Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Ten mon h c s tin ch DC202DV01 t duy p

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.25 KB, 8 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

MSMH

Tên môn học

Số tín chỉ

DC202DV01

Tư duy phản biện
Critical Thinking

03

Sử dụng kể từ học kỳ 12.2A năm học 2012-13 theo quyết định số 760/QĐ-BGH ngày 02/7/12

A. Quy cách môn học:
Số tiết
Tổng
số tiết
(1)


thuyết
(2)

45

20


Bài tập
(3)

Thực
hành
(4)

20

Đi thực
tế
(5)

Tự
học
(6)

00

90

Số tiết phòng học
Phòng lý
Phòng
Đi thực
thuyết
thực hành
tế
(7)
(8)

(9)
42

03

00

(1) = (2) + (3) + (4) + (5) = (7) + (8) + (9)

B. Liên hệ với môn học khác và điều kiện học môn học:
Liên hệ
Mã số môn học
Môn tiên quyết: Không có
Môn song hành: Không có
Điều kiện khác: Không có

Tên môn học

C. Tóm tắt nội dung môn học:
Tư duy phản biện là môn học giới thiệu cho sinh viên cách đánh giá thông tin, lập luận và tự
đưa ra lập luận dựa trên các nguồn ý kiến đa dạng, trái chiều. Đây là kỹ năng cơ bản, giúp sinh
viên xử lý các thông tin, lập luận, nghiên cứu một cách chính xác không những trong nhà
trường mà còn trong đời sống sau này. Trong suốt khóa học, sinh viên áp dụng lý thuyết lên
những vấn đề bản thân hoặc xã hội quan tâm nhất.

D. Mục tiêu của môn học:
Môn học này giúp SV có thể tạo cho chính mình quan niệm và niềm tin độc lập dựa trên lý luận
khoa học và khách quan trên tinh thần tôn trọng tri thức và sự thật.
Stt
Mục tiêu của môn học

Sinh viên hiểu và ứng dụng các tiêu chuẩn của tư duy và các vấn đề logic căn
1
bản
Sinh viên biết xem xét các khía cạnh khác nhau của vấn đề: giá trị cốt lõi của
tri thức, đời sống, văn hóa, xã hội, kinh tế, đạo đức, chính trị... để có được một
2
tầm nhìn toàn diện (holistic view) khi đối diện một vấn đề hay khi cần có một
quyết định.
Suy nghĩ: dựa trên lý lẽ có cơ sở và nhân bản, không dựa trên một tín điều
3
tuyệt đối, xu hướng, định kiến dành cho cá nhân hoặc xã hội
Sinh viên có khả năng lập luận chặt chẽ, mang tính khoa học, không dựa trên
4
một tín điều tuyệt đối, xu hướng, định kiến dành cho cá nhân hoặc xã hội.
5
Sinh viên hình thành tinh thần tự phản biện cho chính mình.

1


E. Kết quả đạt được sau khi học môn học:
Sau môn học này, sinh viên sẽ có những khả năng sau:
Stt
1
2
3
4
5
6


Kết quả đạt được
Tìm tài liệu, thông tin, và số liệu từ nhiều nguồn khác nhau
Kiểm chứng sự tin cậy của thông tin, tài liệu, số liệu
Phân tích, tổng hợp, sắp xếp thông tin, tài liệu, và số liệu
Dùng lập luận để biện minh cho cách nhìn và giải quyết vấn đề của riêng mình
dựa trên những kiến thức và quan điểm đa chiều đã tham khảo và chọn lọc.
Nói và viết sử dụng ngôn từ chính xác, lập luận vững chắc, trình tự mạch lạc,
dẫn chứng xác thực
Có thái độ tự tin nhưng khiêm tốn, bình tĩnh, độc lập, tôn trọng sự thật và lẽ
công bằng

F. Phương thức tiến hành môn học:
Loại hình phòng
Số tiết
1 Phòng lý thuyết
42
2 Phòng thực hành máy
3
tính
Tổng cộng
45
Trong buổi học, giảng viên đóng vai trò hướng dẫn, tổ chức, và đưa ra những câu hỏi gợi ý để
SV chủ động tìm tòi, suy tư và tự học. SV phải tự đọc tài liệu để vào lớp thảo luận và làm bài
tập. Kiến thức không chỉ đến từ GV mà còn do SV tự rút ra được qua quá trình thảo luận với
bạn bè và làm việc nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.
STT
1

Cách tổ chức
giảng dạy

Tự học tại nhà

Mô tả ngắn gọn

Số tiết

Sĩ số SV tối đa

Trước khi đến lớp sinh viên đọc
trước ở nhà tài liệu quy định
trong đề cương.

