đó chỉ định chụp cắt lớp kiểm tra tổn thương hoặc chỉ



định mổ
 Điều trị dựa vào kết quả theo dõi áp lực nội sọ để có phương pháp thích hợp

Soi đáy mắt
o Phù gai thị là triệu chứng khách quan nhất trong tăng áp lực nội sọ nhưng không phải
trường hợp nào cũng có, thường xuất hiện muộn
o Thường xuất hiện cả 2 bên với các mức độ khác nhau, hiếm gặp hơn 1 bên
o Trong u não thùy trước có thể gặp teo gai thị bên có khối u và phù gai thị bên đối diện
o Đặc điểm của phù gai thị trong tăng áp lực nội sọ - diễn biến từ nhẹ tới nặng theo các
giai đoạn
 Nền gai ừ phù màu hồng







Bờ gai xóa mờ dần từ phía mũi tới thái dương
Tĩnh mạch cương tụ, động mạch co nhỏ
Xuất tiết, xuất huyết ở gai thị và võng mạc
Nếu tăng áp lực nội sọ kéo dài dẫn tới teo gai thị thứ phát

VI. THỂ LÂM SÀNG
1. Sơ sinh:
• Nguyên nhân hay gặp nhất là ứ nước não tủy và máu tụ dưới màng cứng mạn tính
• Trẻ hay quấy khóc
• Vòng đầu to nhanh, da đầu bóng và mỏng
• Thóp liền chậm, đặc biệt là thóp trước, hình ảnh mặt trời lặn, phù gai thị ít gặp
• X – Quang: đường kính hộp sọ lớn và các khớp giãn rộng
2. Trẻ em;
• Nguyên nhân hay gặp là u thùy nhộng và u sọ hầu
• Với loại tổn thương vùng này thì tăng áp lực nội sọ do cả 2 nguyên nhân: vừa có khối choán

chỗ, vừa có giãn não thất do chèn ép vào não thất III và não thất IV
• Đau đầu xuất hiện sớm và khá rầm rộ, thường ở vùng gáy
• Nôn nhiều
• Vì đau đầu và nôn nên nhiều khi nhầm với bệnh cảnh của đường tiêu hóa
• Cổ cứng là dấu hiệu hay gặp trong u hố sau
• Phù gai thị hay gặp và xuất hiện sớm
3. Người lớn: dấu hiệu tăng áp lực nội sọ tương đối điển hình, có nhiều nguyên nhân nhưng chhủ
yếu là u não, bệnh cảnh lâm sàng phụ thuộc vào vj trí, kích thước và tính chất của khối u
4. Người già:
• Hội chứng tăng áp lực nội sọ thường rất kín đáo, ít khi có phù gai thị, các dấu hiệu lâm sàng


xuất hiện muộn do khoảng trống trong hộp sọ lớn
Các nguyên nhân hay gặp là máu tụ mạn tính, u não di căn và các khối u ác tính

VII. ĐIỀU TRỊ
1. Mục đích:
• Giảm áp lực nội sọ dưới 20 mmHg
• Duy trì áp lực tưới máu trên 70 mmHg
• Giải quyết nguyên nhân chính gây tăng áp lực nội sọ
2. Điều trị nội khoa:
• Mục đích:
o Làm giảm thể tích máu não
o Làm giảm thể tích nước trong não
o Chống thiếu máu não bằn cách duy trì áp lực tưới máu não
• Hồi sức chung
o Tư thế bệnh nhân:
 Đầu cao 20 – 30* và thẳng trục với thân, tư thế này tạo điều kiện cho máu tĩnh



mạch và dịch não tủy trở về dễ dàng nhất.
Đầu cao khắc phục những bất lợi của áp lực đường thở cao khi tăng thông khí.
Tuy nhiên nếu đầu cao trên 30* sẽ làm giảm huyết áp, gây giảm áp lực tưới



máu não dẫn tới thiếu oxy não thứ phát
Tránh không được ép vào tĩnh mạch cảnh vì có thể làm tăng áp lực nội sọ


o Tăng thông khí – làm co mạch não, giảm thể tích máu não và giảm áp lực nội sọ, duy
trị pCO2 30 – 35 mmHg
 Hút sạch đờm rãi
 Nếu khó thở cho thở oxy.
 Một số trường hợp phải đặt nội khí quản hoặc mở khí quản
o Đảm bảo tuẩn hoàn
 Đặt đường truyền tĩnh mạch, trong trường hợp chấn thương sọ não cần đặt
thêm đường truyền tĩnh mạch trung tâm để kiểm soát lượng dịch đưa vào qua




