Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

mô tả tập tính nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ dân tộc dao có con dưới 24 tháng tuổi tại xã tân sơn, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.92 KB, 44 trang )

đặt vấn đề
Hiện nay suy dinh dưỡng vẫn đang là vấn đề có ý nghĩa sức khoẻ cộng
đồng quan trọng và phổ biến của trẻ em ở các nước đang phát triển trong đó
có Việt Nam. Hậu quả của suy dinh dưỡng không những ảnh hưởng tới sự
phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần, trí tuệ và để
lại hậu quả cho xã hội. Do đó vấn đề dinh dưỡng trẻ em với sức khoẻ cộng
đồng được coi là vấn đề toàn cầu và được nhiều tổ chức quốc tế quan tâm,
nghiên cứu để tìm các giải pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao trong
khu vực Đông Nam Châu Á. Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia tỷ
lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm dần: năm 1980 là 51,1%, năm 1990 là
41,8%, năm 2000 là 33,8%, năm 2005 là 25,5%, đến năm 2008 tỷ lệ SDD còn
là 19,9%[21]. Năm 2010 tỷ lệ SDD giảm xuống 17,5%, tuy nhiên tỷ lệ SDD
thấp còi vẫn chiếm tới 29,3%[22]. Tỷ lệ này vẫn ở mức cao so với thế giới .
Các nguyên nhân của SDD là phức hợp từ nguyên nhân trực tiếp là ăn
uống, bệnh tật đến các yếu tố về chăm sóc. Nhưng nguyên nhân cơ bản vẫn là
sự nghèo đói và thiếu kiến thức của bà mẹ nuôi con [14]. Trong đó kiến thức
và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ là vấn đề có ý nghĩa quan
trọng trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em. Các chuyên gia y
tế quốc tế cho rằng, chỉ riêng việc cho con bú hoàn toàn không cần bổ sung
thêm bất cứ thức ăn đồ uống nào khác đã là một cơ hội to lớn giúp giảm tình
trạng ốm đau và tử vong ở trẻ[10]. Hiện nay NCBSM được coi là biện pháp
quan trọng để bảo vệ sức khoẻ trẻ em. Nuôi con bằng sữa mẹ là một tập quán
tốt của các dân tộc Việt Nam. Việc NCBSM bản thân là thiên chức của người
phụ nữ, tuy vậy có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quá trình đó, đặc biệt là những
ảnh hưởng của lối sống, của điều kiện kinh tế, dân trí và mối liên quan đến
1
sức khoẻ. Nhiều tác giả nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau về tập quán nuôi
con bằng sữa mẹ ở các địa phương.
Hiện nay nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh, song trên thực tế
các dân tộc thiểu số ở miền núi cuộc sống của họ chưa được cải thiện nhiều,


họ là những người Ýt được hưởng lợi nhất từ tăng trưởng kinh tế của đất
nước.
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi phía đông Bắc Bộ, có nhiều bà con dân
tộc thiểu số sinh sống, đời sống kinh tế còn rất nhiều khó khăn, còn nhiều
phong tục tập quán sinh hoạt lạc hậu. Tỉ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi còn rất
cao so với các địa phương khác trong toàn quốc. Năm 1999, tỉ lệ SDD ở trẻ
em Bắc Kạn là 43,2%; năm 2001 là 38,8%; năm 2003 là 37%, năm 2005 là
33,9%, đến năm 2008 tỷ lệ SDD vẫn còn là 28,3%[21], năm 2010 là giảm
xuống 25,4%, tỷ lệ SDD thấp còi là 34,5%[22]. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so
với tỷ lệ chung của cả nước.
Cuộc sống của người dân tộc thiểu số tại các xã vùng cao ở đây rất khó
khăn vất vả nhất là đối với phụ nữ. Đa phần họ là lao động chính trong gia
đình và hầu như không được chia sẻ gánh nặng nội trợ gia đình, chăm sóc con
cái, họ phải lao động năng nhọc ngay cả khi có thai và cho con bó.
Để tìm hiểu xem phụ nữ dân tộc Dao tại Bắc Kạn nuôi con bằng sữa mẹ
như thế nào, đồng thời khuyến khích bà mẹ dân tộc Dao thực hành tốt NCBSM
do đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với những mục tiêu sau đây:
1. Mô tả tập tính NCBSM của các bà mẹ dân tộc Dao có con dưới 24
tháng tuổi tại xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
2. Tìm hiểu những yếu tố thúc đẩy hoặc yếu tố cản trở NCBSM của
các bà mẹ dân tộc Dao có con dưới 24 tháng tuổi tại xã Tân Sơn,
huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
2
CHƯƠNG 1
tổng quan
1.1. Tầm quan trọng của nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ là một biện pháp dinh dưỡng tự nhiên, kinh tế và
hiệu quả để bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu nói về giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ,
phần lớn các tác giả tập trung vào những điểm chính sau đây:

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
Việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú
mẹ hoàn toàn trong hai năm đầu tiên có ý nghĩ quan trong đối với sự sống còn
và phát triển toàn diện của trẻ về sau.
Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, phù hợp nhất đối với trẻ sơ sinh và
trẻ nhỏ vì trong sữa mẹ có đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết
như protid, glucid, lipid, vitamin, muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp
thu và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh
dưỡng và phát triển trí thông minh.
Sữa mẹ bài tiết trong vài ngày đầu sau khi sinh gọi là sữa non. Sữa non sánh
đặc màu vàng nhạt. Sữa non có nhiều năng lượng protein và vitaminA đồng thời
lại có nhiều chất kháng khuẩn tăng cường miễn dịch cho trẻ. Sữa non có tác
dụng sổ nhẹ giúp cho việc tống phân su nhanh, ngăn chặn vàng da. Sữa non tiết
ra tuy Ýt nhưng chất lượng cao thoả mãn nhu cầu cho trẻ mới đẻ [6].
Sau giai đoạn sữa non, sữa mẹ chuyển tiếp thành sữa ổn định. Sữa này
gồm có sữa đầu bữa và sữa cuối bữa. Sữa đầu bữa có màu hơi xanh, sữa cuối
bữa có màu trắng hơn vì chứa nhiều chất béo cung cấp năng lượng cho bữa
bú. Trẻ bú sữa mẹ sẽ nhận đủ khối lượng nước và các chất dinh dưỡng. Vì
vậy không cần cho trẻ uống thêm nước hoặc bất cứ loại dịch nào trước khi trẻ
được 6 tháng tuổi.
3
Trong sữa mẹ số lượng protein tuy thấp hơn sữa bò nhưng có đầy đủ các
acid min cần thiết và ở tỷ lệ cân đối dễ tiêu hoá và hấp thu đối với trẻ nhỏ [1].
Protein hoà tan trong sữa mẹ nhiều hơn sữa bò nên dễ tiêu hoá. Trái lại
protein trong sữa bò chủ yếu là casein khi vào dạ dày sẽ kết tủa thành thể tích
lớn khó tiêu hoá[6].
Sữa mẹ chứa các acid béo cần thiết mà những loại này không có mặt
trong sữa bò hoặc sữa hộp như acid linolenic, những acid béo cần thiết này
cần cho sự phát triển của não, mắt và sự bền vững của các mạch máu của trẻ.
Sữa mẹ còn có men lipase giúp cho việc tiêu hoá chất béo. Men này không có

