Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

GIAO TRINH TAI CHINH DOANH NGHIEP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 98 trang )

TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP CAO SU

GIÁO TRÌNH
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

Bình Phước, năm 2019

1


MỤC LỤC
GIÁO TRÌNH ............................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................................... 5
BẢN CHẤT - CHỨC NĂNG VÀ TỔ CHỨC ............................................................................5
HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .........................................................................5
1.BẢN CHẤT TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. .........................................................................5
1.1.Khái niệm về tài chính doanh nghiệp ............................................................................. 5
1.2. Vị trí tài chính doanh nghiệp ........................................................................................ 5
1.3. Bản chất tài chính doanh nghiệp ................................................................................... 5
2.CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ......................................5
2.1. Chức năng : .................................................................................................................. 5
2.2. Vai trò .......................................................................................................................... 6
3.TỔ CHỨC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ............................................................................6
3.1. Khái niệm ..................................................................................................................... 6
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động tài chính doanh nghiệp .......................... 6
3.3.Nội dung hoạt động tài chính doanh nghiệp ................................................................... 7
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................................... 8
VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................................ 8
1.TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP ........................................8


1.1. Tài sản cố định ............................................................................................................. 8
1.2.Vốn cố định của doanh nghiệp ..................................................................................... 10
2.KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ........................................................................................10
2.1.Hao mòn tài sản cố định .............................................................................................. 10
2.2.Khấu hao tài sản cố định .............................................................................................. 10
2.3.Phạm vi trích khấu hao ................................................................................................ 11
2.4.Các phương pháp khấu hao tài sản cố định................................................................... 11
2.5.Chế độ tính khấu hao ................................................................................................... 15
2.6.Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ...................................................................................... 15
3. BẢO TOÀN VÀ NÂNG CAO HIỆU QỦA SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH..............................17
3.1. Khái niệm: .................................................................................................................. 17
3.2. Sự cần thiết phải bảo toàn vốn cố định ........................................................................ 18
3.3. Nội dung bảo toàn vốn cố định ................................................................................... 18
3.4. Các biện pháp: ............................................................................................................ 18
3.5. Hệ thống chỉ tiêu tổng hợp. ......................................................................................... 20
BÀI TẬP .................................................................................................................................. 22
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................................. 26
1.NỘI DUNG, THÀNH PHẦN VÀ KẾT CẤU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ..26
1.1.Khái niệm và đặc điểm ................................................................................................ 26
1.2.Nội dung, thành phần vốn lưu động ............................................................................. 26
1.3.Phân loại vốn lưu động ................................................................................................ 26
1.4.Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng kết cấu vốn lưu động ......................... 27
2.XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG ..........................................................................27
2.1. Sự cần thiết phải xác định nhu cầu vốn lưu động......................................................... 27
2.2.Các nguyên tắc xác định nhu cầu vốn lưu động ............................................................ 28
2


2.3.Các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động ........................................................ 28
2.4.Xác định các nguồn vốn lưu động ................................................................................ 43

3.TỔ CHỨC ĐẢM BẢO VỐN LƯU ĐỘNG CHO SXKD .......................................................44
3.1.Lựa chọn chiến lược tổ chức nguồn vốn KD và đảm bảo nhu cầu VLĐ........................ 44
3.2.Tổ chức đảm bảo nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết trong năm. ............................. 44
3.3.Tổ chức đảm bảo nhu cầu VLĐ cho SXKD trong kỳ hạn ngắn .................................... 45
4.BẢO TOÀN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG ..........................45
4.1.Ý nghĩa quản lý vốn lưu động ...................................................................................... 45
4.2. Bảo toàn vốn lưu động ................................................................................................ 45
4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động .................................................. 46
4.4. Biện pháp tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ........................................................ 48
4.5. Kiểm tra tình hình sử dụng VLĐ ................................................................................. 48
BÀI TẬP .................................................................................................................................. 48
-Ghi nhớ....................................................................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 4 .............................................................................................................................. 52
CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH
NGHIỆP ..................................................................................................................................52
1.CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ..........................................52
1.1.Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ........................................... 52
1.2. Nội dung chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ............................................. 52
1.3. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ............................................. 53
1.4. Kết cấu chi phí sản xuất kinh doanh. ........................................................................... 54
2.GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP .............................................................54
2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm: .................................................................................. 54
2.2. Phân loại giá thành sản phẩm ..................................................................................... 54
2.3. Ý nghĩa của chỉ tiêu giá thành ..................................................................................... 55
3. HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ...........................................................................................55
3.1. Ý nghĩa của việc hạ giá thành sản phẩm: ..................................................................... 55
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu hạ giá thành sản phẩm ......................................... 55
3.3. Các chỉ tiêu hạ giá thành sản phẩm ............................................................................. 55
3.4. Các biện pháp hạ giá thành sản phẩm .......................................................................... 57
4. LẬP KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP ..........................57

4.1.Nội dung giá thành sản phẩm – dịch vụ đã tiêu thụ ...................................................... 57
4.2.Căn cứ lập kế hoạch giá thành sản phẩm: ..................................................................... 57
4.3.Phương pháp lập .......................................................................................................... 57
BÀI TẬP .................................................................................................................................. 59
CHƯƠNG 5 : DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP ................ 63
1.TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................63
1.1. Khái niệm: .................................................................................................................. 63
1.2. Ý nghĩa của việc xác định quá trình tiêu thụ sản phẩm ................................................ 63
1.3. Các phương thức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ................................................ 63
2.DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................................64
2.1. Khái niệm về doanh thu của doanh nghiệp .................................................................. 64
2.2. Nội dung của doanh thu .............................................................................................. 64
2.3. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu ................................................................................... 66
2.4. Ý nghĩa của chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp............................ 66
3


2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu doanh thu bán hàng ............................................. 66
3. LẬP KẾ HOẠCH DOANH THU BÁN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP .............................67
3.1. Vị trí – ý nghĩa của việc lập kế hoạch DTBH .............................................................. 67
3.2. Căn cứ lập KH ............................................................................................................ 67
3.3. Phương pháp lập KH .................................................................................................. 67
4.KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG CỦA LỢI NHUẬN ................................................................70
4.1.Khái niệm về lợi nhuận: ............................................................................................... 70
4.2. Nội dung của lợi nhuận: .............................................................................................. 70
4.3.CÁC CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN..................................................................................... 70
5.KẾ HOẠCH HOÁ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP ..................................................72
5.1. Căn cứ lập kế hoạch lợi nhuận. ................................................................................... 72
5.2. Phương pháp lập kế hoạch lợi nhuận. .......................................................................... 72
5.3. Biện pháp tăng lợi nhuận ............................................................................................ 74

6. PHÂN PHỐI VÀ SỬ DỤNG LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP ..................................74
6.1. Yêu cầu của việc phân phối lợi nhuận: ........................................................................ 74
6.2. Các quỹ chuyên dùng của doanh nghiệp...................................................................... 74
7. ĐIỂM HOÀ VỐN ...............................................................................................................75
7.1. ĐIỂM HOÀ VỐN ....................................................................................................... 75
8.HỆ THỐNG CÁC ĐÒN BẨY ...............................................................................................81
8.1. Đòn cân định phí: ....................................................................................................... 81
8.2. Đòn cân nợ ................................................................................................................. 82
8.3. Đòn cân tổng hợp ....................................................................................................... 87
BÀI TẬP .................................................................................................................................. 88
BÀI TẬP TỔNG HỢP .............................................................................................................94

4


CHƯƠNG 1
BẢN CHẤT - CHỨC NĂNG VÀ TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.BẢN CHẤT TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.
1.1.Khái niệm về tài chính doanh nghiệp
-

Khái niệm : Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị phản
ánh sự vận động và chuyển hoá các nguồn tài chính trong quá trình phân phối để tạo
lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt tới các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp
1.2. Vị trí tài chính doanh nghiệp

- Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành hệ thống tài chính quốc gia và là
khâu cơ sở của hệ thống tài chính
- Tài chính doanh nghiệp là một trong những công cụ quan trọng để quản lý sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp : xác định nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, tổ chức
sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, kiểm tra và quản lý các chi phí sản xuất
kinh doanh hay doanh thu tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, phân phối lợi nhuận
cho người lao động trong doanh nghiệp.
- Tài chính doanh nghiệp bao gồm: Tài chính các đơn vị sản xuất kinh doanh hàng hoá
dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế
1.3. Bản chất tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị phát
sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ phục vụ quá trình tái sản xuất
kinh doanh, góp phần tích luỹ vốn cho nhà nước. Các quan hệ kinh tế gồm:
 Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nhà nước: biểu hiện thông qua việc
các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước: nộp thuế, phí, lệ
phí…hoặc nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp hay góp vốn liên doanh, góp
vốn cổ phần hay cho vay…
 Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khác: biểu hiện
thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình sản xuất
kinh doanh: quan hệ thanh toán tiền mua bán vật tư, sản phẩm, hàng hoá, tiền
lãi, cổ tức, chi phí bảo hiểm …
Các chủ thể kinh tế khác có thể là doanh nghiệp cổ phần hay tư nhân khác, nhà
đầu tư nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng, tổ chức tín dụng
 Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp : gồm quan hệ kinh tế giữa doanh
nghiệp với các phòng ban, phân xưởng với các cán bộ công nhân viên trong
việc tạm ứng thanh toán tiền lương, tiền thưởng…
2.CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
2.1. Chức năng :


