Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

đề thi môn luật tố tụng dân sự (kèm lời giải) - đề 10.2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.11 KB, 3 trang )

Bài tập cá nhân 1 Luật tố tụng dân sự
ĐỀ BÀI 10
Anh A kết hôn với chị B năm 1990 có đăng kí kết hôn. Anh chị có một
con chung là cháu C và một căn nhà diện tích 100 m2 tại huyện N tỉnh Q. Sau
một thời gian chung sống anh chị phát sinh mâu thuẫn. chị B và cháu C về nhà
bố mẹ đẻ chị B sinh sống từ năm 2002 và đăng kí tạm trú tại quận C thành phố
H. Anh A vẫn ở nhà cũ tại huyện N tỉnh Q. Nay anh A và chị B có đơn yêu cầu
tòa án thuận tình li hôn, nuôi con và thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng
nhưng không biết gửi đơn đến Tòa án nào.
a) Anh(chị) hãy xác định Tòa án có thẩm quyền mà các đương sự có thể nộp
đơn yêu cầu.
b) Đối với vụ việc này, sau khi thụ lý Tòa án có phải tiến hành hòa giải để
các bên đoàn tụ không? Giải thích rõ tại sao?
BÀI LÀM
a) Các đương sự có thể nộp đơn yêu cầu thuận tình ly hôn tại Tòa án
nhân dân huyện N tỉnh Q hoặc Tòa án nhân dân quận C thành phố H vì hai
Tòa này đều có thẩm quyền giải quyết.
Thuận tình ly hôn là một loại việc đặc biệt, do có mâu thuẫn vợ chồng,
đời sống chung không thể kéo dài nên họ đã phải yêu cầu Tòa án chấm dứt hôn
nhân và họ đã thống nhất được cách giải quyết mâu thuẫn là thuận tình ly hôn.
Đây là một việc dân sự.
- Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định về quyền yêu cầu Tòa
án giải quyết việc ly hôn, theo đó: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu
cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn”.
Khoản 2 Điều 28 BLTTDS 2004 quy định yêu cầu công nhận thuận tình
ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.
Tại điểm b khoản 2 Điều 33 BLTTDS 2004 có quy định “Tòa án nhân
dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu về hôn nhân và gia đình
quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 28 của Bộ luật này”.
Bùi Phương Liên – KT32B 043 1
Bài tập cá nhân 1 Luật tố tụng dân sự


Anh A và chị B kết hôn đúng pháp luật, có đơn yêu cầu tòa án thuận tình
li hôn, nuôi con và thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng nên Tòa án cấp huyện
sẽ có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu của 2 anh chị.
- Mặt khác, điểm h khoản 2 Điều 35 BLTTDS quy định: “Tòa án nơi một
trong các bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm
việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con,
chia tài sản khi ly hôn”.
Anh A và chị B có một con chung là cháu C và một căn nhà tại huyện N
tỉnh Q. Sau một thời gian chung sống anh chị phát sinh mâu thuẫn. Chị B và
cháu C chuyển đến sống và đăng kí tạm trú tại quận C thành phố H. Anh A vẫn
ở nhà cũ tại huyện N tỉnh Q. Nay có đơn yêu cầu thuận tình ly hôn thì theo luật,
Tòa án huyện N tỉnh Q nơi anh A sống hoặc Tòa án quận C thành phố H nơi chị
A đăng kí tạm trú đều có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu của 2 anh chị. Anh
A và chị B có thể thỏa thuận lựa chọn Tòa án để đưa đơn yêu cầu thuận tình ly
hôn.
c) Sau khi thụ lý Tòa án vẫn phải tiến hành hòa giải để các bên đoàn tụ
Hiện nay có quan điểm cho rằng đối với tất cả các việc dân sự không cần
phải tiến hành hòa giải. Nhưng thực tiễn xét xử nhiều năm cho thấy, tuy hai vợ
chồng cùng kí vào đơn yêu cầu thuận tình ly hôn nhưng mâu thuẫn giữa họ chưa
tới mức trầm trọng, họ chưa thực sự muốn ly hôn… vì vậy việc hòa giải trong
trường hợp này là cần thiết giúp các đương sự được đoàn tụ. BLTTDS không có
quy định cụ thể về thủ tục hòa giải đối với loại việc này. Tuy nhiên theo các điều
10, 311 BLTTDS và điều 89, 90 Luật hôn nhân gia đình thì Tòa án phải hòa giải
đối với đơn yêu cầu thuận tình ly hôn:
Điều 10 BLTTDS quy định: “Toà án có trách nhiệm tiến hành hoà giải
và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải
quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”.
Điểm a Điều 9 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số
quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 giải thích điều 90 Luật Hôn
nhân và gia đình 2000: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì

Bùi Phương Liên – KT32B 043 2
Bài tập cá nhân 1 Luật tố tụng dân sự
tòa án vẫn phải tiến hành hòa giải. Trong trường hợp tòa án hòa giải không
thành thì tòa án lập biên bản về sự tự nguyện ly hôn và hòa giải đoàn tụ không
thành”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì sau khi thụ lý Tòa án vẫn phải
tiến hành hòa giải để các bên đương sự đoàn tụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng dân sự,
Nxb.CAND, Hà Nội, 2009;
2. Bộ luật tố tụng dân sự 2004;
3. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;
4. Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định
của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Bùi Phương Liên – KT32B 043 3

×