Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

CÁC TAI BIẾN CỦA GLUCOCORTICOID TRÊN BỆNH NHÂN HEN PHẾ QUẢN TẠI KHOA DỊ ỨNG – MIỄN DỊCH LÂM SÀNG BỆNH VIỆN BẠCH MAI (1998 - 2002) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.15 KB, 4 trang )

TCNCYH 38 (5) - 2005
CÁC TAI BIẾN CỦA GLUCOCORTICOID TRÊN BỆNH NHÂN HEN
PHẾ QUẢN TẠI KHOA DỊ ỨNG – MIỄN DỊCH LÂM SÀNG
BỆNH VIỆN BẠCH MAI (1998 - 2002)

Nguyễn Văn Đoàn
Bộ môn Dị ứng – Trường Đại học Y Hà Nội

r
:
t ị

r
t

i
t i

i
ị ị

i ị
ị i ị
Glucocorticoid (GC) có vai t ò rất quan để phòng và kiểm soát bệnh hen phế quản (HPQ), tuy
nhiên dùng kéo dài hoặc lạm dụng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Đối tượng và phương pháp
1026 bệnh nhân (BN) HPQ được điều trị nội trú ại Khoa Dị ứng - Miễn d ch lâm sàng bệnh viện Bạch
Mai. Mô tả cắt ngang và hồi cứu. Mục tiêu: (1) Đánh giá thực trạng sử dụ
ng GC t ên BNHPQ. (2) Mô
ả các tai biến của GC trên Bệnh nhân hen phế quản điều trị nội trú tại Khoa Dị ứng – Miễn dịch lâm
sàng. Kết quả: tất cả BNHPQ điều tr nội trú tại Khoa Dị ứng đều được dùng GC (100%), GC dạng
viên được dùng nhiều nhất (79,24%), chế phẩm được dùng chủ yếu là prednisolon và solu - medrol.


Tỷ lệ BNHPQ đ ều trị nội trú có tai biến GC khá cao (28,75%) với 24 loại tác dụng không mong muố
n
và gây ra 15 bệnh và hội chứng: cao huyết áp, viêm loé dạ dày, giả Cushing, chậm phát tr ển, đái
đường… Các tai biến do GC đã ảnh hưởng đến hầu hết các hệ cơ quan của cơ thể Bệnh nhân;
Đường dùng, thời gian dùng GC trên BNHPQ và tai biến do GC có liên quan với nhau. Kết luận: GC
gây nhiều tai biến trên BNHPQ.
Từ khoá: Tai biến của glucocorticoid, tác dụng phụ của thuốc, lạm dụng thuốc, k - cort, kenacort.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
HPQ được xếp vào những bệnh phổi mạn tính
hay gặp nhất ở mọi lứa tuổi. Theo số liệu của
WHO, tỷ lệ HPQ trung bình 5 - 7% dân số trong đó
5% ở người lớn, 10 % ở trẻ em [1,9]. Với tiến bộ
của y học hiện đại, chúng ta hiểu sâu hơn về bệnh
nguyên, bệnh sinh của HPQ. Nhiều phương pháp
và thuốc mới đã được sử dụng vào chẩn đ
oán và
điều trị HPQ [2,5,8]. Đặc biệt sự ra đời của GC
tổng hợp đã góp phần tích cực để phòng và điều
trị bệnh này [9]. Tuy nhiên GC là một trong những
nhóm thuốc có nhiều tác dụng phụ, có thể ảnh
hưởng đến sức khoẻ của người bệnh. Vì vậy chúng
tôi tiến hành đề tài: “Điều tra các tai biến của
glucocorticoid trên BNHPQ tại Khoa Dị ứng - Miễn
dịch lâm sàng bệnh việ
n Bạch Mai” từ năm 1998 -
2002 nhằm 2 mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng sử dụng GC trên
BNHPQ.
2. Mô tả các tai biến GC trên BNHPQ đ ều
trị nội trú tại Khoa D ứng – Miễn d ch lâm