mặt trong sữa động vật hoặc sữa hộp.
Lactose trong sữa mẹ nhiều hơn sữa bò, cung cấp thêm nguồn năng
lượng cho trẻ, một số lactose vào ruột lên men tạo thành acidlactic giúp cho
hấp thu calci và muối khoáng tốt hơn.
Trong sữa mẹ còn có nhiều vitamin và muối khoáng thoả mãn nhu cầu
của trẻ.
Lượng calci và phospho tuy Ýt hơn sữa bò nhưng tỷ lệ Calci/Phospho
cân đối nên dễ hấp thu và đồng hoá. Chính vì vậy mà trẻ bú mẹ Ýt bị còi
xương hơn những trẻ nuôi bằng sữa bò[1].
Lượng sắt trong sữa mẹ tuy thấp nhưng khoảng 50% lượng sắt được hấp
thu từ sữa mẹ, trong khi chỉ khoảng 10% sắt trong sữa bò được hấp thu.
Những trẻ bú mẹ hoàn toàn sẽ nhận đủ sắt và sẽ được bảo vệ chống lại bệnh
thiếu máu do thiếu sắt cho đến khi Ýt nhất được 6 tháng tuổi.
Sữa mẹ chứa các vitamin quan trọng nhiều hơn sữa bò, đặc biệt là
vitamin A và vitamin C. Nếu bà mẹ được cung cấp đủ vitamin A trong thức
ăn thì lượng vitamin A chứa trong sữa mẹ có thể cung cấp đủ cho trẻ cả đến
năm thứ 2 của cuộc đời. Vitamin A có thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm
khuẩn và bệnh khô mắt.
4
Sữa mẹ là dịch thể sinh học tự nhiên chứa nhiều chất kháng khuẩn, tăng
cường sức đề kháng cho trẻ. Trong sữa mẹ có những yếu tố quan trọng có vai
trò bảo vệ cơ thể mà không một thức ăn nào có thể thay thế được. Đó là: các
globulin miễn dịch, chủ yếu là IgA có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh
đường ruột và các bệnh nhiễm khuẩn; lactoferin là một protein có gắn sắt có
tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn mà trong quá trình phát triển cần
có sắt; lysozim là loại men mà trong sữa mẹ có nhiều hơn hẳn so với sữa bò,
là loại men tham gia vào quá trình tiêu diệt vi khuẩn. Trong sữa mẹ có nhiều
tế bào bạch cầu có khả năng tiết IgA, lactoferin, lysozim và inteferon có tác
dụng bảo vệ chống lại các vi khuẩn gây bệnh [1].
Ngoài ra trong sữa mẹ còn có yếu tố kích thích sự phát triển của vi khuẩn

lactobacillus bidifus, lấn át sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh nh
E.Coli[2].
Do đặc tính kháng khuẩn của sữa mẹ nên tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ
bú mẹ thấp hơn ở trẻ nuôi nhân tạo.
Chính vì sữa mẹ cung cấp cho trẻ các yếu tố miễn dịch, bạch cầu nên trẻ
bú mẹ Ýt bị nhiễm khuẩn, Ýt bị dị ứng nh nuôi trẻ bằng sữa bò.
Cùng với những lợi Ých của sữa mẹ đối với trẻ thì việc cho con bú cũng
mang lại rất nhiều lợi Ých và thuận tiện cho người mẹ nh:
NCBSM giúp co hồi tử cung tốt trong thời kỳ hậu sản, giảm nguy cơ
băng huyết sau sinh.
Cho con bú sữa mẹ sẽ rất thuận lợi và kinh tế. Cho trẻ bú sữa mẹ rất
thuận lợi vì không phụ thuộc vào giờ giấc, không cần phải đun nấu, dụng cụ
pha chế. Trẻ bú sữa mẹ sẽ kinh tế hơn nhiều so với nuôi nhân tạo bằng sữa bò
hoặc bất cứ loại thức ăn nào khác, vì sữa mẹ không mất tiền mua. Khi người
mẹ ăn uống đầy đủ, tinh thần thoải mái thì sẽ đủ sữa cho con bó.
5
NCBSM có điều kiện gắn bó tình cảm mẹ con, người mẹ có nhiều thời
gian gần gũi con đó là yếu tố tâm lý quan trọng giúp cho sự phát triển hài hoà
về trí tuệ, nhân cách và tình cảm của trẻ sau này.
Cho con bú góp phần hạn chế sinh đẻ, vì khi trẻ bú, tuyến yên sẽ tiết ra
prolactin ức chế rụng trứng, làm giảm khả năng sinh đẻ, giúp tránh thai tự
nhiên. Cho con bú còn làm giảm tỷ lệ ung thư vú và ung thư tử cung, tránh
cho mẹ bị các biến chứng như áp xe vó hay căng cứng vú do không cho con
bó.
Nh vậy NCBSM gắn liền với sự ra đời và trường tồn của nhân loại. Tạo
hoá sinh ra con người và ban tặng nguồn sữa mẹ quí giá cho trẻ nhỏ. Sữa mẹ
là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đảm bảo sự sống còn và phát triển tối ưu cho trẻ
nhỏ mà không có một loại thức ăn gì có thể thay thế được.
1.2. Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới

Tỷ lệ cho bú mẹ hoàn toàn tăng lên kể từ đầu những năm 1990, mặc dù
tỷ lệ này vẫn còn khá thấp ở những nước đang phát triển và tập quán không
tiếp tục cho bú mẹ cùng với không cho ăn dặm đủ vẫn còn khá phổ biến.
Dựa trên số liệu từ 37 quốc gia với các số liệu sẵn có (gồm 60% dân số ở
các nước đang phát triển), tỷ lệ cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng tuổi đầu
tiên tăng từ 34% đến 41% ở những nước đang phát triển từ năm 1990 đến
năm 2004. Sự cải thiện đáng kể này diễn ra ở vùng Châu Phi cận sa mạc
Sahara, nơi tỷ lệ tăng gần gấp đôi từ 15% lên 32% trong cùng thời gian đó. Tỷ
lệ bú mẹ hoàn toàn tại Nam á và khu vực Trung- Tây/Bắc Phi cũng tăng lần
lượt là 43% đến 47% và từ 30% đến 38% trong năm 1990 đến 2004. Riêng
khu vực Tây và Trung Phi có sự cải thiện đáng kể về tốc độ tăng từ 4% lên
22% và khu vực Tây và Nam Phi cũng có những tiến bộ trong tốc độ tăng tỷ
6
lệ cho bú mẹ hoàn toàn từ 34% lên 48%. Tốc độ gần nh hằng định trong suốt
thời gian này ở các nước Đông á và Thái Bình Dương [25].
Ở Châu Âu đã có xu hướng tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ. Tỷ lệ các
bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ ở các nước Bungari, Đức, Hungari và Thuỵ Sỹ
dao động quanh 90%, tỷ lệ này ở các nước Tây Âu thấp hơn, dao động từ 53-
67% [26].
Ở Đông Nam Á sữa mẹ vẫn là cách nuôi chính của các bà mẹ trong khu
vực nhưng có sự khác biệt lớn giữa nông thôn và thành thị về khoảng thời
gian trẻ được bú mẹ. Ở Bangkok theo điều tra năm 1987, thời gian cho con bó
trung bình là 4 tháng trong khi ở nông thôn là 14 tháng [26].
Hiện nay, theo kết quả điều tra của UNICEP tỷ lệ nuôi con hoàn toàn
bằng sữa mẹ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chỉ chiếm 61% ở trẻ 4
tháng tuổi, tỷ lệ này thấp hơn ở trẻ 6 tháng tuổi, chỉ khoảng 35% [27].
1.2.2. Ở Việt Nam
Từ đầu năm 1980, các nghiên cứu về tập quán nuôi con của các bà mẹ đã
được triển khai trên nhiều vùng trong cả nước.
Đào Ngọc Diễn, Nguyễn Trọng An và cộng sự năm 1983 đã nghiên cứu

trên 500 trẻ dưới 5 tuổi tại vùng nông thôn và nội thành Hà Nội. Kết quả cho
thấy: hầu hết trẻ được bú mẹ sau 2 đến 3 ngày. Tỷ lệ trẻ được bú mẹ trong
vòng 24 giờ chỉ đạt 15,8% ở nội thành và 35% ở nông thôn ở cả 2 nhóm đủ
sữa và thiếu sữa mẹ. Từ 68% đến 79% trẻ đươc ăn thêm trong vòng 6 tháng
đầu, thời gian cai sữa trung bình là 12 tháng, trong đó 13,4% trẻ được cai sữa
trước 12 tháng [5].
7
Trần Thị Phúc Nguyệt và công sự năm 1988 nghiên cứu trên gần 500 bà
mẹ ở Hà Nội cho thấy tỷ lệ trẻ bú mẹ tới 1 tuổi chỉ đạt 40%, 3% trẻ được bú
mẹ tới 18 tháng và 31% trẻ được ăn bổ sung trong vòng 3 tháng đầu [16].
Nguyễn Đình Quang nghiên cứu trên 425 cặp mẹ và con ở nội và ngoại
thành Hà Nội năm 1996. Đối với trẻ ở nội thành cho thấy tỷ lệ trẻ được bú mẹ sớm
trong vòng nửa giờ đầu sau sinh là 30%, tỷ lệ trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu
là 40%, thời gian cho trẻ bú mẹ trung bình là 14 tháng, tỷ lệ trẻ 12 tháng tiếp tục
được bú mẹ là 60%, tỷ lệ trẻ được bú mẹ đến hai năm là 27,3% [19].
Trần Thị Ngọc Hà nghiên cứu trên 750 trẻ từ 0-23 tháng tuổi tại hai
huyện, thị của tỉnh Hà Tĩnh cho thấy có 68% các bà mẹ cho con bú lần đầu
trong vòng 30 phót sau đẻ, tỷ lệ trẻ được bú mẹ đến hai tuổi là 58,2%, tỷ lệ trẻ
được cai sữa sau 12 tháng là 84,8% [7].
Nghiên cứu tập tính nuôi con dưới 24 tháng tuổi của các bà mẹ tại
phường Láng Hạ, quận Đống Đa - Hà Nội năm 2000, Lê Thị Kim Chung cho
thấy tỷ lệ trẻ được bú mẹ sớm trong 1/2 giờ đầu mới chỉ đạt 40%. Tỷ lệ trẻ
được bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu là 62,7%. Tỷ lệ trẻ được bú mẹ tới
18 tháng là 55%. [4].
Theo kết quả nghiên cứu của Trương Thị Hoàng Lan năm 2004 về Thực
hành nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung của các bà mẹ có con dưới 2
tuổi tại xã Thi Sơn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam cho thấy tỷ lệ trẻ được bú
sữa mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ là 28,7%, tỷ lệ cai sữa từ 18 đến 24 tháng
là 52,4%[15].
Theo điều tra của UNICEP và Tổng cục Thống kê năm 2006, chỉ có 17%

trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú mẹ hoàn toàn[8].
Nghiên cứu trên bà mẹ nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi người dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên năm 2007 của Đặng Oanh, Đặng Tuấn Đạt, Nguyễn
8
Sơn Nam và cộng sự cho thấy chỉ có 3,8% bà mẹ có thói quen cho trẻ bú
trong vòng 30 phút đầu sau khi sinh. Lý do không cho trẻ bú ngay chủ yếu là
“chờ sữa về” hoặc cho rằng “sữa đầu là không tốt”[18].
Năm 2009 Bùi Thu Hương nghiên cứu về Kiến thức và thực hành nuôi
con bằng sữa mẹ của các bà mẹ tại phường Quỳnh Mai và Bạch Đằng - Hà
Nội công bè có 30% các bà mẹ cho con bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau
sinh[12].
Vũ Thị Hạnh Uyên khảo sát ở trẻ dưới 2 tuổi tại một số xã thuộc huyện
Chiêm Hoá, Tuyên Quang thấy có 54,9% trẻ được bú sữa mẹ trong vòng 1
giờ đầu sau đẻ [20].
1.3. Những yếu tố tác động đến tập tính nuôi con bằng sữa mẹ
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tập tính NCBSM, qua nhiều nghiên cứu
cho thấy những vấn đề sau có ảnh hưởng đến tập quán NCBSM.
Kiến thức và thái độ của bà mẹ về giá trị của sữa mẹ: Một nghiên cứu đã
được tiến hành ở nông thôn Bangladesh về tập quán cho bú sữa non. Kết quả
cho thấy các bà mẹ coi sữa ổn định là sữa “đích thực”, nã mang đến cho đứa
trẻ sức khoẻ, còn sữa non không được thừa nhận là sữa đích thực và nói
chung các bà mẹ cho là sữa non không bổ, không bà mẹ nào đề cập đến đặc
tính chống nhiễm trùng của sữa non. Do sữa non có màu vàng và kết cấu keo
(dính) mà nó bị gắn với các đặc tính tiêu cực như bị coi là “sữa bẩn”, hoặc có
khi còn bị coi là nguyên nhân gây ỉa chảy [23].
Tình trạng kinh tế xã hội, giáo dục và văn hoá của gia đình làm ảnh
hưởng đến thời gian NCBSM. Một nghiên cứu được tiến hành để xác định
yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ NCBSM ở Niu Đeli cho thấy tỷ lệ NCBSM cho
thấy tỷ lệ NCBSM là cao hơn ở các bà mẹ mù chữ và các bà mẹ có mức kinh
tế xã hội thấp. Trẻ em ở các gia đình nghèo nhất được bắt đầu bú mẹ sau đẻ