5

a. Chức năng phân phối

Là quá trình phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp gắn với những đặc điểm
của hoạt động sản xuất kinh doanh và hình thức sở hữu doanh nghiệp


Thu nhập bằng tiền đạt được trước khi phân phối phải bù đắp các chi phí bỏ ra trong
quá trình sản xuất kinh doanh như : chi phí tư liệu lao động, đối tượng lao động, tiền
lương, nộp thuế cho nhà nước …

Chức năng phân phối của tài chính gồm phân phối lần đầu và phân phối lại
b. Chức năng giám đốc
Là khả năng giám sát dự báo tính hiệu quả của quá trình phân phối, nhờ đó doanh
nghiệp có thể phát hiện các khuyết tật trong quá trình kinh doanh để kịp thời điều chỉnh
nhằm thực hiện các mục tiêu đã đặt ra. Chức năng giám đốc được thực hiện thông qua
tình hình thu chi tiền tệ & các chỉ tiêu bằng tiền như : tỷ trọng vốn, việc thanh toán của
doanh nghiệp đối với nhà nước, người bán ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Chức năng
giám đốc diễn ra toàn diện thường xuyên trong suốt quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp.
Hai chức năng cơ bản của tài chính luôn đan xen, hỗ trợ với nhau trong quá trình thực
hiện nhằm giúp qúa trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục
và có hiệu qủa.
2.2. Vai trò










Tài chính doanh nghiệp là một công cụ khai thác, thu hút các nguồn tài chính nhằm
đảm bảo nhu cầu vốn cho đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc lựa
chọn các hình thức, phương pháp thích hợp, phát hành cổ phiếu, trái phiếu đầu tư có
hiệu quả..
Tài chính doanh nghiệp phân tích giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đảm
bảo việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả
Tài chính doanh nghiệp là công cụ để nhà quản lý lựa chọn & sử dụng nhằm kích
thích tăng năng suất lao động, kích thích tiêu dùng, thu hút vốn …thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế của doanh nghiệp. Các công cụ tài chính gồm : đầu tư, xác định lãi
suất, cổ tức giá bán, mua sản phẩm dịch vụ, tiền lương thưởng..
Tài chính doanh nghiệp là công cụ quan trọng để kiểm tra các hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp nhằm phát hiện kịp thời các khuyết tật và nguyên nhân để điều chỉnh
quá trình kinh doanh nhằm đạt mục tiêu đã định

3.TỔ CHỨC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
3.1. Khái niệm
Tổ chức tài chính doanh nghiệp là việc hoạch định các chiến lược tài chính và hệ
thống các biện pháp thực hiện các chiến luợc đó nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của
doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động tài chính doanh nghiệp
3.2.1.Hình thức pháp lý của doanh nghiệp :
Hình thức pháp lý của doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc tổ chức huy dộng vốn và
phân phối lợi nhuận trong tổ chức tài chính doanh nghiệp.
3.2.2.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh

Ảnh hưởng của tính chất ngành kinh doanh: thể hiện trong thành phần và cơ cấu vốn
kinh doanh của doanh nghiệp

Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh đến nhu cầu sử dụng vốn
và doanh thu tiêu thụ sản phẩm.

3.2.3.Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
6


Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tất cả những điều kiện bên ngoài ảnh
hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp như :

Sự ổn định của nền kinh tế

Giá cả thị trường, lãi suất vay và tỷ suất thuế

Sự cạnh tranh trên thị trường và sự tiến bộ về khoa học công nghệ

Chính sách kinh tế và tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp

Hoạt động của thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian…
3.3.Nội dung hoạt động tài chính doanh nghiệp
3.3.1.Đánh giá lựa chọn các dự án đầu tư và lập kế hoạch kinh doanh
Tài chính doanh nghiệp cần phải xem xét hiệu quả tài chính của dự án tức là xem xét,
cân nhắc giữa chi phí bỏ ra cũng như rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải và lợi nhuận
có được khi thực hiện dự án có mức sinh lời cao thông qua thứoc đo tài chính.
Nhà quản lý tài chính cần phải xem xét việc sử dụng vốn đầu tư như thế nào, tìm ra
hướng phát triển và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
3.3.2.Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động vốn để đáp ứng kịp thời các hoạt động
của doanh nghiệp
Khi quyết định lựa chọn hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp, cần xem
xét kỹ các mặt : kết cấu nguồn vốn, chi phí sử dụng các nguồn vốn, những điểm lợi và bất
lợi của hình thức đó…
3.3.3.Tổ chức sử dụng vốn hiện có hiệu quả, quản lý chặt các khoản thu chi đảm bảo
khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Khi đã huy động được vốn kinh doanh, doanh nghiệp cần phải tổ chức sử dụng số vốn
đã huy động được nhằm đem lại hiệu qủa cao nhất cho doanh nghiệp, đồng thời phải làm
cho số vốn sinh lời để có thể đảm bảo khả năng thanh toán khi đến hạn trả nợ (nếu là vốn
vay)
3.3.4.Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của DN:
Sau mỗi quá trình kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân phối số lợi nhuận có được,
đồng thời trích lập các qũy trong doanh nghiệp nhằm góp phần cải thiện đời sống công
nhân viên và phát triển doanh nghiệp.
Các quỹ của doanh nghiệp gồm: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự
phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng phúc lợi.
3.3.5.Kiểm tra, kiểm soát: doanh nghiệp tiến hành kiểm tra, kiểm soát thường xuyên
hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện tốt việc phân tích tài chính nhằm đánh giá
điểm mạnh, yếu về tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp nhằm giúp nhà
quản lý có thể đưa ra quyết định đúng về sản xuất và tiêu thụ
3.3.6.Lập kế hoạch hoá tài chính doanh nghiệp :
Việc lập kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp giúp doanh nghiệp chủ động đưa ra
các giải pháp khi có sự biến động của thị trường.
Các kế hoạch trong doanh nghiệp cần phải được lập chặt chẽ, căn cứ trên những số
liệu của năm trước hay những dự án cần thực hiện trong năm,…
Kế hoạch trong doanh nghiệp có thể là : kế hoạch khấu hao, kế hoạch chi phí sản xuất
kinh doanh, kế hoạch hạ giá thành sản phẩm,…

7


CHƯƠNG 2
VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP
1.TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Tài sản cố định
a. Khái niệm

Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu và những tài sản cố định khác có giá
trị lớn, có thời gian sử dụng dài, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào nhiều chu kỳ sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp như : máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công trình
kiến trúc…Các tư liệu lao động được coi là tài sản cố định khi thoả mãn 4 tiêu chuẩn:
+ Có thời gian sử dụng dài (từ một năm trở lên)
+ Có giá trị lớn theo quy định hiện hành (từ 30.000.000đ trở lên)
+ Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
+ Nguyên giá phải được xác định một cách đáng tin cậy.
b. Phân loại tài sản cố định
b.1 Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện

Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu, có hình thái vật chất, có
giá trị lớn, không thay đổi hình thái vật chất khi tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh
doanh như: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…

Tài sản cố định vô hình: là những tài sản cố định không có hình thái vật chất cụ thể
nhưng thể hiện một lượng giá trị lớn doanh nghiệp đã đầu tư và liên quan đến nhiều
chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi
phí sử dụng đất, chi phí mua bằng sáng chế phát minh…
b.2 Phân loại theo công dụng kinh tế

Tài sản cố định phục vụ sản xuất kinh doanh: là những tài sản cố định hữu hình và vô
hình tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: nhà cửa,
vât kiến trúc …

Tài sản cố định không phục vụ sản xuất kinh doanh : là những tài sản cố định phục vụ
cho phúc lợi, phục vụ cho sự nghiệp an ninh quốc phòng, không mang tính chất sản
xuất kinh doanh: nhà cửa, phương tiện dùng sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao, phúc
lợi tập thể …
b.3 Phân loại theo tình hình sử dụng


Tài sản cố định đang sử dụng: là những tài sản doanh nghiệp đang sử dụng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh hay hoạt động phúc lợi tập thể, sự nghiệp…

Tài sản cố định chưa cần dùng: những tài sản cố định cần thiết cho hoạt động của
doanh nghiệp nhưng hiện chưa cần dùng, đang được dự trữ để sử dụng sau.

Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý: những tài sản cố định không cần thiết
hay không phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần thanh lý
nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư ban đầu.
b.4 Phân loại theo mục đích sử dụng

Tài sản cố định dùng trong kinh doanh: những tài sản cố định được doanh nghiệp sử
dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh như:
+ Tài sản cố định vô hình: chi phí thành lập doanh nghiệp, quyền khai thác, bằng phát
minh sáng chế,…
+ Tài sản cố định hữu hình: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị,…

Tài sản cố định dùng cho phúc lợi công cộng: là những tài sản cố định doanh nghiệp
quản lý, sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng.
8


Tài sản cố định bảo qủan, giữ hộ : là những tài sản cố định doanh nghiệp bảo quản hộ,
giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cho nhà nước theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
b.5 Phân loại theo quyền sở hữu
- Tài sản cố định tự có : là những tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
hay do doanh nghiệp đi vay để mua tài sản cố định.
- Tài sản cố định đi thuê: là những tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp khác, gồm 2 loại :

+ Tài sản cố định thuê hoạt động : là những tài sản cố định doanh nghiệp thuê của đơn
vị khác, doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý sử dụng theo các quy định trong hợp
đồng, doanh nghiệp không trích khấu hao đối với những tài sản này, chi phí thuê tài
sản được tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
+ Tài sản cố định thuê tài chính: những tài sản cố định doanh nghiệp thuê của công ty
cho thuê tài chính, doanh nghiệp có trách nhiệm theo dõi, quản lý sử dụng và trích
khấu hao như đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Hợp đồng thuê tài
sản cố định phải thỏa mãn 1 trong 4 điều kiện:
 Khi hết thời hạn thuê trên hợp đồng, bên thuê được mua lại tài sản thuê hoặc
được tiếp tục thuê theo thỏa thuận của 2 bên.
 Khi hết thời hạn thuê, bên thuê được quyền mua lại tài sản thuê theo giá thấp hơn
giá thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại.
 Thời gian thuê tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian tính khấu hao tài sản thuê.
 Tổng tiền thuê tài sản phải tương đương với giá của tài sản trên thị trường vào
thời điểm ký hợp đồng.
Nếu không thỏa 4 điều kiện trên thì đó là tài sản cố định thuê hoạt động.
b.6 Phân loại theo nguồn hình thành
- Tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu : đây là những tài sản cố định do
vốn của chủ sở hữu đầu tư khi thành lập.
- Tài sản cố định hình thành từ các khoản nợ phải trả: là những tài sản cố định được
hình thành do doanh nghiệp vay nợ để đầu tư. Các doanh nghiệp cần chú ý là không
nên vay các khoản vay ngắn hạn để đầu tư mua sắm tài sản cố định phục vụ cho hoạt
động của doanh nghiệp.
c. Kết cấu tài sản cố định
- Kết cấu tài sản cố định là tỷ trọng giữa nguyên giá từng loại tài sản cố định trong tổng
nguyên gía từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định
- Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu tài sản cố định:
 Tính chất sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ của từng DN: tuỳ thuộc
vào từng loại hình hoạt động và ngành ngề kinh doanh của doanh nghiệp mà tỷ
trọng tài sản cố định có thể thay đổi cho phù hợp với doanh nghiệp.

Ví dụ : doanh nghiệp công nghiệp khai thác thì vật kiến trúc chiếm tỷ trọng lớn,
doanh nghiệp công nghiệp nhẹ thì nhà cửa, máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn
 Trình độ trang bị kỹ thuật và hiệu qủa vốn đầu tư xây dựng cơ bản: căn cứ vào
mức độ đầu tư vào hoạt động SXKD của DN mà tỷ trọng TSCĐ được xác lập
phù hợp đối với mỗi DN
Ví dụ : những doanh nghiệp có trình độ sản xuất cao thì máy móc thiết bị sản
xuất chiếm tỷ trọng lớn hơn nhà cửa và ngược lại.
 Phương thức tổ chức sản xuất: doanh nghiệp có thể sản xuất theo dây chuyền
hoặc vận chuyển. Đối với phương thức dây chuyền, doanh nghiệp sẽ phải trang
bị phần lớn tài sản cố định là các máy móc thiết bị, dụng cụ sản xuất, …


9


1.2.Vốn cố định của doanh nghiệp
a. Khái niệm
- Vốn cố định là số tiền doanh nghiệp bỏ ra để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các
tài sản cố định hữu hình và vô hình trước khi hoạt động sản xuất kinh doanh diễn
ra. Vốn cố định trong doanh nghiệp còn là giá trị các khoản đầu tư tài chính dài
hạn trong doanh nghiệp.
- Vốn cố định trong doanh nghiệp bao gồm : giá trị tài sản cố định, tiền đầu tư tài
chính dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang…
b. Đặc điểm luân chuyển vốn cố định
- Vốn cố định được sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
- Vốn cố định được luân chuyển dần và tạo thành chi phí sản xuất sản phẩm tương
ứng với giá trị hao mòn của tài sản cố định.
- Vốn cố định hoàn thành một vòng luân chuyển sau nhiều chu kỳ sản xuất kinh
doanh (khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng, đã khấu hao hết)

2.KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
2.1.Hao mòn tài sản cố định
Là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định khi nó tham gia vào hoạt
động sản xuất kinh doanh hoặc do tiến bộ kỹ thuật, do bào mòn tự nhiên,… trong qúa
trình hoạt động của tài sản.
- Hao mòn tài sản cố định bao gồm :
 Hao mòn hữu hình (gắn với TSCĐ hữu hình): là sự hao mòn có thể nhìn thấy được
khi tài sản cố định bị thay đổi hình thái ban đầu ở các bộ phận, chi tiết,… do tác
động của ma sát, nhiệt độ, hoá chất, … háy tài sản bị giảm sút về chất lượng, tính
năng kỹ thậu, năng suất hoạt động của tài sản (hao mòn về giá và giá trị sử dụng)
 Hao mòn vô hình (gắn với TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình) : là sự hao mòn về
giá trị của tài sản cố định do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật.
2.2.Khấu hao tài sản cố định
-

a. Khái niệm:
 Để có nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ mới, doanh nghiệp phải có phương thức thu
hồi vốn khi TSCĐ bị hao mòn trong quá trình sản xuất nhằm tái tạo lại vốn cố định
đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu qủa.
Phương thức này gọi là khấu hao TSCĐ.
 Giá trị của bộ phận TSCĐ bị hao mòn được biểu hiện bằng tiền và gọi là tiền khấu
hao. Đây là 1 yếu tố của chi phí kinh doanh và được bù đắp khi doanh nghiệp có
doanh thu tiêu thụ.
 Tiền khấu hao được tích lũy lại hình thành qũy khấu hao TSCĐ dùng để tái sản
xuất TSCĐ.
 Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán, phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá
tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh qua thời gian sử dụng của tài sản cố định.
 Khấu hao tài sản cố định nhằm tích luỹ vốn để tái sản xuất tài sản cố định (Mua
lại TSCĐ mới)
 Giá trị hao mòn được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm và được coi là yếu tố chi

phí của qúa trình sản xuất kinh doanh gọi là tiền khấu hao tài sản cố định.
 Số tiền khấu hao được tích lũy hình thành qũy khấu hao tài sản cố định của doanh
nghiệp, dùng để tái sản xuất tài sản cố định.
10


b. Ý nghĩa của việc tính khấu hao tài sản cố định:
- Thực hiện khấu hao tài sản cố định đầy đủ và hợp lý giúp doanh nghiệp bảo tồn vốn
cố định, thu hồi vốn cố định khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng.
- Khấu hao hợp lý giúp doanh nghiệp tập trung được vốn từ qũy khấu hao, nên kịp thời
đổi mới máy móc thiệt bị và cơng nghệ.
- Khấu hao tài sản cố định là yếu tố chi phí của q trình sản xuất kinh doanh và được
tính vào giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ, khấu hao hợp lý giúp doanh nghiệp xác
định đúng giá thành sản phẩm và đánh giá đúng kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
2.3.Phạm vi trích khấu hao
Tất cả các tài sản cố định của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động sản xuất –
kinh doanh đều phải trích khấu hao, số tiền trích khấu hao được hạch tốn vào chi phí
hoạt động sản xuất – kinh doanh trong kỳ.
- Những tài sản cố định khơng tham gia vào hoạt động sản xuất – kinh doanh của
doanh nghiệp thì khơng phải tính và trích khấu hao gồm :
+
TSCĐ khơng cần dùng, chưa cần dùng đã có quyết định cho phép cất giữ của cơ
quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc của hội đồng Qủan trị cơng ty.
+
TSCĐ qủan lý hộ, giữ hộ nhà nước
+
TSCĐ phục vụ hoạt động phúc lợi của doanh nghiệp: nhà trẻ, CLB, nhà truyền
thống, nhà ăn,…
+

TSCĐ phục vụ lợi ích chung của tồn XH: đê đập, cầu cống, đường sá,… nhà
nước giao cho doanh nghiệp quản lý.
+
TSCĐ khơng tham gia hoạt động sản xuất – kinh doanh
+
Doanh nghiệp khơng được tính và trích khấu hao đối với những TSCĐ đã khấu
hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động sản xuất – kinh doanh.
+
Đối với TSCĐ đang chờ quyết định thanh lý, doanh nghiệp thơi trích khấu hao tính
từ thời điểm tài sản ngừng tham gia vào hoạt động sản xuất – kinh doanh trong kỳ.
2.4.Các phương pháp khấu hao tài sản cố định
-

-

2.4.1. Phương pháp khấu hao tuyến tính cố định (khấu hao đường thẳng, khấu hao
bình qn)
Theo phương pháp này, số tiền khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm được xác định
theo mức khơng đổi trong suốt thời gian sử dụng của tài sản cố định.
Cơng thức:

M KH 

-

NGTSCĐ
N sd

Trong đó:
MKH : Mức trích khấu hao hàng năm

NGTSCĐ : Ngun giá tài sản cố định
Nsd : Số năm sử dụng tài sản cố định
Cách tính các chỉ tiêu :
a. Ngun giá tài sản cố định
NGTSCĐ = Giá mua chưa thuế

GTGT ghi trên hoá đơn

11

+

Tổng chi phí chưa VAT
trước khi sử dụng


* Đối với TSCĐ hữu hình:
+ TSCĐ mua sắm:

NG TSCĐ  thực tế

+

chưa VAT

Chi phí

Lãi tiền

Giá mua


Chi phí

vay trước vận chuyển,

+

khi sử

trên

dụng

hoá đơn

TSCĐ

lắp đặt,

+

sửa chữa,
tân trang,

bốc xếp,

thuế, lệ phí

chạy thử....


trước bạ...