90

40

40

2

Giảng trên lớp
(lecture)

Sinh viên sẽ đến lớp để xem và
nghe giảng viên nhấn mạnh các
khái niệm và các ý tưởng quan
trọng hay khó của mỗi chương.

20


3

Chia nhóm
(group work)
thảo luận/bài
tập/thực hành

Sinh viên làm bài tập trên lớp,
thảo luận các vấn đề đưa trong
giờ giảng và/hay trong sách để
xem mình đã hiểu đầy đủ những
khái niệm này chưa.

20

G. Tài liệu học tập:
1. Tài liệu bắt buộc:
Moore, BN and Parker, R 2007, “Two kinds of reasoning”, Critical Thinking, tái bản lần 8, Mc
Graw Hill, New York.
Van Den Brink-Budgen, R 2006, “Nhận dạng những lập luận” (chương 1), Critical thinking for
students, tái bản lần 3, Nguyễn Đức Dân dịch, Howtobook, United Kingdom.
2. Tài liệu không bắt buộc (tham khảo):
Lê, Tử Thành 2005, Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học, , Nxb. Trẻ, Tp.HCM.
Phạm, Đình Nghiệm 2007 Nhập môn logic học, Nxb. ĐHQG, Tp.HCM.
2


Starkey, L 2004, Critical Thinking Skills Success In 20 Minutes A Day, Learning express, New
York.


H. Đánh giá kết quả học tập môn học:
1. Thuyết minh về cách đánh giá kết quả học tập
Điểm quá trình (30%, trong đó 10% là điểm chuyên cần, 20% là điểm bài tập)
-

Điểm chuyên cần (10%): Điểm này đánh giá sự có mặt đầy đủ và quá trình tham gia thảo
luận, phát biểu ý kiến của sinh viên trong lớp.

-

Điểm bài tập (20%): Trong suốt quá trình học, sinh viên sẽ làm bài tập kiểm tra kiến thức
trên lớp, bài tập về nhà, và một số tài liệu đọc ở nhà. Sinh viên được gọi chấm điểm ngẫu
nhiên.

Tiểu luận (30%)
Sinh viên chọn một đề tài, sau đó tìm 5 tài liệu tham khảo liên quan đến vấn đề đó. Các tài liệu
phải có ý kiến trái chiều (có ủng hộ, có phản đối) và từ các nguồn có độ tin cậy khác nhau. Sinh
viên tóm tắt lập luận của các tài liệu này, sau đó chọn 2 tài liệu để đánh giá chi tiết. Quá trình
đánh giá bao gồm: Tìm cấu trúc lập luận, đánh giá độ tin cậy của luận cứ, đánh giá điểm mạnh,
tìm các lỗi lập luận, lỗi tu từ.
Sau khi tóm tắt và đánh giá các tài liệu, sinh viên nêu lên ý kiến bản thân về vấn để, sử dụng
những bằng chứng đã được tìm thấy trong các tài liệu tham khảo.
Sinh viên chú ý không nên chỉ chọn tài liệu trên báo chí, mà phải mở rộng đến các nguồn học
thuật, chính quy.
Trọng số này tương ứng với điểm giữa kỳ.
Báo cáo cuối kỳ (tổng 40%, trong đó 30% cho báo cáo viết, 10% cho thuyết trình)
 Sinh viên sẽ làm việc theo nhóm (gồm 4-6 sinh viên/nhóm) về một vấn đề xã hội mà có nhiều
tranh luận hoặc nhiều ý kiến trái chiều. SV được yêu cầu vận dụng kiến thức đã học để phân
tích, đánh giá vấn đề, và đưa ra quan điểm riêng hoặc hướng quyết định của nhóm. Sinh
viên sẽ đưa ra những lập luận để bảo vệ quan điểm/quyết định của nhóm mình trong bài báo

