Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

CĂNG THẲNG THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.21 KB, 8 trang )

CĂNG THẲNG THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG VÀ THÁCH THỨC ĐỐI
VỚI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Lời mở đầu
Kinh tế Việt Nam đang hội nhập tích cực vào hệ thống thương mại toàn cầu sẽ
chịu những tác động không hề nhỏ trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
leo thang. Ngắn hạn, có thể sự gián đoạn dòng chảy thương mại và đầu tư giữa hai nền
kinh tế Mỹ - Trung đem đến sự lạc quan nhưng về dài hạn, động thái chính sách thương
mại và tỷ giá của Mỹ - Trung sẽ mang đến những nguy cơ cho kinh tế - tiền tệ Việt
Nam. Do đó, chính sách tiền tệ phải hết sức cẩn trọng bởi rủi ro về một cuộc chiến
thương mại cho đến chiến tranh tiền tệ chắc chắn sẽ gây ra áp lực rất lớn lên lạm phát,
tỷ giá và sự ổn định của hệ thống tài chính. Bài viết tập trung phân tích những thách
thức của chính sách tiền tệ trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
1. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và cơ chế tác động đến kinh tế - tiền tệ
Việt Nam
Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 40% GDP
toàn cầu và hơn 22% giá trị xuất khẩu toàn cầu (World Bank, 2017). Do vậy căng thẳng
thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gần đây càng mang đến sự lo ngại về tác động tiêu
cực đối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc hiện là đối tác
thương mại lớn nhất của Mỹ và Mỹ là đối tác thương mại thứ hai của Trung Quốc sau
EU (WTO, 2017). Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc năm 2017 là 375,6 tỷ
USD, giảm nhẹ so với mức 385 tỷ năm 2016
Bảng 1. Kim ngạch thương mại Mỹ - Trung năm 2017

Nhập khẩu từ Trung Quốc
Xuất khẩu sang Trung Quốc
Nhập khẩu từ Mỹ
Xuất khẩu sang Mỹ

Giá trị Nhập khẩu/Xuất khẩu
giữa Mỹ và Trung
Mỹ


505,5 tỷ USD
129,9 tỷ USD
Trung Quốc
153,9 tỷ USD
429,8 tỷ USD

Tỷ trọng trong tổng giá trị nhập
khẩu/xuất khẩu
21,6%
8,4%
8,4%
19%

Nguồn: Cục thống kê Liên bang Hoa Kỳ
Diễn biến thực tế cho thấy, nhằm giảm thâm thụt thương mại với Trung Quốc, từ
đầu năm 2018 Mỹ đã ban hành một loạt các chính sách về thuế quan, bảo hộ thương
mại, đầu tư nhắm vào hàng hóa Trung Quốc thông qua các sự kiện:




22/1/2018: Mỹ áp mức thuế 30% đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời, một trong



những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc
1/3/2018: Chính quyền Donald Trump tăng thuế đối với thép và hợp kim nhôm của

Trung Quốc thêm tương ứng 25% và 10%
 2/4/2018: Trung Quốc áp thuế nhập khẩu đối với 128 sản phẩm Mỹ, chủ yếu là nông



