Tải bản đầy đủ (.ppt) (47 trang)

Tac ruot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 47 trang )

TẮC RUỘT


ĐẠI CƯƠNG
• Tắc ruột là sự ngừng trệ hoàn toàn hoặc không hoàn toàn

sự lưu thông của các chất trong lòng ruột từ góc Treitz tới
hậu môn, xảy ra đột ngột hay từ từ.
• Là một hội chứng.
• Hậu quả sẽ dẫn đến tử vong nếu người bệnh không được
điều trị kịp thời và hiệu quả.
• Tắc ruột là một cấp cứu thường gặp trong các cấp cứu ổ
bụng.


PHÂN LOẠI
Theo cơ chế
- Tắc ruột cơ năng
. Do bệnh ngoại khoa
. Do bệnh nội khoa

- Tắc ruột cơ giới
. Do bít (obstruction)
. Do thắt (strangulation)

Theo vị trí
- Tắc ruột cao (ruột non)
- Tắc ruột thấp (đại tràng)


Tắc ruột


do thắt

Tắc ruột
do bít


SINH LÝ BỆNH
Ở ruột non: do lượng dịch lớn được bài tiết sinh
lý qua dạ dày-mật-tụy nên sự mất dịch (nôn, ứ
đọng…) liên quan chặt chẽ với tình trạng
huyết động
Ở đại tràng:
làm mất chức năng hấp thu nước và điện giải

Hậu quả của tắc ruột ở đại tràng cũng
sớm và gây nên những biến loạn trầm
trọng như tắc ruột cao.


…tắc ruột sẽ dẫn tới:
- Ứ đọng dịch và hơi (3
vùng)
- Tăng sinh vi khuẩn
- Nghẽn mạch
- Thay đổi cảm nhận ở các
đám rối thần kinh tạng


HẬU QUẢ CỦA TẮC RUỘT
Giãn ruột do ứ đọng dịch và hơi:

- tăng áp lực trong lòng ruột
- ứ dịch trong tế bào do rối loạn nước-điện giải (Na,
Cl, K) và giảm khối lượng tuần hoàn
Tăng sinh vi khuẩn cùng với sự chuyển chỗ của
chúng (máu và ổ bụng) -> sốc nhiễm trùng, nhiễm
độc.
Nghẽn mạch trong trường hợp tắc ruột do thắt.
Biến đổi hoạt động của đám rối thần kinh tạng =
mất trương lực ruột non


Tắc ruột do bít:
- khởi đầu dần dần
- giãn ruột tăng dần do ứ đọng dịch
- ảnh hưởng tới các hạch thần kinh ở thành
ruột
- tăng sinh vi khuẩn

Tắc ruột do thắt:
- khởi đầu đột ngột
- nghẽn mạch ở chân quai ruột
- giãn ruột sớm
- tăng sinh vi khuẩn


Rối loạn toàn thân:
- Sốc giảm khối lượng tuần hoàn nếu đến
muộn
- Sốc nhiễm độc-nhiễm trùng
- Chảy máu tiêu hóa (loét stress hoặc hội

chứng Mallory-Weiss)

Rối loạn tại chỗ:
- Hoại tử ruột
- Thủng


LÂM SÀNG


TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG

Tắc ruột cấp…
« 3 dấu hiệu thường gặp »:

đau bụng
nôn
bí trung đại tiện
chướng bụng


ĐAU BỤNG
Là dấu hiệu hằng định: đau liên tục hoặc từng cơn
Khởi đầu: đột ngột hoặc từ từ
Vị trí: tùy thuộc vào vi trí điểm đau
Cường độ: thay đổi khác nhau: đau chói, đau dữ dội
hoặc chỉ đau nhẹ gây cảm giác khó chịu
Tần suất: đau mau -> tắc hoàn toàn; đau thưa-> tắc
không hoàn toàn.
Tiến triển: có thể đau khu trú lại kiểu như co thắt

hoặc đau lan tỏa khắp bụng kèm theo tình trạng
chướng bụng, quai ruột nổi tăng lên…


NÔN
Là dấu hiệu có sớm sau đau, có thể:
Nôn:
. thức ăn
. nước mật
. phân

Đôi khi chỉ buồn nôn, dấu hiệu có giá trị để
chẩn đoán tắc ruột thấp


BÍ TRUNG ĐẠI TIỆN
Là dấu hiệu thường gặp, xuất hiện sau
đau và nôn
Bí trung tiện thường xuất hiện trước đại
tiện.
Tắc ruột thấp thường bí trung đại tiện sớm
hơn tắc ruột cao.