+TSCĐ đầu tư xây dựng:
NGTSCĐ = giá quyết tốn+chi phí khác có liên quan+lệ phí trước ba (nếu có)
Trong đó:
- Giá quyết tốn: là tổng giá thanh tốn mà doanh nghiệp và đơn vị xây dựng thống nhất
với nhau và được ghi trên hợp đồng kinh tế ký kết giữa hai bên.
- Chi phí khác có liên quan: bao gồm các khoản chi phí doanh nghiệp chi ra trước khi
đưa tài sản vào sử dụng.
+ TSCĐ được cấp, chuyển đến:
Giá trò còn lại
theo sổ sách kế toán

NGTSCĐ= của đơn vò cấp, chuyển +
đến hoặc là giá thực tế
do hội đồng đònh giá
xác đònh

Chi phí tân trang,
sửa chữa, vận chuyển,
bốc dỡ, lắp đặt,...
trước khi sử dụng

+ TSCĐ được cho, biếu, tặng, nhận góp vốn liên doanh:
Chi phí tân trang,
Giá trò thực tế
sửa chữa, vận chuyển,
NGTSCĐ= do hội đồng đònh +
bốc dỡ, lắp đặt,...
giá xác đònh

trước khi sử dụng
b. Số năm sử dụng tài sản cố định: là số năm doanh nghiệp dự kiến sử dụng
TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Ưu điểm: đơn giản, dễ làm, mức khấu hao đều hàng năm giúp cho giá thành sản
phẩm ổ định.
 Nhược điểm: thu hồi vốn chậm, khơng bù đắp được hao mòn vơ hình và bị ảnh
hưởng rất lớn bởi sự mất giá của đồng tiền.
2.4.2. Phương pháp khấu hao số dư giảm dần
- Mức khấu hao hàng năm được tính theo cơng thức sau:

M Ki  Tkh  GTCLi

(i=1, n )

Trong đó:
MKi : Số tiến khấu hao TSCĐ năm thứ i
GTCLi : Giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm thứ i
12


Tkh : T l KH c nh ca TSC

Tkh Tk H s

M :
Tk : T l khu hao theo PP tuyn tớnh c nh
Hs : H s khu hao nhanh
1
Tk
thụứi gian sửỷ duùng TSCẹ

Hs c c tớnh theo khung ca nh nc nh sau:
+ i vi nhng ti sn c nh cú thi gian s dng t 3-4 nm : Hs = 1,5
+ i vi nhng ti sn c nh cú thi gian s dng t 5-6 nm : Hs = 2
+ i vi nhng ti sn c nh cú thi gian s dng trờn 6 nm : Hs = 2,5
- u im: thu hi vn nhanh, trỏnh c hao mũn vụ hỡnh
- Nhc im: khụng thu hi vn, mc khu hao khụng u gia cỏc nm, lm cho
chi phớ kinh doanh ca doanh nghip khụng n nh.
Vớ d: Mt TSC cú nguyờn giỏ 100 triu v thi gian s dng l 5 nm. Nh vy t l
khu hao bỡnh quõn hng nm l 20%. Gi s h s iu chnh l 2 thỡ s tin khu hao
hng nm nh sau:
Nm
S tin khu hao
Giỏ tr cũn li
1
100tr x 20% x 2 = 40tr
100tr 40tr = 60tr
2
60tr x 20% x 2 = 24tr
60tr 24tr = 36tr
3
36tr x 20% x 2 = 14,4tr
36tr 14,4tr = 21,6tr
4
21,6tr x 20% x 2 = 8,64tr
21,6tr 8,64tr = 12,96tr
5
12,96tr x 20% x 2 = 5,184tr
12,96tr 5,184tr = 7,76tr
Nh vy khi kt thỳc thi gian khu hao doanh nghip cha thu hi vn
2.4.3. Phng phỏp khu hao s d gim dn cú iu chnh

Theo phng phỏp ny, Trong nhng nm u tớnh khu hao theo phng phỏp s d
gim dn, Nhng nm cui khi mc khu hao nm xỏc nh theo phng phỏp s d
gim dn núi trờn bng hoc thp hn mc khu hao tớnh bỡnh quõn gia giỏ tr cũn li v
s nm s dng cũn li ca ti sn c nh thỡ k t nm ú, mc khu hao c tớnh
bng giỏ tr cũn li ca TSC chia cho s nm s dng cũn li ca TSC
Phng phỏp khu hao ny thng c cỏc doanh nghip s dng khc phc
nhc im ca phng phỏp khu hao s d giỏm dn v phng phỏp khu hao ng
thng.
Vớ d: Ly li vớ d trờn v ỏp dng phng phỏp s d gim dn cú iu chnh
Nm
S tin khu hao
Giỏ tr cũn li
1
100tr x 20% x 2 = 40tr
100tr 40tr = 60tr
2
60tr x 20% x 2 = 24tr
60tr 24tr = 36tr
3
36tr x 20% x 2 = 14,4tr
36tr 14,4tr = 21,6tr
4
21,6tr x 50% = 10,8tr
21,6tr 10,8tr = 10,8tr
5
21,6tr x 50% = 10,8tr
10,8tr 10,8tr = 0
-

13


u im: thu hi vn nhanh v vn u t ban u, trỏnh c hao mũn vụ hỡnh
Nhc im: mc khu hao nhng nm u cao, lm cho chi phớ kinh doanh ca
doanh nghip khụng n nh.
2.4.4. Phng phỏp khu hao theo sn lng


Theo phương pháp này, số tiền khấu hao trong kỳ thứ t được tính như sau:



Kt

NG
* C st
TCS

Trong đó:
TCS : Tổng công suất của cả đời TSCĐ theo thiết kế.
Cst: công suất sử dụng thực tế kỳ thứ t
- Tỷ lệ khấu hao trên đây chỉ là tỷ lệ khấu hao cá biệt từng TSCĐ. Việc tính khấu hao
theo tỷ lệ khấu hao cá biệt thường mất nhiều thời gian và công sức. Vì vậy trong công tác
kế hoạch người ta sử dụng tỷ lệ khấu hao từng loại TSCĐ hoặc tỷ lệ khấu hao bình quân.
- Tỷ lệ khấu hao từng loại TSCĐ khác với tỷ lệ khấu hao cá biệt từng TSCĐ ở chỗ nó tính
chung cho nhiều TSCĐ có thời hạn sử dụng như nhau và có cùng công dụng kinh tế.
- Tỷ lệ khấu hao bình quân là tỷ lệ khấu hao tính bình quân cho toàn bộ TSCĐ của doanh
nghiệp. Tỷ lệ này có thể được tính bằng một trong hai cách sau :
Cách 1:
n


T N

KH bq (%)



KH bq (%) 

M
 NG

Cách 2:

í 1

k

i

i

 100

Trong đó :
KHbq(%) : Tỷ lệ khấu hao bình quân (hoặc là tỷ lệ khấu hao tổng hợp)
Ti : Là tỷ trọng của từng loại TSCĐ chiếm trong tổng số TSCĐ
Ni : Là tỷ lệ khấu hao mỗi loại TSCĐ
i: Loại tài sản cố định
Mk: Số tiền khấu hao TSCĐ
NG: Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao

Ví dụ: Toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp M được chia thành các nhóm như sau
Đơn vị tính : triệu đồng
Số T T
Nguyên giá TSC Đ
Tỷ trọng giá trị mỗi
Tỷ lệ khấu hao (%)
của mỗi nhóm
nhóm(%)
1
1.000
10%
11%
2
2.000
20%
12%
3
3.000
30%
10%
4
4.000
40%
14%
10.000
100
12,1%

KHbq% = (10% x 11%) + ( 20% x 12%) + (30% x 10%) + ( 40% x 14% ) =12,1%
Ví dụ 2: Toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp N căn cứ vào công dụng kinh tế có thể chia

thành các nhóm sau
Đơn vị tính: triệu đồng
Số
Loại TSCĐ
Nguyên giá
Tỷ lệ khấu hao Mức khấu hao
TT
(%)
1
Nhà xưởng
1.000
11%
110
2
Máy móc, thiết bị
2.000
12%
240
14


3
4


Phương tiện vận tải
Vật kiến trúc

KH bq (%) 


3.000
4.000
10.000

M
 NG
k

 100



1.210
10.000

10%
14%

300
560
1.210

 100  12,1%

- Tỷ lệ khấu hao từng cái, tỷ lệ khấu hao từng loại TSCĐ thường được dùng để tính số
tiền khấu hao thực tế trong kỳ.
- Tỷ lệ khấu hao bình quân thường dùng trong công tác lập kế hoạch khấu hao TSCĐ
trong kỳ.
2.5.Chế độ tính khấu hao
Nguyên giá TSCĐ tăng hay giảm trong kỳ được tính tại thời điểm tăng hay giảm

TSCĐ đó trong tháng.
TSCĐ tăng, giảm, ngừng tham gia hoạt động sản xuất – kinh doanh trong tháng, được
trích hoặc thôi trích khấu hao từ tháng tiếp theo (nguyên tắc tròn tháng).
Doanh nghiệp phải tính và trích khấu hao đối với những TSCĐ doanh nghiệp, cầm cố,
thế chấp, hoặc cho đơn vị khác thuê để hoạt động. Tiền khấu hao những TSCĐ được
tính vào chi phí sản xuất – kinh doanh trong kỳ.
Doanh nghiệp không tính và trích khấu hao đối với những TSCĐ thuê hoạt động của
đơn vị khác. Chi phí thuê được tính vào chi phí sản xuất – kinh doanh trong kỳ.
Doanh nghiệp phải theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao đối với những TSCĐ
thuê tài chính.

