1
ðẠI HỌC ðÀ NẴNG
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ NHÃ PHƯƠNG
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ðẾN VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 8.34.03.01
ðà Nẵng - 2019
2
Công trình ñược hoàn thành tại
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ, ðHðN
Người hướng dẫn KH: PGS.TS. HOÀNG TÙNG
P
Luận văn ñược bảo vệ trước Hội ñồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường ðại học Kinh tế, ðại học ðà Nẵng
vào ngày 10 tháng 8 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, ðại học ðà Nẵng
- Thư viện trường ðại học Kinh tế, ðại học ðà Nẵng
1
MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán có tác ñộng
tích cực ñến sự phát triển của quốc gia. Thực tế cho thấy thị trường
chứng khoán ñã thúc ñẩy phát triển kinh tế ở nhiều nước một cách có
hiệu quả thông qua việc góp phần tạo ra vốn khả dụng.
Thông tin thị trường chứng khoán rất ña dạng và phong phú.
Thông tin sẽ phản ánh tình hình tài chính, bản chất của doanh
nghiệp, qua ñó các nhà ñầu từ có thể nhận ñịnh, phân tích và ñầu tư
có hiệu quả. Tuy nhiên, thông tin trên thị trường chứng khoán Việt
Nam chưa ñảm bảo ñược tính minh bạch và hiệu quả. Những nguồn
thông tin chính thức (công bố từ Sở giao dịch, Ủy ban chứng khoán
nhà nước...) ñã ngày càng hoàn thiện ñể ñảm bảo tính chính xác,
công bằng và kịp thời nhưng chưa ñáp ứng ñược nhu cầu thông tin
của thị trường. Thông tin nghèo nàn sẽ là một ñe dọa cho khả năng
cạnh tranh của các tổ chức. Sự thực là trong thời gian gần ñây, sự lan
truyền các bê bối trong lĩnh vực tài chính ngân hàng như Ngân hàng
Xây dựng Việt Nam (2014), Ngân hàng thương mại cổ phần ðại
Dương (2015), Ngân hàng ðông Á (2015), Ngân hàng thương mại cổ
phần Sài Gòn Sacombank (2017) càng ñặt ra câu hỏi lớn về mức ñộ
công bố thông tin của các ngân hàng tại Việt Nam. Thực tế ñã có khá
nhiều các nghiên cứu về mức ñộ công bố thông tin trên ñối tượng là
các ngân hàng tại cả nước phát triển và ñang phát triển. Tuy nhiên,
ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp ñặc biệt, báo cáo tài chính
của ngân hàng ñược rất nhiều ñối tượng sử dụng, vì vậy ñể có một
cái nhìn kịp thời nhất về mức ñộ công bố thông tin của các ngân
hàng tại Việt Nam hiện nay thì một nghiên cứu về mức ñộ công bố
thông tin trên báo cáo tài chính của các ngân hàng niêm yết trên thị
2
trường chứng khoán Việt Nam trong giai ñoạn 2013-2017 là cần
thiết. Bởi lẽ công bố thông tin minh bạch ñược xem là một cơ chế
thúc ñẩy các ngân hàng nâng cao ý thức và cải thiện tình hình quản
trị ngân hàng, qua ñó ñáp ứng tốt hơn ñòi hỏi của các nhà ñầu tư và
nền kinh tế.
Xuất phát từ tính cấp thiết ñó, tác giả ñã lựa chọn ñề tài “Nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng ñến việc công bố thông tin trên báo
cáo tài chính của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam”.
2. Mục tiêu của ñề tài
ðề tài ñặt ra hai mục tiêu nghiên cứu sau:
- Xác ñịnh các nhân tố ảnh hưởng ñến việc công bố thông tin trên
báo cáo tài chính của các ngân hàng ñang niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
- ðề xuất các giải pháp nhằm cải thiện việc công bố thông tin trên
báo cáo tài chính của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng
khoản Việt Nam
3. Câu hỏi nghiên cứu
ðể ñạt ñược mục tiêu trên, ñề tài ñặt ra các câu hỏi nghiên cứu
sau:
- Các nhân tố nào có ảnh hưởng ñến việc công bố thông tin trên
báo cáo tài chính của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam?
- Mức ñộ ảnh hưởng của các nhân tố ñến việc công bố thông tin
trên báo cáo tài chính của các ngân hàng niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam?
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
- ðối tượng nghiên cứu
3
ðề tài nghiên cứu mức ñộ công bố thông tin trong báo cáo tài
chính và các nhân tố ảnh hưởng ñến việc công bố thông tin trong báo
cáo tài chính của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về thời gian: Số liệu phục vụ cho quá trình nghiên
cứu ñược lấy từ báo cáo tài chính ñã ñược kiểm toán của 9 ngân hàng
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2013 ñến
năm 2017.
+ Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về
mức ñộ công bố thông tin và các nhân tố ành hưởng ñến việc công
bố thông tin của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam
5. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm giải quyết ñược các mục tiêu nghiên cứu ñặt ra, ñề tài sử
dụng kết hợp cả phương pháp ñịnh tính và ñịnh lượng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
7. Kết cấu của ñề tài
Ngoài phần mở ñầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo nội
dung chính của luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công bố thông tin và các nhân tố ảnh
hưởng ñến việc công bố thông tin của các doanh nghiệp.
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng ñến mức
ñộ công bố thông tin của các ngân hàng thương mại
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Hàm ý chính sách và kiến nghị
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
4
Cho ñến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hưởng ñến việc công bố thông tin trong BCTC của các tác giả
trong và ngoài nước ở nhiều thời ñiểm và trong các phạm vi khác
nhau.
- Kết luận tổng quan tài liệu nghiên cứu:
Qua quá trình tìm hiểu của mình tác giả nhận thấy còn khoảng
trống nghiên cứu là: phạm vi nghiên cứu còn giới hạn, ña số các
nghiên cứu thường chỉ nghiên cứu ở ñối tượng doanh nghiệp, ít nghiên
cứu trên ñối tượng ngân hàng. Mặc dù ngày càng có nhiều nghiên cứu
trên ñối tượng ngân hàng hơn tuy nhiên thời gian nghiên cứu là từ các
năm trước. Từ nhận xét trên, tác giả cho rằng khoảng trống ñể tác giả
nghiên cứu ñề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng ñến việc công
bố thông tin trên báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là hoàn toàn phù
hợp và cần thiết.
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG ðẾN MỨC ðỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1 NHỮNG VẤN ðỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN
1.1.1 Khái niệm, ñặc ñiểm của thông tin trên thị trường
chứng khoán
a. Khái niệm thông tin trên thị trường chứng khoán
Thông tin trên TTCK ñược hiểu là toàn bộ các thông tin phản
ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong những giai ñoạn phát
triển nhất ñịnh.
b. ðặc ñiểm thông tin trên thị trường chứng khoán
1.1.2 Khái niệm, ñặc ñiểm công bố thông tin trên TTCK
a. Khái niệm công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
b. ðặc ñiểm công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
1.2 PHÂN LOẠI CÔNG BỐ THÔNG TIN
1.2.1 Phân loại thông tin theo tính chất bắt buộc hay tự
nguyện
1.2.2 Phân loại theo phạm vi bao quát
1.2.3 Phân loại thông tin theo thời gian
1.2.4 Phân loại theo nguồn thông tin
1.2.5 Phân loại thông tin theo thời ñiểm công bố
1.3 SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN TRONG
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.3.1 ðối với công tác quản lý thị trường
1.3.2 ðối với nhà ñầu tư
6
1.3.3 ðối với trung tâm giao dịch chứng khoán
1.4 YÊU CẦU CÔNG BỐ THÔNG TIN KẾ TOÁN
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 01): Chuẩn mực
chung, quy ñịnh rõ các yêu cầu cơ bản ñối với thông tin kế toán cần
ñược trình bày trung thực, khách quan, ñầy ñủ, kịp thời, dễ hiểu có
thể so sánh.
1.4.1. Yêu cầu công bố thông tin trong báo cáo tài chính
Theo VAS 01: Chuẩn mực chung cũng quy ñịnh rõ các yếu tố cơ
bản của báo cáo tài chính.
1.4.2 Yêu cầu công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết
Thông tư số155/2015-TT-BTC ra ñời năm 2015 là văn bản
hướng dẫn toàn diện và chi tiết nhất trong việc hướng dẫn công bố
thông tin trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
1.5 CHỈ SỐ ðO LƯỜNG MỨC ðỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN
Trong nghiên cứu tác giả ñã chọn cách ghi nhận theo phương
pháp tiếp cận không lượng hóa ñể tính chỉ số công bố thông tin.
Nếu mục thông tin ñược công bố, sẽ nhận giá trị 1 ñược mã hóa
cho dữ liệu, nếu không công bố sẽ nhận giá trị 0.