cáo. Sinh viên cần phải thu thập thông tin, dẫn chứng từ nhiều nguồn để hỗ trợ bảo vệ lập
luận của mình.
 Sinh viên cần phải đăng ký đề tài trước với giảng viên vào tuần thứ 7. Đề tài nên cụ thể về
một vấn đề, một quyết định, hay một chính sách (ở cấp độ cơ quan hoặc xã hội) nào đó mà
luôn có những mặt được và mất (trade-offs) hoặc có ý kiến đa chiều. Nhóm sinh viên nộp
muộn sẽ bị trừ 0,5 điểm.
 Bài viết báo cáo nhóm nộp vào tuần cuối cùng của khóa (hoặc theo lịch quy định của từng
giảng viên), theo đúng những tiêu chuẩn về hình thức sau đây:
- Tối thiểu 10 trang và tối đa 15 trang
- Khổ giấy A4, hai mặt giấy
- Font: Times News Roman, cỡ chữ 12
- Margin: left = right = top = bottom = 1” (1 inch)
- Paragraph: double space.
 Bài báo cáo nhóm sẽ được chấm điểm dựa trên các tiêu chí sau đây:
- Có quan điểm/quyết định rõ ràng, chuyên biệt, không tản mác
- Có những lý do và lập luận (arguments) chặt chẽ để bảo vệ quan điểm đó
- Tính thuyết phục, độ mạnh (powerful), và tính then chốt (critical) của lý do hay lý lẽ
(reasoning, rationales, justifications) được sử dụng
- Nhìn nhận những mặt khác nhau có thể có của vấn đề. Sử dụng nghệ thuật tu từ thích hợp
để bảo vệ quan điểm, side mà mình đã chọn
- Có số liệu, chứng cứ phù hợp để hỗ trợ quá trình lập luận. Chứng cứ đáng tin cậy
(reliable), hợp lệ (valid), và mạnh (powerful)
3


- Không đạo văn; trích dẫn phù hợp
- Có phần tài liệu tham khảo
- Các thành viên sẽ đánh giá lẫn nhau dựa trên đóng góp của từng thành viên. Thành
viên nào không đóng góp sẽ nhận điểm 0.
 Sinh viên sẽ thuyết trình báo cáo trước lớp. Quy trình báo cáo như sau:

- Các sinh viên sẽ trình bày tóm tắt bài báo cáo của nhóm mình (nội dung của bài báo
cáo viết cuối kỳ ở trên) trước lớp trong 20 phút. Sau đó, các sinh viên khác trong
lớp sẽ đặt câu hỏi và phản biện trong 20 phút.
- Việc trình bày đề tài sẽ diễn ra liên tục từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 15, tùy theo sự
sắp xếp của giảng viên.
- Tiêu chí đánh giá cho phần thuyết trình: bên cạnh những tiêu chí về mặt nội dung
như đã mô tả trong phần báo cáo nhóm, sinh viên sẽ được chấm điểm dựa trên hình
thức thuyết trình, nội dung trả lời phản biện, và cách hồi đáp ý kiến phản biện.
- Tất cả các thành viên sẽ tham gia trả lời phản biện. Các thành viên sẽ được đánh giá
riêng biệt.
2. Tóm tắt cách đánh giá kết quả học tập
* Đối với học kỳ chính:
Thời
Thành
lượn
Tóm tắt biện pháp đánh giá
Trọng số
phần
g
Điểm
Sinh viên tham gia lớp học đầy đủ,
30%
chuyên cần
thảo luận trong lớp. Sinh viên làm bài
tập trên lớp và về nhà
Tiểu luận
Sinh viên chọn và tóm tắt 5 tài liệu có
ý kiến trái chiều liên quan đến một
vấn đề. Sinh viên chọn 2 tài liệu để
đánh giá sâu. Sau đó, sinh viên tổng

30%
hợp thông tin để nêu ý kiến bản thân.
Trọng số này tương đương với điểm
giữa kỳ.
Báo cáo
Sinh viên làm việc theo nhóm 4-6
40%
cuối kỳ
người về một đề tài.

