Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Bao Cao THuc tap tai nha thuoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

KHOA DƯỢC


BÁO CÁO THỰC TẬP
QUẦY THUỐC PHƯỚC THỌ


BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI QUẦY THUỐC PHƯỚC THỌ
NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

PHẦN I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1. Tên và địa chỉ đơn vị thực tập:

- Nhà thuốc: QUẦY THUỐC PHƯỚC THỌ
- Địa chỉ: Số Ấp Vĩnh Hiệp, Xã Vĩnh Gia, H. Tri Tôn, An Giang
- Dược sĩ phụ trách: DSTH. Châu Sết


BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI QUẦY THUỐC PHƯỚC THỌ
NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

2. Nhiệm vụ và quy mô của tổ chức:

a) Nhiệm vụ và trách nhiệm của Chủ Quầy thuốc:
* Nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch cung ứng thuốc đảm bảo đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu
điều trị bệnh.


- Quản lý, theo dõi việc bán lẻ thuốc theo nhu cầu điều trị bệnh và các nhu
cầu khác.
- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc(GSP).
- Thực hiện công tác tư vấn sử dụng thuốc, tham gia cảnh giác dược.
- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
- Quản lý hoạt động của Nhà thuốc theo đúng quy định.
* Trách nhiệm của Chủ Nhà thuốc:
Là quầy thuốc tư nhân nên mọi hoạt động của Quầy thuốc đều do Dược sĩ điều
hành, chỉ dẫn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về:
- Chất lượng thuốc.
- Phương pháp kinh doanh.
- Thực hiện quản lý thuốc theo chế độ thuốc bán theo đơn và thuốc bán không
theo đơn.
- Lập kế hoạch sử dụng thuốc.
- Đảm bảo các loại thuốc thiết yếu.
- Thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.


BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI QUẦY THUỐC PHƯỚC THỌ
NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

b) Quy mô của tổ chức:

CHỦ QUẦY THUỐC

SƠ ĐỒ QUẦY THUỐC PHƯỚC THỌ


BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI QUẦY THUỐC PHƯỚC THỌ
NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG


a. Cơ sở vật chất:
-

Quầy thuốc đảm bảo đủ ánh sáng, bố trí đẹp mắt, vệ sinh sạch sẽ.

-

Có quầy, tủ chắc chắn để trình bày bảo quản thuốc, có cân sức khỏe để phục

vụ khách hàng.
-

Các thuốc được sắp xếp trong tủ, ngăn kéo, theo nhóm thuốc kê đơn và không

kê đơn, theo nguồn ngoại nhập. Đảm bảo 3 dễ: “dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra” và đảm
bảo theo nguyên tắc “thuốc hết hạn trước, xuất trước”.
-

Có nội quy Đại lý thuốc và có treo bảng giá thuốc theo quy định.

-

Có từ điển tra cứu các loại thuốc tân dược.

-

Báo cáo định kỳ các loại sổ sách hàng tháng, quý, năm.

b. Chế độ sổ sách, báo cáo, kiểm tra:

- Tình hình kinh doanh của Nhà thuốc được thể hiện rõ ràng trên sổ sách và được cập
nhật thường xuyên.
- Sổ theo dõi lượng thuốc mua vào.
- Sổ theo dõi hàng ngày.
- Sổ theo dõi những mặt hàng nào khách hàng hay mua để tiện cho việc đặt hàng
- Sổ theo dõi xuất nhập kho để theo dõi số lượng hàng.
c. Cách trưng bày và phân loại thuốc trong nhà thuốc:
Để thuận lợi trong việc bán thuốc và giao tiếp với khách hàng, nhà thuốc đặt phía ngoài
một quầy 01 bàn hình chữ L, có chiều cao khoảng 1,2 m để giao dịch, phía bên trong quầy là
từng hộc tủ sắp xếp thuốc theo từng nhóm rất dễ dàng cho việc tìm thuốc. Phía ngoài là 03 tủ
kính lớn để đặt thuốc dùng ngoài, thuốc Đông y, thực phẩm chức năng.
Thuốc được chia làm 2 nhóm : Thuốc nội và thuốc ngoại.
d. Bảo quản thuốc:
Chất lượng thuốc tốt hay xấu đều ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, tính mạng


BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI QUẦY THUỐC PHƯỚC THỌ
NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

và tiền của xã hội. Vì vậy, việc bảo quản phải nhằm giữ vững chất lượng thuốc, đây là một
nhiệm vụ không thể thiếu được của những người làm công tác dược.
Các loại thuốc được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp và đảm bảo 3 dễ:
+ Dễ thấy
+ Dễ lấy
+ Dễ kiểm tra
Đồng thời cũng đảm bảo 5 chống:
+ Chống ẩm nóng
+ Chống mối mọt, nấm móc
+ Chống cháy nổ
+ Chống quá hạn dùng

+ Chống nhầm lẫn, đỗ vỡ, mất mát.
3. Chức năng và nhiệm vụ của Dược sĩ Trung cấp tại cơ sở:

- Thực hiện quy trình bán thuốc theo sự hướng dẫn của Dược sĩ phụ trách.
- Tư vấn, hướng dẫn cách sử dụng thuốc và cách phòng ngừa bệnh.
- Giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng, theo dõi và phản hồi tình hình sử
dụng thuốc của bệnh nhân.
- Sắp xếp, bảo quản thuốc theo yêu cầu của Nhà thuốc.
- Tham gia dọn vệ sinh Nhà thuốc.


BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI QUẦY THUỐC PHƯỚC THỌ
NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

PHẦN II
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP - THỰC TẾ
1. Các hình thức bán lẻ thuốc, địa bàn để mở cơ sở bán lẻ thuốc, phạm vi hoạt
động.
a. Nhà thuốc: Do dược sĩ Đại học đứng tên phụ trách; được mở tại các địa
phương trên cả nước; phạm vi hoạt động của Nhà thuốc là được bán lẻ thuốc thành
phẩm và pha chế thuốc theo đơn.
b. Quầy thuốc: Do Dược sĩ Đại học hoặc Dược sĩ Trung học đứng tên phụ
trách; được mở tại địa bàn huyện, xã của các huyện ngoại thành, ngoại thị đối với
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phạm vi hoạt động của Quầy thuốc là
được bán lẻ thuốc thành phẩm.
c. Đại lý thuốc của Doanh nghiệp: Do người có trình độ chuyên môn từ
Dược tá trở lên đứng tên phụ trách; được mở tại địa bàn các huyện, xã của các huyện
ngoại thành, ngoại thị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phạm vi hoạt
động của Đại lý thuốc của Doanh nghiệp là được bán lẻ thuốc thành phẩm theo Danh
mục thuốc thiết yếu.

d. Tủ thuốc của Trạm y tế: Do nguời có trình độ chuyên môn từ Dược tá
trở lên đứng tên phụ trách; được mở tại địa bàn các xã của các huyện ngoại thành
phố, ngoại thị xã của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phạm vi hoạt động
của Tủ thuốc là được bán lẻ thuốc thành phẩm theo Danh mục thuốc thiết yếu sử
dụng cho tuyến y tế cấp xã.
Lưu ý: Các cơ sở bán lẻ thuốc không được bán nguyên liệu hóa dược làm thuốc.
2. Điều kiện kinh doanh thuốc:
Các loại giấy phép cần thiết để đủ điều kiện kinh doanh hình thức Nhà thuốc,
Quầy thuốc, bao gồm:


BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI QUẦY THUỐC PHƯỚC THỌ
NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

Chứng chỉ hành nghề dược:
- Được cấp cho cá nhân đăng ký hành nghề dược, do Giám đốc Sở Y tế ký và
có hiệu lực 5 năm kể từ ngày ký.
- Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải có các điều kiện sau đây:
 Có văn bằng chứng chỉ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của từng hình thức
kinh doanh thuốc.
 Đã qua thực hành nghề nghiệp ít nhất từ 2 đến 5 năm tại cơ sở dược hợp pháp
đối với từng hình thức kinh doanh.
 Có đạo dức nghề nghiệp.
 Có đầy đủ sức khỏe.
Giấy đăng ký kinh doanh:
Nhà thuốc tư nhân phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dược phẩm (do
phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh cấp) và đã được Sở Y tế tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bán lẻ
thuốc.
Giấy chứng nhận đạt GPP:



