Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

PHAC DO BENH DI UNG MIEN DICH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.14 KB, 7 trang )

MÀY ĐAY CẤP
PHÙ QUINCKE
I. ĐỊNH NGHĨA.
- Mày đay được đặc trưng bởi sự xuất hiện của các sẩn phù, sưng nề lan
tỏa từ trung tâm với hình dáng và kích thước khác nhau, bao quanh bởi một
quàng đỏ, ngứa, thường biến mất trong 24h.
- Phù Quincke( phù mạch) là tình trạng sưng nề đột ngột và rõ rệt vùng
hạ bì và dưới da, ngứa, có thể căng đau, thường ở vùng niêm mạc, bán niêm
mạc, tồn tại trong vòng 72h.
II. CHẨN ĐOÁN.
1. Chẩn đoán xác định.
a. Lâm sàng:
- Tiền sử: có thể có cơ địa dị ứng: chàm, viêm mũi dị ứng, hen phế quản,..
- Bệnh sử: có tiếp xúc với yếu tố lạ: thức ăn, thời tiết, ...
- Lâm sàng:
+ Mày đay cấp: khám trên da toàn thân có nhiều đám sẩn phù, mềm, gồ,
ngứa nhiều, hình dạng và kích thước thay đổi. Thường xuất hiện vào
buổi sáng, nổi lại về chiều.
+ Mày đay mãn: thường không có sẩn, chủ yếu là các mảng, nốt da đỏ
sẫm.
+ Phù Quincke:
l

Vị trí: thường quanh mắt, quanh miệng, môi, lưỡi, hầu họng, bàn tay,

bàn chân, bộ phận sinh dục.
1


l


Sưng nề, ngứa, căng tức đau, màu hồng nhat, tăng lên khi kích thích,

cọ xát.
l

Ngoài ra, tùy vào vị trí phù quincke mà có các triệu chứng khác nhau:
 Phù nề ở ruột: đau bụng, nôn,…
 phù nề đường thở: ho, khó thở, thở rít, ral rít, ral ngáy, khàn giọng
 Trụy mạch trong sốc phản vệ.

b. Cận lâm sàng: Các xét nghiệm cơ bản thường không có biến đổi nhiều.
- Các cận lâm sàng đặc hiệu:
+ Test lẩy da với kháng nguyên có thể (+)
+ Test huyết thanh tự thân có thể (+). Thường gặp trong mày đay mãn, do
nguyên nhân miễn dịch.
+ Định lượng IgE đặc hiệu với dị nguyên, XN tự kháng thể,...
2. Chẩn đoán phân loại:
- Mày đay cấp: các triệu chứng < 6 tuần
- Mày đay mãn: các triệu chứng kéo dài > 6 tuần
3. Chẩn đoán phân biệt:
- Mày đay: Viêm mao mạch dị ứng, ban hiễm trùng, nấm da,...
- Phù quincke: phù bạch huyết, phù tim, phù thận, ...
III. ĐIỀU TRỊ:
1. Điều trị đặc hiệu:
- Tránh tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh.
- Giảm mẫn cảm đặc hiệu.
2. Điều trị triệu chứng: Sử dụng các nhóm thuốc: kháng Histamin H1 và H2,
corticoid, Adrenalin khi có phản vệ.
- Kháng Histamin:
2



+ Một số thuốc kháng H1 hay sử dụng:
Liều cho trẻ

Thuốc
Chlorpheniramine viên 4 mg

Promethazine viên 15 mg

Desloratadine lọ 60ml
2.5mg/5ml

Liều cho trẻ < 12 tuổi

> 12 tuổi
1 viên/4-6

2-12 tuổi:

giờ.

0.35mg/kg/24h/ 4-6 lần

1 viên/lần x
2 lần/24h

10ml/1 lần/ ngày

>2 tuổi: 0.1 –

0,5 mg/kg/lần x 2
lần/ ngày
6-11 tuổi: 2.5 mg/lần/ngày
1 -5 tuổi: 1.25 mg/lần/ngày
6-11 tháng: 1mg/ lần/ngày

Loratadin viên 10 mg

1 viên/lần/ ngày

6-11tuổi: 1 viên/ngày
2-5 tuổi: 1/2 viên/ngày

+ Kháng H2: Chỉ định trong TH không đáp ứng với kháng H1. Một số thuốc
thường dùng: Cimetidin liều 20- 40 mg/kg/ngày/4 lần, Ranitidin liều 1.25- 2.5
mg/ kg/ ngày/ 2 lần.
- Corticoid: Một số thuốc: Methylprednisolon, Prednisolon,... Dùng liều trung
bình, ngắn ngày. Phối hợp với các thuốc kháng H1, h2 trong trường hợp nặng.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về Dị ứng- Miễn dịch lâm sàng,
Bộ y tế ban hành năm 2014.

VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG
3


(SCHÖNLEIN-HENOCH)
I.

ĐỊNH NGHĨA.

Schönlein Henoch (SH) còn gọi là viêm mao mạch dị ứng, là bệnh lý viêm
mạch hệ thống không rõ căn nguyên, thường gặp ở TE với biểu hiện XH
đối xứng ở các chi, đau mỏi khớp, đau bụng, và biểu hiện của bệnh cầu
thận.