Như vậy, phương pháp này tính toán chỉ số công bố thông tin
(INDEXi) của mỗi ngân hàng sẽ ñược tính như sau:
INDEXi = TDi/n
Trong ñó :
TDi: tổng ñiểm công bố thông tin cho mỗi ngân hàng
TDi =
d = 1 nếu thông tin dj ñược công bố
d = 0 nếu thông tin dj không ñược công bố
n = số mục thông tin
7
1.6 CÁC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ðẾN MỨC ðỘ CÔNG
BỐ THÔNG TIN
1.6.1. Lý thuyết ñại diện
1.6.2 Lý thuyết dấu hiệu
1.6.3. Lý thuyết chi phí chính trị
1.6.4 Lý thuyết chi phí sở hữu
1.7 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ðẾN MỨC ðỘ CÔNG BỐ
THÔNG TIN CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Từ kết quả của các nghiên cứu trước ñây, các nhân tố thường ñược
ñề cập khi nghiên cứu mức ñộ công bố thông tin là: Thời gian hoạt
ñộng, Quy mô doanh nghiệp, Lợi nhuận, Chủ thể kiểm toán, Tài sản
cố ñịnh, ðòn bẩy tài chính, Kích cỡ Hội ñồng quản trị, Tính thanh
khoản, Thành phần Hội ñồng quản trị (HðQT)…
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
8
CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ðẾN
MỨC ðỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
2.1. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM
2.1.1. Lịch sử và phát triển
2.1.2. Các giai ñoạn phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam
2.1.3. Cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay
2.1.4. Các ñặc ñiểm hoạt ñộng chính của các NHTM tại Việt Nam
2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.2.1. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
a. Câu hỏi nghiên cứu
Mục ñích của nghiên cứu là nhằm trả lời câu hỏi:
1. Các nhân tố nào có ảnh hưởng ñến việc thông tin trên báo cáo
tài chính của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam như thế nào?
2. Mức ñộ ảnh hưởng của các nhân tố ñến việc công bố thông tin
trên báo cáo tài chính của các ngân hàng niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam?
b.Giả thuyết nghiên cứu
Từ kết quả của các nghiên cứu trước ñây, các giả thuyết ñược ñặt
ra cho mô hình nghiên cứu này là:
Thời gian hoạt ñộng
H1: Ngân hàng có thời gian hoạt ñộng lâu hơn, lượng thông tin
công bố nhiều hơn.
Quy mô ngân hàng
9
H2: Ngân hàng càng lớn, lượng thông tin công bố càng nhiều.
Lợi nhuận
H3: Ngân hàng có lợi nhuận cao thì công bố thông tin càng nhiều.
Chủ thể kiểm toán
H4: Ngân hàng ñược kiểm toán bởi công ty kiểm toán thuộc Big4
thì mức ñộ công bố thông tin nhiều hơn.
Tài sản cố ñịnh
H5: Ngân hàng có tỷ trọng tài sản cố ñịnh cao thì mức ñộ công bố
thông tin thấp hơn.
ðòn bẩy tài chính
H6: Ngân hàng có ñòn bẩy tài chính cao thì có mức ñộ công bố
thông tin nhiều hơn.
Kích cỡ Hội ñồng quản trị
H7: Ngân hàng có kích cỡ Hội ñồng quản trị nhỏ thì mức ñộ công
bố thông tin càng nhiều.
Tính thanh khoản
H8: Ngân hàng có khả năng thanh toán cao thì mức ñộ công bố
thông tin càng nhiều.
Thành phần Hội ñồng quản trị (HðQT)
H9: Ngân hàng có tỉ lệ thành viên không ñiều hành trong Hội ñồng
quản trị càng lớn thì mức ñộ công bố thông tin càng nhiều.
2.2.2. Chọn mẫu
Tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo tài chính ñã
kiểm toán của các ngân hàng. Nghiên cứu chính thức bao gồm 45 quan
sát từ 9 ngân hàng ñang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam (sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và sàn giao dịch chứng
khoán TP Hồ Chí Minh) ñược thu thập từ báo cáo tài chính thường
niên ñã kiểm toán từ năm 2013 ñến 2017.
10
Nhận xét về mẫu ñã chọn:
Thứ nhất, nó phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tập
trung nghiên cứu mức ñộ công bố thông tin của các ngân hàng niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thứ hai, do giới hạn về thời gian của luận văn, trong khi việc ño
ñếm các chỉ mục ñể ñưa ra kết quả về mức ñộ công bố thông tin của
doanh nghiệp cũng chiếm thời gian khá dài, vì vậy một kích thước
mẫu 45 quan sát từ 9 ngân hàng là tương ñối ñầy ñủ với yêu cầu về thu
thập dữ liệu ñể có thể suy luận ñược kết quả thống kê ñáng tin cậy
2.2.3 Chọn các mục thông tin công bố trong báo cáo tài chính
Mức ñộ công bố thông tin trong nghiên cứu chỉ ñề cập ñến sự
ñầy ñủ theo quy ñịnh cụ thể là theo biểu mẫu của quyết ñịnh
04/VBHN-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Trong ñó, Bảng cân ñối
kế toán gồm 79 chỉ mục, Báo cáo kết quả kinh doanh: 23 chỉ mục,
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: 44 chỉ mục, Thuyết minh báo cáo tài
chính: 86 chỉ mục.