Theo quy định mới nhất của Bộ Y tế về GPP, nghiêm cấm mọi hành động

quảng cáo nhằm lôi kéo khách hàng trái với quy định được ban hành. Thực hiện ghi
chép, bảo quản và lưu trữ hồ sơ ít nhất một năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng. Bảo
đảm ít nhất 05 quy trình: mua thuốc và kiểm soát chất lượng; bán thuốc kê đơn; bán
thuốc không kê đơn; bảo quản và theo dõi chất lượng thuốc; giải quyết đối với thuốc
bị khiếu nại hoặc thu hồi.
 Giấy chứng nhận đạt chuẩn GPP có thời hạn 3 năm.
 Để đạt chuẩn GPP: chủ Quầy thuốc phải có chứng chỉ hành nghề dược và
có mặt tại Nhà thuốc trong thời gian Quầy thuốc hoạt động; Quầy thuốc phải có diện
tích tối thiểu từ 10m2, được đặt ở địa điểm cố định; đảm bảo các trang thiết bị cần thiết


BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI QUẦY THUỐC PHƯỚC THỌ
NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

để bảo quản thuốc; có không gian bố trí thuốc theo đúng quy định từ khu bảo quản,
khu trưng bày, khu mỹ phẩm…


BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI QUẦY THUỐC PHƯỚC THỌ
NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc:


Được cấp cho cơ sở kinh doanh thuốc, do Giám đốc Sở Y tế ký và có


hiệu lực 5 năm kể từ ngày ký.


Cơ sở kinh doanh được cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

thuốc phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân viên có trình độ chuyên môn cần thiết
cho từng hình thức kinh doanh thuốc.
+ Người quản lý chuyên môn về dược đã được cấp chứng chỉ hành
nghề dược phù hợp với hình thức kinh doanh.


BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI QUẦY THUỐC PHƯỚC THỌ
NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

QUẦY THUỐC PHƯỚC THỌ
CÁC QUI TRÌNH THAO TÁC CHUẨN-SOP
1. 01.SOP.GPP: SOẠN THẢO QUI TRÌNH THAP TÁC CHUẨN
2. 02.SOP.GPP: MUA THUỐC VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
3. 03.SOP.GPP: SẮP XẾP, TRÌNH BÀY
4. 04.SOP.GPP: BÁN VÀ TƯ VẤN SỬ DỤNG THUỐC KÊ ĐƠN
5. 05.SOP.GPP: BÁN VÀ TƯ VẤN SỬ DỤNG THUỐC KHÔNG KÊ ĐƠN
6. 06.SOP.GPP: BẢO QUẢN VÀ THEO DÕI CHẤT LƯỢNG
7. 07.SOP.GPP: GIẢI QUYẾT ĐỐI VỚI THUỐC BỊ KHIẾU NẠI HOẶC THU HỒI
8. 08.SOP.GPP: ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN
9. 09.SOP.GPP: GHI CHÉP NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM
10. 10.SOP.GPP: RA LẺ THUỐC
Về quy mô tổ chức:
- Giấy phép kinh doanh: Giấy Chứng Nhận Đủ Điều Kiện Kinh Doanh Thuốc.
- Người phụ trách hoặc Chủ Nhà thuốc phải có chứng chỉ hành nghề dược (Dược

sĩ ĐH hoặc DSTH).
- Có nhân lực thích hợp và có khả năng đáp ứng quy mô hoạt động.
- Nhân viên có văn bằng chuyên môn về dược và thời gian thực hành nghề nghiệp phù
hợp, đủ sức khỏe, không bị bệnh truyền nhiễm, không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên có liên
quan đến chuyên môn y dược (03 Dược sỹ Trung cấp).
Về diện tích xây dựng và thiết kế, bố trí các vị trí trong nhà thuốc:
- Diện tích tối thiểu 10 m2 (diện tích cơ sở thực tập – Nhà thuốc là 20 m2 phù hợp
với quy mô kinh doanh), có khu vực trưng bày bảo quản, giao tiếp khách hàng, có
nơi rửa tay dành cho người bán thuốc, có khu vực dành riêng cho tư vấn khách hàng
và ghế ngồi chờ, có khu vực dành riêng cho những sản phẩm không phải là thuốc.
- Địa điểm cố định riêng biệt, cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô


BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI QUẦY THUỐC PHƯỚC THỌ
NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

nhiễm, xây dựng chắc chắn, có trần ngăn bụi, nền nhà dễ làm vệ sinh và có đủ
ánhsáng.
3. Danh mục thuốc được phép kinh doanh tại Nhà thuốc:
a. Kháng sinh:
o

o

Cefalexin, 500 mg.

o

Cefaclor, 125 mg.


o

Amoxicillin, 500 mg

o

Lincomycin, 500 mg.

Ampicillin, 500 mg.

o Penicillin, 500 mg.
o Clarithromycin, 500 mg.
o

Streptomycin, ống 1

b. Nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm, hạ sốt:
o Clopheniramin 4 mg

o Decolgen, 500 mg (viên nén).

o Panadol, 500 mg (viên sủi, viên nén)

o

o Efferalgan, 500 mg, gói bột 250 mg.
o Nimesulid 100 mg.

Fencecod (Ibuprofen 200mg,


Codein 8 mg).
o Hapacol (Paracetamol 500mg, Codein
photphas 30 mg)

o Paracetamol, 500 mg.

c. Nhóm thuốc tiêu hóa:
o Omeprazol 20 mg (viên nang bao tan
trong ruột).
o No - Spa (Drotaverine).

o Sorbito l, 5 g.
o Duphalac (Lactulose 10g/15ml).
o Sagofene (Natri thiosulfat).

o Domperidon.

o Smecta (Diosmectite 3 g).

o Ercefuryl (Nifuroxazide 200mg).

o Bisacodyl, 5 mg.


BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI QUẦY THUỐC PHƯỚC THỌ
NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

o Oresol (gói 27,9 g gồm: Sodium

chloride, Sodium citrate).


d. Nhóm thuốc có tác dụng đến đường hô hấp:
o Amproxol
o Bromhexin 4 mg (viên nén).
o Terpin-codein - F (viên bao đường).
o Acemuc.
o Theophylin.
e. Nhóm thuốc chữa bệnh ngoài da:
- Nước oxy già 10 thể tích 3%.
- Nizoral cream.
- Kem nghệ Ery (Tinh chất nghệ, Erythromycin).
f. Nhóm thuốc chữa mắt, tai – mũi – họng:
- Eficol (Natri clorid 10 ml/ 0,9%).
- Neocin (Neomycin sulfat 5 ml/25 mg).
- Nostravin.
- Chloramphenicol 0,4%
g. Nhóm thuốc tim mạch:
- Apitim 5 mg (viên nang cứng).
- Plahasan (viên nén bao phim).

- Cadivastal 20 mg (viên nén bao
phim).


BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI QUẦY THUỐC PHƯỚC THỌ
NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

h. Nhóm thuốc kháng Histamin H1:
o


Nautamine
(Diphenhy

o Asthamatin, 10 mg.
o Levocetirizin, 5 mg.

dramine90mg).
o Clopheniramin, 4 mg.

o

Loratadin, 10 mg.

o

Cetirizin, 10 mg.

o Promethazin, 15 mg.

i. Nhóm kháng viêm:
 Solupred 5 (Presnisolon 5 mg).
 Dexamethasone.
 Methylpresnisolon.
 Alpha choay (Alphachymotripsin).
j. Vitamin và Khoáng chất:
o Vitamin B6 (Pyridoxine 250 mg).

o Vitamin C (Acid ascorbic 1000 mg).

o Vitamin A (uống, 5000 UI).


o Vitamin B1 (Thiamin 50 mg, 250 mg).

o Calcium Vitamin D3.

o Vitamin E 400 (Tocoferol 400 mg).

Ngoài ra, Nhà thuốc còn nhiều mặt hàng thuốc khác thị trường cho phép lưu hành.
4. Danh mục thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thuốc từ dược liệu, sản phẩm
không phải là thuốc, trang thiết bị, dụng cụ y tế mà Nhà thuốc đang kinh doanh:
i.

