Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

đề thi môn luật tố tụng dân sự (kèm lời giải) - đề 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.61 KB, 3 trang )

ĐỀ BÀI 06
Trong một lần xô xát, anh A làm anh B bị thiệt hại. Ngày 23/5/2007 anh B
kiện anh A ra Tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại. Sau khi Tòa án thụ lý vụ án
mặc dù các đương sự không yêu cầu nhưng để đảm bảo giải quyết đúng đắn vụ
án Tòa án đã tiến hành trưng cầu giám định mức độ thiệt hại sức khỏe của B.
Anh A đã khiếu nại quyết định trưng cầu giám định của Tòa án vì cho rằng Tòa
án không được tự mình ra quyết định trưng cầu giám định. Hỏi:
a, Lý do khiếu nại này của A có cơ sở để chấp nhận không? Tại sao?
b, Giả sử A có nơi cư trú tại quận 1 thành phố H, B cư trú tại quận K
thành phố Đ và tai nạn xảy ra tại thành phố TH thuộc tỉnh T. Hãy xác định
những Tòa án có thẩm quyền mà B có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết vụ án?
BÀI LÀM
a, Lý do khiếu nại của A có cơ sở để chấp nhận không? Tại sao?
Trước hết ta cần xác định tranh chấp giữa A và B có phải là trannh chấp
dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo điều 25 BLTTDS hay
không. Có thể thấy giữa A và B không có quan hệ hợp đồng do đó theo Điều 604
BLDS quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng thì “ Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân,
xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt
hại thì phải bồi thường”. Trong tình huống này do xô xát A đã làm B bị thiệt hại
do đó theo Điều 604 BLDS thì giữa A và B phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng. Như vậy tranh chấp giữa A và B trong tình huống này
là tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định tại khoản 6
Điều 25 BLTTDS.
Lý do khiếu nại của A có cơ sở để chấp nhận căn cứ vào Điều 67
BLTTDS quy định về người giám định, Điều 90 BLTTDS quy định về trưng cầu
giám định và Điều 91 BLTTDS quy định về trưng cầu giám định chứng cứ bị tố
cáo là giả mạo. Theo các điều luật này thì Tòa án chỉ có quyền trưng cầu giám
định khi có sự thỏa thuận lựa chọn của các bên đương sự hoặc theo yêu cầu của
một hoặc các bên đượng sự (theo Điều 67, Điều 90) và trong trường hợp trưng


cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo theo Điều 91 thì người tố cáo có
quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 90 BLTTDS.
Quay trở lại bài tập ta có thể thấy giữa A và B không có thỏa thuận trưng
cầu giám định cũng như bản thân A và B không ai có yêu cầu Tòa án phải ra
quyết định trưng cầu giám đinh do đó trong trường hợp này lý do khiếu nại của
A là có cơ sở để chấp nhận.
b, Giả sử A có nơi cư trú tại quận 1 thành phố H, B cư trú tại quận K
thành phố Đ và tai nạn xảy ra tại thành phố TH thuộc tỉnh T. Hãy xác định
những Tòa án có thẩm quyền mà B có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết vụ án?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 33 BLTTDS thì Tòa án nhân dân cấp huyện,
quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm những tranh chấp về dân sự theo quy định tại Điều 25 BTTDS. Như vậy
Tòa án quận 1 thành phố H, Tòa án quận K thành phố Đ và Tòa án thành phố TH
tỉnh T đều có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng theo quy định tại Điều 25 BLTTDS.
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS về thẩm quyền của Tóa án theo
lãnh thổ thì thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được
xác định như sau:“a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân
hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải
quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ
luật này”. Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 36 BLTTDS quy định về thẩm quyền của
Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu thì:“d) Nếu tranh chấp
về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi
mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;”
Quay lại tình huống trên có thể xác định những Tòa án có thẩm quyền mà
B có thể gửi đơn yêu cầu là:
- Tòa án quận 1 thành phố H nơi bị đơn (anh A) cư trú (căn cứ điểm a
khoản 1 Điều 35).
- Tòa án quận K thành phố Đ nơi nguyên đơn (anh B) cư trú (căn cứ điểm

d khoản 1 Điều 36).
- Tòa án thành phố TH thuộc tỉnh T nơi xảy tai nạn xảy ra (căn cứ điểm d
khoản 1 Điều 36).
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trường Đại học Luật Hà Nôi, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam,
Nxb Tư Pháp, Hà Nội 2005.
2.Bộ luậtTố tụng dân sự 2004.
3.Bộ luật dân sự 2005.

×