9
sớm hơn trẻ em ở các gia đình giàu nhất (89% và 7%), ngoài ra còn cho thấy
tỷ lệ NCBSM đến 3-6 tháng ở các gia đình nghèo thấp hơn nhưng tỷ lệ trẻ
được bú mẹ đến 12 tháng lại cao hơn ở các gia đình nghèo [24].
Tại Việt Nam các nghiên cứu tương tự do Nguyễn Thu Nhạn và cộng sự
(1986) tiến hành đều cho thấy thiếu sữa mẹ là một yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến NCBSM [17]. Việc bà mẹ trở lại đi làm sớm sau đẻ và số lần cho
con bó Ýt đi là yếu tố gây mất sữa [17].
Tại Việt Nam, hiện nay trên thị trường xuất hiện khuynh hướng giảm sử
dụng sản phẩm nông nghiệp thông thường và gia tăng tiêu thụ các sản phẩm
công nghiệp.
Mét quan sát của các chuyên gia y tế Thuỵ Điển tại Hà Nội tháng 12 năm
1994 cho thấy có Ýt nhất 25 mặt hàng sữa khác nhau đang được bày bán tại
các cửa hàng bán lẻ với chủ yếu là sữa ngoại, so với năm 1992 chỉ có 15 loại
và tính đến đầu năm 2009, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng cho biết
ước tính hiện nay có khoảng 120 nhãn sữa với mẫu mã, giá thành, chất lượng
khác nhau, được cung cấp bởi nhiều nguồn khác nhau. Như vậy trong một thị
trường sữa phong phú và đa dạng người tiêu dùng có quá nhiều sự lựa
chọn[9].
Do tính chất ưu việt của sữa mẹ nên những trẻ không được bú mẹ
thường gặp rủi ro nhiều hơn những trẻ được bú mẹ.
Qua một số nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của thực hành NCBSM tới
sức khoẻ trẻ em là rất lớn. Nếu như tập tính NCBSM mất đi sẽ để lại hậu quả
rất lớn đối với sức khoẻ trẻ em.
Việc cho trẻ ăn sữa ngoài thay vì sữa mẹ trong giai đoạn dưới một tuổi
cho thấy làm tăng huyết áp tâm trương và tăng huyết áp động mạch trung bình
trong giai đoạn sau của cuộc đời. Nhiều bằng chứng hiện có cho thấy tác hại
10
của sữa ngoài tới các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch là thống nhất với các
quan sát cho thấy tỷ lệ tử vong tăng ở người trưởng thành đã được nuôi bằng

sữa ngoài trong giai đoạn dưới một tuổi. Nguy cơ đối với bệnh mạn tính của
thời kỳ thơ Êu và vị thành niên (đó là các bệnh đái tháo đường typ1, bệnh nội
tạng, một số ung thư trẻ em, bệnh viêm ruột) cũng có liên quan với nuôi
dưỡng trẻ nhỏ về các sản phẩm thay thế sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ
trong thời gian ngắn. [3]
Nghiên cứu của Nguyễn Thu Nhạn, Đào Ngọc Diễn năm 1983 ở các trẻ
em nội, ngoại thành cũng chỉ rõ tỷ lệ suy dinh dưỡng và mắc các bệnh tiêu
chảy, nhiễm trùng hô hấp ở trẻ em dưới 12 tháng cao hơn một cách có ý nghĩa
ở nhóm trẻ mẹ bị thiếu sữa[17].
Trần Phúc Nguyệt và cộng sự cũng quan sát thấy ở khu vực nội thành Hà
Nội, trẻ thiếu sữa mẹ bị suy dinh dưỡng cao hơn nhóm trẻ được bú sữa mẹ
đầy đủ[16].
Nguyễn Công Khẩn và cộng sự quan sát thấy nhóm trẻ không được bú
mẹ có mẹ có nguy cơ bị các biểu hiện lâm sàng khô mắt do thiếu vitamin A
cao hơn nhóm trẻ đối chứng [13].
1.4. Một số khái niệm hiện nay về nuôi con bằng sữa mẹ
* Tập tính nuôi con bằng sữa mẹ:
* Nuôi con bằng sữa mẹ: là cách nuôi dưỡng trong đó trẻ trực tiếp bú
sữa mẹ hoặc gián tiếp uống sữa mẹ được vắt ra [27].
*Bú mẹ hoàn toàn: là cách thực hành trong đó trẻ chỉ được ăn sữa mẹ
qua bú trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua vắt sữa mẹ hoặc bú trực tiếp từ
người mẹ khác, ngoài ra không được nuôi bằng bất cứ loại thức ăn đồ uống
11
nào khác. Các thứ khác ngoại lệ được chấp nhận là các giọt dạng dung dịch có
chứa vitamin, khoáng chất hoặc thuốc[27].
*Thời gian bắt đầu cho trẻ bú: theo khuyến cáo của WHO và UNICEF
về sự sống còn của trẻ đã khuyến nghị bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ trong
vòng giờ đầu sau đẻ, bú càng sớm càng tốt và không cần cho trẻ mới đẻ ăn bất
kỳ thức ăn gì trước khi bú mẹ lần đầu.
Động tác mút vú của trẻ sẽ kích thích tuyến yên giải phóng ra prolactin