Danh mục thuốc kê đơn:

 Thuốc gây nghiện.
 Thuốc hướng thần và tiền chất dùng làm

thuốc.
 Thuốc giảm đau, chống viêm không


BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI QUẦY THUỐC PHƯỚC THỌ
NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

Steroid từ Acetylsalicylic Acid (trừ
Aspirin, Paracetamol).
 Thuốc điều trị bệnh gout.
 Thuốc điều trị tác động lên quá trình
đông máu.
 Thuốc lợi tiểu.

 Thuốc chống loét dạ dày: thuốc kháng
H2, thuốc ức chế bơm proton.
 Hormon và nội tiết tố
 Thuốc cấp cứu và chống độc.
 Thuốc điều trị giun chỉ và sán lá.
 Thuốc kháng sinh.
 Thuốc kháng virus.
 Thuốc điều trị nấm.
 Thuốc điều trị sốt rét.
 Thuốc điều trị đau nửa đầu (Migraine).


Nhóm thuốc tim mạch: điều trị tăng
huyết áp, điều trị hạ huyết áp chống
huyết khối, hạ lipid máu.


BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI QUẦY THUỐC PHƯỚC THỌ
NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

ii.

Danh mục thuốc không kê đơn:

TT

Thành phần hoạt chất

Đường dùng, dạng
bào chế, giới hạn

hàm lượng, nồng độ

1

Acetylcystein

Uống: các dạng

2

Acetylleucin

Uống: các dạng

3

Acid acetylsalicylic
(Aspirin) dạng đơn thành
phần hoặc phối hợp với
Vitamin C và/hoặc Acid

Uống: các dạng

4

Acid alginic (Natri
Alginat) đơn thành phần
hay phối hợp với các hợp
chất của nhôm, magnesisi


Uống: các dạng

5

Acid amin đơn thành phần
hoặc phối hợp (bao gồm
cả dạng phối
hợp với các Vitamin

Uống: các dạng

6

Acid aminobenzoic (Acid
para aminobenzoic)

Uống: các dạng

Quy định cụ thể khác

Với đau, viêm
chỉ hạ
định sốt,
giảm chống

Với chỉ định bổ sung acid amin,
vitamin cho cơ thể


BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI QUẦY THUỐC PHƯỚC THỌ

NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

7

Acid benzoic đơn thành
phần hoặc phối hợp

Dùng ngoài Uống:
viên ngậm

8

Acid boric đơn thành phần
hoặc phối hợp

Dùng ngoài Thuốc tra
mắt

9

Acid citric phối hợp với
các muối natri, kali

Uống: các dạng

10

Acid cromoglicic và các
dạng muối cromoglicat


Thuốc tra mắt, tra mũi
với giới hạn nồng độ
tính theo acid
cromoglicic ≤ 2%

11

Acid dimecrotic

Uống: các dạng

12

Acid folic đơn thành phần
hoặc phối hợp với sắt
và/hoặc các Vitamin nhóm
B, khoáng chất,

Uống: các dạng

Với chỉ định chống thiếu máu, bổ
sung dinh dưỡng

13

Calci (bao gồm các dạng
hợp chất) thuốc đơn thành
phần hoặc phối hợp với
Vitamin D (trừ Calcitriol)
và/hoặc các Vitamin

và/hoặc Ipriflavon

Uống: các dạng

Với chỉ định bổ sung calci cho cơ thể

14

Diclofenac đơn thành
phần hoặc phối hợp với
Methyl salicylat; các chất
thuộc nhóm tinh dầu…

Thuốc tra mắt (dạng
đơn thành phần) Dùng
ngoài


BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI QUẦY THUỐC PHƯỚC THỌ
NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

15

16

17

Enoxolon đơn thành phần
hoặc phối hợp trong các
thành phẩm dùng ngoài,

viên ngậm

Ethanol đơn thành phần
hoặc phối hợp
Glycerin đơn thành phần
hoặc phối hợp trong các
thành phẩm dùng ngoài,
thuốc tra mắt (với
Polysorbat 80)

Dùng ngoài: thuốc bôi
ngoài da, kem bôi
niêm mạc miệng,

Dùng ngoài (cồn sát
trùng)
Thuốc tra mắt Dùng
ngoài

18

Nhôm, magnesi, calci và
các hợp chất của nhôm,
magnesi, calci dạng đơn
thành phần hoặc phối hợp

Uống: các dạng

Với chỉ định trung hòa acid dịch vị,
chữa loét dạ dày, hành tá tràng.