Tổng
* Đối với học kỳ phụ:
Thời
Thành
lượn
phần
g
Điểm
chuyên cần
Tiểu luận

Thời
điểm

Nộp vào
tuần 8

Thuyết
trình từ
tuần 12 –

15, Nộp
vào tuần
15

100%

Tóm tắt biện pháp đánh giá
Sinh viên tham gia lớp học đầy đủ,
thảo luận trong lớp. Sinh viên làm bài
tập trên lớp và về nhà
Sinh viên chọn và tóm tắt 5 tài liệu có
ý kiến trái chiều liên quan đến một
vấn đề. Sinh viên chọn 2 tài liệu để
đánh giá sâu. Sau đó, sinh viên tổng
hợp thông tin để nêu ý kiến bản thân.
4

Trọng số

Thời
điểm

30%
30% Nộp vào
buổi 8


Báo cáo
cuối kỳ


Trọng số này tương đương với điểm
giữa kỳ.
Sinh viên làm việc theo nhóm 4-6
người về một đề tài.

Tổng

40% Thuyết
trình từ
buổi 12 –
14, Nộp
vào tuần
14
100%

3. Tính chính trực trong học thuật (academic integrity)
Chính trực là một giá trị cốt lõi và mang tính quyết định cho chất lượng đào tạo của một trường đại
học. Vì vậy, đảm bảo sự chính trực trong giảng dạy, học tập, và nghiên cứu luôn được chú trọng tại
Đại học Hoa Sen. Cụ thể, sinh viên cần thực hiện những điều sau:
3.1. Làm việc độc lập đối với những bài tập cá nhân: Những bài tập hoặc bài kiểm tra cá nhân
nhằm đánh giá khả năng của từng sinh viên. Sinh viên phải tự mình thực hiện những bài tập
này; không được nhờ sự giúp đỡ của ai khác. Sinh viên cũng không được phép giúp đỡ bạn
khác trong lớp nếu không được sự đồng ý của giảng viên. Đối với bài kiểm tra (cả tại lớp và
tự làm ở nhà), sinh viên không được gian lận dưới bất cứ hình thức nào.
3.2. Không đạo văn: Đạo văn (plagiarism) là việc sử dụng ý, câu văn, hoặc bài viết của người
khác trong bài viết của mình mà không có trích dẫn phù hợp. Sinh viên sẽ bị xem là đạo văn
nếu:
i.
Sao chép nguyên văn một câu hay một đoạn văn mà không đưa vào ngoặc kép và không
có trích dẫn phù hợp.

ii. Sử dụng toàn bộ hay một phần bài viết của người khác.
iii. Diễn đạt lại (rephrase) hoặc dịch (translate) ý tưởng, đoạn văn của người khác mà không
có trích dẫn phù hợp.
iv.
Tự đạo văn (self-plagiarize) bằng cách sử dụng toàn bộ hoặc phần nội dung chủ yếu của
một đề tài, báo cáo, bài kiểm tra do chính mình viết để nộp cho hai (hay nhiều) lớp khác
nhau.
3.3. Có trách nhiệm trong làm việc nhóm: Các hoạt động nhóm, bài tập nhóm, hay báo cáo
nhóm vẫn phải thể hiện sự đóng góp của cá nhân ở những vai trò khác nhau. Báo cáo cuối kỳ
của sinh viên nên có phần ghi nhận những đóng góp cá nhân này.
Bất kỳ hành động không chính trực nào của sinh viên, dù bị phát hiện ở bất kỳ thời điểm nào
(kể cả sau khi điểm đã được công bố hoặc kết thúc môn học) đều sẽ dẫn đến điểm 0 đối với
phần kiểm tra tương ứng, hoặc điểm 0 cho toàn bộ môn học tùy vào mức độ. (tham khảo
Chính sách Phòng tránh Đạo văn tại: Để nêu cao và giữ vững tính chính trực, nhà trường cũng khuyến khích sinh viên báo
cáo cho giảng viên và Trưởng Khoa những trường hợp gian lận mà mình biết được.