sàng bệnh viện Bạch Mai.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả BNHPQ điều trị nội trú tại Khoa Dị ứng –
Miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai từ
05/02/1998 đến 31/01/2002 gồm 1026 BN.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Mô tả cắt ngang và hồi cứu: Nghiên cứu hồi
cứu 611 BN từ 05/02/1998 - 13/05/2000, nghiên
cứu mô tả cắt ngang 415 BN từ 14/05/2000 -
31/01/2002.
- Các BNHPQ được lựa chọn với tiêu chuẩn
sau: Tiền sử khó thở nhiều lần. Có cơ
n khó thở
điển hình; Chức năng hô hấp: FFV1 và FVC giảm.
Test hồi phục phế quản dương tính. Nhạy cảm với
thuốc kích thích β
2
.
- Các tai biến của GC bao gồm: phản ứng dị ứng
(allergic reactions), tác dụng phụ (side effects), tác
dụng thứ phát (secondary effects), không dung nạp
(intolerance), quá liều (over dose).
- Xử lý kết quả: các số liệu nghiên cứu được xử
lý bằng phương pháp thống kê y học.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tình hình sử dụng GC ở BN HFQ
1.1. Đặc đ ểm người bệnh HFQ điều tr
nội trú tại Khoa D ứng - M ễn d ch lâm sàng

Tuổi trung bình của BNHPQ: 41,8 ± 14,1 tuổi.
Nhỏ tuổi nhất là 4 tuổi và nhiều tuổi nhất là 69
1
TCNCYH 38 (5) - 2005
tuổi. HPQ xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tập trung chủ
yếu ở lứa tuổi lao động (21 - 50 tuổi): 69,49%; lớp
tuổi gặp nhiều nhất: 41 - 50 (34,31%); có 51,56%
BN nam và 48,44 % là nữ (p > 0,05), tỷ lệ
nam/nữ là 1,06; HPQ vào viện nhiều về mùa
đông: tháng 11 (14,81%), tháng 12 (11,79%) và
thời gian chuyển từ mùa xuân sang mùa hè: tháng
4 (12,09%).


1.2. Tình hình sử dụng GC trong điều trị HPQ
1.2.1. Các nhóm thuốc điều trị HPQ
Kết quả nghiên cứu cho thấy GC là thuốc đã
được tất cả BNHPQ sử dụng (100%), thuốc kích
thích β
2
: 83,63%, nhóm xanthin: 60,92% xem
bảng 1.
Bảng 1. Các nhóm thuốc điều trị HPQ
Thuốc N %
Glucocorticoid 1026 100,00
Kích thích thụ cảm β
2
858 83,63
Xanthin 625 60,92
Kháng sinh 465 45,32

Long đờm 388 37,82
Kháng histamin H1 276 26,90
Thuốc khác 185 18,03
1.2.2. Sử dụng GC ở BNHPQ
GC được sử dụng nhiều nhất trên người bệnh
là dạng thuốc uống (79,24%), trong đó
prednisolon chiếm tỷ lệ cao nhất (67,74%); Thuốc
tiêm: 76,22%, trong đó Methyl - Prednisolon được
sử dụng ở tất cảc các trường hợp (TH) dùng thuốc
tiêm (76,22%); 30,12% số người bệnh dùng dạng
khí dung Có 289 BN (28,17%) dùng cả 3 dạng
thuốc: uống, tiêm và khí dung.
Bảng 2. Các chế phẩm GC được dùng điều trị HPQ
Đường dùng Tên thuốc Biệt dược N (%)
Uống
(813 =79,24%)
Hydroprednisolum
Dexametason
Methyl - prednisolon
Prednisolon
Dexamethason
Medrol
695 (67,74)
118 (11,50)
46 (4,48)
Tiêm
(782 = 76,22%)
Methyl - prednisolon
Mazipredon
Triamcinolon