19

Paracetamol đơn thành
phần

Uống: các dạng Thuốc
đặt hậu môn

Dạng phối hợp quy định cụ thể trong
danh mục

Nhà thuốc còn rất nhiều mặt hàng thuốc khác nằm trong danh mục “Thuốc không kê
đơn” mà thị trường cho phép lưu hành.


BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI QUẦY THUỐC PHƯỚC THỌ
NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

iii.

Danh mục thuốc từ dược liệu:


BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI QUẦY THUỐC PHƯỚC THỌ
NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

iv.

Danh mục sản phẩm không phải là thuốc (thực phẩm chức năng):



BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI QUẦY THUỐC PHƯỚC THỌ
NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

v. Trang thiết bị, dụng cụ y tế:
-

Dụng cụ y tế: bông, băng, gạc, dụng cụ cứu thương, kim tiêm.

-

Thiết bị y tế loại sử dụng trong gia đình: máy đo huyết áp, máy trợ thính.

5. Hoạt động hướng dẫn sử dụng thuốc:
 Người mua thuốc cần nhận được sự tư vấn đúng đắn, đảm bảo hiệu quả
điều trị và phù hợp với nhu cầu nguyện vọng.
 Người bán lẻ cần phải xác định trường hợp nào cần phải có sự tư vấn của
người có chuyên môn phù hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua
thông tin về thuốc, giá cả và lựa chọn các thuốc không cần kê đơn.
 Đối với người bệnh cần phải có chuẩn đoán của thầy thuốc mới có thể
dùng thuốc, người bán lẻ cần phải tư vấn để bệnh nhân tới khám thầy thuốc
chuyên môn thích hợp hoặc bác sĩ điều trị có chuyên khoa cao.
 Đối với người mua thuốc chưa cần thiết phải dùng thuốc, nhân viên bán
thuốc cần giải thích rõ cho họ hiểu và tự chăm sóc, tự theo dõi triệu chứng bệnh.
 Đối với bệnh nhân nghèo, không đủ khả năng chi trả thì người bán lẻ cần
tư vấn lựa chọn loại thuốc có giá cả hợp lý, đảm bảo điều trị bệnh và giảm tới
mức thấp nhất khả năng chi phí.
 Không được tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại nơi
bán thuốc trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc, không khuyến khích

người mua coi thuốc là hàng hóa thông thường và không khuyến khích người
mua mua thuốc nhiều hơn mức cần thiết.
6. Một số nhãn thuốc của Nhà thuốc:
NHÓM KHÁNG SINH:

ATICEF 500 CAPS
CÔNG THỨC:
Cefadroxil monohydrat ....................... tương đương 500 mg
cefadroxil
Tá dược vừa đủ ........................................................................ 1 viên


BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI QUẦY THUỐC PHƯỚC THỌ
NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

(Magnesi stearat, sodium starch glycolat, aerosil, talc).
DẠNG BÀO CHẾ: Viên nang cứng (xanh lá bạc - trắng bạc).
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI: Hộp 2 vỉ x 7 viên.
CHỈ ĐỊNH: Điều trị nhiễm khuẩn từ nhẹ đến vừa do các vi khuẩn nhạy cảm
CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Mẫn cảm với các kháng sinh nhóm cephalosporin.
THẬN TRỌNG: Bệnh nhân có tiền sử nhạy cảm với penicilin. Người bị suy thận (hệ
số thanh thải creatinin £ 50 ml/ phút). Dùng cefadroxil dài ngày có thể làm phát triển
quá mức các chủng không nhạy cảm. Cần theo dõi người bệnh cẩn thận, nếu bị bội
nhiễm, phải ngừng sử dụng thuốc.
PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ: Chỉ dùng cefadroxil trong thời kỳ mang thai
và cho con bú khi thật cần thiết.
LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC: Thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc vì
có thể gặp tình trạng kích động, đau đầu.
TƯƠNG TÁC THUỐC: Cholestyramin làm chậm sự hấp thu của cefadroxil.
Probenecid làm giảm bài tiết cefadroxil. Dùng đồng thời cefadroxil với furosemid,

aminoglycosid làm tăng độc tính trên thận.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày

sản xuất.
Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ.