và sữa mẹ sẽ được tiết ra nhiều hơn. Nh vậy một cách đơn giản và tự nhiên
nhất để tăng lượng sữa mẹ là cho con bú trường xuyên và nhiều lần[2].
WHO phối hợp cùng UNICEF đã đưa ra công thức tính chỉ số bú sớm
của trẻ sơ sinh là tỷ lệ phần trăm trẻ được sinh ra trong vòng 24 tháng qua
được cho bú mẹ lần đầu trong vòng 1 giê sau sinh. Đây là một trong những
tiêu chí đánh giá việc thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ trong
cộng đồng[27].
* Số lần cho bó: Cho trẻ bú càng nhiều thì sữa mẹ càng được bài tiết
nhiều. Số lần cho bú tuỳ thuộc vào nhu cầu của trẻ, cho trẻ bú bất kỳ lúc nào
trẻ muốn. Mỗi bữa bú cho trẻ bú kiệt một bên vú rồi mới chuyển sang vú bên
kia để trẻ nhận được sữa cuối giàu chất béo.[2]
* Thời gian cho con bó: cho trẻ bú kéo dài đến 24 tháng hoặc hơn,
không nên cai sữa quá sớm hoặc khi chưa đủ thức ăn thay thế hoàn toàn
những bữa bú mẹ[2].
12
CHƯƠNG 2
đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang tại thời điểm tháng 5 năm 2011.
2.2. Đối tượng nghiên cứu:
Các bà mẹ dân tộc Dao có con dưới 24 tháng tuổi.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
Các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi trên địa bàn nghiên cứu, tự nguyện
tham gia, không có vấn đề về trí nhớ hoặc tâm thần.
* Tiêu chuẩn loại trừ
Những đối tượng không đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên
cứu, những đối tượng không sẵn sàng tham gia nghiên cứu và không có khả
năng cung cấp thông tin sau khi đã giới thiệu mục đích nghiên cứu.
Tất cả các đối tượng nghiên cứu muốn bỏ cuộc đều có thể chấm dứt vào
bất kỳ thời điểm nào.

2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.3.1 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại xã Tân Sơn của huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn.
* Đặc điểm của xã Tân Sơn:
Xã Tân Sơn là một xã vùng cao nằm ở phía Bắc huyện Chợ Mới, cách
thị trấn Chợ Mới 35 km. Địa hình xã phức tạp chủ yếu là rừng núi, diện tích
6600ha. Xã gồm có 6 thôn, phân bố rải rác rất xa nhau, thôn xa nhất cách
trung tâm xã 20km, không có đường ô tô đi tới. Đường liên thôn của xã toàn
bộ là đường đất, đường rừng, giao thông đi lại rất khó khăn. Có thôn chỉ có
đường đi bộ, không đi được bằng xe máy, hai thôn xa nhất xã hiện nay chưa
có điện sinh hoạt.
13
Toàn xã có 318 hộ với 1434 nhân khẩu chủ yếu là người dân tộc Dao
(97%), còn lại là dân tộc Tày và Kinh (3%). Nghề nghiệp chính của người dân
ở đây là nghề nông, chủ yếu làm nương rẫy, làm ruộng và khai thác rừng.
Hệ thống y tế : Xã có 1 Trạm y tế gồm có 1 Bác sỹ, 1 Y sỹ sản nhi, 1 Y
sỹ đông y, 1 Điều dưỡng. Mỗi thôn có 1 nhân viên y tế thôn bản.
Trang thiết bị y tế còn thiếu, các phương tiện phục vụ công tác truyền
thông còn hạn chế, hệ thống loa công cộng chỉ có ở hai thôn trung tâm xã, các
thôn còn lại không có. Công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho người
dân chủ yếu do nhân viên y tế xã và nhân viên y tế thôn bản.
2.3.2 Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành từ ngày đến ngày
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với các kỹ thuật chủ yếu là
phỏng vấn bán cấu trúc, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm.
2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
* Đối với các bà mẹ: Lấy chủ đích 40 bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi để
thực hiện phỏng vấn bán cấu trúc.

* Lựa chọn 8 - 10 bà của trẻ để thực hiện thảo luận nhóm.
2.4.3. Chọn mẫu
- Danh sách trẻ dưới 24 tháng tuổi được lập cùng với tên mẹ, ngày tháng
năm sinh của trẻ và địa chỉ. Từ danh sách đó chọn ngẫu nhiên 40 trẻ theo
phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn.
- Các bà của trẻ được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để thu thập thông tin, bao gồm:
14
- Sử dụng bộ câu hỏi bán cấu trúc được thiết kế sẵn phỏng vấn trực tiếp
các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi để thu thập thông tin về đặc điểm cá
nhân, kiến thức, thói quen và cách thực hành nuôi con bằng sữa mẹ.
- Phỏng vấn sâu một số bà mẹ để tìm hiểu về một số tập quán đặc thù.
- Thảo luận nhóm có trọng tâm để tìm hiểu suy nghĩ của các bà của trẻ về
các tập quán nuôi con.
* Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu:
TT Biến sè Chỉ sè Phương pháp
1 Đặc điểm đối
tượng nghiên
cứu
Tuổi
Nghề nghiệp
Trình độ văn hoá
Tình hình kinh tế
Sè con
Phỏng vấn
bằng bộ câu
hỏi được thiết
kế sẵn
2 Kiến thức về

nuôi con
bằng sữa mẹ
Lợi Ých của việc NCBSM
Nhận thức đúng về sữa non
Phỏng vấn
bằng bộ câu
hỏi được thiết
kế sẵn và thảo
luận nhóm
3
Thực hành
nuôi con
bằng sữa mẹ
Thời gian cho trẻ bú lần đầu sau sinh
Dùng nước uống khác trước khi cho
bú lần đầu
Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Cách cho trẻ bú đúng
Thời gian cai sữa cho trẻ
Phỏng vấn
bằng bộ câu
hỏi được thiết
kế sẵn và thảo
luận nhóm
4 Yếu tè thúc
đẩy hoặc cản
trở
Các yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở các
đối tượng đưa ra trong thực hành cho
con bó