-

-

2.6.Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ
Thông qua kế hoạch khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp có thể thấy được nhu cầu tăng,
giảm vốn cố định trong năm kế hoạch, khả năng đáp ứng nhu cầu đó của doanh
nghiệp, từ đó xem xét, lực chọn các quyết định đầu tư, đổi mới TSCĐ trong tương lai.
- Trình tự lập kế hoạch khấu hao TSCĐ:
+
Trước hết cần xác định tổng giá trị TSCĐ hiện có vào đầu năm kế hoạch, nguồn
hình thành TSCĐ đó và phạm vi tài sản cần tính khấu hao.
Kế hoạch khấu hao thường được lập vào cuối quý 3 năm báo cáo, do đó cần phải
dự tính tình hình tăng, giảm TSCĐ trong qúy 4 năm báo cáo để việc xác định tổng
giá trị TSCĐ đầu năm được chính xác.
NGTSCĐ đầu năm = NGTSCĐ cuối quý 3 + NGTSCĐ tăng trong qúy 4 -NGTSCĐ giảm trong qúy 4
Giá trị TSCĐ cần tính khao = NGTSCĐ đầu năm - Giá trị TSCĐ không phải tính khấu hao
+
Căn cứ vào kế hoạch đầu tư dài hạn và tình hình thực tế của doanh nghiệp để dự

kiến tình hình tăng, giảm TSCĐ trong năm kế hoạch.
NGTSCĐ tăng trong năm = ∑ giá trị TSCĐ tăng trong năm
NGTSCĐ giảm trong năm = ∑ giá trị TSCĐ giảm trong năm
Tuy nhiên, cần xác định được phạm vi tính khấu hao của những TSCĐ tăng, giảm
trong năm kế hoạch, từ đó xác định chính xác những TSCĐ sẽ trực tiếp làm biến
động về số tiền khấu hao trong năm kế hoạch.
NGTSCĐ tăng trong năm cần tính KH = NGTSCĐ tăng trong năm - ∑NGTSCĐ tăng trong năm không tính KH
NGTSCĐ giảm trong năm cần tính KH = NGTSCĐ giảm trong năm - ∑NGTSCĐ giảm trong năm không tính KH
-

15


Trên thực tế, việc tăng – giảm TSCĐ trong năm kế hoạch không diễn ra vào cùng
một thời điểm, do đó doanh nghiệp phải dùng phương pháp bình quân gia quyền
để tính giá trị bình quân TSCĐ phải trích khấu hao tăng, giảm (theo nguyên tắc
tròn tháng)

NG TSCÑ taên g 

NGT  Tsd
12

NG TSCÑ giaûm 

NGG  (12  Tsd )
12

Trong đó:


NGTSCÑ taêng :Nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao tăng trong năm KH
NG TSCĐ giảm:Nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao giảm trong năm KH
(TSCĐ thôi trích khấu hao trong năm kế hoạch)
NGT, NGG : Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao tăng, giảm trong năm KH
Tsd : Số tháng sử dụng của TSCĐ trong năm kế hoạch
+
Căn cứ nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao tăng, giảm, xác định tổng
giá trị bình quân TSCĐ phải tính khấu hao trong năm kế hoạch:
NGTSCĐ cuối năm KH = NGTSCĐ đầu năm + NGTSCĐ tăng trong năm - NGTSCĐ giảm trong năm
NGTSCĐ cuối năm KH cần tính khấu hao = NGTSCĐ đầu năm cần tính khấu hao + NGTSCĐ tăng trong năm cần tính khấu
hao - NGTSCĐ giảm trong năm cần tính khấu hao

NG KH = TSCĐ cần tính khấu hao đầu năm + NG TSCĐ tăng

-

NG TSCĐ giảm

Trong đó:

NG KH : nguyên giá bình quân TSCĐ cần tính khấu hao năm kế hoạch
TSCĐ cần tính khấu hao đầu năm : Giá trị TSCĐ cần tính khấu hao đầu năm KH

NG TSCĐ tăng, NG TSCĐ giảm : Nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao
+

tăng, giảm trong năm kế hoạch.
Số tiền khấu hao trích trong năm kế hoạch được tính căn cứ vào tỷ lệ khấu hao
bình quân tổng hợp và giá trị TSCĐ bình quân cần tính khấu hao năm kế hoạch.
MKH = NG KH x T

Trong đó :
MKH : Mức trích khấu hao năm kế oạch

KH

NG KH : nguyên giá bình quân TSCĐ cần tính khấu hao năm kế hoạch
T KH : Tỷ lệ khấu hao bình quân tổng hợp
Phân phối và sử dụng tiền trích khấu hao trong kỳ:
Tùy thuộc vào cơ cấu nguồn hình thành TSCĐ ban đầu mà doanh nghiệp dự kiến
phân phối và sử dụng số tiền khấu hao trong kỳ:
Đối với TSCĐ được nhà nước cấp hoặc đầu tư từ vốn do NSNN cấp: nhà nước cho phép
để lại doanh nghiệp toàn bộ số tiền khấu hao cơ bản để khuyến khích đầu tư, đổi mới
trang thiết bị của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp chưa có nhu cầu tái đầu tư TSCĐ thì
+

16


có thể sử dụng linh hoạt số tiền khấu hao thu được để phục vụ các yêu cầu kinh doanh sao
cho có hiệu quả nhất.
Đối với TSCĐ được đầu tư mua sắm bằng nguồn vớn tự bổ sung: tiền khấu hao được để
lại doanh nghiệp và doanh nghiệp chủ động sử dụng toàn bộ số tiền khấu hao lũy kế để tái
đầu tư, đổi mới TSCĐ.
Đối với TSCĐ được mua sắm từ nguồn vốn vay: về nguyên tắc, số tiền khấu hao thu
được phải sử dụng để trả vốn vay, nhưng nế chưa đến hạn trả nợ, doanh nghiệp cũng có
thể tạm thời sử dụng vào mục đích kinh doanh khác để nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn
vay của doanh nghiệp.
Đối với những doanh nghiệp ngoài quốc doanh, việc sử dụng qũy khấu hao TSCĐ do
giám đốc hoặc Hội đồng Qủan trị của doanh nghiệp quyết định.
BẢNG KẾ HOẠCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH NĂM KẾ HOẠCH

STT
CÁC CHỈ TIÊU
Ước thực
Năm
hiện
kế
năm…
hoạch
1
Tổng giá trị TSCĐ đầu năm
a Giá trị TSCĐ cần tính khấu hao
2
Tổng giá trị TSCĐ tăng trong năm
a Cần tính khấu hao
b Bình quân cần tính khấu hao TSCĐ tăng
3
Tổng giá trị TSCĐ giảm trong năm
a Cần tính khấu hao
b Bình quân thôi tính khấu hao TSCĐ giảm
4
Tổng giá trị TSCĐ cuối năm (1+2-3)
a Cần tính khấu hao (1a+2a-3a)
b Bình quân cần tính khấu hao (1a+2b-3b)
5
Tỷ lệ khấu hao bình quân
6
Số tiền khấu hao năm kế hoạch
a Để lại doanh nghiệp tái đầu tư TSCĐ
b Trả nợ ngân hàng
c Bổ sung vốn đầu tư XDCB & mua sắm TSCĐ

7
Giá trị TSCĐ thanh lý và nhượng bán
8
Thu do bán TSCĐ thanh lý và nhượng bán TSCĐ
(sau khi trừ chi phí thanh lý gồm cả giá trị còn lại
nếu có)
3. BẢO TOÀN VÀ NÂNG CAO HIỆU QỦA SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH
3.1. Khái niệm:
Bảo toàn vốn cố định được hiểu là việc tạm ứng hồi đủ giá trị doanh nghiệp đã bỏ ra để
mua sắm tài sản cố định phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường hiện nay.
Nói cách khác, bảo toàn vốn cố định có nghĩa là thu hồi đủ giá trị thật ban đầu của tài
sản cố định nhằm tái đầu tư giá trị sử dụng ban đầu của tài sản cố định.