đo PVC
Truyền huyết thanh mặn 0.9% từ 1500 – 2000 ml/ngày, tránh dùng dung dịch

nhược trương sẽ gây phù não
 ko truyền đường vì làm tăng chuyển hóa yếm khí tăng thêm phù não
o Đặt sondle tiểu: theo dõi lượng nước tiểu
o Đặt sondle dạ dày
Chống phù não

o Kiểm soát áp lực tưới máu não:
 Duy trì áp lực tưới máu não 70 mmHg
 Biện pháp chủ yếu là duy trì huyết áp động mạch trên 90 mmHg, đối với
những người có tiền sử tăng huyết áp thì phải duy trì huyết áp tối đa 130 –
140mmHg để đảm bảo tưới máu não
 Không giảm quá 25% huyết áp trong 24h
o Giảm thể tích nước não bằng cách:
 Mantinol: liều 0.25 – 1 g/kg cân nặng nhắc lại 3 lần/ngày
– Có 3 tác dụng chủ yếu trên não:
+ Giảm nước ở chất trắng nhờ cơ chế thẩm thấu
+ Tăng lưu lượng máu não và lưu lượng tim do giảm độ nhớt





máu
+ Tác dụng co mạch não, từ đó giảm áp lực nội sọ
Tuy nhiên chỉ có tác dụng ở vùng não lành (nơi hàng rào máu não

không bị tổn thương)
Lợi tiểu furosemid: làm tăng áp lực thẩm thấy huyết tương có tác dụng lợi tiểu
nên làm giảm lượng nước trong não, thường dùng là 40 mg/ngày
Corticoid:
– Synacthene: có tác dụng rất tốt chống phù não không do chấn thuwng,
có 2 loại: tác dụng nhanh 0,25mg và tác dụng chậm 1mg, nên dùng
phối hợp cả 2 với liều 0.25 mg/ngày với loại nhanh và 1 mg/ngày với
loại chậm
– Solumedrol 2- 4mg/kg/24h
Chú ý bù kali khi dùng lợi tiểu và corticoid





Điều trị khác
o Thuốc an thần: làm giảm nhu cầu oxy não, giảm áp lực nội sọ (barbituric, seduxen),

nếu bệnh nhân có cơ tăng trương lực cơ cần dùng fentanyl 1 – 2 ml/ngày
o Điều trị bổ trợ: dùng thuốc giảm đau và hạ sốt loại prodafagan 1g x 4 lần/ ngày
o Thuốc chống loét dạ dày tá tràng:
3. Điều trị ngoại khoa:









Cần chọn thời điểm thích hợp để phẫu thuật, tùy theo nguyên nhân mà có các cách điều trị
khác nhau
Chỉ định
o Mở hộp sọ lấy máu tụ ngoài màng cứng, dưới màng cứng, khối abces
o Phẫu thuật lấy br khối u não
o Dẫn lưu não thất
Đối với chấn thương sọ não:
o Mổ lấy khối máu tụ từ khoảng 30g trở lên có ảnh hưởng tới tri giác hoặc là nguyên
nhân gây tăng áp lực nội sọ.
o Khi mổ nếu não phù nhiều cần tạo hình màng não và bỏ volet xương sọ

Não úng thủy:
o Mổ dẫn lưu não thất - ổ bụng hoặc não thất – tim hoặc tốt nhất là dùng nội soi để mở
thông não thất III và bể đáy.
o Nên tránh dẫn lưu não thất ra ngoài vì rất dễ nhiễm trùng, đặc biệt viêm não thất rất



khó điều trị
Các khối u não:
o U không gây giãn não thất: mổ lấy u theo phương pháp kinh điển
o U gây giãn não thất:
 Xác định được tính chất và vịt trí của u
 Phương pháp:
– Chỉ dẫn lưu não thất và sinh thiết u sau đó chạy tia hoặc lây u đơn



thuần
Lấy u rồi dẫn lưu não thất nếu phẫu thuật lấy u đơn thuần không làm

thông được hệ thống não thất
Vấn đề quan trọng là thời điểm dẫn lưu não thất
– Dẫn lưu và lấy u cùng thời điểm
– Hoặc dẫn lưu trước, làm giảm áp lực nội sọ, điều chỉnh rối loạn do
tăng áp lực nội sọ tăng lên rồi mổ lấy u sau



×