Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

ĐỀ THI MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.41 KB, 12 trang )

ĐỀ THI MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH (LẦN 2)
LỚP 7B B2CQ
thời gian làm bài: 75 phút
Câu 1: (6 điểm)
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
a. Tòa án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền thụ lý giải quyết đối với các vụ án hành chính
mà đương sự hoặc tài sản trong vụ án đó ở nước ngoài.
Sai. Vì Căn cứ vào khoản 1 Điều 29 Luật TTHC năm 2010 quy định:
“Điều 29. Thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án cấp huyện) giải
quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở
xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ
quan nhà nước đó;…”
=> xét nơi ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Tham khảo thêm tại website
KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
III. Vấn đề thẩm quyền của TAND cấp quận, huyện hay tỉnh, thành:
Có một số ý kiến lại căn cứ vào điểm g Điều 30 Luật TTHC năm 2010 quy định
Điểm g khoản 1 Điều 30. Thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương
“1. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án cấp
tỉnh) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
...
g) Trong trường hợp cần thiết, Toà án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết khiếu kiện thuộc thẩm
quyền của Toà án cấp huyện.
…”
Điểm g Khoản 1 Điều 30 Luật TTHC được hướng dẫn bởi Điều 4 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày
29/07/2011 của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật TTHC


Điều 4. Trường hợp cần thiết Toà án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết
khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp huyện quy định tại
điểm g khoản 1 Điều 30 của Luật TTHC


1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân cấp huyện liên quan đến nhiều đối tượng, phức tạp.
2. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án
cấp huyện mà các Thẩm phán của Toà án cấp huyện đó đều thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố
tụng hoặc bị thay đổi.
3. Vụ án có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện
ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của
nước ngoài.
…”
Ở đây là trường hợp cần thiết chứ không có nói là tòa án cấp huyện không có thẩm quyền.
====
b.Trong truờng hợp đơn khởi kiện của người đi khởi kiện thiếu nội dung "Cam
đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại" thì Tòa án trả lại
đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
Sai. Vì

-

Căn cứ vào điểm g Khoản 1 Điều 105 Luật TTHC năm 2010 quy định
“Điều 105. Đơn khởi kiện
1. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
g) Cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại….”

- Căn cứ vào khoản 1 Điều 108 Luật TTHC năm 2010 quy định
“Điều 108. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện

1. Trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 105 của Luật này
thì Toà án thông báo cho người khởi kiện biết để họ sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 10 ngày làm việc,
kể từ ngày người khởi kiện nhận được thông báo của Toà án.
2. Trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định tại khoản
1 Điều 105 của Luật này thì Toà án tiếp tục việc thụ lý vụ án;
nếu họ không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Toà án thì Toà án trả lại đơn khởi kiện và tài
liệu kèm theo cho người khởi kiện.”
Việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện được hướng dẫn bởi Điều 13 Nghị quyết số 02/2011/NQ-NĐTP ngày
29/7/2011 của HĐTP TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật TTHC.

“Điều 13. Sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện quy định tại Điều 105 của Luật TTHC


1. Khi nhận đơn khởi kiện hoặc sau khi nhận đơn khởi kiện, xét thấy đơn khởi kiện không đúng
quy định tại khoản 1 Điều 105 của Luật TTHC thì tùy từng trường hợp mà giải quyết như sau:
a) Trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 105 của Luật
TTHC thì tuỳ theo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện mà Toà án yêu cầu người khởi kiện sửa đổi,
bổ sung đơn khởi kiện trong một thời hạn do Toà án ấn định, nhưng không quá 10 ngày làm việc, kể từ
ngày người khởi kiện nhận được văn bản của Toà án yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;”
- Căn cứ vào điểm g, h khoản 1 Điều 109 Luật TTHC năm 2010 quy định
“Điều 109. Trả lại đơn khởi kiện
1. Toà án trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp sau đây:
g) Người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại trong trường hợp
quy định tại Điều 31 của Luật này;
h) Đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 105 của Luật này mà không
được người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 108 của Luật này;
…”
- Căn cứ vào khoản 1 Điều 31 Luật TTHC năm 2010
“ Điều 31. Xác định thẩm quyền trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện
1. Trường hợp người khởi kiện có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, đồng

thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thẩm quyền giải quyết theo sự
lựa chọn của người khởi kiện.
2. Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành quy định tại Điều này.”
Điều 31 Luật TTHC được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/07/2011 của
HĐTP TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật TTHC
“Điều 5. Xác định thẩm quyền trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện
quy định tại Điều 31 của Luật TTHC

1.