sản, 120 sản phẩm chịu mức thuế 15%, 8 sản phẩm còn lại chịu mức thuế 25%
7/6/2018: Mỹ yêu cầu ZTE Trung Quốc nộp 1,7 tỷ USD tiền phạt để dỡ bỏ lệnh cấm
vận do trước đó vào 4/2018 Bộ thương mại Mỹ đã ban hành cấm mọi sự hợp tác của
ZTE đối với công nghệ của Mỹ trong thời hạn 7 năm.
6/7/2018: Mỹ bắt đầu áp thuế suất 25% với 34 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ
Trung Quốc gồm máy móc, thiết bị. Trung Quốc ngay sau đó cũng lập tức kích hoạt
mức thuế 25 điểm phần trăm đối với danh mục gồm 545 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trị
giá 34 tỷ USD. Động thái bảo hộ này của cả 2 quốc gia đã đưa tranh chấp thương mại
Mỹ - Trung lên một tầm cao mới, làm nghiêm trọng hơn sự gián đoạn chuỗi cung ứng
toàn cầu, tăng giá trên toàn thế giới, giảm đầu tư nước ngoài trên toàn thế giới và có thể
dẫn đến hậu quả nghiêm trọng với kinh tế toàn cầu như hệ quả của một cuộc đại suy
thoái (Eichergeen and Irwin, 2010). Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cũng ảnh
hưởng trực tiếp tới các nước thứ 3, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển có mức độ
phụ thuộc lớn vào hai nền kinh tế trên như Việt Nam. Vậy cơ chế ảnh hưởng đến kinh
tế - tiền tệ của Việt Nam là như thế nào? Nội dung dưới đây sẽ tập trung chỉ ra những
khó khăn, áp lực thông qua cơ chế tác động của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tới
các biến số kinh tế vĩ mô.
Cơ chế tác động tới xuất nhập khẩu và GDP của Việt Nam
Dưới tác động của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ sẽ
kém đi vì bị đánh thuế, tạo cơ hội cho hàng hóa của Việt Nam vào Mỹ thuận lợi hơn.
Đồng thời, hệ thống các thỏa thuận tự do thương mại (FTA) giúp Việt Nam trở thành
địa chỉ hấp dẫn đối với những công ty nước ngoài muốn dịch chuyển sản xuất khỏi
Trung Quốc để tránh bị đánh thuế. Cụ thể, nghiên cứu của Cali, World Bank (2018) về
phản ứng nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc của Mỹ khi thuế tăng dựa trên việc kết hợp
số liệu nhập khẩu hàng hóa (thuộc danh mục HS8 digit) của Mỹ 2017 từ Cục thống kê
Liên bang Hoa kỳ và mức độ co giãn của nhập khẩu vào Mỹ (Kee et al, 2008) đối với
danh mục hàng hóa Trung Quốc bị áp mức thuế 25% ngày 6/7/2018. Với giả định giá
nhập khẩu tăng tương ứng với thuế suất tăng, nhân với độ co giãn tương ứng để có mức



giảm dự kiến nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc. Kết quả cho thấy sự sụt giảm 41,4 tỷ
USD tương đương 0,3% GDP của Trung Quốc năm 2017. Và tiềm năng thay thế hàng
xuất khẩu của Trung Quốc tại Mỹ của các nước Đông Á, đặc biệt là các nền kinh tế mới
nổi như Vietnam, Philippines, Campuchia là khá đáng kể. Cũng theo số liệu sử dụng,
trong lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ giảm thì ước lượng giá trị sản
phẩm mà Việt Nam xuất sang Mỹ có thể lên tới hơn 10 tỷ đô, tương đương 4,4% GDP
Việt Nam 2017.
Hình 1. Tiềm năng thay thế hàng xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ
của một số quốc gia (% GDP)

Nguồn: Cali, World Bank 2018
Tuy nhiên ở chiều ngược lại, Việt Nam ở vị thế là một phần trong chuỗi cung ứng
của Trung Quốc và là đối tác thương mại lớn nhất với Trung Quốc trong khu vực
Asean, top 10 thị trường xuất khẩu trên toàn thế giới của Trung Quốc và Trung Quốc
cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam từ tháng 1/2018 thì hàng hóa Trung
Quốc có thể thâm nhập nhiều hơn vào thị trường Việt Nam nhằm “né” thuế Mỹ. Từ đó
cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nội địa của Việt Nam, gây tổn hại sản xuất
trong nước. Doanh nghiệp Trung Quốc cũng sẽ tăng cường tiêu thụ tại thị trường nội
địa, tạo sức ép cạnh tranh lên các doanh nghiệp đang xuất khẩu sang Trung Quốc của
Việt Nam. Như vậy theo cơ chế trên thì tác động tích cực là cơ hội thị trường Mỹ khi
hàng Trung Quốc bị hạn chế, tuy nhiên mức độ tích cực còn phụ thuộc vào tỷ trọng
hàng xuất khẩu và sự co giãn của cầu nhập khẩu đối với các mặt hàng chủ lực của Việt
Nam. Ngược lại Việt Nam sẽ chịu tác động tiêu cực do tốc độ tăng trưởng chung toàn