Phỏng vấn
bằng bộ câu
hỏi được thiết
kế sẵn và thảo
luận nhóm

* Xử lý và phân tích số liệu:
15
Các câu hỏi trong phiếu phỏng vấn bán cấu trúc được nhập vào phần
mềm excel để tính toán tần suất cho các câu hỏi đóng còn các câu hỏi mở
được nhập nguyên câu để đọc và mã hoá thông tin.
Cuộc thảo luận nhóm với các bà của trẻ được ghi chép và ghi âm nếu
đối tượng đồng ý, sau cuộc phỏng vấn băng và bản chép tay sẽ được đánh
máy và lưu lại dưới dạng file Word, in ra, nghiên cứu viên đọc và tiến hành
mã hoá thông tin theo các nội dung nghiên cứu, từ đó tổng hợp rót ra kết
quả nghiên cứu.
Nếu các bà mẹ và bà của trẻ nói bằng tiếng dân tộc Dao sẽ nhờ cán bé
y tế tại địa phương thành thạo hai thứ tiếng Kinh và Dao phiên dịch giúp.
2.6. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu
* Được sự nhất trí của chính quyền địa phương và sự phối hợp của Trạm
Y tế xã khi tiến hành nghiên cứu.
* Các bà mẹ, các bà, tham gia chương trình một cách tự nguyện.
* Giải thích rõ với các đối tượng về ý nghĩa và mục đích nghiên cứu.
* NÕu các đối tượng nghiên cứu không muốn tiếp tục thì có thể dừng
cuộc phỏng vấn bất cứ lúc nào kể cả khi đang tiến hành phỏng vấn.
* Sẵn sàng tư vấn cho các bà mẹ những vấn đề liên quan đến chăm sóc
và nuôi dưỡng trẻ.
16
CHƯƠNG 3
Kết quả nghiên cứu

3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
3.1.1 Thông tin chung về các bà mẹ từ phỏng vấn bán cấu trúc
Bảng 3.1: Thông tin chung về trẻ và các bà mẹ được phỏng vấn
Đặc điểm n %
Nhóm tuổi trẻ < 6 tháng 7 17,5
6 - 12 tháng 23 57,5
12- <24 tháng 10 25
Giới tính trẻ Nam 22 55
Nữ 18 45
Tuổi của mẹ < 18 tuổi 0 0
18 - 35 tuổi 40 100
> 35 tuổi 0 0
Sè con 1 – 2 con 38 95
≥ 3 con 2 5
Trình độ văn hoá mẹ Mù chữ 3 7,5
Tiểu học 10 25
THCS 22 55
THPT 5 12,5
Nghề nghiệp mẹ Công chức 0 0
Nông nghiệp 40 100
Nội trợ 0 0
Nghề khác 0 0
Nhận xét các thông tin chung của các bà mẹ:
Cơ cấu giới tính của trẻ điều tra: Tỷ lệ nam/nữ gần tương đương là
55% và 45%.
Phân bố nhóm tuổi của trẻ: Số trẻ từ 6 - 12 tháng chiếm hơn một nửa
trong tổng số trẻ là 57,5%, còn lại là trẻ < 6 tháng chiếm 17,5 %, trẻ từ 12-
<24 tháng chiếm 25%.
17
Tuổi của mẹ: 100% số bà mẹ được điều tra ở độ tuổi từ 18-35 tuổi, bà

mẹ già nhất là 33 tuổi và trẻ nhất là 18 tuổi.
Tỷ lệ số lần sinh: Tỷ lệ sinh con thứ nhất và thứ hai chiếm đa số với
38/40 bà mẹ (95%), còn lại chỉ có 2 bà mẹ sinh con thứ 3 (5%).
Trình độ học vấn của mẹ: Một nửa số bà mẹ được điều tra có trình độ
trung học cơ sở 22/40 bà mẹ (55%), trình độ tiểu học là 10/40 bà mẹ (25%),
số bà mẹ mù chữ là 3/40 (7,5%), số bà mẹ có trình độ trung học phổ thông là
5/40 (12,5%).
Phân bố nghề nghiệp của mẹ: Tất cả các bà mẹ được điều tra đều làm
nông nghiệp, chủ yếu làm nương rẫy và làm ruộng.
3.1.2 Thông tin chung về các bà tham gia thảo luận nhóm
Có 8 bà tham gia thảo luận nhóm tại xã nghiên cứu. Tuổi trung bình của
các bà là 52 (45-61). Tất cả các bà đều là dân tộc Dao. Trình độ của các bà
hầu như đều chưa học hết tiểu học, có một bà mù chữ và một bà học đến lớp
6/10. Nghề nghiệp của các bà tất cả đều làm ruộng và nương rẫy.
3.2. Tập tính nuôi con bằng sữa mẹ
3.2.1. Kiến thức của bà mẹ về lợi Ých nuôi con bằng sữa mẹ
*Theo các bà mẹ:
Các bà mẹ cũng liệt kê được một số các lợi Ých của việc nuôi con bằng
sữa mẹ.
Có hơn 1/3 số bà mẹ biết là sữa mẹ có nhiều chất dinh dưỡng, nuôi con
bằng sữa mẹ sẽ tốt cho sức khoẻ của trẻ, trẻ phát triển tốt hơn, không bị còi
xương, suy dinh dưỡng. Một sè Ýt bà mẹ (3/40) nói rằng sữa mẹ có chất đề
kháng, phòng được nhiều bệnh tật. Có 2/40 bà mẹ cho rằng cho trẻ bú sữa mẹ
sạch sẽ, tiện lợi và không tốn tiền mua. Chỉ có 1 bà mẹ biết là nuôi trẻ bằng
sữa mẹ trẻ sẽ phát triển trí não tốt hơn. Tuy nhiên vẫn còn 1/3 số bà mẹ
(32,5%) không biết gì về lợi Ých của nuôi con bằng sữa mẹ.
18
“Sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng, trẻ bú mẹ sẽ khoẻ mạnh hơn”
“Sữa mẹ có nhiều chất bổ, có chất đề kháng phòng được bệnh tật cho trẻ”
“Trẻ bú mẹ không bị còi xương, suy dinh dưỡng”