2.2.4. Mô hình nghiên cứu
Một phương trình hồi quy ña biến ñược sử dụng ñể kiểm tra mối
liên hệ giữa biến phụ thuộc - Chỉ số công bố thông tin của các ngân
hàng niêm yết ở Việt Nam với các biến ñộc lập. Mô hình có dạng như
sau:
INDEXit = β0 + β1AGEit + β2SIZEit + β3ROAit + β4BIG4it +
β5FIXASSETit
+
β6LEVERAGEit
+
β7BOARDSIZEit
+
β8LIQUIDITYit + β9BOARDCOMit + uit
Trong ñó:
INDEXit: Chỉ số công bố thông tin từ mỗi ngân hàng i trong năm t
11
AGE,
SIZE,
ROA,
BIG4,
FIXASSET,
LEVERAGE,
BOARDSIZE, LIQUIDITY, BOARDCOM: Biến ñộc lập của mô
hình
β0: Tham số chặn
β1, β2,… ,β9: Các tham số chưa biết của mô hình
2.2.5. Xác ñịnh và ño lường các biến
a. Biến phụ thuộc
Phương pháp này tính toán chỉ số công bố thông tin (INDEXi)
của mỗi ngân hàng sẽ ñược tính như sau:
INDEXi = TDi/n
Trong ñó :
TDi: tổng ñiểm công bố thông tin cho mỗi ngân hàng
TDi =
d = 1 nếu thông tin dj ñược công bố
d = 0 nếu thông tin dj không ñược công bố
n = số mục thông tin
b. Các biến ñộc lập
Từ nghiên cứu lý thuyết, tác giả cần kiểm ñịnh các giả thuyết
thông qua các biến ñộc lập sau: Thời gian hoạt ñộng; Quy mô ngân
hàng; Lợi nhuận; Chủ thể kiểm toán; Tài sản cố ñịnh; ðòn bẩy tài
chính; Kích cỡ HðQT; Tính thanh khoản; Thành phần HðQT
12
Bảng 2.1. Tổng hợp các biến sử dụng trong nghiên cứu.
STT
1
Biến
AGE
Nhân tố
ðo lường
Thời gian hoạt Số năm hoạt ñộng tính
ñến thời ñiểm ñiều tra
ñộng
2
SIZE
Dấu
Quy mô ngân Logarit của tổng tài sản
hàng
3
ROA
Lợi nhuận
(Lợi nhuận sau thuế/Tổng
tài sản )x 100%
4
BIG4
Chủ thể kiểm ðịnh danh
6
7
sản
FIXA
Tài
cố (Nguyên giá – Hao mòn
SSET
ñịnh
LEVE
ðòn bẩy tài Tổng nợ phải trả/Tổng tài
RAGE
chính
BOAR
Kích cỡ Hội Số
TSCð)/Tổng tài sản
sản
DSIZE ñồng quản trị
8
9
10
lượng
+
+
+
toán
5
+
thành
viên
HðQT
LIQUI
Tính
thanh Tiền/Tổng nợ phải trả
DITY
khoản
BOAR
Thành
DCO
Hội ñồng quản ñiều hành trong HðQT
M
trị
INDE
Chỉ số công Tổng ñiểm công bố thông
X
bố thông tin
+
+
phần Tỷ lệ thành viên không
tin/ Tổng số mục
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
+
13
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ
3.1.1. ðối với các biến ñịnh lượng
- Thời gian hoạt ñộng
Qua bảng thống kê mô tả có thể thấy ñược thời gian hoạt ñộng
trung bình của các ngân hàng là 29.6667 năm. Ngân hàng có thời gian
hoạt ñộng lâu nhất là 60 năm và ngân hàng có thời gian hoạt ñộng
ngắn nhất là 18 năm. ðộ lệch chuẩn là 13.91533 cho thấy cho thấy có
sự khác biệt khá lớn giữa thời gian hoạt ñộng của các ngân hàng ñược
chọn nhưng vẫn nằm trong phạm vi có thể chấp nhận ñược ñể tiến
hành ñưa biến thời gian hoạt ñộng vào nghiên cứu.
- Quy mô ngân hàng
Qua bảng thống kê mô tả có thể thấy ñược quy mô ngân hàng
( ñược ño bằng Logarith tổng tài sản) trung bình ở mức 33.2222 ,
doanh nghiệp có quy mô lớn nhất là 34.7 và doanh nghiệp có quy mô
bé nhất là 31. ðộ lệch chuẩn là 0.91351 cho thấy quy mô của các ngân
hàng không có sự khác biệt lớn lắm.
- Lợi nhuận
Lợi nhuận của các ngân hàng ñược tính bằng hệ số khả năng sinh
lời ROA. Dựa vào thống kê mô tả ta biết ñược khả năng sinh lời trung
bình của 45 ngân hàng 0.6044. Ngân hàng có khả năng sinh lời cao
nhất ñạt 1.4 và ngân hàng có mức sinh lời thấp nhất là 0.00. ðộ lệch
chuẩn là 0.384925 cho thấy không có sự khác biệt quá lớn hay tính
ñồng ñều trong khả năng sinh lời của các ngân hàng là khá cao. Trong
45 mẫu ñược chọn, không có ngân hàng nào bị kinh doanh thua lỗ từ
năm 2013 ñến 2017.