Tuy nhiên thăm khám không phải lúc nào cũng
thấy trướng bụng, vì:

Tắc cao bụng xẹp (như hẹp môn vị)
Trướng kín đáo hoặc lan tỏa
Đôi khi thấy bụng co cứng trong trường

hợp biến chứng thủng


TRIỆU CHỨNG THỰC THỂ
Nhìn:
- Vị trí
- Quai ruột nổi, rắn bò (lưu ý người béo, gầy)
Sờ:
- co cứng
- điểm đau, phản ứng thành bụng
Gõ:
- vang vùng cao: do ứ hơi trên chỗ tắc
- đục vùng thấp: do bụng có dịch
Nghe:
- tiếng di chuyển dịch và hơi trong lòng ruột


Trước bệnh cảnh lâm sàng trên…
Hỏi bệnh: tiền sử mổ cũ, tiền sử tiêu hóa…
Thăm khám toàn diện, tỉ mỉ:
- sẹo mổ cũ
- các lỗ thoát vị
TR và TV:
- xác định trong lòng trực tràng: rỗng hay có phân
- đôi khi phát hiện được u trực tràng hoặc fécalome
Đánh giá:
- ảnh hưởng của tắc ruột lên toàn thân, mức độ mất
nước và điện giải



Đánh giá mức độ mất nước:

Khu vực mạch máu:
- mạch, huyết áp, tiểu
Khu vực gian bào
- chun giãn da
Khu vực trong tế bào:
- khát, langue burrale, sốt


Các xét nghiệm máu và sinh hoá
Xét nghiệm huyết học:
- Số lượng HC tăng, Hct tăng do mất nước, máu bị cô đặc.
Xét nghiệm sinh hoá:
- Na+: bình thường hoặc giảm nhẹ, giảm nhiều trong giai
đoạn muộn.
- K+: giảm trong giai đoạn sớm, tăng trong giai đoạn muộn.
- Cl-: giảm.
- pH: tăng trong giai đoạn sớm và giảm trong giai đoạn
muộn.
- CO3H-: tăng trong giai đoạn sớm và giảm trong giai đoạn
muộn.
- Urê, crêatinin: bình thường hoặc tăng nhẹ trong giai đoạn
sớm, tăng nhiều trong tắc muộn.


CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH


Chụp bụng không chuẩn bị

Tư thế chụp:
- đứng chụp thẳng
- nếu không thể đứng được: nằm chụp nghiêng
Kết quả:
- bụng mờ vùng thấp
- cơ hoành đẩy cao
- quai ruột giãn, mức nước và hơi
Phân tích trên film để phân biệt tắc ruột non và
đại tràng



Các dấu hiệu tắc ruột trên Xq
- Dấu hiệu ruột giãn trên chỗ tắc, giãn hơi trên phim
chụp nằm và mức nước – hơi trên phim chụp đứng
hoặc nằm nghiêng.
- Ruột không có hơi ở dưới chỗ tắc, dấu hiệu rất gợi
ý là không thấy hơi ở đại tràng, bình thường thì
trong đại tràng có hơi sinh lý.
- Dựa vào vị trí, số lượng và hình dáng của mức
nước - hơi có thể xác định được vị trí tắc ở ruột non
hay đại tràng.
Dấu hiệu âm tính quan trọng là không có hơi tự do
trong ổ bụng.


grêles


Occlusion du grêle:

niveaux hydroaériques
centraux, plus larges que
hauts, absence d’air dans
le rectum


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×