17


3.2. Sự cần thiết phải bảo toàn vốn cố định
-

Do vốn cố định thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp nên quy mô và trình độ của máy móc thiết bị là nhân tố quyết định tới khả
năng tăng trưởng, phát triển và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Chu kỳ vận động của vốn cố định thường kéo dài nên luôn bị đe dọa bởi những rủi
ro từ các nguyên nhân chủ quan hay khách quan làm mất vốn: lạm phát, hao mòn
vô hình,…
- Vốn cố định chỉ được bù đắp tái tạo từng phần sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh
bằng cách tính khấu hao, phần còn lại chưa được bù đắp chính là giá trị còn lại của
TSCĐ, do đó dễ làm thất thoát vốn trong quá trình sử dụng nếu như không có biện
pháp bảo vệ hay phát triển số vốn đó.

3.3. Nội dung bảo toàn vốn cố định
Nội dung bảo toàn vốn cố định là bảo toàn về mặt hiện vật và về mặt giá trị, trong
đó, bảo toàn về hiện vật là tiền đề để bảo toàn về giá trị.
- Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật: giữ nguyên hình thái vật chất và đặc tính sử
dụng ban đầu, đồng thời phải duy trì thường xuyên được năng lực sản xuất như
bao đầu của TSCĐ.
- Bảo toàn vốn cố định về mặt giá trị: giữ được sức mua của vốn cố định ở thời điểm
hiện tại so với ban đầu, không kể có sự biến động về giá cả, tỷ giá, hay tiến bộ
khoa học kỹ thuật.
3.4. Các biện pháp:
3.4.1. Đánh giá tài sản cố định:
a. Khái niệm: là việc xác định lại giá trị tài sản cố định tại một thời điểm nhất định
nhằm giúp doanh nghiệp phản ánh chính xác tình hình biến động của vốn cố định
cũng như quy mô vốn cần được bảo toàn.
b. Các phương pháp đánh giá tài sản cố định:
Phương pháp 1: Đánh giá theo nguyên giá TSCĐ:
Là việc xác định nguyên giá tài sản cố định trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng nhằm giúp
cho doanh nghiệp thấy được số tiền vốn đầu tư mua tài sản cố định ban đầu, từ đó xác
định được số tiền khấu hao phải trích hàng năm để tái sản xuất TSCĐ.
Phương pháp 2: Đánh giá theo giá trị khôi phục (giá trị phục hồi hay còn gọi là đánh
giá lại)
Là việc xác định lại giá trị của TSCĐ tại thời điểm đánh giá do ảnh hưởng của tiến bộ
khoa học kỹ thuật. TSCĐ đánh giá lại thường có giá trị thấp hơn giá trị ban đầu của nó
nhưng nếu có sự biến động về giá cả thì giá trị TSCĐ đánh giá lại có thể cao hơn giá trị
ban đầu của nó.
NGTSCÑmôùi
Công thức đánh giá lại TSCĐ :
GTCL môùi 
 GTCL cuõ
NGTSCÑcuõ

Phương pháp này chỉ được sử dụng khi doanh nghiệp đã đưa TSCĐ vào sử dụng phục vụ
hoạt động sản xuất kinh doanh một thời gian nhất định hoặc khi kiểm kê TSCĐ hay khi
doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp, hoặc doanh nghiệp sử dụng TSCĐ để
góp vốn liên doanh, liên kết với doanh nghiệp khác.
Phương pháp 3: Đánh giá theo giá trị còn lại
18


Là xác định phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa được khấu hao hết hay chưa được chuyển
dịch vào giá trị sản phẩm trong kỳ.
Giá trị còn lại có thể tính theo gia trị ban đầu (giá trị nguyên thủy còn lại) hoặc theo giá
trị đánh giá lại (giá trị khôi phục lại)
Phương pháp đánh giá này cho phép doanh nghiệp thấy được mức độ thu hồi vốn đầu tư
vào tài sản đến thời điểm đánh giá, từ đó lực chọn chính sách khấu hao nhằm thu hồi vốn
đầu tư còn lại bảo toàn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.
3.4.2. Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao thích hợp.
- Doanh nghiệp cần lựa chọn sử dụng phương pháp tính khấu hao thích hợp, mức
tăng giảm khấu hao tùy thuộc vào từng loại hình sản xuất, từng thời điểm vận động
của vốn cho thích hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp, không để mất
vốn và hạn chế tối đa hao mòn vô hình.
- Mức khấu hao phải phù hợp với hao mòn thực tế của TSCĐ. Nếu khấu hao thấp
hơn, sẽ không đảm bảo thu hồi đủ vốn khi hết hạn sủ dụng. Nếu khấu quá cao sẽ
làm tăng chi phí một cách giả tạo.
- Doanh nghiệp cần xem xét mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá bán sản phẩm
để lựa chọn chính sách khấu hao phù hợp với quan hệ cung – cầu trên thị trường,
đảm bảo thu hồi được vốn và không gây sự biến động trong giá cảsản phẩm.
3.4.3. Sửa chữa và xác định hiệu quả kinh tế của việc sửa chữa TSCĐ.
- Việc sửa chữa TSCĐ nhằm duy trì năng lực hoạt động bình thường của tài sản trong
thời gian hoạt động. Việc sửa chữa tài sản được phân thành : sửa chữa lớn và sửa chữa
thường xuyên.

+ Sửa chữa thường xuyên: phạm vi sửa chữa nhỏ, thời gian ngắn, chi phí ít, duy trì
bảo dưỡng thường xuyên theo quy phạm pháp luật.
+ Sửa chữa lớn: được tiến hành theo định kỳ, thời gian dài, chi phí lớn. Thông
thường, người ta tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn nhằm tránh gây biến
động về chi phí.
- Việc sửa chữa TSCĐ phải có hiệu quả, nghĩa là đảm bảo duy trì năng lực hoạt động
của TS, cần cân nhắc giữa chi phí sửa chữa bỏ ra với giá trị thu hồi của tài sản
- Công thức xem thét hiệu qủa chi phí sửa chữa lớn:

H SCL 

PSCL  Pn
Cñt  Gct

Trong đó:
HSCL : chỉ tiêu hiệu qủa chi phí sửa chữa
PSCL : chi phí về sửa chữa lớn TSCĐ
Pn : giá trị thiệt hại khi ngừng TSCĐ để sửa chữa lớn
Cđt : chỉ số đánh giá lại TSCĐ vào thời điểm sửa chữa lớn
Gct : giá trị còn lại của TSCĐ theo giá nguyên thủy.
Từ công thức trên nếu :
HSCL < 1 : việc sửa chữa là có hiệu qủa
HSCL >= 1 : việc sửa chữa là không có hiệu qủa, vì chi phí bỏ ra >= giá trị thu hồi tài sản.
Doanh nghiệp cần xem xét tình hình cụ thể, cân nhắc giữa việc thanh lý đổi mới tài sản
hoặc sửa chữa tài sản.
Ví dụ: Doanh nghiệp M có một dây chuyền sản xuất dự kiến đưa vào sửa chữa lớn lần
cuối cùng. Nguyên giá của dây chuyền sản xuất này là 120 trđ, giá trị còn lại của dây
chuyền này là: 24 trđ. Chỉ số đánh giá lại theo hiện giá là : 80%.
19



Chi phí sửa chữa lớn theo dự tốn là 18 trđ. Khi đưa dây chuyền vào sửa chữa, dự kiến
giá trị thiệt hại có liên quan là 10,8 trđ.
u cầu: hãy đề xuất biện pháp xử lý tài sản cố định này?
Giải:
Ta có hiệu quả chi phí sửa chữa lớn :
18  10,8
28,8
H SCL 

 1,5
24  80%
19,2
HSCL = 1,5 > 1 : chứng tỏ việc sử chữa lớn khơng có hiện quả vì chi phí bỏ ra để tiến
hành sửa chữa lớn hơn giá trị thu hồi tài sản tại thời điểm tiến hành sử chữa, vì vậy
doanh nghiệp cần xem xét thêm những căn cứ khác và cân nhắc để có biện pháp xử lý kịp
thời.
3.4.4. Các biện pháp khác.
- Chú trọng đổi mới trang thiết bị, cơng nghệ sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng tài
sản hiện có, kịp thời thanh lý những tài sản đã hư hỏng.
- Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro: mua bảo hiểm tài sản, lập qũy
dự phòng tài chính,…
3.5. Hệ thống chỉ tiêu tổng hợp.
Để tiến hành kiểm tra tài chính đối với hiệu qủa sử dụng vốn cố định, cần phải xác
định được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn cố định và tài sản cố định
của doanh nghiệp.
a/ Các chỉ tiêu tổng hợp:
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định :
Hiệu suất
Doanh thu thuần trong kỳ

sử dụng vốn =
Số dư vốn cố đònh bình quân trong kỳ
cố đònh
Trong đó:
+ Doanh thu thuần: tuỳ từng loại hoạt động để có cách tính phù hợp và thường được tính
bằng doanh thu bán hàng – các khoản giảm trừ doanh thu.
+ Số dư vốn cố định bình qn trong kỳ : tính theo phương pháp bình qn số học giữa
vốn cố định đầu kỳ và vốn cố định cuối kỳ:
Số dư vốn

cố đònh bình =
quân trong kỳ

Số vốn cố

Số vốn cố đònh đầu kỳ  Số vốn cố đònh cuối kỳ
2

Nguyên giá tài sản

Số tiền khấu hao

đònh ở đầu kỳ  cố đònh ở đầu kỳ  lũy kế ở đầu kỳ
(hoặc cuối kỳ)
(hoặc cuối kỳ )
(hoặc cuối kỳ )
Số tiền khấu Số tiền khấu Số tiền khấu
Số tiền khấu
hao lũy kế = hao lũy kế + hao tăng
- hao giảm

trong kỳ
ở cuối kỳ
trong kỳ
đầu kỳ
Ý nghĩa kinh tế: cứ 1 đ vốn cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong
kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định :
20


