Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Giáo dục sức khoẻ, nuôi con bằng sữa mẹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.95 KB, 17 trang )

1.Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ
Lợi ích đối với trẻ


Là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của trẻ trong 6 tháng đầu.



Thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ. Giúp trẻ phát triển trí não tối ưu.



Phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp.



Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng cho trẻ



Dễ tiêu hóa và hấp thu



Sạch sẽ, luôn sẵn sàng và ở nhiệt độ phù hợp.

Lợi ích đối với bà mẹ


Cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh giúp xổ rau, kích thích co hồi tử cung và giảm nguy cơ chảy
máu sau đẻ cho mẹ.





Cho trẻ bú ngay và thường xuyên sẽ kích thích tăng cường sản xuất sữa và phòng cương tức
vú cho mẹ.



Bú mẹ có lợi ích kinh tế cao (tiết kiệm chi phí).




Giúp tăng cường tình cảm mẹ con.



Giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng cho mẹ



Chậm có kinh và có thai lại giúp mẹ KHHGĐ

Lợi ích với xã hội


Giảm nguy cơ bệnh tật.




Giảm các chi phí y tế.
Tác hại của việc dùng sữa công thức hay các thức ăn ngoài sữa mẹ :






Dạ dày bé không đủ emzym để tiêu hóa loại thức ăn này
Trẻ dễ bị nhiễm trùng, dị ứng
Dạ dày không còn chỗ để chữa sữa mẹ
Mất nhiều thời gian hơn để mẹ xuống sữa
Bé không thích bú mẹ

2. Các khái niệm cơ bản
Sữa non




Là loại sữa mẹ đặc biệt, được tiết ra trong 3 ngày đầu sau đẻ. Sữa non sánh đặc, có màu vàng
nhạt hoặc trong. Sữa non chứa nhiều đạm hơn sữa trưởng thành.



Trẻ được bú sữa non trong những bữa bú đầu tiên là rất quan trọng, đặc biệt trong vòng 1 giờ
đầu sau sinh.Sữa non đã có sẵn trong vú ngay khi trẻ sinh ra. Không nên cho trẻ bất cứ thức
ăn, nước uống nào trước khi trẻ bắt đầu bú mẹ.




Trong đó có nhiều vitamin A chống bệnh khô mắt, nhiều kháng thể giúp trẻ chống sự nhiễm
khuẩn nhiễm khuẩn và dị ứng, giúp trẻ đỡ vàng da, giúp đào thải phân su.Động tác mút giúp
tăng tiết oxytocin, giúp sữa chảy ra và có tác dụng co tử cung và làm ngưng chảy máu sau
sinh.

Sữa trưởng thành


Sau khoảng 3-4 ngày sữa non chuyển sang sữa trưởng thành. Số lượng sữa nhiều hơn làm 2
bầu vú bà mẹ đầy, căng cứng. Người ta gọi đây là hiện tượng xuống sữa.

Sữa đầu bữa


Là sữa được tiết ra đầu bữa bú của trẻ. Sữa đầu bữa có màu trắng trong, số lượng nhiều và
cung cấp nhiều đạm, đường, nước và các chất dinh dưỡng khác.

Sữa cuối bữa




Là sữa được tiết ra cuối bữa bú của trẻ. Bầu vú mẹ lúc này đã hết căng. Sữa cuối bữa có màu
trắng đục vì chứa nhiều chất béo hơn sữa đầu bữa. Chất béo cung cấp nhiều năng lượng cho
trẻ giúp trẻ lớn nhanh hơn.
3. Nguyên tắc nuôi con bằng sữa mẹ




Trẻ bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh (trong 1 giờ đầu) để kích thích mẹ tiết sữa.



Cho trẻ bú theo nhu cầu bất kể ngày đêm.



Bú hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu, không cần ăn thêm bất kỳ thức ăn đồ uống nào khác.



Bú hết một bên vú rồi mới chuyển sang bên kia để đảm bảo trẻ được bú cả sữa đầu và sữa
cuối.



Thời gian trung bình mỗi bữa bú 15 – 20 phút.



Nên cai sữa khi trẻ được 24 tháng hay lâu hơn nếu có thể.



Khi mẹ bị bệnh, trẻ ốm, trẻ không tự bú được thì nên vắt sữa và cho trẻ ăn bằng thìa.
4. Cách cho con bú

Tư thế





Tùy điều kiện mẹ có thể cho trẻ bú ở tư thế nằm hay ngồi nhưng phải đảm bảo bà mẹ và trẻ
đều ở tư thế thoải mái, thư giãn.

