Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM CHUẨN BỊ THẾ VÀ LỰC TRƯỚC CÁC THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.61 KB, 9 trang )

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
CHUẨN BỊ THẾ VÀ LỰC TRƯỚC CÁC THỜI CƠ VÀ THÁCH
THỨC CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG QUỐC
Đặt vấn đề
Các chuyên gia tài chính quốc tế giầu kinh nghiệm đều có nhận định
chung rằng, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc tác động đến kinh
tế toàn cầu, nhất là các nền kinh tế mới nổi và nhiều nước tại châu Á. Sự tác
động này sẽ tăng dần và thấy rất rõ trong năm 2019 và các năm sau. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại, Nhân dân tệ (NDT) mất giá lớn,
tới 9%; thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt giảm mạnh, chỉ số giảm xuống
mức thấp nhất trong 4 năm qua, vốn hóa bị bốc hơi tới gần 8.000 tỷ USD. Viêt
Nam có quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch, dịch vụ hàng không, biên mậu,…
rất lớn với Trung Quốc,… từ đó tác động đến hoạt động của các Ngân hàng
thương mại (NHTM) Việt Nam cả về thời cơ và thách thức. Bài viết làm rõ
những chuẩn bị về thế và lực của các NHTM Việt Nam trước những tác động
đa chiều và ngày càng lớn của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Nội dung nghiên cứu
1. Phân tích thế và lực chuẩn bị hội nhập các ngân hàng thương mại Việt
Nam
Các số liệu thể hiện trên Báo cáo tài chính của 17 NHTM CP công bố đến
hết quý II/2018 cho thấy, các NHTM Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định, tình
hình tài chính vững chắc: vốn điều lệ tăng khá, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) ở mức cao,
lợi nhuận tăng cao, tỷ lệ nợ xấu giảm, trích lập dự phòng rủi ro kịp thời và đầy đủ
theo quy định, kinh doanh có hiệu quả, đa dạng hoạt động dịch vụ, các tỷ lệ an toàn
khác được đảm bảo,…
Về cơ cấu thu nhập đây là một chỉ tiêu phản án tập trung quá trình chuẩn bị
hội nhập của các NHTM Việt Nam. Bởi vì nhiều năm trước đây, thu nhập chủ yếu
của các NHTM Việt Nam vẫn là thu lãi từ hoạt động cho vay, rủi ro cao. Trong
những năm gần đây tỷ lệ này thay đổi, đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ, tăng tỷ
trọng thu phí. Có thể tham khảo cơ cấu thu nhập của các NHTM Việt Nam đến hết
quý I/2018 ở hình vẽ số 1 dưới đây.




Hình số 1:

Nguồn: Báo cáo tài chính quý I/2018 của các NHTM CP Việt Nam được lựa chọn

Số liệu trên hình vẽ số 1 cjho thấy, tỷ trong thu nhập lãi thuần từ hoạt đông
cho vay (NIM) của 13 NHTM CP được lựa chọn đều giảm về tỷ trọng, tỷ tọng thấp
nhất thuộc về Eximbank, tiếp đó là Tecchombank, Vietcombank,…trong khi đó các
khoản thu ngoài lãi thuần tăng lên. Đây là sự chuyển biến đáng mừng của các
NHTM VIệt Nam. Có thể tham khảo sự thay đổi về cơ cấu thu nhập của các
NHTM Việt Nam trong 2 năm gần đây ở hình vẽ số 2 dưới đây.
Hình số 2:


Nguồn: Báo cáo tài chính quý I/2018 của các NHTM CP Việt Nam được lựa
chọn và
Số liệu trên hình vẽ số 2 nói trên tính chung 13 NHTM CP được lựa chọn có
thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay giảm khá, trong khi đó lãi thuần từ các
hoạt động khác, từ mua bán chứng khoán kinh doanh,… đều tăng.
Về hiệu quả sử dụng tài sản của 15 NHTM CP được lựa chọn đến hết tháng
6/2018 có thể tham khảo hình vẽ số 3 dưới đây
Hình số 3:


Nguồn: Báo cáo tài chính quý I/2018 của các NHTM CP Việt Nam được lựa
chọn và
Số liệu thể hiện trong hình số 3 nói trên cho thấy, chưa tính Agribank, thì 3
NHTM NN đã cổ phần hóa có tổng tài sản lớn nhất, trong đó dẫn đầu là BIDV, tiếp
theo là Vietinbank và Vietcombank. Tuy nhiên về hiệu quả sử dung tài sản thì các

NHTM CP tư nhân lại đang ở tỷ lệ cao hơn các NHTM NN đã cổ phần hóa. Dẫn
đầu về hiệu quả sử dụng tài sản là Techcombank, tiếp theo là VPB, đứng thứ ba là
MB ( mã chứng khoán MBB); tiếp đó là ACB, HDB và VIB. Vietombank có chỉ
tiêu này chỉ đứng khoảng thứ 8, nhưng cao nhất trong số 3 NHTM NN đã cổ phần
hóa. Tám NHTM CP được đề cập cũng là những NHTM CP có giá cổ phiếu cao
nhất trên TTCK Việt Nam trong hơn 1 năm qua cũng như hiện nay.
Phân tích tổng quan cạnh tranh hoạt động giữa các khối ngân hàng ở
trung tâm tài chính lớn nhất cả nước
Để có thể thấy rõ hơn thực trạng các NHTM Việt Nam trong quá trình hội
nhập, bài viết phân tích thêm thực trạng hoạt động cơ bản của các tổ chức tín dụng
(TCTD) tại thành phố Hồ Chí Minh,trung tâm tài chính lớn nhất cả nước.
+ Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh thành phố

Hồ Chí Minh, tính đến cuối tháng 7/2018, tổng huy động vốn của các TCTD trên
địa bàn TP.HCM đạt 2,15 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 7,2% so với cùng kỳ năm
2017. Trong đó huy động bằng tiền Đồng chiếm khoảng 89,3% và huy động ngoại


tệ đạt khoảng 10,7%. Tỷ lệ tiền gửi dân cư chiếm khoảng 48,7% tổng vốn huy
động. Số liệu đó cho thấy uy tín của các TCTD trên địa bàn không ngừng được
nâng lên, người dân vẫn tiếp tục tin tưởng gửi tiền vào NHTM. Khối NH Liên
doanh và nước ngoài trong 6 tháng đầu năm tiếp tục duy trì tăng trưởng vốn huy
động cao (tăng trưởng 10,51% so với cuối năm trước). Trong khi đó, các khối
NHTM khác vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, khối NHTM Nhà nước tăng
4,4%, khối NHTM cổ phần tăng 7,1%.
Đối với tổng dư nợ cho vay, tính đến hết tháng 7/2018 các TCTD trên địa bàn
đạt gần 1,93 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 9,47% so với cuối năm 2017. Trong đó cho
vay bằng tiền Đồng chiếm gần 90,9% và cho vay ngoại tệ khoảng 9,1%. Tỷ lệ cho
vay trung và dài hạn khoảng 53,2% tổng dư nợ, còn lại là cho vay ngắn hạn. Các
khối NHTM duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và tích cực, đồng thời tham gia tích