II. DỊCH TẾ, NGUYÊN NHÂN.
 Dịch tế:
- Tuổi: chủ yếu > 5 tuổi, ít gặp ở người lớn.
- Giới: nam > nữ
- Mùa: chủ yếu mùa xuân và mùa thu đông
 Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ:
- Bệnh thường khởi phát sau viêm đường hô hấp trên do liên cầu nhóm
A, mycoplasma, Parvovirus,...
- Sau tiêm vắc xin thương hàn, sởi, sốt vàng,..
- Tiếp xúc với lạnh, dị ứng thức ăn, thuốc, côn trùng đốt,...
III. TRIỆU CHỨNG.
1. Lâm sàng:
Viêm mạch Schönlein - Henoch thường biểu hiện với 4 triệu chứng kinh
điển là nổi ban xuất huyết, đau khớp, đau bụng và tổn thương thận.
a) Ban xuất huyết ở da: Ban XH tự nhiên, thành từng đợt, dạng chấm,
nốt, mảng nổi sần trên mặt da, đồng lứa tuổi, có thể ngứa, thường ở 2
chi dưới và mông, đối xứng, có thể ở 2 tay, mặt, thân mình và vành tai.

4


b) Khớp: chủ yếu ở khớp gối và cổ chân, có thể thoáng qua hoặc tái phát
trong suốt thời gian bị bệnh nhưng khỏi không để lại di chứng cứng
khớp hay biến dạng khớp
c) Đau bụng: thường đau quặn từng cơn, chủ yếu ở vùng quanh rốn và

thượng vị, gây ra do xuất huyết ở phúc mạc và mạc treo. Có thể kèm
theo buồn nôn, nôn, ỉa chảy và ỉa ra máu hoặc ỉa phân đen..
d) Thận: Có thể sớm nhưng thường muộn tuần thứ 2 đến hết tháng thứ 2.
thường biểu hiện viêm cầu thận mức độ nhẹ và hầu hết đều hồi phục hoàn
toàn. Một số ít có thể biểu hiện viêm cầu thận tiến triển nhanh, hội chứng
thận hư hoặc viêm cầu thận mạn dẫn đến suy thận mạn.
2. Cận lâm sàng:
- CTM: B/C thường tăng, H/C, T/C bình thường.
- VSS thường tăng, CRP có thể tăng nếu do nguyên nhân nhiễm khuẩn.
- ĐMCB: bình thường
- IgA tăng.
- Nếu có biến chứng thận: HC niệu (+), Protein niệu (+)
IV. CHẨN ĐOÁN.
1. Chẩn đoán xác định:
Theo Tiêu chuẩn của Hội Khớp học châu Âu (2010): chẩn đoán xác
định viêm mạch Schönlein – Henoch khi có ban xuất huyết dạng chấm
nốt nổi gờ trên mặt da và ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn dưới đây:
- Đau bụng lan toả
- Sinh thiết tổn thương da và mạch máu có lắng đọng IgA
- Viêm khớp (cấp, bất kỳ khớp nào) hoặc đau khớp.
- Tổn thương thận (hồng cầu niệu hoặc protein niệu).
5


2. Chẩn đoán phân biệt:
- Các nguyên nhân đau bụng ngoại khoa.
- NK não mô cầu.
- Viêm khớp dạng thấp, thấp tim.
- XH giảm TC miễn dịch.
- Lupus.

- Phản ứng thuốc.
- Viêm nội tâm mạc NK
V.

ĐIỀU TRỊ:
1. Nguyên tăc điều trị:
- Không có điều trị đặc hiệu
- Phưg pháp điều trị chủ yếu: chống viêm + điều trị triệu chứng.
- Điều trị khi có biến chứng.
2. Điều trị cụ thể:
- Nghỉ ngơi tại giường đợt cấp
- Vitamin C liều cao (1-2 gam/ ngày uống hoặc tiêm tĩnh mạch)
- Bù dịch.
- Thuốc chống viêm:
Thuốc chống viêm không steroid : proxen, diclofenac, ibuprofen
(30–40 mg/kg/ngày chia 3- 4 lần ở trẻ em),…khi triệu chứng viêm
khớp là chủ yếu.
Glucocorticoid (GC): (Prednisolon,…): 1-2 mg/kg/24h, khi hết XH
thì giảm liều dần và ngừng
- Một số trường hợp có tổn thương nội tạng nặng, hoặc không đáp ứng
với Prednisolon liều tấn công sau 4 tuần có thể dùng:

6


Các thuốc UCMD khác: Corticoid liều cao, Cyclosporin A,
Endoxan.
IVIg liều cao , lọc huyết tương,…
- Điều trị triệu chứng:
Suy thận: dùng thuốc lợi tiểu, ăn nhạt, hạn chế dịch.

Đau bụ ng: dùng thuốc giảm đau, an thần
Xuất huyết tiêu hoá: thuốc ƣƣ́c chế tiết dịch vị (omeprazole,
cimetidine, ranitidine...), thuốc cầm máu (transamin...) và bọc niêm
mạc dạ dày. Hạn chế tối đa việ c sƣƣ̉ dụ ng glucocorticoid và các
thuốc chống viêm không steroid.
Đau khớp : dùng các thuốc chống viêm giảm đau toàn thân hoặc tại
chỗ.
3. Theo dõi Sau ra viện:
- Nếu không có tổn thương thận: theo dõi 3 tháng/ lần trong 6 tháng
- Nếu có tổn thương thận: theo dõi 1 tháng/ lần cho đến khi ổn định xét
nghiệm nước tiểu và chức năng thận.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VỀ DỊ
ỨNG – MIỄN DỊCH LÂM SÀNG (ban hành kèm theo Quyết định số
3942/QĐ-BYT ngày 02/10/2014)
2. HỘI CHỨNG SCHöNLEIN-HENOCH
VÀ CÁC THỂ LÂM SÀNG NẶNG Ở TE- PGS.TS. Nguyễn Ngọc
Sáng

7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×