Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

NHUC DAU TRE EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.54 KB, 6 trang )

NHỨC ĐẦU Ở TRẺ EM
1, ĐẠI CƯƠNG
Nhức đầu ở trẻ em là một tình trạng bệnh lý thường gặp, chiếm đến 90% trẻ
em ở tuổi học đường. Phần lớn trẻ em bị nhức đầu không do các nguyên nhân
nghiêm trọng. Cũng như người lớn, trẻ em có thể mắc nhiều loại nhức đầu khác
nhau như nhức đầu Migraine, nhức đầu liên quan đến stress ( nhức đầu do căng
thẳng ), cũng có thể mắc chứng nhức đầu mạn tính.
2, CÁC LOẠI NHỨC ĐẦU
2.1 Nhức đầu cấp tính
2.1.1 Nhức đầu lan tỏa
- Nhức đầu lan tỏa thường gặp trong các trường hợp viêm não, viêm màng
não kín đáo hoặc điển hình. Trong những trường hợp này cần nhập viện để xác
định chẩn đoán và điều trị.
- Trong trường hợp bệnh nhi có sốt và các dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân,
việc khai thác bệnh sử và khám lâm sang tỉ mỉ sẽ giúp cho chẩn đoán bệnh. Tuy
nhiên không bỏ qua những trường hợp viêm màng não hoặc viêm não lúc mới bắt
đầu.
- Trong trường hợp không có sốt cần chú ý đến các nguyên nhân:
+ Tăng huyết áp.
+ Chấn thương nội sọ, chảy máu ngoài màng cứng hoặc dưới màng cứng.
2.1.2 Nhức đầu khu trú
Thướng do các nguyên nhân như: viêm tai, viêm tai, đau răng, đau khớp thái
dương hàm.
2.2 Nhức đầu cấp tính tái diễn
2.2.1 Nhức đầu Migraine
Nhức đầu Migraine có thể gặp ở trẻ em tuổi học đường. Ở người lớn nhức
đầu Migraine thường xuất hiện vào buổi sáng sớm, trong khi ở trẻ em có thể vào
buổi chiều muộn. Cơn nhức đầu ở trẻ em thường kéo dài duwois 4 giờ so với người
lớn.



Chẩn đoán dựa trên các tiêu chuẩn kết hợp. Khi có 2 trong số 4 tiêu chuẩn
sau:
1.
2.
3.
4.

Có tiền sử Migraine gia đình.
Có tiền triệu thị giác.
Một bên đầu.
Kết hợp với buồn nôn hoặc nôn.

Hoặc 3 trong 7 tiêu chuẩn sau ( thêm 3 tiêu chuẩn cùng với 4 tiêu chuẩn
trước) :
5. Những cơn đau bụng tiền triệu.
6. Tính chất mạch đập của nhức đầu.
7. Dịu đi khi ngủ.
Hai thể nhức đầu của Migraine:
Nhức đầu Migraine đơn thuần, là thể bệnh thường gặp nhất
- Bệnh đôi khi khởi phát do một số tác nhân: sự lo lắng, nhiễm nóng, ánh
sáng gắt, mất ngủ, thời kỳ kinh nguyệt, một số thức ăn…
- Nhức đầu thường bắt đầu đột nhột, theo kiểu mạch đập, nhức đầu ở một
bên trong 1/3 số trường hợp, thường ở vùng trán và lan tỏa.
- Sự tiến triến cơn có thể kéo dài nhiều giờ. Trẻ mệt mỏi, giảm cân,
thường tìm đến chỗ yên tĩnh hoặc bóng tối.
- Buồn nôn, nôn, đau bụng thường kết hợp với cơn nhức đầu. Các rối loạn
thị giác thường đến trước hoặc xuất hiện cùng với cơn đau. Khám thần
kinh không thấy các dấu hiệu tổn thương thực thể.
Nhức đầu Migraine kết hợp, thể bệnh này hiếm gặp
- Chứng đau nửa đầu có kèm theo liệt nửa thân. Liệt nửa thân thường xuất

hiện nhanh, đi cùng với cơn đau, đoi khi xảy ra trước. Cơn kéo dài trong
vài giờ, hiếm hơn có cơn đau một hoặc hai ngày. Bệnh có tính chất gia
đình.
- Một số chứng đau nửa đầu kết hợp: chứng đau nửa đầu vùng nền sọ,
chứng đau nửa đầu vùng mắt, các thể lú lẫn tâm thần.
2.2.2 Nhức đầu trong bệnh động kinh, hiếm gặp
- Cơn nhức đầu xuất hiện, đôi khi như một tiền triệu ( xuất hiện trước vài
giờ) của cơn động kinh. Nhức đầu có thể xảy ra ngay sau cơn động kinh.