- Tài sản cố ñịnh
14
Qua bảng thống kê mô tả có thể thấy ñược tài sản cố ñịnh của các
ngân hàng ở mức 0.0171. Ngân hàng có tài sản cố ñịnh cao nhất là
0.04 và ngân hàng có tài sản cố ñịnh thấp nhất là 0.01. ðộ lệch chuẩn
là 0.00911 là rất nhỏ cho thấy các ngân hàng có tài sản cố ñịnh ñồng
ñều nhau.
- ðòn bẩy tài chính
ðòn bẩy tài chính ñược tính bằng tổng nợ trên tổng tài sản của
ngân hàng. ðòn bẩy tài chính trung bình của nghiên cứu là 0.926.
Ngân hàng có tỷ lệ ñòn bẩy tài chính cao nhất là 0.959 và thấp nhất là
0.8778. ðộ lệch chuẩn của ñòn bẩy tài chính là 2.07889, ñây là con số
tương ñối lớn thể hiện sự không ñồng ñều về nhân tố tỷ lệ nợ của các
ngân hàng.
- Kích cỡ hội ñồng quản trị
Qua bảng thống kê mô tả có thể thấy ñược kích cỡ hội ñồng quản
trị trung bình của các ngân hàng là 9.7778. Ngân hàng có số lượng
thành viên HðQT lớn nhất là 17 người, ngân hàng có số lượng thành
viên của HðQT ít nhất là 5 người. ðộ lệch chuẩn là 2.63619 cho thấy
số lượng thành viên của HðQT giữa các ngân hàng có sự khác biệt
khá lớn.
- Tính thanh khoản
Tính thanh khoản của các ngân hàng ñược nghiên cứu trung bình
là 0.16611 lần, ngân hàng có khả năng thanh toán cao nhất là 0.397 lần
và thấp nhất là 0.048 lần với ñộ lệch chuẩn của biến này là 0.080762.
Tất cả các ngân hàng ñược chọn trong mẫu ñều có tính thanh khoản
nhỏ hơn 1 cho thấy các ngân hàng ñều sử dụng vốn khá hiệu quả. ðộ
lệch chuẩn thấp cho thấy tính thanh khoản giữa các ngân hàng khá
ñồng ñều nhau, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của các
ngân hàng là gần như nhau.
15
- Thành phần Hội ñồng quản trị
Thành phần Hội ñồng quản trị ñược tính trên % số thành viên ñộc
lập trong tổng số thành viên trong HðQT của ngân hàng ñó. Theo mục
2 ñiều 30 của thông tư 121/2012/TT-BTC quy ñịnh rõ tối thiểu 1/3
tổng số thành viên HðQT là thành viên ñộc lập. Tỷ lệ thành viên
không ñiều hành trong HðQT trung bình là 0.847, ngân hàng có tỷ lệ
thành viên không ñiều hành trong HðQT cao nhất là 1.00 và thấp nhất
là 0.60. Con số này thể hiện mức ñộ ñộc lập trong HðQT của ngân
hàng khá cao. Hầu hết các ngân hàng trong mẫu chọn ñều có các thành
viên trong HðQT không tham gia công việc quản lý.
- Chỉ số công bố thông tin
Qua bảng thống kê mô tả, chỉ số công bố thông tin của các ngân
hàng niêm yết từ 2013-2017 dao ñộng từ khoảng 70% ñến 86%, với
mức trung bình là 81.57%, hay nói cách khác có trung bình khoảng
18.43% thông tin không ñược các ngân hàng niêm yết công bố. ðiều
này cho thấy mức ñộ công bố thông tin của các ngân hàng niêm yết
trong giai ñoạn 2013-2017 chưa cao cho dù các thông tin trên báo
cáo tài chính ñều ñã ñược kiểm toán.
3.1.2. ðối với các biến ñịnh tính
Nhìn vào bảng thống kê mô tả biến Chủ thể kiểm toán, ta thấy
rằng trong 45 mẫu ñược chọn thì có 40 mẫu ñược kiểm toán bởi Big
4 và có 5 mẫu không ñược kiểm toán bởi Big 4. ðiều này có nghĩa là
có ñến hơn 88.9% ngân hàng thực hiện kiểm toán bởi các công ty
thuộc nhóm Big4, chứng tỏ các ngân hàng rất chú ý công tác kiểm
toán và quan tâm nhiều ñến chất lượng thông tin báo cáo tài chính.
16
3.2. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN TRONG
MÔ HÌNH
3.2.1. Phân tích sự tự tương quan giữa biến phụ thuộc và từng
biến ñộc lập riêng lẻ trong mô hình
Phân tích tương quan giữa biến thời gian hoạt ñộng với chỉ số
CBTT: Không có mối quan hệ nào giữa biến thời gian hoạt ñộng và
chỉ số công bố thông tin trên BCTC
Phân tích tương quan giữa biến quy mô ngân hàng với chỉ số
CBTT: Không có mối quan hệ nào giữa quy mô ngân hàng với mức
ñộ công bố thông tin trên BCTC.