Trường hợp người khởi kiện có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền,
đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì Toà án phải
yêu cầu người khởi kiện làm văn bản lựa chọn cơ quan giải quyết; trường hợp người khởi
kiện không làm được văn bản lựa chọn thì Toà án phải lập biên bản về việc người khởi
kiện lựa chọn cơ quan giải quyết.

…”
Kết luận:
Trong truờng hợp đơn khởi kiện của người đi khởi kiện thiếu nội dung "Cam
đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại" thì Tòa án căn cứ
vào khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 02/2011 yêu cầu người khởi kiện làm văn bản lựa chọn cơ quan giải


quyết; trường hợp người khởi kiện không làm được văn bản lựa chọn thì tòa án sẽ lập biên bản về việc
người khởi kiện lựa chọn cơ quan giải quyết. Có 2 khả năng xảy ra.
a. Người khởi kiện chọn là cơ quan khiếu nại thì căn cứ vào điểm g khoản 1 Điều 109 Luật TTHC
năm 2010 Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện cho người đi khởi kiện.
b. Người khởi kiện chọn là Tòa án để giải quyết thì Tòa án sẽ tiếp tục các bước tiếp theo của thủ tục
giải quyết vụ án hành chính.
====

c. Có trường hợp việc xác định thời hiệu khởi kiện trong vụ án hành chính phụ thuộc vào việc người
khởi kiện thực hiện việc khiếu nại trước khi khởi kiện vụ án hành chính.
Đúng. Vì căn cứ vào khoản 2 Điều 104 Luật TTHC năm 2010 quy định
“Điều 104. Thời hiệu khởi kiện
2. Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như sau:
c) Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri
hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu
nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.
…”
====
d. Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính không nhất thiết phải trải qua đầy đủ các bước:
chuẩn bị khai mạc phiên tòa, khai mạc phiên tòa, thủ tục hỏi tại phiên tòa, thủ tục tranh luận, thủ tục nghị
án và tuyên án.
Đúng. Vì Căn cứ vào Điều 136 Luật TTHC năm 2010 quy định các trường hợp hoản phiên tòa
“Điều 136. Hoãn phiên toà
1. Các trường hợp phải hoãn phiên toà:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 129, khoản 1 Điều 130, khoản 1 Điều 131,
khoản 2 Điều 135 của Luật này;
b) Thành viên của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án, người phiên dịch bị thay đổi mà
không có người thay thế ngay;
c) Người giám định bị thay đổi;
d) Cần phải xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ bổ sung mà không thể thực hiện được ngay tại
phiên toà.
2. Trường hợp hoãn phiên toà được quy định tại khoản 2 Điều 133 và khoản 2 Điều 134 của Luật
này.”
---Khoản 3, 4 Điều 129. Sự có mặt của thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Toà án


“…
3. Trường hợp không có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết để thay thế thành viên Hội đồng

xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều này thì phải hoãn phiên toà.
4. Trường hợp Thư ký Toà án vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên toà mà không có
người thay thế thì phải hoãn phiên toà.
…”
Khoản 1 Điều 130. Sự có mặt của Kiểm sát viên
“1. Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công có nhiệm vụ tham gia phiên
toà, nếu vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà và thông báo cho Viện trưởng Viện kiểm
sát cùng cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”
Khoản 1 Điều 131. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự
“1. Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn
phiên toà, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Toà án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự biết việc hoãn phiên toà.
…”
Khoản 2 Điều 135. Sự có mặt của người phiên dịch
“…
2. Trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế thì Hội đồng xét xử
quyết định hoãn phiên toà.
…”
Khoản 2 Điều 133. Sự có mặt của người làm chứng
“…
2. Trường hợp người làm chứng vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn
tiến hành xét xử.
Trường hợp người làm chứng vắng mặt tại phiên toà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt
của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì có thể bị dẫn giải đến phiên toà theo quyết định của Hội đồng xét
xử.
…”
Khoản 2 Điều 134. Sự có mặt của người giám định