- Nhức đầu có thể riêng biệt với cơn động kinh. Ghi điện não đồ trong cơn
nhức đầu cho phép xác định nguyên nhân. Điều trị nhức đầu như động kinh.
- Chẩn đoán phân biệt giữa chứng đau nửa đầu và cơn động kinh có thể khó
khan. Chứng đau nửa đầu có thể dẫn đến cơn thiếu mãu não và tạo nên cơn co giật
lúc đang đau.
2.2.3 Nhức đầu cụm (Cluster)
- Nhức đầu cụm hiếm gặp ở trẻ em, gặp ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái.
- Những cơn nhức đầu thường bắt đầu ở một bên, xuất hiện đột ngột, cường
độ mạnh, không thể chịu được, trước tiên ở trong và xung quanh mắt, rồi lan nửa
mặt, nửa đầu, nửa cổ ở cùng một phía. Trẻ thường trong trạng thái kích thích và
tìm mọi cách để làm giảm cơn.
Trong cơn thường nhận thấy phía bên đau trẻ có tắc mũi, đỏ mặt và đôi khi
có hội chứng Claude- Bernard- Horner ( co đồng tử, sụp mi mắt, lồi mắt). Các cơn
đau thướng tái phát hang ngày, trong nhiều giờ, thường cùng một giờ, đặc biệt buổi
sáng luc thức giấc.
2.2.4 Dị dạng mạch máu não có thể gây nên các cơn nhức đầu kiểu đâu nửa đầu.
2.3 Nhức đầu mạn tính.
Các cơn nhức đầu trở nên thường xuyên và cường độ đau ngày càng nhiều, cần
phải khám cận lâm sàng hỗ trợ để tìm nguyên nhân.
Tăng áp lực nội sọ phải được chú ý: cơn đau nhiều thường về đêm gần sáng

hoặc lúc thức giấc, kèm với nôn, nôn thường làm giảm cơn đau. Cường độ cơn đau
ở mức độ vừa và xảy ra thường xuyên trong ngày.
Cần phải tìm nguyên nhân của hội chứng tăng áp lực nội sọ.
Nhức đầu sau chấn thương là biến chứng của chấn thương sọ não, tụ máu nội
sọ hoặc di chứng sau chấn động. Ngoại lệ có trường hợp nhức nửa đầu sau chấn
thương.
Nhức đầu do các nguyên nhân về mắt không thường gặp, cần thiết khám
chuyên khoa mắt để xác định tật cận thị tật viễn thị, loạn thị, lé mắt hoặc liệt điều
tiết.
Nhức đầu do nguyên nhân Tai- mũi- họng như viêm xoang, viêm tai mạn tính.
Viêc điều tri nguyên nhân tốt sẽ làm mất cơn đau.


Ngộ độc oxytcarbon mạn tính: nhức đầu xảy ra ở nhiều người trong gia đình,
trong khi không tìm thấy các nguyên nhân khác.
Một số nguyên nhân khác có thể xác định ngay sau khám lâm sàng như tang
huyết áp, bênh tim bẩm sinh có tím, suy hô hấp, thiếu máu mạn tính nặng.
Nhức đầu do nguyên nhân tâm lý: thường gặp ở trẻ lớn, nhức đầu thường xảy
ra từ từ, không có tiền triệu. Nhức đầu thường lan tỏa ở vùng trán hoặc vùng chẩm.
Bệnh nhân có cảm giác nặng nề hoặc nặng đầu. Bệnh thường xảy ra vảo buổi sáng
lúc thức giấc hoặc buổi chiều sau tan học hằng ngày. Cần tìm nguyên nhân ở
trường học hoặc gia đình.
3. CÁC XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN
Để chẩn đoán xác định các loại nhức đầu, cần dựa vào:
3.1 Khám lâm sàng
Khai thác bênh sử, tiền sử chi tiết cơn đau: cường độ, hoàn cảnh xảy ra hoặc
nguyên nhân đau.
Khám toàn thân: lưu ý trọng lượng cơ thể, chiều cao, vòng đầu, đo huyết áp,
bắt mạch, khám mắt ( chú ý soi đáy mắt), cổ, đầu, vai, cột sống.
Khám thần kinh: chú ý dấu hiệu màng não, vận động, phối hợp động tác, dấu

hiệu tổn thương dây thần kinh khu trú và cảm giác.
Nếu bệnh nhi khỏe mạnh hoặc nhức đầu chỉ là riêng biệt, các xét nghiệm
thường không cần thiết. Trong trường hợp nghi vấn nhức đầu do nguyên nhân phức
tạp cần chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng.
3.2 Khám cận lâm sàng
Tất cả các xét nghiệm cận lâm sàng phải dựa trên các triệu chứng lâm sàng, trong
nhiều trường hợp không tìm thấy một nguyên nhân nghi vấn nào. Các xét nghiệm
cận lâm sàng có thể được chỉ định:
- Điện não đồ
- Khám mắt không chỉ khám thị trường, đáy mắt mà phải tìm các rối loạn
khúc xạ, rối loạn chức năng hai mắt, liệt nhẹ điều tiết và liệt nhãn cầu,
- Chọc dò dịch não tủy nếu nghi ngờ bệnh viêm màng não viêm não.
- Chụp cắt lớp sọ não là cần thiết nếu nghi vân sự phát triển nhanh vòng
đầu hoặc có các dấu hiệu thần kinh khu trú. Giúp chẩn đoán các khối u
hoặc bệnh nhiễm trùng… cũng có thể chỉ định chụp khi nhức đầu kéo