Phân tích tương quan giữa biến Lợi nhuận với chỉ số CBTT:
Không có mối quan hệ nào giữa biến Lợi nhuận và chỉ số công bố
thông tin trên BCTC
Phân tích tương quan giữa biến Tài sản cố ñịnh với chỉ số
CBTT: Tạm thời kết luận tài sản cố ñịnh có mối quan hệ nghịch
chiều với mức ñộ công bố thông tin bắt buộc trên BCTC.
Phân tích tương quan giữa biến ðòn bẩy tài chính với chỉ số
CBTT: Tạm thời kết luận ñòn bẩy tài chính có mối quan hệ thuận
chiều với mức ñộ công bố thông tin bắt buộc trên BCTC.
Phân tích tương quan giữa biến Kích cỡ Hội ñồng quản trị với
chỉ số CBTT: Không có mối quan hệ nào giữa biến Kích cỡ hội ñồng
quản trị và chỉ số công bố thông tin trên BCTC
Phân tích tương quan giữa biến Tính thanh khoản với chỉ số
CBTT: Không có mối quan hệ nào giữa biến Tính thanh khoản và chỉ
số công bố thông tin trên BCTC
17
Phân tích tương quan giữa biến Thành phần Hội ñồng quản trị
với chỉ số CBTT: Không có mối quan hệ nào giữa biến Thành phần
Hội ñồng quản trị và chỉ số công bố thông tin trên BCTC
3.2.2. Phân tích sự tự tương quan giữa các biến ñộc lập
- Biến thời gian hoạt ñộng
Không có sự tự tương quan giữa các biến thời gian hoạt ñộng với
biến quy mô ngân hàng, lợi nhuận, tài sản cố ñịnh, ñòn bẩy tài chính,
kích cỡ Hội ñồng quản trị, thành phần hội ñồng quản trị . Hệ số Sig
giữa biến thời gian hoạt ñộng với biến Tính thanh khoản là 0.307 cho
thấy có sự tương quan yếu giữa hai biến này
- Biến Quy mô ngân hàng
Không có sự tự tương quan giữa các biến Quy mô ngân hàng với
các biến thời gian hoạt ñộng, lợi nhuận, tài sản cố ñịnh, ñòn bẩy tài
chính, kích cỡ Hội ñồng quản trị, thành phần hội ñồng quản trị . Hệ
số Sig giữa biến thời gian hoạt ñộng với biến Tính thanh khoản là
0.613 cho thấy có sự tương quan mạnh giữa hai biến này
- Biến Lợi nhuận
Không có sự tự tương quan giữa các biến Lợi nhuận với các biến
thời gian hoạt ñộng, Quy mô ngân hàn, tài sản cố ñịnh, ñòn bẩy tài
chính, kích cỡ Hội ñồng quản trị, thành phần hội ñồng quản trị Hệ số
Sig giữa biến Lợi nhuận với biến Tính thanh khoản là 0.824 cho thấy
có sự tương quan rất mạnh giữa hai biến này.
- Biến Tài sản cố ñịnh
Không có sự tự tương quan giữa các biếnTài sản cố ñịnh với các
biến Thời gian hoạt ñộng, Quy mô ngân hàn, Lợi nhuận, ñòn bẩy tài
chính, Kích cỡ Hội ñồng quản trị và có sự tương quan với các biến
còn lại.
Biến ñòn bẩy tài chính
18
Không có sự tự tương quan giữa các biếnThời gian hoạt ñộng,
Quy mô ngân hàn, Lợi nhuận, Tài sản cố ñịnh và có sự tương quan
với các biến còn lại.
Biến Kích cỡ Hội ñồng quản trị
Không có sự tự tương quan giữa các biến Kích cỡ Hội ñồng quản
trị với các biến Thời gian hoạt ñộng, Quy mô ngân hàng, Lợi nhuận,
Tài sản cố ñịnh, tính thanh khoản và có sự tương quan với các biến
còn lại.
Biến Tính thanh khoản
Qua bảng phân tích tương quan ta thấy hệ số Sig giữa biến tính
thanh toán với các biến ñều > 0.2 cho có sự tự tương quan giữa các
biến tính thanh khoản với các biến còn
Biến Thành phần Hội ñồng quản trị
Không có sự tự tương quan giữa các biến Thời gian hoạt ñộng,
quy mô ngân hàng, lợi với biến Thành phần HðQT. ðối với các biến
còn lại, hệ số Sig ñều > 0.2 cho thấy có sự tự tương quan giữa biến
Thành phần HðQT với các biến Tài sản cố ñịnh, ðòn bẩy tài chính,
Kích cỡ HðQT, Tính thanh khoản
3.3. PHÂN TÍCH HỒI QUY
3.3.1. Kết quả mô hình hồi quy lần 1
Nhìn vào bảng phân tích ta có thể thấy: có 4 biến ñộc lập kiểm
ñịnh sig nhỏ hơn 5% là: lợi nhuận; chủ thể kiểm toán; ñòn bẩy tài
chính và tính thanh khoản. Như vậy, chỉ có 4 biến số này có ảnh
hưởng tới biến ñộc lập. Nên ta loại các biến Thời gian hoạt ñộng,
quy mô ngân hàng, tài sản cố ñịnh, Kích cỡ HðQT, Thành phần
HðQT ra khỏi mô hình hồi quy và tiếp tục ñưa các biến còn lại là lợi
nhuận; chủ thể kiểm toán; ñòn bẩy tài chính và tính thanh khoản vào
ñể chạy mô hình hồi quy lần 2.
