Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.05 KB, 6 trang )

CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG QUỐC VÀ
NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
1. Diễn biến và nguyên nhân của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc
Ngày 23/01/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế nhập khẩu 20%
và 30% (giảm xuống 15% sau 4 năm) lên sản phẩm máy giặt và pin mặt trời. Là quốc
gia sản suất pin mặt trời hàng đầu thế giới và xuất khẩu máy giặt sang Mỹ, Trung
Quốc công khai chỉ trích chính sách của Mỹ.
Ngày 22/03/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu Cơ quan đại diện
thương mại Mỹ áp mức thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 50 – 60
tỷ USD. Cơ quan đại diện thương mại Mỹ đã dựa trên Điều khoản 301 của Luật
thương mại năm 1974 làm căn cứ cho việc ban hành mức thuế là nhằm phản ứng lại
những hoạt động thương mại thiếu công bằng của Trung Quốc, trong đó có cả việc lấy
bản quyền sở hữu trí tuệ. Hơn 1.300 danh mục hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc bị
áp dụng mức thuế mới, bao gồm thiết bị máy bay, pin, ti vi màn hình phẳng, dụng cụ y
tế, viễn thông và vũ khí.
Trung Quốc phản ứng lại hành động của Mỹ bằng cách áp dụng mức thuế nhập
khẩu đối với 128 hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm sản phẩm nhôm, máy bay, ô tô,
thịt lợn, đậu nành (mức thuế 25%) và hoa quả, hạt, ống thép (mức thuế 15%) vào ngày
02/04/2018. Trung Quốc khiếu nại lên WTO về mức thuế nhập khẩu áp dụng đối với
hàng hóa của nước mình. Ngày 05/04/2018, Tổng thống Mỹ tuyên bố ông sẽ xem xét
áp đặt mức thuế mới đối với 100 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc do hành
vi trả đũa của Trung Quốc.
Các cuộc đối thoại giữa Mỹ và Trung Quốc từ đầu tháng 04/2018, trong đó có
đối thoại không mang lại kết quả tại Bắc Kinh ngày 03 – 04/05/2018 đã dần có tiếng
nói chung khi tại cuộc đối thoại giữa hai bên vào ngày 17 – 22/05/2018. Mỹ đã đồng ý
tạm hoãn áp thuế nhập khẩu, xem xét dỡ bỏ lệnh trừng phạt công ty ZTE, và Trung
Quốc đề xuất sẽ mua thêm nhiều hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, xóa bỏ thuế nhập khẩu
lên các sản phẩm nông nghiệp, giảm mức thuế từ 25% xuống còn 15% đối với ô tô
nhập khẩu từ Mỹ. Tuy nhiên, ngày 22/05/2018, Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận
vừa mới đạt được trước đó.
Ngày 29/05/2018, Nhà Trắng phát ra thông báo Mỹ sẽ áp dụng mức thuế nhập




khẩu 25% lên 50 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc với danh mục hàng hóa
chịu ảnh hưởng được thông báo vào ngày 15/06/2018. Ngoài ra, Mỹ có kế hoạch áp
dụng các biện pháp hạn chế đầu từ và tăng cường kiểm soát xuất khẩu đối với các cá
nhân, tổ chức Trung Quốc để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Phản ứng lại hành động này,
Bắc Kinh ra tuyên bố sẽ dừng các hoạt động đàm phán với Washington nếu như các
lệnh trừng phạt thương mại được áp dụng.
Ngày 15/06/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trunmp tuyên bố Mỹ sẽ áp dụng
mức thuế 25% đối với 50 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc, trong đó 34 tỷ
USD sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 06/07/2018. Bộ Thương mại Trung Quốc đưa ra
cáo buộc Mỹ phát động cuộc chiến tranh thương mại và Trung Quốc sẽ có những hành
động đáp trả tương tự kể từ ngày 06/07/2018. Ba ngày sau, Nhà Trắng tuyên bố Mỹ có
thể sẽ áp thuế nhập khẩu 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nếu
như Trung Quốc có hành động đáp trả. Danh mục hàng hóa chịu mức thuế mới sẽ
được công bố vào ngày 11/07/2018 và được chính thức áp dụng sau đó 60 ngày. Trung
Quốc trả đũa bằng cách đe dọa sẽ áp dụng mức thuế đối với 50 tỷ hàng hóa nhập khẩu
từ Mỹ.
Khi thuế thu nhập đối với 34 tỷ hàng hóa nhập khẩu bắt đầu có hiệu lực từ ngày
06/07/2018, Trung Quốc có hành động đáp trả tương tự. Ngày 10/07/2018, Mỹ công
bố bản danh sách hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD chịu mức
thuế 10%. Ngay sau đó hai ngày, Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả bằng việc áp mức
thuế cao hơn đối với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
Ngày 08/08/2018, Văn phòng Cơ quan đại diện thương mại Mỹ thông báo về
việc đã hoàn chỉnh danh sách 279 mặt hàng hóa của Trung Quốc, trị giá 16 tỷ USD, bị
áp dụng mức thuế 25% có hiệu lực từ ngày 23/08/2018.
Chỉ một ngày sau cuộc đàm phán không mang lại kết quả giữa hai quốc gia tại
Washington, ngày 23/08/2018, Mỹ áp dụng mức thuế 25% đối với 16 tỷ USD hàng
hóa nhập khẩu từ Trung Quốc như tuyên bố trước đó. Trung Quốc cũng công bố danh
sách áp thuế trả đũa trị giá 16 tỷ USD đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ có hiệu lực