I. Phân công giảng dạy:
STT

Họ và tên

1

ThS. Trần Thu Hà

2
3
4

TS. Lê Đình Thông

Đỗ Thị Thanh Thủy
Đỗ Huyền My

Email, Điện thoại,
Phòng làm việc

Phòng làm việc: F201, CVPM
Quang Trung



5

Lịch tiếp
SV

Vị trí giảng
dạy
Quản lý môn
học, GVCH
GVCH
GVTG
GVTG


J. Kế hoạch giảng dạy:

Tuần
/Buổi


Đối với học kỳ chính:
Tựa đề bài
giảng

Tài liệu bắt buộc /tham khảo

Phần 1: Đánh giá lập luận
1/1
Giới thiệu
2/2
Các
phương Van Den Brink-Budgen, R 2006, “Nhận dạng
pháp tư duy
những lập luận” (chương 1), Critical thinking
for students, tái bản lần 3, Nguyễn Đức Dân
dịch, Howtobook, United Kingdom.
3/3
Lý thuyết lập Van Den Brink-Budgen, R 2006, “Phân tích những
luận
lập luận đơn giản” (chương 1), Critical
thinking for students, tái bản lần 3, Nguyễn
Đức Dân dịch, Howtobook, United Kingdom.
4/4
Đánh giá lập Van Den Brink-Budgen, R 2006, “Đánh giá tính
luận
xác thực của bằng chứng” (chương 6), Critical
thinking for students, tái bản lần 3, Nguyễn
Đức Dân dịch, Howtobook, United Kingdom.
5/5
Phương

pháp
tìm tài liệu
6/6
Các lỗi lập luận: Moore, BN and Parker, R 2007, “Causal
Lỗi tương hợp
explanation”, Critical Thinking, tái bản lần 8,
Mc Graw Hill, New York.
Van Den Brink-Budgen, R 2006, “Khai thác những
nhược điểm trong một lập luận” (chương 4),
Critical thinking for students, tái bản lần 3,
Nguyễn Đức Dân dịch, Howtobook, United
Kingdom.
7/7
Các lỗi lập luận: Moore, BN and Parker, R 2007, “Psychological
Lỗi không tương
and related fallacies”, Critical Thinking, tái bản
hợp
lần 8, Mc Graw Hill, New York.
Van Den Brink-Budgen, R 2006, “Khai thác những
nhược điểm trong một lập luận” (chương 4),
Critical thinking for students, tái bản lần 3,
Nguyễn Đức Dân dịch, Howtobook, United
Kingdom.
8/8
Các lỗi lập luận: Moore, BN and Parker, R 2007, “Persuasion
biện pháp tu từ
through rhetoric: Common devices and
techniques”, Critical Thinking, tái bản lần 8,
Mc Graw Hill, New York.
Phần 2: Chứng minh lập luận

9/9
Giới thiệu lập Moore, BN and Parker, R 2007, “Two kinds of
luận diễn dịch và
reasoning”, Critical Thinking, tái bản lần 8, Mc
quy nạp
Graw Hill, New York.
10/10 Lập luận quy Moore, BN and Parker, R 2007, “Three kinds of
nạp
inductive arguments”, Critical Thinking, tái
bản lần 8, Mc Graw Hill, New York.
11/11 Các quy luật tư Nhóm giảng viên Kỹ năng và Kiến thức Tổng quát
duy; Cách viết
2011, “Các quy luật cơ bản của tư duy phản
luận
biện”, Đại học Hoa Sen, TP Hồ Chí Minh.
6

Công việc sinh
viên phải hoàn
thành

Sinh viên vào
phòng máy
Sinh viên hình
thành nhóm báo
cáo cuối kỳ.

+ Sinh viên
thông báo cho
giảng viên đề tài

báo cáo cuối kỳ

+ Sinh viên nộp
bài đánh giá lập
luận.