Solu - medrol
Depersolon
K – cort, Kenacort
782 (76,22)
455 (44,35)
48 (4,68)
Khí dung
(309 = 30,12%)
Béclométhason
Budesonid
Becotid
Pulmicort
25 (2,44)
284 (27,68)
2. Tai biến của GC trên BNHPQ
2.1. Các biểu hiện tai biến của GC
Trong số 1026 BNHPQ, 295 BN (28,75%) có
tai biến do GC. Kết quả nghiên cứu cho thấy tai
biến do GC rất đa dạng với 24 loại, hay gặp nhất
và nguy hiểm nhất là: tăng đường máu: 118 TH
(11,50%), cao huyết áp: 35 TH (3,41%), loét dạ
dày tá tràng: 29 TH (2,83%), bộ mặt Cushing: 26
TH (2,53%), đau rát thượng vị: 20

TH (1,95%),
teo cơ: 16 TH (1,56%), chậm phát triển ở trẻ em,
rối loạn tâm thần, áp - xe, đục thuỷ tinh thể, nấm
hang, sốc phản vệ và các tai biến khác…

2.2. Các hội chứng và bệnh do GC trên BN

HPQ
Các triệu chứng trên tập trung ở người bệnh
HPQ với 15 loại bệnh và các hội chứng, cao huyết
áp: 35 BN, loét dạ dày tá tràng: 31 BN, giả
Cushing: 26 BN, rối loạn kinh nguyệt: 18 BN, teo
cơ: 16 BN, chậm phát triển ở trẻ em: 10 BN, tiểu
đường: 7 BN, loãng xương: 6 BN, rối loạn tâm
thần: 5 BN, nhiễm trùng thứ phát: 4 BN, đục thuỷ
tinh thể: 3 BN đặc biệt xuất hiện bệnh dị ứng do
GC: mày đay toàn thân và sốc phản vệ.
2.3. Ta biến của GC trên các hệ cơ quan i
Bảng 3. Tai biến của GC trên các hệ cơ
quan
Hệ cơ quan tổn thương N(%)
Hệ nội tiết 279 (27,19)
Hệ tiêu hoá 51 (4,97)
Hệ cơ xương khớp 44 (4,29)
Hệ tim mạch 36 (3,51)
Da và niệm mạc 33 (3,22)
Hệ thần kinh - tâm thần 5 (0,49)
Các giác quan 3 (0,29)
Với 7 hệ cơ quan bị ảnh hưởng nhiều bởi GC,
hệ nội tiết gặp nhiều nhất: 279 TH = 27,19%
(tăng đường huyết, giả Cushing, rối loạn kinh
nguyệt, chậm phát triển, rậm lông…); Hệ tiêu hoá:
51 TH = 4,97% (viêm loét dạ dày, đau thượng vị,
2
TCNCYH 38 (5) - 2005
nôn máu…); Hệ cơ xương khớp: 44 TH = 4,29%
(nhược, teo cơ, đau nhức xương Hệ tim mạch:

36 TH = 3,51%: cao huyết áp… Hệ da và niêm
mạc: 33 TH = 3,22% (rạn da, xuất huyết, áp - xe ,
nhiều mụn trứng cá ).

i



2.4. Liên quan g ữa đường dùng, thời
gian, liều lượng thuốc dùng và biểu hiện lâm
sàng
Tất cả 145 BNHPQ sau dùng thuốc GC đường
uống liên tục > 3 tháng với liều lượng như sau:
prednisolon > 10 mg/ngày, dexamethason >
1mg/ngày, medrol > 16mg/ngày đều bị các hội
chứng hoặc bệnh do tác dụng không mong muốn
của GC. Cả 3 TH áp-xe cơ đều do tiêm bắp K -
Cort loại dịch treo 1% > 10 lọ trong 1 tháng. Nấm
họng (candidiasis): do dùng thuốc đường xịt họng
(becotid > 0,2mg/ngày) > 1 năm (1 TH)
IV. BÀN LUẬN
1. Tình hình sử dụng GC ở BNHPQ
Tại các địa phương BNHPQ sử dụng GC chủ
yếu là thuốc uống dạng viên: prednisolon
(69,64%), dexamethason: 70,34%, thuốc tiêm chủ
yếu là triamcinolon: 72,92%, depersolon: 73,41%.
Còn BN ở Hà Nội dùng thuốc tiêm là chủ yếu: solu
– medrol: 53,96%; GC khí dung: 93,20% và thuốc
uống medrol: 89,13%. Điều này cho thấy sự khác
nhau trong cách dùng thuốc GC giữa Hà Nội và địa