cầu chững lại, kéo theo cầu hàng Việt Nam giảm, đồng thời nguy cơ có thể đến từ dòng
vốn FDI tăng thêm trong điều kiện các nước dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt
Nam, gây lo ngại hàng hóa nội địa của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh về chất lượng khi

muốn xâm nhập vào thị trường thế giới. Đặc biệt là thị trường Mỹ và Trung Quốc khi 2
quốc gia này thực hiện các giải pháp tăng tiêu dùng hàng nội địa làm cho sự cạnh tranh
sẽ càng khốc liệt và tiềm ẩn rủi ro cho hàng hóa Việt Nam nếu muốn xuất khẩu vào hai
thị trường này.
Cơ chế tác động tới dòng vốn thương mại và đầu tư của Việt Nam
Dưới tác động của thuế quan, Trung Quốc không còn lợi thế là điểm đến chi phí
thấp hấp dẫn các nhà đầu tư. Trong khi đó các nước đang phát triển như Việt Nam có
thể tận dụng cơ hội này để tiếp nhận thêm các dòng vốn đầu tư hấp dẫn dịch chuyển
khỏi Trung Quốc. Như vậy, căng thẳng thương mại Mỹ Trung đã làm thị trường Trung
Quốc trở lên kém dẫn, tạo động lực cho sự gia tăng dòng vốn thương mại vào Việt
Nam. Báo cáo gần đây về môi trường kinh doanh của Việt Nam do Phòng Thương Mại
Hoa Kỳ (AmCham) cho thấy Việt Nam đang trở lên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư
của Mỹ. Cụ thể, có tới 36% các công ty được khảo sát ở Mỹ cho biết họ muốn mở rộng
kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam, so với 21% ở Thái Lan và 19% ở Malaysia.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung một mặt mang lại lợi ích cho Việt Nam về
xuất khẩu, thu hút dòng vốn nhưng cũng gây ra những nguy cơ về bất ổn hệ thống tài
chính tiền tệ, mang đến những thách thức cho chính sách tiền tệ.
2. Thách thức đặt ra đối với chính sách tiền tệ từ bất ổn quan hệ thương mại
Mỹ - Trung
Rõ ràng bất ổn hay căng thẳng trong thương mại quốc tế đều dẫn đến các bất ổn
của hệ thống tài chính toàn cầu, gây ra nhiều xáo trộn trên thị trường quốc tế như việc
biến động của tỷ giá và thị trường chứng khoán ở nhiều nước, việc tăng giá của một số
hàng hóa cơ bản như xăng dầu. Các bất ổn này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư
và người dân, tác động bất lợi đến tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp và nhiều khía
cạnh khác của kinh tế vĩ mô. Và chính sách tiền tệ của bất kì quốc gia nào với mục tiêu
là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế, muốn thực thi hiệu quả trước tiên phải vượt qua
các thách thức trên và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Cụ thể về các thách thức
chính sách tiền tệ phải đối mặt trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung như
sau:



Thách thức trong điều hành tỷ giá và ổn định thị trường ngoại hối do tỷ giá sẽ có
các diễn biến khó lường. Động thái đáp trả bằng biện pháp áp hàng rào thuế quan lên
hàng hóa Mỹ của Trung Quốc và khả năng phá giá đồng NDT như một vũ khí tối
thượng có thể kích hoạt một cuộc chiến tranh tiền tệ mới. NDT mất giá mạnh, cán cân
thương mại của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do hàng hóa Trung Quốc giá rẻ sẽ ồ
ạt chảy vào thị trường Việt Nam. Khi đó tỷ giá sẽ có các diễn biến khó lường mà xu
hướng tăng là hiện hữu, ảnh hưởng đến mục tiêu giữ ổn định tỷ giá trung tâm so với
USD nhằm tránh những bất ổn trên thị trường ngoại hối
Thách thức trong việc đảm bảo hiệu quả của cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ
từ sự sụt giá của đồng Nhân dân tệ. Căng thẳng thương mại là dấy lên lo ngại rằng
Trung Quốc đang có những động thái rõ rệt để đẩy giá đồng NDT xuống nhằm tăng
cường khả năng cạnh tranh thương mại của Trung Quốc và bù đắp chi phí kinh tế từ các
mức thuế mới của Mỹ. Sự đi xuống của đồng NDT xảy ra do cả các yếu tố kinh tế
khách quan khác như việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất hai lần từ đầu
năm 2018 đến nay làm cho đồng USD mạnh hơn. Ngắn hạn, NDT giảm giá có thể giúp
cho ngành xuất khẩu khổng lồ của Trung Quốc cạnh tranh hơn trên toàn cầu nhưng dài
hạn NDT giảm giá có thể khiến Mỹ tiếp tục đưa những cáo buộc về thao túng tiền tệ,
ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình quốc tế hóa đồng tiền này.
Hình 2. Diễn biến tỷ giá Nhân dân tệ - Đô la Mỹ

Nguồn: Bloomberg
Trong bối cảnh đó, ở vị thế là đối tác thương mại lớn của nhau, nhiều chuyên gia
cho rằng NDT liên tục giảm giá có thể đẩy Việt Nam rơi vào vòng xoáy căng thẳng tiền
tệ. Bởi cả VND và NDT đều tính trên cơ sở đồng USD nên khi NDT giảm giá so với
USD nhiều hơn VND so với USD có nghĩa rằng NDT trở lên rẻ hơn so với VND. Diễn
biến này tạo áp lực lên NHNN trong việc điều chỉnh linh hoạt tỉ giá VND so với rổ tiền


tệ nhằm đảm bảo phù hợp với diễn biến thị trường hàng hóa và tránh bất ổn trên thị

trường tài chính.
Mặt khác, Việt Nam vay nợ Trung Quốc thương mại, ODA chủ yếu bằng USD,
nên khi NDT giảm giá, USD tăng giá do tác động của căng thẳng thương mại có thể
tăng trách nhiệm trả nợ bằng nợ nước ngoài của Việt Nam. Khi đó không riêng Trung
Quốc mà các thị trường Việt Nam vay nợ bằng USD đều tăng. Nợ công, nợ nước ngoài
tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ thương mại và tỷ giả, làm giảm hiệu lực cơ chế
dẫn truyền của chính sách tiền tệ.
Thách thức từ áp lực lạm phát gia tăng, căng thẳng thương mại hỗ trợ đà tăng giá
của USD làm cho tiền đồng yếu hơn, cộng thêm áp lực từ việc Fed tăng lãi suất và đồng
NDT tiếp tục mất giá có thế gây áp lực lên VND, kéo theo lạm phát. Ngoài ra căng
thẳng thương mại làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, tăng giá trên toàn thế giới,
đặc biệt là giá dầu và giá lương thực cũng tạo áp lực lên lạm phát, lãi suất, làm tiền
đồng yếu đi, ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát, gây bất ổn thị trường tiền tệ.
Thách thức tới sự bất ổn của thị trường chứng khoán Việt Nam do tác động của
căng thẳng thương mại Mỹ Trung
Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm 2018 đến nay cho thấy
tâm lý thị trường chịu tác động rất lớn từ sự leo thang của căng thẳng thương mại Mỹ
Trung, đặc biệt là từ giai đoạn đầu quý 2. Mặc dù trước đó, số liệu kinh tế vĩ mô quý 1
được công bố khá tốt (GDP tăng 7,38%, thặng dư tài khoản vãng lai là trên 5%, các chỉ
tiêu lạm phát, lãi suất, tín dụng được kiểm soát một cách khá hiệu quả). Tuy nhiên, các
dấu hiệu rõ nét về một cuộc chiến tranh thương mại đã ảnh hưởng xấu đến tâm lý nhà
đầu tư gây ra sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Mỹ, Trung Quốc dẫn đến sự phản
ứng không tích cực của các nhà đầu tư Việt Nam. Triển vọng không tích cực dẫn đến
hiện tượng rút vốn ngoại của các nhà đầu tư quốc tế, tạo áp lực lên thị trường ngoại hối
và dấu hiệu mất cân đối cung cầu ngoại tệ. Chứng khoán suy yếu và bất động sản
chững lại trong khi tín dụng tăng chậm hơn huy động vốn càng ảnh hưởng đến sự ổn
định của hệ thống tài chính.
Hình 3. Diễn biến chỉ số chứng khoán Việt Nam VN-Index