Moore, BN and Parker, R 2007, “Clear thinking,
Critical thinking, and Clear writing”, Critical
Thinking, tái bản lần 8, Mc Graw Hill, New
York.
12/12 Sinh viên trình
bày báo cáo
13/13 Sinh viên trình
bày báo cáo
14/14 Sinh viên trình
bày báo cáo
15/15 Tổng kết

Sinh viên nộp
báo cáo cuối kỳ

 Đối với học kỳ phụ:
Tuần
/Buổi

1/1
2/2

3/3


4/4

5/5
6/6

7/7

8/8

Tựa đề bài
giảng

Tài liệu bắt buộc /tham khảo

Phần 1: Đánh giá lập luận
Giới thiệu
Các
phương Van Den Brink-Budgen, R 2006, “Nhận dạng
pháp tư duy
những lập luận” (chương 1), Critical thinking
for students, tái bản lần 3, Nguyễn Đức Dân
dịch, Howtobook, United Kingdom.
Lý thuyết lập Van Den Brink-Budgen, R 2006, “Phân tích những
luận
lập luận đơn giản” (chương 1), Critical
thinking for students, tái bản lần 3, Nguyễn
Đức Dân dịch, Howtobook, United Kingdom.
Đánh giá lập Van Den Brink-Budgen, R 2006, “Đánh giá tính
luận

xác thực của bằng chứng” (chương 6), Critical
thinking for students, tái bản lần 3, Nguyễn
Đức Dân dịch, Howtobook, United Kingdom.
Phương
pháp
tìm tài liệu
Các lỗi lập luận: Moore, BN and Parker, R 2007, “Causal
Lỗi tương hợp
explanation”, Critical Thinking, tái bản lần 8,
Mc Graw Hill, New York.
Van Den Brink-Budgen, R 2006, “Khai thác những
nhược điểm trong một lập luận” (chương 4),
Critical thinking for students, tái bản lần 3,
Nguyễn Đức Dân dịch, Howtobook, United
Kingdom.
Các lỗi lập luận: Moore, BN and Parker, R 2007, “Psychological
Lỗi không tương
and related fallacies”, Critical Thinking, tái bản
hợp
lần 8, Mc Graw Hill, New York.
Van Den Brink-Budgen, R 2006, “Khai thác những
nhược điểm trong một lập luận” (chương 4),
Critical thinking for students, tái bản lần 3,
Nguyễn Đức Dân dịch, Howtobook, United
Kingdom.
Các lỗi lập luận: Moore, BN and Parker, R 2007, “Persuasion
biện pháp tu từ
through rhetoric: Common devices and
7


Công việc sinh
viên phải hoàn
thành

Sinh viên vào
phòng máy
Sinh viên hình
thành nhóm báo
cáo cuối kỳ.

+ Sinh viên
thông báo cho
giảng viên đề tài
báo cáo cuối kỳ

+ Sinh viên nộp
bài đánh giá lập


techniques”, Critical Thinking, tái bản lần 8, luận.
Mc Graw Hill, New York.
Phần 2: Chứng minh lập luận
9/9
Giới thiệu lập Moore, BN and Parker, R 2007, “Two kinds of
luận diễn dịch và
reasoning”, Critical Thinking, tái bản lần 8, Mc
quy nạp
Graw Hill, New York.
10/10 Lập luận quy Moore, BN and Parker, R 2007, “Three kinds of
nạp

inductive arguments”, Critical Thinking, tái
bản lần 8, Mc Graw Hill, New York.
11/11 Các quy luật tư Nhóm giảng viên Kỹ năng và Kiến thức Tổng quát
duy; Cách viết
2011, “Các quy luật cơ bản của tư duy phản
luận
biện”, Đại học Hoa Sen, TP Hồ Chí Minh.
Moore, BN and Parker, R 2007, “Clear thinking,
Critical thinking, and Clear writing”, Critical
Thinking, tái bản lần 8, Mc Graw Hill, New
York.
12/12 Sinh viên trình
bày báo cáo
13/13 Sinh viên trình
bày báo cáo
14/14 Sinh viên trình
Sinh viên nộp
bày báo cáo và
báo cáo cuối
Tổng kết
kỳ

8



×