cùng ngày. Trung Quốc gửi lên WTO cáo buộc Mỹ chủ đích tạo ra căng thẳng thương
mại giữa hai bên.
Ngày 17/09/2018, Mỹ tuyên bố áp đặt mức thuế 10% đối với 200 tỷ USD hàng
hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 24/09/2018 và sẽ tăng lên 25% vào


cuối năm. Tổng thống Trump đưa ra đe dọa sẽ đánh thuế đối với 267 tỷ USD hàng
nhập khẩu nếu Trung Quốc có hành động đáp trả. Phía Trung Quốc phản ứng lại bằng
việc áp đặt mức thuế 10% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ trị giá 60 tỷ USD.
Có ba nguyên nhân chính dẫn tới cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc:
Thứ nhất, Mỹ muốn giảm mức thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã
liên tục gia tăng trong hơn 20 năm qua, đạt mức 375 tỷ USD vào năm 2017. Để hỗ trợ
nền kinh tế trong nước, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng nội địa, đồng thời đưa việc
làm trở lại Mỹ, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện các biện pháp áp
thuế nhập khẩu lên hàng hóa từ Trung Quốc, tạo sức ép để Trung Quốc phải tăng mua
hàng hóa từ Mỹ.
Thứ hai, Mỹ muốn củng cố vị trí siêu cường của mình trước sự trỗi dậy ngày
càng mạnh mẽ từ phía Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực kể từ năm 2006 trở lại đây. Với
tham vọng hiện đại hóa cấu trúc nền kinh tế thông qua việc nâng tầm công nghệ sản
xuất trong nước, Trung Quốc đã thực thi nhiều chính sách đổi mới và phát triển các
ngành công nghệ cao. Chính quyền Mỹ có cơ sở để tin rằng các doanh nghiệp Trung
Quốc yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài muốn hoạt động tại Trung Quốc phải liên
doanh với các doanh nghiệp nội địa để chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp Trung Quốc vươn lên bằng hình thức không công bằng. Đối với nền
kinh tế Mỹ nói chung và các doanh nghiệp Mỹ nói riêng, đây là nguy cơ đe dọa hiện
hữu với lợi ích của họ. Chính quyền Washington muốn thông qua chiến tranh thương
mại để gia tăng sức ép với chính quyền Bắc Kinh nhằm tạo ra sự công bằng trong việc
đối xử giữa các doanh nghiệp.
Thứ ba, Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn thực hiện những cam kết với cử
tri ủng hộ mình về việc giảm thâm hụt thương mại, tạo ra sân chơi công bằng giữa

doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc trước khi bước vào cuộc bầu cử giữa kỳ vào cuối
năm 2018.
2. Tác động của chiến tranh thương mại tới nền kinh tế Mỹ - Trung Quốc và Việt Nam
Đối với Mỹ, khi xem xét cơ cấu hàng hóa đánh thuế, có thể nhận thấy đối với
gói đánh thuế 50 tỷ USD, Mỹ chủ yếu nhằm vào các loại phương tiện sản xuất và hàng
hóa trung gian nhưng đối với gói đánh thuế 200 tỷ USD, danh mục hàng hóa đã mở
rộng sang nhóm hàng tiêu dùng. Như vậy, trong khi gói đánh thuế thứ nhất có tác động
trực tiếp tới chi phí sản xuất của doanh nghiệp, qua đó gián tiếp tác động tới người dân