cực các chương trình tín dụng của Chính phủ, NHTW và UBNDTP, cung ứng đầy
đủ tín dụng cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh. Cụ thể:
Khối NH nước ngoài tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng cao so với
cuối năm 2017, tăng 13,54%. Trong khi đó, các khối NHTM khác đều có tốc độ
tăng trưởng tích cực, duy trì ở mức cao. Đến cuối tháng 6/2018, Khối NHTM cổ
phần tăng 7,81%, khối NHTM nhà nước tăng 9,11%, khối NH liên doanh tăng
9,73%.
Diễn biến của thực trạng nói trên cho thấy, trong môi trường cạnh tranh bình
đẳng giữa các khối NH thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, thì khối Ngân
hàng nước ngoài, bao gồm cả Ngân hàng 100 % vốn nước ngoài, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài tại TP. HCM và Ngân hàng liên doanh đang có thế mạnh nhất về
huy động vốn và cho vay, có mức tăng trưởng cao nhất, trong khi đó các NHTM
NN, kể cả NHTM NN đã cổ phần hóa có tốc độ tăng thấp nhất. Đây là những thách
thức không nhỏ đối với các NHTM NN trong quá trình hội nhập, tham gia CPTPP.
Trong quá trình cạnh tranh hội nhập, điểm nổi bật và gắn bó thiết thực nhất
đối với cộng đồng doanh nghiệp (DN) và nền kinh tế trong thời gian qua đó là mặt
bằng lãi suất (cả huy động và cho vay) được hệ thống ngân hàng duy trì ổn định.
Tỷ giá giữa tiền VND và USD mặc dù thời gian qua có nhiều yếu tố tác động
nhưng vẫn giữ được sự ổn định, cung cầu ngoại tệ hợp lý, đáp ứng được nhu cầu
của DN và người dân. Trong thời gian qua, dư nợ tín dụng duy trì tốc độ tăng
trưởng khá, cơ cấu tín dụng ngày càng hợp lý hơn khi tỷ lệ cho vay trung – dài hạn
có xu hướng giảm dần, các NHTM tập trung nguồn vốn nhiều hơn cho các lĩnh vực
sản xuất – kinh doanh. Về cơ bản thanh khoản của toàn hệ thống vẫn đảm bảo và
được các TCTD tuân thủ tốt theo các quy định của NHNN.


Dự báo thời cơ và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
trước tác động đa chiều của cuôc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc
ngày càng gia tăng
Ngày 8/8/2018, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 986 phê duyệt chiến

lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm
2030. Một trong những mục tiêu đề cập trong chiến lược đó là phấn đấu đến cuối
năm 2025 có ít nhất từ 2-3 NHTM Việt Nam nằm trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất
trong khu vực châu Á xét về tổng tài sản. Đây là một quyết tâm lớn trong hội nhập
của các NHTM Việt Nam. Bởi vì hiện nay trong danh sách các ngân hàng lớn nhất
châu Á năm 2017 do tạp chí lừng danh về tài chính The Asian Banker xếp hạng thì
Việt Nam có 17 NHTM được xếp vào danh sách 500 ngân hàng mạnh nhất –
AB500Rank. Tất nhiên chưa có NHTM nào của Việt Nam lọt được vào top 150
chứ chưa nói đến top 100. Trong số những NHTM Việt Nam được xếp hạng, BIDV
có vị trí cao nhất với xếp hạng thứ 157 châu Á, tiếp đến là VietinBank đứng thứ
163, Vietcombank ở vị trí 188. Ba ngân hàng này cũng bỏ xa các ngân hàng còn
lại, với vị trí tiếp theo của Sacombank tận 341, MBB thứ 377, Techcombank đứng
thứ 386, ACB ở 389, VPBank là 395 còn lại các ngân hàng như HDBank,
LienVietPostBank, TPBank đều đứng ở vị trí rất xa. Việc xếp hạng đó dựa trên số
liệu của năm 2017 và mục tiêu phấn đấu còn đến 8 năm nữa, vì thế cơ hội để các
NHTM Việt Nam lọt vào top 100 không phải là không có cơ sở. Bởi vì, với các số
liệu được phân tích ở phần đầu bài viết, các NHTM Việt Nam có tốc độ tăng tổng
tài sản, nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay,….bình quân tới 15-18%/năm, nhiều
NHTM CP đạt tới trên 20%/năm, gấp 1,5 – 2 lần tốc độ tăng của các NH trong khu
vực.
Tính đến hết tháng 6/2018, BIDV, VietinBank và Vietcombank đều có tổng
tài sản quanh mức 1 triệu tỷ đồng, cụ thể của BIDV đạt hơn 1,26 triệu tỷ, của
VietinBank hơn 1,11 triệu tỷ và Vietcombank là 977 nghìn tỷ. Tổng tài sản của các
ngân hàng này vẫn tăng đều đặn qua các năm, mức tăng phổ biến khoảng 10%.
Trong vòng 8 năm nữa, giả sử tốc độ tăng trưởng 5-10% đều đặn mỗi năm được
duy trì thì tổng tài sản của các ngân hàng nói trên sẽ vượt qua mốc 1,5 triệu tỷ
đồng. Mức này cũng tương đương với các ngân hàng trong top 100 hiện nay của
châu Á.
Trong khi đó ở nhóm NHTM cổ phần tư nhân của Việt Nam, tổng tài sản
của những ngân hàng lớn nhất, như Sacombank và SCB, dù đã nỗ lực và trải qua

