Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

VIÊM mô tế bào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.42 KB, 2 trang )

VIÊM MÔ TẾ BÀO

I. ĐỊNH NGHĨA.
- Viêm mô tế bào (VMTB) là 1 nhiễm trùng da và dưới da
- Được phân ra 2 vùng:
+ VMTB vùng mặt: thường được điều trị tại khoa Răng hàm mặt.
+ VMTB không phải vùng mặt.
- Tác nhân gây bệnh thường: tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn mủ xanh, E.coli, H.I,...
II. CHẨN ĐOÁN.
1, Chẩn đoán xác định.
a, Lâm sàng.
- Toàn thân: có thể có HC nhiễm trùng (+) với sốt cao, mệt mỏi,..., ban nhiễm
trùng, hạch lân cận,...
- Đáp ứng viêm khu trú tại nơi nhiễm trùng: sưng, nóng, đỏ, đau. ranh giới không
rõ, hạn chế vận động.
- Tiền sử có đường vào: côn trùng cắn, trầy sướt, vết thương,...
b, Cận lâm sàng:
- CTM: B/C, CRP tăng cao
- Cấy máu, cấy dịch tại chỗ viêm có thể (+) giúp chẩn đoán nguyên nhân, làm
Kháng sinh đồ.
2, Chẩn đoán biến chứng: Luôn nghĩ đến để đề phòng các biến chứng:
- Nhiễm khuẩn huyết.
- Viêm xương, viêm khớp, viêm bao hoạt dịch,...
- Viêm màng tim, viêm màng não,...


III. ĐIỀU TRỊ.
1, Toàn thân: Kháng sinh, chống viêm.
• Nếu lâm sàng không sốt, B/C < 15 G/L => sử dụng kháng sinh đường uống.
Thường ưu tiên lựa chọn các kháng sinh: Cephalexin, Cephadroxil,
Amooxicillin,...


• Nếu lâm sàng có sốt hoặc B/C > 15 G/L => Lựa chọn các kháng sinh tiêm
sau:
- Cloxacillin, Oxacillin,...
- Ceftriaxon liều 50- 100 mg/kg/ ngày
- Vancomycin liều 30-60 mg/kg/ngày/ 3-4 lần.
Trường hợp nặng, có thể phối hợp thêm nhóm Amynosid,
2, Tại chỗ:
- Bất động vùng viêm tấy.
- Giam triệu chứng tại chỗ bằng cách đắp gạc ấm.
- Rạch, dẫn lưu ổ mủ.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NHI KHOA NHI ĐỒNG 2 năm 2016.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×