19
3.3.2. Kết quả mô hình hồi quy lần 2
Qua kết quả hồi quy, Hệ số Durbin-Watson = 0.988 nhỏ hơn 2
nên không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình.
ðể kiểm ñịnh ñộ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể ta xem
xét ñến giá trị F từ bảng phân tích phương sai ANOVA, giá trị F=
18.624 và Giá trị sig của kiểm ñịnh F là 0.000 < 0.05. Như vậy, mô
hình hồi quy tuyến tính xây dựng phù hợp với tổng thể.
R bình phương hiệu chỉnh (djusted R Square ) = .616 (61.6%).
Chỉ số này phản ánh mức ñộ ảnh hưởng của các biến ñộc lập lên biến
phụ thuộc. Cụ thể trong trường hợp này, 4 biến ñộc lập ñưa vào ảnh
hưởng 61.6% sự thay ñổi của biến phụ thuộc. Còn lại 38.4% là do
các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Giá trị này lớn hơn
50%, nên mô hình phù hợp ñể giả thích cho các mối quan hệ tuyến
tính.
Giá trị VIF, của tất cả các biến ñộc lập ñều nhỏ hơn 10 và hệ số
Tolerance ñều lớn hơn 0.1 nên không có hiện tượng ña cộng tuyến
trong mô hình.
Hệ số Beta chuẩn hóa cho thấy: lợi nhuận là biến số có ảnh
hưởng dương lớn nhất ñến biến phụ thuộc (mức ñộ công bố thông
tin) với giá trị 0.687. Tiếp theo là biến số ñòn bẩy tài chính với giá trị
0.487. Hai biến số có ảnh hưởng âm ñến giá trị của biến số phụ thuộc
là chủ thể kiểm toán và tính thanh khoản. Trong ñó biến số chủ thể
kiểm toán có ảnh hưởng âm ñến (-0.744); biến số tính thanh khoản
ảnh hưởng âm (-0.356).
Từ tất cả các phân tích trên, ta có mô hình hồi quy như sau:
INDEX= β0+ 0.687 ROA- 0.744 BIG4+ 0.487 LEVERAGE0.356 LIQUIDITY
20
Trong ñó, các nhân tố về Lợi nhuận (ROA), ñòn bẩy tài chính
(LEVERAGE) có tương quan thuận. Còn biến Chủ thể kiểm toán
(BIG4) và tính thanh khoản (LIQUIDITY) có tương quan nghịch với
chỉ số công bố thông tin.
3.4. KIỂM ðỊNH PHẦN DƯ KẾT QUẢ HỒI QUY
Biểu ñồ Histogram cho thấy: một ñường cong phân phối chuẩn
ñược ñặt chồng lên biểu ñồ tần số. ðường cong này có dạng hình
chuông, phù hợp với dạng ñồ thị của phân phối chuẩn. Giá trị trung
bình Mean gần bằng 0, ñộ lệch chuẩn là 0.892, gần bằng 1. Như vậy,
phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn nên giả thiết phân phối chuẩn của
phần dư không bị vi phạm.
Biểu ñồ PP lot cũng cho thấy các ñiểm phân vị trong phân phối
của phần dư tập trung thành 1 ñường chéo, như vậy, giả ñịnh phân
phối chuẩn của phần dư cũng không bị vi phạm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
21
CHƯƠNG 4
HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN
4.1. HÀM Ý CHÍNH SÁCH
4.1.1 ðối với nhân tố Lợi nhuận
4.1.2 ðối với nhân tố Chủ thể kiểm toán
4.1.3 ðối với nhân tố ñòn bẩy tài chính
4.1.4 Tính thanh khoản
4.1.5 Hàm ý chính sách từ các chủ thể liên quan ñến việc
công bố thông tin trên BCTC của các ngân hàng niêm yết
a. ðối với bản thân các ngân hàng niêm yết
b. ðối với cơ quan quản lý nhà nước
c. ðối với nhà ñầu tư
d. ðối với các Công ty Kiểm toán
4.2 . KẾT LUẬN
4.2.1 Kết quả nghiên cứu ñạt ñược
Kết quả nghiên cứu ñịnh lượng sẽ cung cấp bằng chứng thực
nghiệm về mối quan hệ giữa các ñặc ñiểm của ngân hàng và công bố
thông tin trong báo cáo thường niên cũng như củng cố cơ sở lý thuyết
về các nhân tố ảnh hưởng ñến mức ñộ công bố thông tin trên báo cáo
thường niên của các NHTM.