1. Tư thế ngồi:
Mỗi cử bú có thể kéo dài đến 30 phút, do đó mẹ nên chọn một chổ ngồi có điểm tựa thoải mái ở trên
giường hoặc ghế ngồi.
Tư thế phổ biến và cũng dễ nhất là bế bé nằm ôm vào lòng, 2 tay tạo thành vòng cung vững chắc:


Tư thế ngồi và bế trẻ với cánh tay thuận


Cho bé bú bên bầu ngực nào thì dùng tay cùng phía với bầu ngực đó để đỡ bé.


Đảm bảo 3 điểm: Đầu – lưng – mông bé nằm trên một đường thẳng và bé nằm nghiêng mình đối
diện với bầu ngực của mẹ sao cho bụng bé chạm bụng mẹ, mặt bé chạm ngực mẹ.
(lưu ý: sai lầm thường gặp là mẹ cho bé nằm ở tư thế ngửa và chỉ có đầu nghiêng về phía ngực mẹ,
điều này sẽ làm cho bé cảm thấy không thoải mái khi bú mẹ và không tốt cho cổ của bé).
Lưu ý: mẹ có thể lựa chọn tư thế ôm bé sao cho cảm thấy thoải mái và thuận tiện nhất và phải đảm
bảo tư thế 3 điểm thẳng hàng (đầu – lưng – mông) và trẻ nằm nghiêng về hướng mẹ, bụng chạm
bụng và mặt chạm ngực.

Ngoài ra, còn một số cách bế trẻ bú ở tư thế ngồi khác như:


2. Tư thế nằm:

Nếu không đủ sức khỏe để ngồi, mẹ có thể nằm trên giường và cho bé nằm nghiêng bên cạnh để bú.
Tuy nhiên mẹ nên tập ngồi dậy và đi lại sớm sau sinh để khí huyết lưu thông, giúp mau hồi phục sức
khỏe và sớm cho bé bú ở tư thế ngồi.



Khi cho bé bú ở tư thế nằm mẹ nên cho đầu bé nằm cao hơn thân người để hạn chế sữa mẹ trào bị
trào ngược

Cách ngậm bắt vú đúng
 Quầng vú ở phía trên miệng trẻ còn lại nhiều hơn quầng vú ở phía dưới.
 Miệng trẻ mở rộng.
 Môi dưới hướng ra ngoài.


 Cằm trẻ chạm vào vú mẹ.
Cách để có sữa cho con bú :
-

-

-

Để trẻ bú thường xuyên: cho trẻ bú từ 5 phút ở mỗi vú, 2-3 giờ một lần mặc dù mẹ còn ít sữa
Mẹ phải được nghỉ ngơi thoải mái và tin tưởng sẽ có sữa trở lại
Tìm hiểu và giải quyêt nguyên nhân gây ít sữa
Cần giải thích cho bà mẹ lợi ích của việc bú mẹ so với các phương pháp khác
Chế độ nghỉ ngơi, lao động của bà mẹ cho con bú
Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, người mẹ cần có thêm năng lượng để tạo sữa, có thời
gian để nghỉ ngơi, lao động vừa phải. Nếu phải lao động nhiều mà ăn uống không đủ bà mẹ

sẽ phải sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ trong các mô của cơ thể để tạo sữa và vận động; bà
mẹ sẽ bị suy dinh dưỡng.
Nếu mẹ có núm vú phẳng và bị tụt vào trong: Xử trí trước đẻ thường không có giá trị, ngay
sau khi đẻ phải giúp bà mẹ tin tưởng rằng trẻ bú từ vú chứ không phải từ núm vú, giúp bà mẹ
cho trẻ ngậm vú đúng, cố gắng cho trẻ bú ở những tư thế khác nhau. Giúp bà mẹ làm cho vú
dài ra bằng cách sử dụng bơm hút đầu vú ra.
Cách matxa đầu vú để sữa về:



Bước 1: Dùng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa) vuốt theo động mạch tuyến vú
theo chiều từ bầu ngực ra đầu vú, thực hiện mỗi bên khoảng 5 lần.



Bước 2: Tiếp tục dùng 3 ngón tay vuốt quanh bầu vú 4 vòng, 2 vòng theo chiều kim đồng hồ,
2 vòng ngược chiều kim đồng hồ.