dài không thể giải thích được, không hiệu quả với các biện pháp điều trị,
một số trường hợp ngoại lệ để xác định nguyên nhân thực thể và cần làm
giảm sự lo lắng của gia đình.
- Chụp cộng hưởng từ ưu việt hơn chụp cắt lớp, có hình ảnh chi tiết hơn
về não, chẩn đoán khối u, đột quỵ, dị dạng mạch não và các bất thường
não khác.
4. ĐIỀU TRỊ
- Điều trị nhức đầu tùy thuộc vào tuổi, loại nhức đầu, tần số cơn đau và một
số đặc tính khác.
- Điều trị nhức đầu liên quan đến chấn thương hoặc bệnh lý gây nên.
- Đối với trẻ bị nhức đầu liên quan đến bệnh đang mắc hoặc tổn thương đầu,
có thể điều trị nhứ nhức đầu do căng thẳng. Tuynhieen phải chú ý các dấu hiệu,
triệu chứng của một số tình trạng bệnh lý nghiêm trọng.

* Điều trị nhức đầu do căng thẳng:
- Trẻ bị nhức đầu do căng thẳng có thể điều trị bằng một số thuốc giảm đau
như acetaminophen ( Tylenol), Ibuprofen.
- Aspirin thường ít được dung cho trẻ dưới 18 tuổi do nguy cơ trẻ có thể mắc
hội chứng Reye.
- Liều acetaminophen thường là 8-10 mg/kg trọng lượng cơ thể, ngày 2-3
lần, hoặc Ibuprofen với liều 8-10 mg/kg, 2-3 lần/ngày.
- Trường hợp nhức đầu kéo dài do căng thẳng mạn tinhscngoaif thuốc giảm
đau acetaminophen, Ibuprofen, cần chú ý chăm sóc tâm lý, liệu pháp thư giãn, liên
hệ phản hồi sinh học (biofeedback). Phương pháp liên hệ phản hồi sinh học giúp
cho trẻ tự kiểm soát một số chức năng cơ thể như tần số tim, huyết áp, sự căng cơ.
- Nếu nhức đầu không cải thiện với các thuốc giảm đau, cần khám bác sĩ
chuyên khoa thần kinh và được sử dụng liều nhỏ hằng ngày thuốc chống trầm cảm
ba vòng ( Amitriptyline). Thuốc có thể giảm cơn đau với liều thấp hơn so với liều
điều trị trầm cảm.
* Điều trị nhức đầu Migraine có hai loại điều trị: điều trị cắt cơn và điều trị
phòng tái cơn.
- Điều trị cắt cơn nhức đầu: Các thuốc đầu tiên được dung là acetaminophen
với liều 8-10mg/kg hoặc Ibuprofen liều 10mg/kg làm giảm cơn đau.


Aspirin cần dung thận trọng vì liên quan đến hội chứng Reye ở trẻ em.
Nếu trẻ có nôn và buồn nôn, thuốc chống nôn thường dung cho trẻ trên 2
tuổi là promethazine dưới dạng siroo hoặc đường trực tràng với dạng viên đặt hậu
môn hoặc metoclopamid với liều 0,15-0,2mg/kg/
Nếu nhức đầu không giảm hoặc trẻ nôn, thuốc thường được dung là triptan,
thuốc này có hiệu quả và an toàn trong điều trị Migraine ở trẻ trên 6 tuổi. Các
thuốc chẹn beta ( Btabloquants) cũng có hiệu quả ở trẻ em.
- Điều trị phòng ngừa cơn: những thuốc được dung trong dự phòng cơn
Migraine là cyproheptadin (Periacin), propranolol ( biệt dược là Inderal,

thuốc không chỉ định trong trường hợp bị hen hoặc đái tháo đường).
Amitriptyline (Elavil ) là thuốc có thể cho liều thấp làm giảm cơn đau
nặng, tần suất cơn, thời gian kéo dài cơn. Thuốc thường dung buổi tối vì
gây ngủ.
* Điều trị nhức đầu cụm: thể bệnh này hiếm gặp ở trẻ em.
Điều trị nhức đầu mạn tính: điều trị nhức đầu mạn tính thường tập trung
vào thay đổi cách sống như uống đủ nước, giảm hoặc hạn chế café, tập thể
dục, ăn và ngủ có giờ giấc, đều đặn, không hút thuốc. Đối với trẻ em, cần
động viên trẻ tham gia các hoạt động vui chơi và học tập ở trường. Rèn
luyện thư giãn, biofeedback, yoga có ích trong điều trị nhức đầu mạn tính.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×