phương, có lẽ do thầy thuốc ở Hà Nội đã có thông
tin về thuốc sớm hơn và mức sống ngườ
i dân Hà
Nội cao hơn nên họ đã được dùng thuốc tốt và ít
tác dụng phụ như GC dạng tiêm: solu – medrol,
GC dạng khí dung: becotid, pulmicort và dạng
thuốc uống: medrol. Trong khi đó thông tin đến
với các thầy thuốc tỉnh lẻ chậm, do đa số BN ở địa
phương còn nghèo và kém hiểu biết nên họ vẫn
dùng những thuốc kinh điển, rẻ tiền nhưng nhiều
tác dụng phụ như GC dạng tiêm: K - cort,
depersolon và thuốc dạ
ng viên: dexamethason,
prednisolon, điều này phù hợp với nhận xét của
nhiều tác giả trong nước [3,6].
2. Tai biến do GC trên BNHPQ
2.1. Trên hệ nội tiết
Những BN có hội chứng giả Cushing (26 TH)
hầu hết do tự dùng GC ở nhà một thời gian dài (6
tháng) phù hợp với nghiên cứu của mộy số tác giả
[3,7], một số sau khi uống thuốc bột của thầy lang
(9 TH) cũng có biểu hiện rất rõ của hội chứng này,
chúng tôi cho rằng loại thuốc này có thể là các GC
[3,4].
2.2. Trên hệ cơ xương
khớp
Tai biến của GC trên hệ cơ, xương khớp
thường do BN đã từng dùng triamcinolon[6]. Có 3
BN bị áp - xe cơ đều do tiêm bắp K - cort, đây là
GC có tác dụng chậm kéo dài hàng tháng, GC ứ

đọng lâu tại chỗ tiêm, có tác dụng ức chế miễn
dịch gây ra áp - xe tại chỗ tiêm, vì vậy phải thận
trọng dùng loại thuốc này. Theo tiến sĩ Nguyễn
Văn Đoàn thì tai biến áp - xe tại chỗ tiêm chiếm
10% tai biến do K - cort [3,6].
2.3. Trên hệ tiêu hoá
Kết quả nghiên cứu cho thấy loét dạ dày - tá
tràng chiếm 4,97%. Nghiên cứu của P. Bernades,
trên 99 BN thấy 22 người có rối loạn cơ năng, 13
người bị loét dạ dày; A.R.Cooke theo dõi 1700 BN
điều trị GC thấy loét dạ dày: 0,3%; A.E. Garb: 5 -
10%. Tuy số liệu có khác nhau, nhưng mọi người
đều thừa nhận có tai biến này và cần phải tránh
[4].

2.4. Trên hệ thần kinh, tâm thần
Có 5 trường hợp bị rối loạn tâm thần, điều này
lưu ý các thầy thuốc khi điều trị BNHPQ bằng GC
nếu có biểu hiện loạn thần, cần phải thận trọng
xem đó có phải là do GC hay không? Việc cần làm
lúc này là cho BN ngừng dùng GC, nếu những triệu
chứng rối loạn tâm thần trên mất dần thì đó chính
là do GC; Còn nếu các triệu chứng tâm thần không
bớt thì cần phải gử
i khám chuyên khoa Tâm thần
[3].
V. KẾT LUẬN
1. Tình hình sử dụng GC trên BNHPQ
- Đặc điểm người bệnh: HPQ hay gặp ở lứa
tuổi lao động từ 21 - 50 tuổi (69,49%), thời điểm