(PV các bà mẹ)
* Theo các bà của trẻ:
Theo các bà của trẻ NCBSM tốt cho sức khoẻ của trẻ, trẻ khoẻ mạnh, Ýt
bị ốm, chống được còi xương, suy dinh dưỡng và cho trẻ bú sữa mẹ sạch sẽ,
vệ sinh tiện lợi. Tất cả các bà tham gia thảo luận đều khẳng định rằng sữa mẹ
tốt hơn sữa ngoài.
“Sữa mẹ tốt hơn sữa hộp, sữa hộp cũng đủ chất nhưng không tốt bằng
sữa mẹ”.
(TLN các bà của trẻ)
3.2.2 Kiến thức và thực hành cho trẻ bú sớm
3.2.2.1 Thời gian cho trẻ bú lần đầu sau sinh
Bảng 3.2: Thời gian cho bú lần đầu sau sinh
Thời gian n %
Trong 1 giờ đầu 19 47,5
Từ 1-24 giê 14 35
Sau 24 giê 6 15
Không nhí 1 2,5
Tổng cộng 40 100
Qua bảng trên cho thấy chỉ có 19/40 bà mẹ (47,5%) cho con bú lần đầu
sau khi sinh trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ. Số bà mẹ cho con bó sau 1 giờ đầu
sau sinh là 14/40 (35%). Đặc biệt số bà mẹ cho con bú lần đầu sau 24 giê sau
sinh chiếm tới 15%, đặc biệt có trường hợp cho con bú lần đầu sau sinh sau 3
ngày. Những trường hợp này thường do bà mẹ phải mổ đẻ hoặc có can thiệp
khác trong cuộc đẻ.
3.2.2.2 Lý do cho trẻ bú muộn
19
*Theo các bà mẹ
Các lý do dẫn đến việc cho trẻ bú muộn được các bà mẹ đề cập đến bao
gồm: Lý do đầu tiên (chiếm 45% số bà mẹ cho con bú muộn sau 1 giê) được
các bà mẹ nêu lên là do mẹ phải mổ đẻ, hoặc mẹ có các can thiệp y tế khác

phải ở trong phòng đẻ lâu (mẹ phải cắt khâu tầng sinh môn, phải truyền
dịch ). Lý do thường gặp nữa là “sữa mẹ chưa về” hoặc không có sữa
trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh. Một số Ýt bà mẹ nêu lên nguyên nhân cho
trẻ bú muộn từ trẻ đó là trẻ không khóc nên chờ đến khi con khóc mẹ mới cho
bó.
Khi được hỏi có 1/3 số bà mẹ cho rằng sữa chỉ được tiết ra sau khi sinh
chứ trước khi sinh thì chưa thể có sữa được và 1/3 số bà mẹ thì cho rằng sau
khi đẻ 1-2 ngày sau mới có sữa, thậm chí một số Ýt bà mẹ còn nói sau đẻ vài
ngày mới có sữa.
Như vậy vấn đề cho trẻ bú muộn phần nhiều do bà mẹ chưa nhận thức tốt
về tầm quan trọng của sữa non.
“Chị mổ đẻ và phải truyền nên không cho con bú được”
“Chưa thấy có sữa nên chưa cho con bú, lúc nào sữa về thì mới cho bú”
“Con không khóc nên chưa cho bú, chờ nó khóc mới cho bú”
(PV các bà mẹ)
* Theo các bà của trẻ:
Theo các bà trong thảo luận nhóm thì ngoài những lý do được nhắc đến ở
trên, các bà còn cho rằng ngay sau đẻ thì bà mẹ chưa có sữa ngay, thường sau đẻ
1-2 ngày mới có sữa do đó bà mẹ không thực hiện được việc cho con bú sớm.
Mặc dù các bà cũng nghĩ rằng dạ dày của trẻ mới sinh nhá, “chỉ cần
khoảng 2 chén sữa nhỏ” hoặc “ một lưng chén sữa là được”.
Nhưng các bà không có niềm tin rằng bà mẹ có thể cho bú sớm và có đủ
sữa trong những ngày đầu. Hầu hết các bà không tin vào điều này:
20
“Ngay sau đẻ phải sau 1-2 ngày mới có sữa, con đầu sau 2 ngày, con
thứ 2 sau 1 ngày thì mới có sữa. Nếu muốn có ngay thì phải hái lá cây thuốc
trên rừng để uống thì mới có sữa”.
(TLN các bà của trẻ)
Phần lớn các bà đều cho rằng sau khi đẻ phải uống nước lá cây thuốc của
người Dao hái trên rừng thì mới có sữa và nhiều sữa cho con bó.

3.2.3. Dùng đồ uống khác trước khi cho bú lần đầu
Biểu đồ 3.1: Dùng đồ uống khác trước khi cho bú lần đầu
Qua biểu đồ trên cho thấy hơn 1/3 số bà mẹ cho trẻ uống đồ uống khác
trước khi cho bú lần đầu. Trong đó cho uống sữa ngoài chiếm tỷ lệ cao nhất,
sau đó là tập quán cho trẻ uống mật ong trước khi cho bú lần đầu.
3.2.4. Kiến thức và thực hành về cho bú sữa non
Có 1/3 số bà mẹ (35%) hiểu rằng sữa non là sữa tiết ra lúc đầu, có
nhiều chất đề kháng, giúp trẻ phòng chống bệnh tật. Khoảng 1/4 số bà mẹ
(22,5%) chỉ biết là sữa non tốt cho sức khoẻ của trẻ nhưng không biết cụ thể.
21
Gần 1/2 số bà mẹ (42,5%) không biết gì về sữa non. Có 30% số bà mẹ vắt bỏ
sữa non trước khi cho bú lần đầu.
“Là sữa có đầu tiên sau đẻ, có chất đề kháng phòng được bệnh tật”
“Sữa non có từ khi mang thai, nó tốt cho sức khoẻ của trẻ”
(PV các bà mẹ)
Nguồn thông tin về sữa non mà các bà mẹ biết được chủ yếu là từ cán bộ
y tế khi họ đi đẻ ở bệnh viện hoặc trạm y tế xã, một số rất Ýt bà mẹ biết được
qua xem tivi, nghe đài.
3.2.4. Kiến thức và thực hành NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu
3.2.4.1 Kiến thức và niềm tin về NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu
*Đối với các bà mẹ:
Có 30% số bà mẹ hiểu đúng về NCBSM hoàn toàn (là chỉ có sữa mẹ mà
không ăn, uống thêm bất cứ loại đồ ăn thức uống nào khác). 40% số bà mẹ
cho rằng bú mẹ và uống thêm nước trắng là bú sữa mẹ hoàn toàn. 12,5% số bà
mẹ vẫn cho rằng bú hoàn toàn có thể ăn thêm bột và các thứ khác nh nước hoa
quả. Có 7/40 bà mẹ(17,5%) trả lời là không biết.
Có đến 1/2 số bà mẹ không tin có thể NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng
đầu. Có bà mẹ cho rằng ngoài bú mẹ ra vẫn phải cho con uống thêm nước
trắng nếu không trẻ sẽ bị khát nước.
“Chỉ cho bú sữa mẹ và không ăn uống gì thêm”