Hiệu suất
sử dụng tài sản

=

Doanh thu thuần trong kỳ
Nguyên giá tài sản cố đònh bình quân trong kỳ

cố đònh trong kỳ
Trong đó:
+ Ngun giá TSCĐ bình qn : tính theo phương pháp bình qn số học, chỉ tính
đối với những tài sản cố định phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguyên giá TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ  Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ
bình quân sử dụng 
2
trong kỳ
Ngun giá TSCĐ cuối kỳ = Ngun giá TSCĐ đầu kỳ + Ngun giá TSCĐ tăng
trong kỳ – Ngun giá TSCĐ giảm trong kỳ.
Ý nghĩa kinh tế: cứ 1 đ ngun giá tài sản cố định tham gia vào hoạt động sản xuất

kinh doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
- Hệ số hàm lượng vốn cố định:
Hệ số hàm
Số dư vốn cố đònh bình quân trong kỳ
lượng vốn 
Doanh thu thuần trong kỳ
cố đònh
Ý nghĩa kinh tế: để tạo ra 1 đ doanh thu thuần trong kỳ cần bao nhiêu đồng vốn cố
định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định:
Tỷ suất
Lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế)
lợi nhuận 
 100
Số dư vốn cố đònh bình quân trong kỳ
vốn cốđònh
Ý nghĩa kinh tế: cứ 1 đ vốn cố định bình qn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh
doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế TNDN (hoặc sau thuế TNDN).
b. Các chỉ tiêu phân tích :
- Hệ số hao mòn TSCĐ:
Hệ số hao
Số khấu hao lũy kế của TSCĐ ở thời điểm đánh giá
mòn tài sản 
 Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá
cố đònh
Chỉ tiêu này cho biết mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp, năng lực của
TSCĐ hay vốn cố định của doanh nghiệp ở thời điểm đánh giá.
- Các chỉ tiêu về kết cấu TSCĐ gồm có:
+ Hệ số kết cấu TSCĐ khơng cần dùng trong tổng TSCĐ của doanh nghiệp.
+ Hệ số kết cấu TSCĐ khơng phục vụ sản xuất kinh doanh trong tổng TSCĐ của doanh

nghiệp.
+ Hệ số kết cấu TSCĐ phục vụ sản xuất kinh doanh trong tổng TSCĐ của doanh nghiệp.
Các hệ số này đực xây dựng theo ngun tắc chung là tỷ số của giá trị một loại TSCĐ so
với tổng giá trị TSCĐ của doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá. Những chỉ tiêu này phản
ánh thành phần và quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần trong tổng số TSCĐ hiện có của
doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá, từ đó giúp nhà quản lý tài chính trong doanh nghiệp
có thể tham mưu để ban giám đốc
21


BÀI TẬP
Bài 1:Doanh nghiệp X có những tài liệu sau đây:
1.Trích bảng cân đối kế toán ngày 30/9 năm báo cáo của doanh nghiệp ta có:
Tài sản
Số cuối kỳ
TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
850
TSCĐ vô hình (nguyên giá )
292
Trong số TSCĐ HH có 120 triệu là NG TSCĐ đã khấu hao hết (không phải tính khấu
hao). Từ 1/10 cho đến hết năm báo cáo không xảy ra tình hình tăng hoặc giảm TSCĐ.
2.TSCĐ của doanh nghiệp có tỷ trọng( tính đến cuối năm báo cáo) và tỷ lệ KH cơ bản cụ
thể như sau:
Loại TSCĐ
Tỷ trọng %
Tỷ lệ KHCB%
Nhà cửa
20
5
Máy móc sản xuất

60
10
Phương tiện vận tải
05
20
Dụng cụ quản lý
05
12
TSCĐ vô hình
10
20
3.Tình hình tăng giảm TSCĐ năm kế hoạch dự kiến xảy ra như sau:
-Vào đầu tháng 2 doanh nghiệp dự kiến sẽ thanh lý một số TSCĐ hữu hình không sử
dụng được và đã khấu hao đủ. Nguyên giá của số TSCĐ này là 90 triệu.
-Đến đầu tháng 3 doanh nghiệp dự kiến sẽ thanh lý nốt số TSCĐ không được sử dụng và
đã khấu hao đủ. Nguyên giá của số TSCĐ này là 30 triệu.
-Nhân kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3, doanh nghiệp sẽ tổ chức khánh thành và đưa vào
sản xuất phân xưởng sản xuất sản phẩm mới, giá trị nguyên thuỷ của phân xưởng sản xuất
này là 150 triệu và máy móc thiết bị nguyên giá 200triệu.
-Doanh nghiệp cũng đã ký hợp đồng đặt mua thêm 2 máy công cụ đến đầu thánh 9 sẽ
nhận máy và đưa ngay vào sản xuất. Nguyên giá của mỗi máy là 50 triệu.
Vì tình hình tăng giảm TSCĐ năm kế hoạch không lớn nên để đơn giản hoá công tác kế
hoạch giả thiết không cần điều chỉnh lại tỷ lệ KHCB bình quân đã xác định đầu năm.
Yêu cầu:
1.Tính tỷ lệ khấu hao cơ bản bình quân đầu năm kế hoạch của doanh nghiệp?
2.Tính số tiền KHCB phải trích trong năm kế hoạch?
Bài 2: Doanh nghiệp X có những tài liệu sau đây:
1.Trích trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp ngày 30/9 năm báo cáo như sau:
ĐVT:Triệu đồng
Tài sản

Số cuối kỳ
TSCĐ hữu hình(nguyên giá)
1.650
TSCĐ vô hình ( nguyên giá)
265
Khấu hao TSCĐ
505
Giữa quý IV năm báo cáo dự kiến mua thêm và đưa vào sử dụng một máy vi tính dùng
trong công tác quản lý giá 40 triệu. Số tiền khấu hao dự trích quý IV năm báo cáo là 40
triệu.
2.Tình hình tăng giảm TSCĐ năm kế hoạch dự kiến xảy ra như sau:
-Nhân kỷ niệm ngày thành lập Đảng CSVN 3/2 doanh nghiệp dự kiến khánh thành một
phân xưởng mới và đưa sản xuất. Giá trị công trình bàn giao đưa vào sử dụng là 120triệu,
máy móc thiết bị lắp đặt là 180triệu.
-Doanh nghiệp đã ký hợp đồng mua thêm 4 thiết bị sản xuất. Dự kiến đầu thành 4 sẽ nhận
và đưa vào sử dụng ngay, giá mỗi thiết bị là 90 triệu.
22


-Đầu thánh 5, doanh nghiệp dự kiến sẽ thanh lý một TSCĐ nguyên giá là 150triệu đã
khấu hao hết 140 triệu.
-Ngoài ra, vào thánh 7 doanh nghiệp nhượng bán bớt một số tài sản dư thừa cho đơn vị
bạn nguyên giá là 120 triệu, đã khấu hao hết 60 triệu.
3.Giả thiết TSCĐ đầu năm và số tăng gảim trong năm đều là TSCĐ phải tính khấu hao.
4.Tỷ lệ khấu hao cơ bản bình quân đã xác định 10%.
5.Doanh thu thuần năm kế hoạch của doanh nghiệp dự kiến là 30.990 triệu
Yêu cầu:
1.Tính số tiền KHCB phải trích trong năm kế hoạch
2.Hiệu suất sử dụng TSCĐ và hiệu suất sử dụng vốn cố định năm kế hoạch
Bài 3: tại công ty TH trong năm 201x có tình hình sau:

ĐVT:Triệu đồng
Nhóm TSCĐ
Nguyên giá
Tỷ lệ khấu hao %
Nhà cửa, vật kiến trúc
2.000
5
Máy móc, thiết bị
4.500
14
Phương tiện vận tải
950
12,5
Phương tiện quản lý
550
20
Toàn bộ TSCĐ trên đầu đang trong hạn khấu hao và không có TSCĐ chờ xử lý.
Năm 201x+1 Công ty có các dự kiến như sau:
-Bán bớt một số thiết bị cũ nguyên giá 500 vào đầu tháng 6
-Khoảng đầu tháng 7, doanh nghiệp nhậpthêm một số máy móc chuyên dùng đưa vào sử
dụng ngay có nguyên giá 600
-Nhập thêm một số máy vi tính dùng cho quản lý vào đầu tháng 8, nguyên giá 30
Yêu cầu: Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ năm 200x+1?
Biết rằng: do năm 200x+1 có sự biến động về TSCĐ không đáng kể nên công ty có thể sử
dụng tỷ lệ khấu hao bình quân của năm 200x để lập kế hoạch khấu hao.
BÀI 4: Căn cứ vào những tài liệu dưới đây. hãy tính hiệu suất sử dụngTSCĐ năm kế
hoạch của doanh nghiệp công nghiệp A.
A.TÀI LIỆU NĂM BÁO CÁO :ĐVT:trđ
-Tổng giá trị TSCĐ đến ngày 30/9 năm báo cáo là 451.000, trong đó TSCĐ không tính
khấu hao là 31.000