Bước 3: Dùng 3 ngón tay túm quanh đầu vú, kéo thật nhẹ nhàng ra ngoài để mô phỏng động
tác em bé bú mẹ. Thực hiện khoảng 4 lần.



Bước 4: Dùng 1 bàn tay tạo thành hình chữ C để đỡ bầu vú từ bên dưới, tay này rung nhẹ bầu
vú theo tần suất tăng dần. Tay còn lại dùng 3 ngón (ngón cái, trỏ và giữa) đặt lên quầng vú,
mát xa nhẹ nhàng. Thực hiện tương tự với bên ngực còn lại, kéo dài khoảng 1 phút mỗi bên.




Bước 5: 1 tay đặt bên trên quầng vú, dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ ép theo chiều từ trên
xuống dưới, tay còn lại ép theo chiều từ dưới lên trên và đều hướng ra ngoài quầng vú. Thực
hiện 3 – 5 lần mỗi bên.



Bước 6: Một tay ấn và kéo nhẹ đầu vú, tay còn lại xoa bóp nhẹ bầu vú. Với những mẹ nào bị
ngắn hoặt thụt núm vú, động tác này sẽ cho hiệu quả rất tốt. Thực hiện khoảng 4 lần.



Cách mát xa gọi sữa về này mẹ có thể thực hiện mỗi ngày, chỉ tốn khoảng 3 – 5 phút thôi. 1
ngày mẹ nên thực hiện 2 lần, có thể mát xa dưới dòng nước ấm của vòi hoa sen khi tắm để
nâng cao hiệu quả.
-

Chế độ dinh dưỡng của bà mẹ nuôi con bú

-

Ăn tăng bữa: Bởi nhu cầu năng lượng cao, cùng với yêu cầu được cung cấp đầy đủ
các nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm cả các vi chất dinh dưỡng, nên
khẩu phần cả ngày của bà mẹ đang cho con bú nên được chia làmnhiều bữa trong
ngày (trung bình chia ra 3-6 bữa/ngày).


-


Ăn đa dạng: Bữa ăn cần đa dạng các loại thực phẩm (ít nhất có mặt 10-15 loại thực
phẩm) với đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (chất bột đường; chất đạm; chất béo; và
nhóm vitamin/khoáng chất). Khẩu phần cũng cần cung cấp đủ nhu cầu
canxi (1300mg/ngày), lượng canxi này vừa để cung cấp cho trẻ thông qua sữa mẹ vừa
để phòng tránh mất canxi trong xương của chính người mẹ. Ngoài các thực phẩm giàu
can xi khác (như thịt; cá; trứng; các loại thủy hải sản…) bà mẹ cần sử
dụng 6,5 đơn vị sữa mỗi ngày (1 đơn vị sữa tương đương với 100ml sữa dạng lỏng pha
chuẩn, hoặc 15g pho mai hoặc 1 cốc sữa chua 100g), mỗi đơn vị sữa sẽ cho ta khoảng
100mg canxi. Trong trườnghợp cần thiết, người mẹ cần tuân thủ chỉ định
của thầy thuốc về bổ sung các vitamin và khoáng chất, đặc biệt làsắt, kẽm, vitamin
D và Canxi. Uống đủ nước, trung bình khoảng 2,0 – 2,5 lít nước/ngày (tương đương
với 12 đến 15 cốc nước).

-

Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết: ngay sau khi sinh hoặc chậm nhất trong
vòng 1 tháng đầu sau đẻ, bà mẹ được khuyên dùng 1 viên vitamin A liều cao
(200.000UI), ngoài ra các bà mẹ vẫn nên tiếp tục sử dụng viên sắt hoặc viên đa vi chất
(ít nhất là duy trì 1 tháng đầu sau đẻ).
Lao động nghỉ ngơi hợp lý, vui vẻ lạc quan: Cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, bà
mẹ cần luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, lạc quan. Có chế độ lao động và nghỉ ngơi
hợp lý. Ngủ đủ giấc, bảo đảm ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Trong giai đoạn đang nuôi con
bú, bà mẹ rất cần có sự quan tâm hỗ trợ của các thành viên trong gia đình, cũng như sự
quan tâm giúp đỡ của cơ quan, cộng đồng tạo điều kiện để bà mẹ được thực hiện đầy
đủ quyền được nuôi con bằng sữa mẹ.