Điều kiện bảo quản: Nơi khô,

nhiệt độ không quá 30oC, tránh ánh sáng.
Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sĩ.

Tiêu chuẩn: DĐVN IV.


BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI QUẦY THUỐC PHƯỚC THỌ
NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

NHÓM THUỐC GIẢM ĐAU, KHÁNG VIÊM, HẠ SỐT:

Hapacol
CÔNG THỨC:
Paracetamol ...................................................... 500 mg
Tá dược vừa đủ ..................................................... 1 viên
(Sodium starch glycolat, PVP K30, talc, magnesi stearat).
DẠNG BÀO CHẾ: Viên nang cứng.
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI: Chai 100 viên. Chai 200 viên. Chai 500
viên.
TÍNH CHẤT: Paracetamol là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu.

CHỈ ĐỊNH: Điều trị các triệu chứng đau trong các trường hợp: đau đầu, đau nửa đầu,
đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp, đau
sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng. Hạ sốt ở bệnh nhân bị cảm hay những bệnh có liên quan
đến sốt.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc. Người bệnh
thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase.
THẬN TRỌNG VÀ CẢNH BÁO ĐẶC BIỆT KHI SỬ DỤNG THUỐC: Đối với
người bị phenylceton - niệu và người phải hạn chế lượng phenylalanin đưa vào cơ thể
nên tránh dùng Paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa Aspartam. Đối với một
số người quá mẫn (bệnh hen) nên tránh dùng Paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có
chứa sulfit. Phải dùng thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, suy giảm chức
năng gan và thận. Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của Paracetamol,
nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:
Chưa xác định được tính an toàn của Paracetamol đối với thai nhi khi dùng thuốc cho
phụ nữ có thai. Do đó, chỉ nên dùng thuốc ở người mang thai khi thật cần thiết. Nghiên
cứu ở người mẹ cho con bú, dùng Paracetamol không thấy có tác dụng không mong
muốn ở trẻ bú mẹ.
LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC: Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe
và vận hành máy móc.


BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI QUẦY THUỐC PHƯỚC THỌ
NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

TƯƠNG TÁC THUỐC: Uống dài ngày liều cao Paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng
chống đông của Coumarin và dẫn chất Indandion. Cần chú ý đến khả năng gây hạ sốt
nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời Phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt. Uống
rượu quá nhiều và dài ngày; các thuốc chống co giật (Phenytoin, Barbiturat,
Carbamazepin), Isoniazid và các thuốc chống lao có thể làm tăng độc tính đối với gan

của Paracetamol.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:
Ít gặp: ban da; buồn nôn, nôn; bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày; giảm
bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu.
Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG:
Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: uống 1 viên/ lần. Đau nhiều: người lớn có thể uống 2
viên/ lần.
Khoảng cách giữa 2 lần uống phải hơn 4 giờ và không uống quá 8 viên/ ngày.
Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.
Lưu ý:
* Liều tối đa/ 24 giờ: không quá 4 g, khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc phải hơn 4 giờ.
* Không nên kéo dài việc tự sử dụng thuốc mà cần có ý kiến bác sĩ khi:
- Có triệu chứng mới xuất hiện.
- Sốt cao (39,5oC) và kéo dài hơn 3 ngày hoặc tái phát.
- Đau nhiều và kéo dài hơn 5 ngày.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ.
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Điều kiện bảo quản: Nơi khô, nhiệt độ không quá 30oC, tránh ánh sáng.
Tiêu chuẩn: DĐVN IV.


BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI QUẦY THUỐC PHƯỚC THỌ
NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

7. Sưu tầm một số đơn thuốc



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×