“…


2. Trường hợp người giám định vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn
tiến hành xét xử.
…”
và Điều 139 Luật TTHC năm 2010
“Điều 139. Tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án tại phiên toà
1. Tại phiên toà, nếu có một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này thì
Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.
2. Tại phiên toà, nếu có một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 120 của Luật này thì
Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.
3. Trường hợp đương sự xuất trình quyết định hành chính mới mà quyết định hành chính đó liên
quan đến quyết định bị khởi kiện và không thuộc thẩm quyền của Toà án đang xét xử sơ thẩm vụ án thì
Hội đồng xét xử đình chỉ việc xét xử và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền.
--Khoản 1 Điều 118. Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính
“1. Toà án quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính trong các trường hợp sau đây:
a) Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã giải thể mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức
kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng;
b) Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo
pháp luật;
c) Đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà một trong các đương sự không thể có mặt vì lý do chính
đáng, trừ trường hợp có thể xét xử vắng mặt các đương sự;
d) Cần đợi kết quả giải quyết của cơ quan khác hoặc vụ việc khác có liên quan.
…”
Khoản 1 Điều 120. Đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính
“…
1. Toà án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính trong các trường hợp sau đây:
a) Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
cơ quan, tổ chức đã giải thể mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố

tụng;
b) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Toà án chấp nhận;
c) Người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;


d) Người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải
quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và
người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đồng
ý rút yêu cầu;
đ) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 109 của Luật này mà Toà án đã thụ lý.
…”
Khoản 1 Điều 109. Trả lại đơn khởi kiện
“1. Toà án trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp sau đây:
a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện;
b) Người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính;
c) Thời hiệu khởi kiện đã hết mà không có lý do chính đáng;
d) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện vụ án hành chính;
đ) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;
e) Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án;
g) Người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại trong trường hợp
quy định tại Điều 31 của Luật này;
h) Đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 105 của Luật này mà không
được người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 108 của Luật này;
i) Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật này mà người khởi kiện
không xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Toà án, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
…”
Khoản 3 Điều 139 Luật TTHC được hướng dẫn bởi Điều 18 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày
29/7/2011 của HĐTP TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật TTHC.
“Điều 18. Đình chỉ xét xử sơ thẩm, chuyển vụ án cho Toà án có thẩm quyền quy định tại
khoản 3 Điều 139 của Luật TTHC

Khoản 3 Điều 139 của Luật TTHC quy định: “Trường hợp đương sự xuất trình quyết định hành
chính mới mà quyết định hành chính đó liên quan đến quyết định bị khởi kiện và không thuộc thẩm quyền
của Toà án đang xét xử sơ thẩm vụ án thì Hội đồng xét xử đình chỉ việc xét xử và chuyển hồ sơ vụ án cho
Toà án có thẩm quyền”. Quyết định hành chính mới trong trường hợp này là quyết định hành chính thuộc
đối tượng khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của Luật TTHC và được hướng dẫn tại khoản 1 Điều
1 của Nghị quyết này đồng thời quyết định đó nếu bị khởi kiện thì không thuộc thẩm quyền giải quyết của
Toà án đang xét xử sơ thẩm.
…”


====
e. Việc xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với quyết định kỹ luật buộc thôi việc của
người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh không căn cứ vào nơi cư trú của người đi khởi kiện.
Đúng. Vì căn cứ vào điểm đ khoản 1 Điều 30 Luật TTHC năm 2010 quy định
Điều 30. Thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung
là Toà án cấp tỉnh) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
đ) Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan,
tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc
khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án;
====
f. Khi phát hiện có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch
không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ thì chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
Đúng vì căn cứ vào khoản 2 Điều 233 Luật TTHC năm 2010 quy định
Điều 233. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ
tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

2. Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên
dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;