-


-


-

-



Không kiêng khem quá mức; Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Do nhiều nơi còn
có những phong tục, tập quán khác nhau mà bắt bà mẹ phải kiêng khem nhiều thứ
trong thời kỳ đang cho con bú. Ví dụ: sau đẻ chỉ cho bà mẹ ăn cơm với muối trắng,
kiêng thịt, cá vì sợ “tanh” làm con bị tiêu chảy (!), điều này là không cần thiết và
không có cơ sở khoa học. Các bà mẹ cho con bú sẽ giảm cân tốt hơn so với các bà mẹ
không nuôi con bằng sữa mẹ do mỡ tích lũy trong thời gian mang thai sẽ được chuyển
hóa thành sữa cho con bú. Do đó các bà mẹ không chủ động ăn kiêng trong giai đoạn
này vì người mẹ sẽ cần có bữa ăn đa dạng, nhiều năng lượng hơn bình thường để đáp
ứng nhu cầu năng lượng của mình và tạo đủ sữa cho con. Vào giai đoạn này, muốn
giảm cân, bà mẹ chỉ cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập thể dục đều đặn mỗi
ngày, đồng thời, giảm bớt lượng đường trong khẩu phần.
Bà mẹ đang nuôi con bú không nên sử dụng các loại thức uống, đồ ăn có tính chất kích
thích, như: rượu, bia, cà phê; Hạn chế ăn các thức ăn có nhiều gia vị (hành, tỏi, ớt…).
Không ăn các thức ăn dễ ôi thiu hoặc nghi ngờ ôi thiu vì dễ gây ngộ độc.
Việc sử dụng thuốc: trong thời kỳ đang nuôi con bú, các bà mẹ cần thận trọng khi sử
dụng thuốc, nhất là các loại thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố, thuốc tác động lên hệ
thần kinh…, nhìn chung trong giai đoạn này khi sử dụng thuốc phải có chỉ định của
bác sĩ và nhất thiết phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Cách vắt sữa và bảo quản sữa:
Rửa tay













Ngồi thoải mái, giữa ly và cốc sữa gần vú
Đặt ngón tay cái bà mẹ lên phía trên núm vú và quầng vú, ngón trỏ ở phía dưới núm vú
và quầng vú, đối diện với ngón tay cái. Bà mẹ đỡ vú bằng các ngón tay khác.
Ấn ngón cái và ngón trỏ một cách nhẹ nhàng về phía trong và vào phía thành ngực.
Ấn vào các xoang chứa sữa ở phía dưới quầng vú
Ấn vào rồi thả ra
Thực hiện kĩ thuật vắt sữa không thấy đau, nếu có đau là kĩ huật sai. Lúc đầu sữa chưa chảy
ra nhưng sau khi ấn nhiều lần , sữa bắt đầu chảy ra.
Ấn quầng vú theo cách tương tự từ nhiều phía
Tránh ép vào núm vú
Vắt một bên vú tối thiểu 3-5 phút cho đến khi dòng sữa chảy chậm laijthif chuyển sang vắt



bên kia.sau đó vắt lại cả hai bên
Thời gian để vắt sữa đầy đủ từ 20-30 phút
Cách bảo quản sữa :
Rửa sạch, luộc sôi dụng cụ vắt và chứa sữa.




Che kín dụng cụ khi bảo quản.




Ủ ấm hoặc làm ấm lại khi cho trẻ ăn (cách thủy), không đun
sôi hoặc dùng lò vi sóng.



0
Để sữa trong nhiệt độ phòng (25 C): 6-8 giờ.






0
Để sữa trong ngăn mát ( 4 C): 3 - 5 ngày.



Để trong ngăn đá của tủ lạnh: có thể 3 tháng







Thời gian cai sữa

Lúc trẻ được 18-24 tháng , sớm nhất là 12 tháng. Khi cai sữa trẻ
phải bỏ từ từ các bữa bú .Không nên cai sữa lúc trẻ bị bệnh hay vào lúc bị
bệnh nhiễm trùng phổ biến




TÓM LẠI: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho trẻ, bú mẹ có lợi cho cả
mẹ và con. Trẻ cần được bú sữa non, bú ngay trong vòng một giờ đầu sau
sinh. Trẻ cần được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp
tục bú mẹ đến 24 tháng.









×