nhập viện nhiều nhất vào mùa rét (tháng 11, 12
hàng năm) và chuyển mùa từ Xuân sang Hè
(tháng 4).
- Tình hình sử dụng GC: GC được sử dụng ở tất
cả BNHFQ (100%). Dạng thuốc uống dùng nhiều
nhất (79,24%) với prednisolon là chủ yếu:
67,74%. Thuốc tiêm: 76,22% với solu – medrol
dùng 100% cho các TH dùng thuốc tiêm. Có 289
BN (28,17%) dùng cả 3 dạ
ng thuốc: uống, tiêm và
khí dung.
2. Các biểu hiện tai biến của GC
3
TCNCYH 38 (5) - 2005
- Tỷ lệ tai biến do GC khá cao: 28,75% (295
TH trong số 1026 BNHPQ)
- Các biểu hiện tai biến do GC rất phong phú
và đa dạng với 24 loại: tăng đường huyết, hạ Kali,
cao huyết áp, viêm - loét dạ dày, bộ mặt Cushing,
nhược cơ gây ra 15 loại bệnh và hội chứng: tăng
huyết áp; loét dạ dày tá tràng; giả Cushing; chậm
phát triển ở trẻ; tiểu đường; nhiễm khuẩn thứ
phát; loãng xương; rối loạn tâm thần; đục thể tinh
thể; mày đay và sốc phản vệ
- 7 hệ cơ quan của BN bị tổn hại: hệ nội tiết,
cơ xương khớp, da và niêm mạc, tiêu hoá, tim
mạch, hệ thần kinh và các giác quan…
- Đường dùng, thời gian , liều lượng chế phẩm
GC dùng và các tai biến liên quan với nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Văn Chinh, Nguyễn Quốc Tuấn
(1991), Hen phế quản - NXB Y học, 9 - 11, 154 -
156.
2. Hoàng Tích Huyền (1998), Chuyên đề
Dược lý - NXB Y học, 53 - 69.
3. Ngô Thị Hạnh (2000), Khảo sát việc sử
dụng các thuốc điều trị Hen tại Khoa hô hấp -
Bệnh viện E Hà Nội. Khoá luận tốt nghiệp Dược sĩ.
4. Nguyễn Đình Khoa (1998), Đánh giá tình
trạng loãng xương ở bệnh nhân thấp khớp mãn
tính, sử dụng Glucocorticoid kéo dài b
ằng phương
pháp XQ quy chiếu. Luận án thạc sĩ Y học.
5. Nguyễn Năng An ( 1997), “ Hen phế
quản”, chuyên đề Dị ứng học - NXB Y học, tập 1.
6. Nguyễn Văn Đoàn (2001), Tai biến K –
cort, Kỷ yếu nghiên cứu khoa học bệnh viện Bạch
Mai.
7. Balzano G. Fuschillo S, Mellilo G
(2001),“ Asthma and Sexhormones”, Allergy 56,
13 - 20.
8. Horner A, Weiss S. T, S. T, Shapiro G,
Sternberg A. L (2001),“The prevalence of
environment exposure to survived asthma trigger
in children with mild - to - moderate asthma” J.
Allergy clin Immunol 107, 634 - 640.
9. Martin R. J Kraft M: Chu H.W, Berns E.A
(2001) “A link between chronic asthma and
chronic infection” J.Allergy clin Immunol 107, 595 -
601.

Summary
ADVERSE DRUG REACTIONS OF GLUCOCORTICOID TO ASTHMATIC
PATIENTS AT THE DEPARTMENT OF ALLERGOLOGY AND CLINICAL
IMMUNOLOGY IN BACH MAI HOSPITAL (1998 - 2002)

GC is wonderful drug to prevent and control bronchial asthma. Methods: 1026 asthmatic in - patients
at the Department of Allergology and Clinical Immunology. Cross - sectional surveys and retrospective
studies. Objectives: Study on situation of using GC of asthmatic patients. Describe adverse drug reactions
of glucocorticoid to asthmatic in - patients at the Department of Allergology and Clinical Immunology.
Results: All of 1026 patients used GC. Prednisolon, solu - medrol, depersolon and pulmicort were
medications used most. There were 295 asthmatic patients have side effects(28,75%) with 24 kinds of
symptom; 15 diseases and syndromes are result: Cushing syndrome, gastric ulcer, diabetes, hypertention,
ponosis, retarded development Almost systemic organs of the patients were influenced negatively by GC.
It has relationship among the way to use, the time in used GC and adverse drug reactions of GC.
Conclusions: GC caused many adverse drug reactions to asthmatic patients.
Keyword: Adverse drug reactions of glucocorticoid, side effect.



4

×