Mỹ thì gói đánh thuế thứ hai có tác động trực tiếp tới chi tiêu của họ. Mặc dù mặt bằng
giá cả tăng lên sẽ ảnh hưởng tới tiêu dùng của người dân Mỹ nhưng mức độ ảnh hưởng
phần nào được giảm thiểu thông qua chương trình cải cách thuế của chính quyền
Washington.
Trái lại, Trung Quốc chịu ảnh hưởng tiêu cực hơn nhiều so với Mỹ, trên nhiều
khía cạnh. Trong bối cảnh Trung Quốc đang ở trong chu kỳ giảm tốc độ tăng trưởng
kinh tế, những thiệt hại trong việc co hẹp hoạt động xuất khẩu thường bị khuếch đại ra
hoạt động sản xuất, đầu tư và tiêu dùng trong nước. Chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm
giảm nợ, kiểm soát các bong bóng thị trường, giải quyết bất ổn trong hệ thống ngân
hàng, ổn định kinh tế vĩ mô của Trung Quốc cũng bị tạm thời dừng lại để hỗ trợ nền
kinh tế giảm tốc. Đồng nhân dân tệ giảm giá mạnh cùng với sự sụt giảm của thị trường
chứng khoán kéo theo dòng vốn nước ngoài rút mạnh ra khỏi thị trường cũng có
những ảnh hưởng không tốt tới nền kinh tế Trung Quốc.
Theo nghiên cứu của KPMG năm 2018, trong trường hợp chiến tranh thương
mại tiếp tục leo thang và lan rộng ra toàn cầu, mỗi quốc gia Mỹ - Trung Quốc sẽ bị tổn
thất GDP 1% trong ngắn hạn và 0,3% trong dài hạn; riêng nền kinh tế toàn cầu sẽ bị
mất đi 0,7% GDP/năm.
Việt Nam có quan hệ thương mại sâu rộng với cả hai nước, đồng thời có mức
độ mở cửa thương mại rất lớn nên cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc có
tác động trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và gián tiếp tới thị

trường tài chính tiền tệ. Theo đánh giá của Trung tâm WTO, với cuộc chiến thương
mại Mỹ-Trung Quốc, ở chiều tích cực, một số hàng hóa Việt Nam có thể tận dụng
được cơ hội thị trường bị bỏ ngỏ từ các lệnh áp thuế để tăng xuất khẩu vào cả hai
nước. Căng thẳng về đầu tư Mỹ-Trung Quốc cũng có thể là cơ hội cho Việt Nam trong
thu hút thêm đầu tư từ Mỹ. Tuy nhiên, ở chiều tiêu cực, hàng hóa Trung Quốc khó vào
thị trường Mỹ sẽ chuyển hướng sang các thị trường khác. Việt Nam cũng đứng trước
nguy cơ nhập siêu trầm trọng hơn từ Trung Quốc trong khi xuất khẩu của Việt Nam
vào Trung Quốc cũng sẽ khó khăn hơn.
Năm 2017, Việt Nam có thâm hụt thương mại là 23 tỷ USD với Trung Quốc và
thặng dư thương mại 32 tỷ USD đối với Mỹ. Khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Quốc leo thang trên diện rộng, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có thể được
hưởng lợi khi các nhà nhập khẩu Mỹ tìm kiếm nguồn hàng mới. Trong gói đánh thuế


thứ nhất, cơ hội dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam là không nhiều do
các mặt hàng tương tự của Việt Nam xuất sang Mỹ trong năm 2017 chỉ có trị giá 1,2 tỷ
USD. Tuy nhiên, đối với gói đánh thuế thứ hai, cơ hội đã mở ra cho các doanh nghiệp
xuất khẩu của Việt Nam. Trong danh mục sản phẩm trị giá 200 tỷ USD hàng hóa xuất
khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ, các sản phẩm cùng mã của Việt Nam xuất sang Mỹ có
giá trị 13 tỷ USD (nội thất, nông thủy sản, thiết bị điện tử, túi xách). Nếu như các
doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng cơ hội, đón đầu được cơ hội để thâm nhập thị trường
thì nền kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng sẽ thu được
lợi ích không nhỏ. Tuy nhiên, cũng cần hết sức thận trong khi cơ cấu lại mặt hàng xuất
khẩu nếu như chiến tranh thương mại chỉ mang tính ngắn hạn, việc tăng cường đầu tư
vào một số mặt hàng kể trên có thể dẫn tới dư thừa năng lực xuất khẩu trong trung và
dài hạn. Hơn nữa, việc tăng cường xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong bối cảnh thặng
dư thương mại của Việt Nam với Mỹ ở mức cao có thể khiến Việt Nam rơi vào tình
trạng chiến tranh thương mại giống như Trung Quốc. Các mặt hàng nhôm, thép của
Trung Quốc đi qua Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ cũng sẽ chịu mức thuế trừng phạt
của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ. Hiện Việt Nam đứng thứ 12 trong số 20 nguồn thép nhập