Mặc dù các tài liệu kế toán học thuật hiện có xác nhận rằng nhiều
nghiên cứu ñã ñược thực hiện trên các báo cáo thường niên và thực tiễn
công bố thông tin tài chính ở cả các nước phát triển và ñang phát triển,
có rất ít nghiên cứu ñã tập trung vào công bố thông tin trong lĩnh vực
ngân hàng ñặc biệt là tại Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu sẽ giải quyết sự
22
khan hiếm về các tài liệu học thuật trong lĩnh vực công bố thông tin của
ngành ngân hàng.
Nghiên cứu này cũng góp phần vào các tài liệu kế toán bằng cách
cố gắng xác nhận hoặc bác bỏ các kết quả ñã ñược báo cáo trong các
nghiên cứu thực nghiệm trước ñây về công bố thông tin trong báo cáo
thường niên của các NHTM.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu ñóng góp vào căn cứ ñể các NHTM
lập và trình bày thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên, Ngân
hàng nhà nước ñưa ra các quy ñịnh hướng dẫn cũng như hỗ trợ các công
ty Kiểm toán trong việc phát hiện các sai lệch. Ngoài ra, nghiên cứu
cũng là tài liệu tham khảo cho các ñối tượng sử dụng báo cáo thường
niên thông suốt hơn về các thông tin tự nguyện ñược công bố ñể ra
quyết ñịnh phù hợp.
4.2.2 Những hạn chế của nghiên cứu
Bên cạnh các kết quả nghiên cứu ñã ñạt ñược thì bài luận văn
cũng có một số hạn chế do các yếu tố khách quan và chủ quan, cụ thể
là:
Bài luận văn khảo sát 45 mẫu của 9 ngân hàng trong 5 năm, ñây
là con số có thể chấp nhận ñược cho nghiên cứu tuy nhiên mẫu chưa
phải là lớn so với tổng thể ñể có thể có cái nhìn tổng quát hơn nữa
khi ñánh giá.
Phương pháp thu thập số liệu ñể tính chỉ số công bố thông tin
còn mang tính chủ quan của tác giả trong việc xác ñịnh chỉ số công
bố thông tin, nên có ñiều kiện khảo sát nhân viên kế toán trực tiếp
lập và trình bày BCTC thì kết quả nghiên cứu sẽ khách quan hơn.
Trong bài luận văn, tác giả chủ yếu sử dụng báo cáo tài chính
năm và chưa có ñiều kiện ñể xem xét các BCTC liên quan như
BCTC quý, BCTC giữa niên ñộ... Nếu khảo sá thêm các báo cáo liên
23
quan ñến ngân hàng niêm yết thì kết luận của bài luận văn sẽ mang
tính thuyết phục cao hơn.
Các nhân tố ảnh hưởng ñến mức ñộ công bố thông tin ñược tác
giả lựa chọn dựa trên sựu kế thừa các nghiên cứu trong và ngoài
nước. Tuy nhiên, bài luận văn vẫn chưa có cơ hội xem xét hết các
yếu tố khác có ảnh hưởng như trình ñộ của kế toán trưởng, trình ñộ
ban giám ñốc, tỷ lệ sở hữu của nhà ñầu tư nước ngoài, văn hóa doanh
nghiệp... ðiều này cũng dẫn ñến một số hạn chế nhất ñịnh cho bài
nghiên cứu.
4.2.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo
Mở rộng phạm vi nghiê cứu: trong nghiên cứu của mình thì tác
giả chọn mẫu là 45 mẫu, ñây là con số chỉ ñủ ñể thực hiện nghiên
cứu nhưng chưa phải là lớn ñể ñưa ra các kết luận khách quan. Nếu
có ñiều kiện nghiên cứu cỡ mẫu lớn hơn: tăng số năm nghiên cứu là
10 năm chứ không phải năm năm, nghiên cứu hết 13 ngân hàng niêm
yết chứ không phải 9 ngân hàng thì các kết luận ñưa ra mang tính
tổng thể cao hơn.
Bổ sung thêm các nhân tố ảnh hưởng: Trong bài luận văn chỉ ñề
cập ñến 9 nhân tố ảnh hưởng và còn một số nhân tố khác chưa ñược
nhắc ñến. Nếu có ñiều kiện thì tác giả sẽ thêm vào các nhân tố này
vào mô hình nghiên cứu.
Phân tích sâu hơn các báo cáo liên quan ñến các ngân hàng niêm
yết ngoài báo cáo tài chính ñể ñưa ra chỉ số công bố thông tin mang
tính khách quan hơn