-Dự kiến đến ngày 01/11 bộ phận xây dựngcơ bản sẽ bàn giao cho doanh nghiệp một số
công trình kiến trúc mới hoàn thành đưa vào sản xuất trị giá 28.400
B.TÀI LIỆU NĂM KẾ HOẠCH (ĐVT:trđ)
-Dự kiến đến ngày 01/1 sẽ đưa một số máy móc được phép dự trữ ở kho vào sản xuất trị
giá 16.600
-Ngày 01/3 doanh nghiệp mua một số máy móc sản xuất nguyên giá 32.400 đã khấu hao
840 đưa vào sản xuất.
-Ngày 01/6 doanh nghiệp sẽ tiến hành thanh lý xong một số dụng cụ đo lường thuộc
TSCĐ đã hư hỏng trị giá nguyên thuỷ 12.400 dự kiến sẽ thu về gia trị 300
-Theo đề nghị của phòng kỹ thuật cơ điện ngày 15/5 doanh nghiệp sẽ tiến hành sữa chữa
lớn một số máy móc sản xuất, nguyên giá là 12.000, chi phí sữa chữa lớn dự tính là 2.400
-Ngày 1/8 doanh nghiệp nhượng bán một số thiết bị và phương tiện vận tải của doanh
nghiệp giá trị nguyên thuỷ là 18.000
-Doanh thu thuần năm kế hoạch:720.600
Bài 5: Có tài liệu sau đây của một doanh nghiệp X: ĐVT:100.000đ
A.Tài liệu năm báo cáo
23


1. Theo số liệu trên sách kế toán đến ngày 30/9 của doanh nghiệp là:
a)Tổng giá trị nguyên giá TSCĐ là 1.750.000
Trong đó:
-TSCĐ phải tính khấu hao:1.495.000
-TSCĐ không tính khâu hao:255.000
b)Giá trị TSCĐ phải tính khấu hao của doanh nghiệp được hình thành từ các nguồn sau:
+Đầu tư bằng vốn ngân sách cấp: 850.000
+Đầu tư bằng vốn vay ngân hàng: 530.000
+Đầu tư bằng vốn tự bổ sung của doanh nghiệp :115.000
2. Trong tháng 10, doanh nghiệp dùng quỹ phúc lợi để mua một số TSCĐ trị giá 42.000
để phục vụ cho lợi ích của CB.CNV

3.Trong tháng 11, doanh nghiệp sẽ thanh lý xong 1 TSCĐ đã hư hỏng với nguyên giá là
25.000 đã khấu hao 24.500, TSCĐ này được mua từ vốn ngân sách.
B. Tài liệu năm kế hoạch:
1. Theo kế hoạch XDCB và mua sắm máy móc thiết bị:
a) Trong tháng 2 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng 1 phân xưởng bằng vốn tự có đầu tư
XDCB với giá trị như dự toán là 372.000
b)Tháng 5, doanh nghiệp sẽ mua bổ sung một số máy móc thiết bị sản xuất bằng vốn vay
dài hạn ngân hàng trị giá 18.000. Chi phí vận chuyển bốc dỡ, lắp đặt chạy thử là 600
c)Tháng 9, sẽ hoàn thành công tác xây lắp và đưa vào sản xuất 1 phân xưởng phụ bằng
vốn cổ phần trị giá 242.000
2.Trong tháng 10, doanh nghiệp nhượng bán 1 số TSCĐ không cần dùng với nguyên giá
là 60.000, mua bằng vốn ngân sách đã trích khấu hao :36.000
Yêu cầu:
1. Xác định số tiền khấu hao TSCĐ năm kế hoạch
2.Phân phối số tiền khấu hao của doanh nghiệp theo nguồn hình thành. Biết rằng tỷ lệ
khấu hao bình quân tổng hợp năm kế hoạch là 10%/năm
Bài 6:(đvt:100.000đ)Căn cứ vào tài liệu sau đây của doanh nghiệp Y, hãy tính:
1.Tổng số tiền khấu hao TSCĐ năm kế hoạch? phân phối số tiền khấu hao đó theo nguồn
hình thành.
2. Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm kế hoạch?
A.Tài liệu năm báo cáo:
1.Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối tài sản ngày 30/9 thì số dư về TSCĐ là 15.800.000
trong đó TSCĐ không phải tính khấu hao là 100.000
2.Tháng 10, doanh nghiệp sẽ mua 1 số phương tiện vận tải chuyển với giá trị nguyên thuỷ
là 300.000
3. Tháng 12, doanh nghiệp nhượng bán một số TSCĐ không cần dùng với nguyên giá là
400.000, giá nhựơng bán dự kiến là 250.000
B.Tài liệu năm kế hoạch:
1.Tháng 2, doanh nghiệp sẽ dùng vốn đầu tư XDCB để mua sắm 1 số TSCĐ về sử dụng
với giá trị nguyên thuỷ là 120.000, tỷ lệ khấu hao của loại TSCĐ này là 10%

2.Tháng 5, sẽ tiến hành thanh lý xong một số TSCĐ đã hết hạn sử dụng với nguyên giá là
180.000, chi phí thanh lý dự tính là 1.500
3. Tháng 6, dự kiến cho doanh nghiệp khác thuê hoạt động một số TSCĐ chưa cần dùng
với nguyên giá là 200.000, chi phí cho thuê số TSCĐ này dự tính là 18.000
4.Tháng 8, sẽ vay dài hạn ngân hàng để mua một số TSCĐ về sử dụng với giá trị nguyên
thuỷ là 240.000
24


5.Tháng 9,sẽ dùng quỹ đầu tư phát triển hiện đại hoá máy móc thiết bị đã làm tăng giá trị
tài sản lên thêm 84.000
6.Tháng 10, doanh nghiệp sẽ nhượng bán 1 TSCĐ không cần dùng có nguyên giá là
156.000, đã khấu hao 56.000, tỷ lệ khấu hao của loại TSCĐ này là 10%
7.Tỷ lệ khấu hao bình quân tổng hợp là 12%/năm
8.Doanh thu thuần cả năm 4.800.000
9.Tổng giá trị TSCĐ cả năm kế hoạch của doanh nghiệp đựơc hình thành từ các nguồn
sau đây:
-Vốn ngân sách cấp phát:56%
-Vốn vay dài hạn ngân hàng:20%
-Vốn tự bổ sung:15%
-Vốn cổ phần:9%
Bài 7: ĐVT:100.000đ
căn cứ vào tài liệu dưới đây lập kế hoạch khấu hao TSCĐ cho doanh nghiệp X(theo mẫu
biểu đã học)
1.Tổng giá trị TSCĐ ước tính đến ngày 31/12 năm báo cáo là 18.200.000
Trong đó:
-TSCĐ được phép dự trữ:20.000
-TSCĐ chưa cần dùng:100.000
-TSCĐ không cần dùng:80.000
2. Trong năm kế hoạch dự kiến có những biến động sau:

-Đầu tháng 4, doanh nghiệp sẽ vay dài hạn ngân hàng để mua một số TSCĐ về sử dụng
với giá trị là 144.000 thời hạn sử dụng này là 10 năm
-Tháng 5, doanh nghiệp tiến hành thanh lý xong 1 số TSCĐ hết thời hạn sử dụng có
nguyên giá là 96.000, Chi phí thanh lý dự tính 600,thu về giá trị xa thải là 2.500
-Tháng 6, doanh nghiệp sẽ dùng vốn tự có về đầu tư XDCB để mua một số máy móc thiết
bị với nguyên giá là 72.000 tỷ lệ khấu hao TSCĐ này là 9%
-Tháng 7, sẽ dùng quỹ ĐT phát triển để cải tiến máy móc thiết bị là cho giá trị TSCĐ tăng
thêm 24.000
-Tháng 8, doanh nghiệp sẽ nhựơng bán 1 số TSCĐ không cần dùng với nguyên giá là
48.000, đã khấu hao 24.000 và giá nhựơng bán là 20.000
-Tháng 11, sẽ đi thuê hoạt động 1 số TSCĐ ở đơn vị khác về sử dụng với nguyên giá là
216.000, chi phí đi thuê dự tính 3.000
-Tỷ lệ khấu hao bình quân tổng hợp là 10%/năm
Biết rằng:TSCĐ phải tính khấu hao trong năm kế hoạch của DN được hình thành từ các
nguồn sau:
+Vốn Ngân sách cấp phát:40%
+Vốn tự bổ sung là 15%
+Vốn vay ngân hàng:20%
+Vốn liên doanh:25%
Bài 8: tại công ty May, trong kỳ đã nhập khẩu 50 máy may Singer theo giá
CIF:1500USD/Máy, Chi phí vận chuyển về đến công ty là 10 triệu đồng, chi phí lắp đặt
chạy thử:25 triệu đồng. Thời gian sử dụng có hiệu quả của loại máy này là 5 năm. Tỷ giá
hối đoái dự kiến là 22.000đ/USD
Yêu cầu: hãy tính số tiền khấu hao hằng năm của máy trên
1.Theo phương pháp tuyến tính cố định?
2.Theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần?
3.Theo phương pháp tổng số?
4.Theo bạn nên chọn phương pháp nào tối ưu nhất?
25



×