khẩu lớn nhất của Mỹ. Nếu Việt Nam cho phép Trung Quốc làm nơi trung chuyển để
nhập các mặt hàng khác vào Mỹ, mà bị khám phá ra thì có thể bị trừng phạt nặng
tương tự như thép và nhôm. Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Trung
Quốc tại một số ngành hàng cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng tiêu cực do một tỷ trọng
lớn hàng hóa trung gian này được cung cấp từ Việt Nam cho các doanh nghiệp xuất
khẩu sản phẩm cuối cùng sang Mỹ của Trung Quốc.
Đối với hoạt động đầu tư, việc nguồn vốn FDI dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc
sẽ tạo ra xu hướng các doanh nghiệp tìm đến các quốc gia có điều kiện kinh doanh
thuận lợi cũng như da dạng hóa hoạt động kinh doanh. Nếu Việt Nam có sự chuẩn bị
tốt để đón nhận cơ hội này, lượng vốn FDI vào trong nước sẽ gia tăng mạnh. Theo tờ
báo Nhật Bản Nikkei, Hội đồng Thương mại Mỹ (AmCham) khu vực miền Nam
Trung Quốc có trụ sở ở Quảng Châu đã thực hiện một cuộc khảo sát đối với các công
ty từ cả Mỹ và Trung Quốc. Kết quả cho thấy, các công ty nói rằng họ đang bị mất thị
phần, đặc biệt là vào tay các công ty từ Việt Nam.
Đồng Nhân dân tệ xuống giá do nhà đầu tư lo ngại về sự leo thang của chiến
tranh thương mại sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Trung Quốc. Việc Ngân hàng


Trung ương Trung Quốc không can thiệp duy trì tỷ giá có thể là một động thái để đồng
Nhân dân tệ giảm giá một cách có chủ đích, qua đó hỗ trợ hoạt động xuất khẩu vốn dĩ
bị ảnh hưởng từ việc áp thuế của Mỹ. Trong khi CNY giảm giá mạnh so với USD thì
VND mất giá không đáng kể so với USD, như vậy đồng CNY giảm giá tương đối so
với VND. Không chỉ có Trung Quốc, nhiều quốc gia khác cũng có xu hướng phá giá
đồng nội tệ so với các đồng tiền mạnh để tạo lợi thế cạnh tranh trong thương mại. Giai
đoạn 8 tháng đầu năm 2018, thị trường ngoại hối chứng kiến tỷ giá VND/USD chịu
ảnh hưởng từ diễn biến điều chỉnh lãi suất của FED và sự xuống giá của CNY khá rõ
ràng. Nếu Chính phủ Việt Nam tiếp tục theo đuổi chính sách hạn chế biến động mạnh
trong tỷ giá để ổn định thị trường tài chính và nền kinh tế vĩ mô thì hoạt động xuất
khẩu sẽ phần nào bị ảnh hưởng không tốt. Là một nước có quan hệ thương mại sâu
rộng với Trung Quốc, Việt Nam hiện nay vẫn đang nhập siêu từ Trung Quốc và nếu

VND lên giá so với CNY, hàng hóa từ Trung Quốc (đặc biệt là các hàng hóa xuất khẩu
sang Mỹ nay bị áp mức thuế cao hơn) sẽ dịch chuyển sang thị trường Việt Nam. Nhìn
chung, nếu tiếp tục để đồng tiền lên giá so với CNY, Việt Nam sẽ chịu áp lực canh
tranh từ hàng hóa Trung Quốc. Tất nhiên, việc điều chỉnh tỷ giá sẽ có ảnh hưởng lan
truyền tới nợ nước ngoài, nợ công, và tỷ lệ lạm phát.
Tài liệu tham khảo
Công ty Chứng khoán Bảo Việt, 2018, Báo cáo chuyên đề “Cuộc chiến thương
mại Mỹ - Trung liệu có leo thang trên quy mô lớn”.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt, 2018, Báo cáo chuyên đề “Toàn cảnh chiến
tranh thương mại Mỹ - Trung”.
KPMG, 2018, Trade wars: There are no winners.
Nguyễn Xuân Thành, 2018, Toàn cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung,
phân tích ảnh hưởng Việt Nam.
Tạp chí Tài chính, 2018, Tác động 2 chiều của chiến tranh thương mại Mỹ Trung đến kinh tế Việt Nam.



×