Nguồn: Bloomberg
3. Khuyến nghị điều hành chính sách tiền tệ ứng phó với biến động chính
sách thương mại và tỷ giá Mỹ - Trung
Từ góc nhìn vĩ mô, để giảm thiểu rủi ro phát sinh từ biến động chính sách thương
mại và tỷ giá Mỹ - Trung và giảm áp lực lên chính sách tiền tệ, Việt Nam cần tăng
cường tiếp cận thị trường quốc tế. Đồng thời xúc tiến nhanh việc thực hiện theo các
điều khoản thỏa thuận của 2 Hiệp định thương mại lớn gần đây là Hiệp định Đối tác
toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do EU-Việt
Nam (EVFTA) nhằm tăng cường năng lực xuất khẩu và vị thế của Việt Nam trên thị
trường quốc tế.
Từ góc nhìn vĩ mô, để đảm bảo nền kinh tế Việt Nam ổn định, phát triển bền
vững, cần tăng cường vài trò quản lý Nhà nước đặc biệt là về quản lý tiền tệ. Chính
sách tiền tệ cần chủ động các biện pháp đối phó với nguy cơ biến động tỷ giá, lãi suất
và lạm phát thông qua các giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục sử dụng hiệu quả công cụ hữu hiệu để điều hành chính sách tiền
tệ, đặc biệt là trong điều hành tỷ giá nhằm tránh cho việc phải bơm hút quá nhiều tiền
đồng tại cùng một thời điểm trước những biến động của dòng vốn ngoại tệ.
Thứ hai, trên cơ sở bám sát các diễn biến kinh tế vi mô, tiền tệ trong và ngoài
nước, chính sách tiền tệ có thể để ngỏ kịch bản sẵn sàng để tỷ giá biến động trong biên
độ cho phép quanh tỷ giá trung tâm nhằm giữ sự ổn định của mặt bằng lãi suất trong
nền kinh tế, giữ vững niềm tin đối với tiền đồng, tránh sự bất ổn trên thị trường tiền tệ.
Thứ ba, điều hành đồng bộ và linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để ổn định
thị trường tiền tệ, ngoại tệ, tăng mua ngoại tệ để bổ sung dự trữ ngoại hối, đảm bảo
thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn tín dụng của
nền kinh tế.


Như vậy, cốt lõi trong điều hành chính sách tiền tệ để hạn chế những tác động
không tích cực tới kinh tế - tiền tệ từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung chính là thông
điệp và thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với

chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo
mục tiêu đề ra, hướng tăng trưởng tín dụng và cung tiền ở mức độ vừa phải, góp phần
ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững.
Tài liệu tham khảo
Michael Kokalari, (2018). “US-China Trade Tensions and Vietnam”, Vina Capital
Samo Goncalves, Andres Escobar, Komi Tsowou, Simone Angioloni, Byung Min
Soon, Joana Carreiro, 2018 “US - China trade war: impact assessment” Global Trade
Analysis Project
Standard Charter Bank’s 2018 “China and the ASEAN connection”
Yin-Wong Cheung, Menzie D. Chinn, Xingwang Qian, Feb 2015, “China-US
Trade Flow Behavior: The Implications of Alternative Exchange Rate Measures and
Trade Classification”
Các website: , www.scmp.com,
, www.vietnambiz.vn,



×