…”
Vì khi bản án được xác lập dựa trên những kết luận không đúng của người giám định, lời dịch của
người phiên dịch sẽ dẫn đến việc phải thu thập lại chứng cứ mới, phiên dịch lại nội dung mới mà các
chứng cứ mới này hoàn toàn là những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết
định mà Tòa án và đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó (Căn cứ vào Điều 232
Tính chất của tái thẩm.) nên sẽ cần phải áp dụng thủ tục Tái thẩm để xét lại bản án, quyết định đã có hiệu
lực.
====
Câu 2: (4 điểm)
Ngày 29/7/2013, Chủ tịch UBND thành phố NT, tỉnh KH đã ra Quyết định số 100/QĐ-UBND về việc
giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất giữa bà L, (cư trú tại huyện NB, tỉnh KH) với bà H (cư trú tại
thành phố NT, tỉnh KH). Bà L nhận được quyết định trên vào ngày 03/8/2013. Sau đó, bà L đã khiếu nại
đến Chủ tịch UBND thành phố NT và khiếu nại được thụ lý vào ngày 10/8/2013. Ngày 05/09/2013, Chủ
tịch UBND thanh phố NT ban hành Quyết định số 317/QĐ-UBND giải quyết khiếu nại với nội dung bác
dơn khiếu nại và bà L nhận được quyết định này vào ngày 08/09/2013. Bà L không đồng ý với kết quả
giải quyết khiếu nại nên đã làm đơn khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền với yêu cầu hủy Quyết định số
100/QĐ-UBND về việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất.


1.

Hãy xác định thời hiệu khởi kiện trong vụ án trên? Thời điểm bà L được quyền khởi kiện vụ án
hành chính sẽ được xác định như thế nào nếu như Chủ tịch UBND thành phố NT đã không ban
hành Quyết định số 317/QĐ-UBND giải quyết khiếu nại đối với bà L?

Thời hiệu khởi kiện trong vụ án trên:
Đây là vụ án hành chính kiện quyết định hành chính số 100/QĐ-UB nên Căn cứ vào điểm a khoản
2 Điều 104 Luật TTHC năm 2010 quy định
Điểm a Khoản 2 Điều 104. Thời hiệu khởi kiện
“…

2. Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như sau:
a) 01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành
vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
…”
Điều 104 Luật TTHC được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/07/2011
của HĐTP TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật TTHC.
Vậy thời hiệu khởi kiện vụ án này là 01 năm kể từ ngày Bà L nhận được quyết định 100/QĐ-UB tức là
từ ngày 03/08/2013 đến 03/08/2014.
Nếu như chủ tịch UBND Thành phố NT Tỉnh KH không ban hành quyết định số 317/QĐ-UB thì Bà L có
thể khởi kiện sau khi thời gian khiếu nại kết thúc mà không có sự giải quyết khiếu nại của UBND Thành
phố NT Tỉnh KH
Căn cứ vào Điều 36 Luật Khiếu nại, tố cáo đã được sửa đổi bổ sung năm 2005 quy định là không quá 30
ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo
dài hơn nhưng không quá 45 ngày. Ở vùng sâu vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại
lần đầu không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết
khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày.
Căn cứ vào tình hình thực tế vụ án này không ở vùng sâu vùng xa cho nên thời gian giải quyết khiếu nại
là 30 ngày kể từ ngày thụ lý tức là từ ngày 10/08/2013 và cách tính thời điểm căn cứ vào khoản 4 Điều
104 Luật TTHC quy định
Khoản 4 Điều 104. Thời hiệu khởi kiện
“…
4. Các quy định của Bộ luật dân sự về cách xác định thời hạn, thời hiệu cũng được áp dụng trong tố
tụng hành chính.
…”
Vấn đề thời hạn, thời hiệu được Bộ luật dân sự năm 2005 quy định tại Chương VIII, IX, cụ thể là các điều
152, 153 Luật Dân sự 2005 cụ thể như sau:


Căn cứ khoản 2,3 Điều 152 Luật Dân sự 2005 quy định
“…

Điều 152. Thời điểm bắt đầu thời hạn

2. Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính
mà tính từ ngày tiếp theo của ngày được xác định.
3. Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp
theo của ngày xảy ra sự kiện đó.
…”
Sự kiện ở đây là thụ lý đơn khiếu nại của Bà L tức là ngày 10/08/2013 thì ngày xảy ra sự kiện không được
tính mà tính ngày tiếp theo của ngày xảy ra sự kiện đó tức là tính từ ngày 11/08/2013 (khoản 3 Điều 152
Luật Dân sự 2005)
Thời hạn không quá 30 ngày là ngày bình thường tính từ ngày 11/08/2013.
Căn cứ vào khoản 1, 6 điều 153 luật Dân sự năm 2005 quy định
“…
Điều 153. Kết thúc thời hạn
1. Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời
hạn.

6. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó.
Không quá 30 ngày tức là ngày cuối cùng của thời hạn là ngày thứ 29 của thời hạn khiếu nại. Vậy thời
điểm kết thúc thời hạn khiếu nại là lúc 24 giờ ngày 09/09/2013.
Do đó Bà L có thể khởi kiện vào ngày tiếp theo tức là ngày 10/09/2013.
Kết luận:
-

Thời hạn khởi kiện của Bà L là từ ngày 03/08/2013 đến 03/08/2014.

-

Thời điểm Bà L có thể khởi kiện là ngày 10/09/2013.


Tuy nhiên Bà L có một lựa chọn khác là không chờ cho quá trình giải quyết khiếu nại kết
thúc mà tiến hành khởi kiện ngay bằng cách viết đơn khởi kiện nhưng để trống phần cam
đoan không vừa khiếu nại vừa khởi kiện và gởi đến Tòa án có thẩm quyền khi đó Tòa án sẽ
yêu cầu bằng văn bản yêu cầu bà L bổ sung nội dung và lựa chọn giải pháp khởi kiện hay
khiếu nại (theo Điều 108 Luật TTHC 2010). Khi đó Bà L có thể làm văn bản trả lời lựa chọn
khởi kiện khi đó Tòa án sẽ lấy hồ sơ giải quyết khiếu nại lên và tiến hành thủ tục giải quyết
vụ án hành chính. Khi đó thời điểm khởi kiện của Bà L là từ ngày 11/08/2013.

2.

Xác định Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án và những người tham gia tố tụng trong
vụ án trên?


Căn cứ vào đối tượng khởi kiện là Quyết định 100/QĐ-UB thành phố NT Tỉnh KH là quyết định
do UBND cấp huyện ban hành (thành phố NT Tỉnh KH là thành phố thuộc Tỉnh). Căn cứ vào
khoản 1 Điều 29 Luật TTHC năm 2010 quy định
Khoản 1 Điều 29. Thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh
“Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án cấp
huyện) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở
xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan
nhà nước đó;
…”
Vụ án hành chính này thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện cụ thể là Tòa án
Thành phố NT Tỉnh KH.
Căn cứ vào Điều 47 Luật TTHC năm 2010 xác định người tham gia tố tụng trong vụ án này gồm
Đương sự:


3.

Người khởi kiện: Bà L
Người bị kiện: UBND thành phố NT Tỉnh KH
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Bà H
Người đại diện của đương sự
Chủ tịch UBND thành phố NT, Tỉnh KH (người đại diện theo pháp luật của UBND thành phố
NT, Tỉnh KH)
Vụ việc đã được Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết nhưng do không đồng ý với bản án sơ thẩm bà L
đã kháng cáo hợp lệ và được Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý giải quyết. Hội đồng xét xử phát hiện
Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm đã cố ý làm sai lệch
nghiêm trọng hồ sơ của vụ án?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 205 Luật TTHC năm 2010 quy định
Khoản 3 Điều 205. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm
“…

3. Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm xét xử lại trong trường hợp
có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng hoặc có chứng cứ mới quan trọng mà Toà án cấp phúc thẩm
không thể bổ sung được.
…”
Hành vi Thẩm phán phân công giải quyết vụ án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm đã cố ý làm sai lệch
nghiêm trọng hồ sơ vụ án là hành vi vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nên Hội đồng xét xử phúc thẩm
có thẩm quyền hủy bản án sơ thẩm chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại.




×