các cuộc M&A, mới lên được con số 400 nghìn tỷ, bằng 1/3 của các ngân hàng
lớn. HDBank cũng có những bước phát triển mạnh thông qua M&A, được đánh giá
rất cao trong nhóm NHTM CP tư nhân, nhưng hiện mới chỉ đứng thứ 448 trong


bảng xếp hạng, nếu thương vụ với PGBank được hoàn tất, vị trí sẽ cải thiện nhưng
để bắt kịp với Sacombank và SCB vẫn còn rất xa vời.
Bên cạnh đó, dự báo trong thời gian tới có thể sẽ diễn ra một số hoạt động
mua bán sáp nhập giữa các NHTM CP Việt Nam, như vậy quy mô tổng tài sản của
một số NHTM CP sẽ tăng lên rất lớn. Bởi vậy, một lần nữa có thể khẳng định, nếu
Việt Nam có được một vài ứng viên lọt vào nhóm các ngân hàng có tổng tài sản top
100 châu Á, thì chắc chắn vẫn thuộc về BIDV, VietinBank, Vietcombank và thêm
cả Agribank. Điều này cũng đúng với kỳ vọng và mục tiêu của Chính phủ đối với
các NHTM này.
Cũng tại Quyết định số 986 phê duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng
Việt Nam đã nêu cụ thể hướng giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại ba ngân hàng lớn:
Vietcombank, mã chứng khoán VCB, BIDV, mã chứng khoán BID và VietinBank,
mã chứng khoán CTG. Trong chiến lược trên giai đoạn 2018 - 2020, đối với các
NHTM NN(không bao gồm Agribank), Chính phủ sẽ tăng vốn điều lệ để đảm bảo
tỷ lệ an toàn vốn thực hiện chuẩn mực Basel 2, bảo đảm vai trò chi phối của Nhà
nước, trong đó Nhà nước nắm giữ ở mức tối thiểu 65% tổng số cổ phần có quyền
biểu quyết. Ba ngân hàng trên sẽ lựa chọn cổ đông chiến lược có uy tín trên thị
trường, có năng lực tài chính, kinh nghiệm quản trị; chuẩn bị các điều kiện tiền đề,
tiến tới niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài. Hiện nay
Vietcombank và Vietinbank đã có cố đông chiến lược nước ngoài, BID đang trong
quá trình đàm phán với đối tác nước ngoài. Riêng tại Vietinbank cơ cấu cổ đông có
thể thấy rõ ở Bảng số 1 dưới đây:
Bảng 1: Cơ cấu cổ đông của Vietinbank
Tên


Vị trí

Số cổ phần

Tỷ lệ sở hữuNgày cập nhật

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

---

2.400.204.956

64,46%30/06/2018

MUFG Bank, Ltd

---

734.604.384

19,73%30/09/2015

IFC Capitalization (Equity) Fund, L.P.

---

200.864.399

5,39%30/09/2015


International Finance Corporation

---

98.017.588

2,63%30/09/2015

Công đoàn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

---

42.734.749

1,15%30/09/2015

CP Tự do chuyển nhượng

---

246.978.480

6,63%30/06/2018

Nguồn: Báo cáo của Vietinbank
Như vậy cổ đông nước ngoài đang chiếm tỷ lệ sở hữu trên 28% tại
Vietinbank, hỗ trợ nhiều mặt cho ngân hàng trong quá trình hội nhập. Tại
Vietcombank có thể tham khảo ở hình vẽ số 4 dưới đây:



Hình số 4: Cơ cấu cổ đông hiện nay tại Vietbombank

Nguồn: Báo cáo của Vietcombank
Dự kiến Vietcombank sẽ bán thêm 10% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài
theo hình thức phát hành riêng lẻ. Cổ đông chiến lược Mizuho cũng sẽ mua cổ
phiếu Vietcombank trong thời gian tới để đảm bảo tỷ lệ sở hữu 15%. Đây cũng là
giải pháp nâng cao năng lực và uy tín, chuẩn bị thế và lực tiếp tục hội nhập sâu
rộng hơn, tham gia CPTPP
Đến giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ xác định các NHTM NN nói trên tiếp
tục đóng vai trò là lực lượng chủ lực, chủ đạo về quy mô, thị phần, khả năng điều
tiết thị trường; đi đầu trong việc triển khai và áp dụng Basel 2 theo phương pháp
nâng cao và hội nhập quốc tế. Quyết định trên nêu rõ, đảm bảo tỷ lệ sở hữu Nhà
nước ở mức 51% tại nhóm NHTM này, tức giảm từ mức đảm bảo tối thiểu 65% sở
hữu hiện nay. Ngoài ra, Chính phủ cũng đặt lộ trình thực hiện niêm yết cổ phiếu
của các ngân hàng trên (VCB, BID và CTG) trên thị trường chứng khoán nước
ngoài; riêng cố phiếu Agribank sau khi cổ phần hóa sẽ thực hiện niêm yết tại
TTCK trong nước. Giai đoạn 2021 – 2025 sẽ nâng cao hơn nữa năng lực cạnh
tranh, tăng sự minh bạch và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế tốt trong
quản trị và trong hoạt động của các TCTD. Đưa tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ của
các NHTM trong tổng thu nhập lên 12 -13% vào năm 2021 và đến cuối 2025 vào
khoảng 16-17%. Với tỷ trọng thu nhập dịch vụ của các NHTM được lựa chọn nói ở
phần đầu bài viết hiện nay thì chắc chắn 8 năm nữa sẽ đạt được mục tiêu đề ra. Nợ
xấu của toàn hệ thống các TCTD dưới 3%. Hoàn thành việc niêm yết các NHTM
cổ phần; nâng cao vốn pháp định cho các quỹ tín dụng nhân dân.
Khuyến mại chính sách


Một là, hoạt đông thương mại, đầu tư, du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc
tiếp tục đa dạng và phức tạp hơn; các hoạt động tín dụng, thanh toán, chuyển tiền,
tài trợ thương mại, chuyển đổi tiền tệ của các NHTM Việt Nam phục vụ các hoạt

động trên cũng gia tăng lớn, nhưng cũng cần phòng tránh rủi ro. Đặc biệt là bài học
về những biến động của thị trường nông lâm thủy hải sản trong nước, tập trung là
các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn sang Trung Quốc và từ Trung Quốc nhập
khẩu vào Việt Nam. Do vậy, các NHTM cần cảnh giác, phòng ngừa rủi ro trong
cho vay vốn các doanh nghiệp, hộ nông dân đầu tư nông sản có kim ngạch giao
dịch 2 chiều lớn với Trung Quốc.
Hai là, rủi ro trong kinh doanh, mua bán Nhân dân tệ sẽ lớn hơn. Biến động
này cũng mang tính chất 2 chiều nhất là đối với các NHTM tham gia sử dụng NDT
ở các tỉnh biên giới phía Bắc. Bởi vậy các NHTM cần kiểm soát chặt chẽ rủi ro
trong giao dịch NDT với khách hàng cả Việt Nam và Trung Quốc.
Ba là, hoạt động thanh toán sử dụng mã QR của khách du lịch và thương
nhân Trung Quốc ở Việt Nam ngày càng lớn hơn. Vì vậy, cần có cách thức mới
kiểm soát chặt chẽ hoạt đông này. Các NHTM Việt Nam cũng cần mở rộng việc sử
dụng mã QR cho thanh toán trên thiết bị di động cho khách hàng. Các địa phương
cần chỉ đao cơ quan thuế, quản lý thị trường,… tăng cường kiểm tra các hoạt động
trốn thuế, các hoạt động thanh toán không qua NHTM Việt Nam của các cửa hàng,
khách sạng, … có đông khách Trung Quốc.
Nguồn tài liệu tham khảo
- Báo cáo tài chính quý I/2018 và quý II/2018 của các NHTM CP Việt
Nam được lựa chọn
-



- Trang web của Vietcombank và Vietintinbank
-




×