“Cho con bú mẹ và uống thêm nước trắng, không cho ăn bột là bú mẹ
hoàn toàn”
“Bú mẹ hoàn toàn là cho trẻ bú mẹ, uống cả nước trắng và ăn thêm thứ
khác nữa”
(PV các bà mẹ)
22
*Từ phía các bà của trẻ:
Hầu hết các bà trong thảo luận nhóm đều cho rằng bú sữa mẹ hoàn toàn
là cho bú mẹ và phải uống thêm nước vì nếu không cho uống trẻ sẽ khát nước.
Đa phần các bà đều không tin rằng bà mẹ có thể cho con bú hoàn toàn trong 6
tháng đầu.
“Cho trẻ bú mẹ nhưng vẫn phải cho uống thêm nước chứ, không thì trẻ
sẽ khát nước đấy”.
“Các mẹ phải đi làm rẫy xa cả ngày nên không cho bú được, cháu ở nhà
với bà phải cho ăn nước cơm, ăn bột. Những mẹ nào đeo con lên rẫy theo thì
cho ăn sữa mẹ được nhiều hơn”.
(TLN các bà của trẻ)
3.2.4.2. Thực hành NCBSM hoàn toàn
Qua kết quả phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ cho thấy có 25,5% số bà mẹ
cho con bú sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng. Đa phần các bà mẹ này thường đeo
con đi làm nương rẫy theo nên có điều kiện cho bú. Một số Ýt các bà mẹ chưa
phải đi làm nương rẫy xa, chỉ làm ở gần nhà nên vẫn về cho con bú được.
Các bà mẹ ở đây cho con ăn bổ sung sớm cao, có hơn 60% trẻ ăn bổ sung
ở độ tuổi dưới 6 tháng.
3.2.5. Thời gian dự định cai sữa
Trong số các bà mẹ được phỏng vấn có 8 bà mẹ đã cai sữa cho con, số
còn lại khi được hỏi có 7,5% các bà mẹ dự định cai sữa cho trẻ khi được 12
tháng tuổi, 15% dự định cai sữa khi trẻ được trên 12 tháng đến dưới 18 tháng,
45% số bà mẹ dự định cai sữa cho trẻ khi trẻ được 18 đến dưới 24 tháng và
chỉ có 12,5% số bà mẹ dự định cai sữa khi trẻ được 24 tháng tuổi.

3.2.6. Điều kiện để các bà mẹ có thể cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi
Với các bà mẹ có dự dịnh cho con bú đến 18-24 tháng tuổi thì các lý do
bà mẹ nêu ra là do nghe cán bộ y tế khuyên nên làm theo như vậy, một số bà
23
mẹ do biết được lợi Ých của sữa mẹ nên cho bú để trẻ có đủ chất dinh dưỡng,
phát triển tốt hơn.
3.2.7. Cách cho trẻ bú:
Trong số các bà mẹ được phỏng vấn có 97,5% số bà mẹ cho trẻ bú bất
cứ khi nào trẻ muốn. Duy nhất có một bà mẹ cho con bó theo thời điểm nhất
định trong ngày.
“Cứ khi nào con khóc đòi bú thì cho bú thôi”
(PV các bà mẹ)
Chỉ có 35% số bà mẹ biết cho con bú hết một bên rồi mới chuyển sang
bên kia, 65% số bà mẹ cho con bó Ýt một từ cả hai bên vú.
Khoảng trên 80% số bà mẹ số bà mẹ có thói quen sau khi đi làm vài
tiếng trở lên về họ đều vắt sữa đi trước khi cho con bó.
“Đi làm về thì phải vắt sữa đi trước khi cho con bú vì mẹ chồng bảo
sữa đó bị thiu rồi”
(PV các bà mẹ)
“Khi đi làm lâu vài tiếng về thì phải vắt sữa đi vì nghe nói sữa đó bị
thiu, chua trẻ bú vào sẽ bị nôn và đau bụng”
(PV các bà mẹ)
“Mẹ đi làm về phải vắt sữa đi, nếu không sữa bị thiu trẻ bú vào sẽ bị
nôn và ỉa chảy, đi làm khoảng 2 tiếng về cũng phải vắt đi”.
(PVS bà của
trẻ)
“Đi làm về trước khi cho con bú phải vắt sữa đi vì sữa đó bị thiu, nếu
không vắt đi trẻ bú vào sẽ bị nôn đấy”.
(TLN các bà của trẻ)
24

Khi hỏi về cách cho bó khi trẻ ốm, có 32,5% số bà mẹ cho trẻ bú nhiều
hơn bình thường, 55% số bà mẹ cho trẻ bú như bình thường và 12,5% số bà
mẹ cho trẻ bú Ýt hơn bình thường.
Về lý do tại sao lại cho bú như vậy khi con bị ốm thì với các bà mẹ cho
trẻ bú nhiều hơn bình thường trả lời là trẻ ốm không chịu ăn gì ngoài sữa mẹ
nên cho bú mẹ nhiều hơn, một số Ýt bà mẹ nói rằng trẻ ốm cần nhiều chất
dinh dưỡng nên cho bú nhiều hơn. Với những bà mẹ cho con bú như bình
thường thì hầu như trả lời chung chung là để cho cho con khoẻ. Còn những bà
mẹ cho trẻ bú Ýt hơn bình thường thì nêu lý do là trẻ ốm quấy khóc nhiều nên
không thích bú như mọi khi nên bà mẹ cho bó Ýt hơn.
Khi mẹ bị ốm có 72,5% số bà mẹ vẫn cho con bú như bình thường, 25% số
bà mẹ cho trẻ bú Ýt hơn bình thường và có 1 bà mẹ ngừng cho con bó khi bị ốm.
Hỏi về lý do tại sao lại cho bú như vậy, với những bà mẹ cho con bú
như bình thường thì nêu lý do là sợ con bị đói và con còn nhỏ nên vẫn phải
cho bú hoặc uống thuốc theo đơn của Trạm xá nên không sợ ảnh hưởng đến
con. Với những bà mẹ cho con bó Ýt hơn bình thường thì đa phần cho rằng
sữa lúc đó không tốt và sợ con lây bệnh từ mẹ nên cho bó Ýt đi. Với bà mẹ
ngừng cho con bó khi bị ốm thì nêu lý do là khi đó cho con bú thì sẽ bị lây
bệnh từ mẹ nên phải cho trẻ ngừng bú.
Trong cuộc thảo luận nhóm khi nêu vấn đề trẻ ốm hay có vấn đề về sức
khoẻ thì đa sè các bà cho rằng nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ nhưng một số bà thì
cho rằng nên cho trẻ bó Ýt hơn bình thường.
“Cháu bị đi ỉa chảy phải cho bó Ýt đi, nếu cho bú nhiều nó không khỏi được”
(TLN các bà của trẻ)
3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến tập tính NCBSM
3.3.1. Những yếu tố thúc đẩy NCBSM
25

×