Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA HỆ THỐNG ĐIỆN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC TÂY HỒ TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.67 KB, 45 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
LỜI NÓI ĐẦU
Điện năng là nguồn năng lượng rất quan trọng đối với tất cả các nước trên thế giới đặc biệt là đối
với các nước đang phát triển. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, điện năng ngày càng
chiếm tỷ trọng cao trong tất cả các ngành. Vì vậy đòi hỏi ngành năng lượng điện cần phải phát triển
mạnh mẽ nhằm đáp ứng được nhu cầu cung cấp điện cho các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Ngành
Điện lực nước ta đó và đang phát triển tương đối nhanh chóng và bền vững.
Đối với mỗi sinh viên sau thời gian học tập, việc vận dụng kiến thức đó vào thực tế là rất cần thiết.
Vì vậy khoa Hệ Thống Điện – Trường Đại Học Điện Lực, tổ chức Thực tập tốt nghiệp cho sinh viên
để tổng hợp và vận dụng kiến thức đã học vào công việc cụ thể. Em xin thực tập tốt nghiệp tại Công
ty Điện lực Tây Hồ - Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội.
Qua đợt thực tập này, em nắm bắt được các hoạt động kỹ thuật của ngành, từ khâu sản xuất, truyền
tải, phân phối điện năng đến các hộ tiêu thụ điện. Hiểu rõ được cơ cấu tổ chức hành chính, quản lý
cũng như các kỷ luật về an toàn lao động của Công ty.
Được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của Ban lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên trong Công
ty Điện lực Tây Hồ đã giúp em hoàn thành tốt nội dung thực tập và Báo cáo thực tập tốt nghiệp. Em
xin chân thành cảm ơn!Ban lãnh đạo , Phòng Điều Độ , Phòng kỹ thuật , Phòng Quản lý vận hành
Trạm và đường dây trung thế , đội F9 - Quản lý công tơ đầu nguồn và toàn thể cán bộ công nhân viên
trong Công ty Điện lực Tây Hồ Cũng như Ban lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội, Ban lãnh
đạo Trường Đại Học Điện Lực và các thầy cô giáo bộ môn đã hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ em
hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Trong quá trình viết báo cáo với kiến thức có hạn của bản thân nên không thể trTú khỏi những thiếu
sót. Vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, và các cán bộ kèm cặp hướng dẫn
trong Công ty điện lực Tây Hồ - Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội để báo cáo của em thêm hoàn
chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Huy Tú


Nguyễn Huy Tú_CN10H4

1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

NỘI DUNG
Chương I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC TÂY HỒ
I. Giới thiệu chung về nơi thực tập.
II. Cơ cấu tổ chức,vai tṛò của công ty trong hệ thống điện.
Chương II
TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC TÂY HỒ
I. Hiện trạng hệ thống điện của điện lực Tây Hồ
II. Sơ đồ một sợi lưới điện trung áp quận Tây Hồ
Chương III
ĐIỀU KHIỂN ĐO LƯỜNG TÍN HIỆU
I. Đo lường điện trong mạch MBA
II. Sơ đồ nguyên lý về điều khiển máy cắt ,máy biến áp ở các cấp điện áp
III. Nguyên lý làm việc của các sơ đồ tín hiệu sự cố,tín hiệu báo trước,tín hiệu chỉ vị trí,tín
hiệu chỉ huy
Chương IV
CÔNG TÁC QUẢN LÍ VẬN HÀNH VÀ XỬ LÍ SỰ CỐ
I. Quy trình xử lý sự cố trạm và đường dây
II. Công tác điều độ vận hành của Công ty, trạm biến áp
III. Công tác kiểm tra vận hành đường dây trung áp và trạm biến áp phân phối
Chương V
BẢO VỆ RƠLE VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
I. Các loại rơle dùng trong trạm và các thông số kỹ thuật của chúng

II. Nguyên lý làm việc của bảo vệ rơle cho MBA
III. Các thiết bị chống sét trong trạm, các khí cụ điện khác sử dụng trong trạm và thông số
kỹ thuật của chúng
IV. Một số sơ đồ mạch bảo vệ cho MBA, đường dây, hệ thống thanh cái
V. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của MC
Chương VI
KẾT LUẬN

Nguyễn Huy Tú_CN10H4

2


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chương I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC TÂY HỒ
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NƠI THỰC TẬP:
1. Chức năng:
Công ty Điện lực Tây Hồ là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội trực tiếp
tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ điện lực trên địa bàn quận Tây Hồ thuộc TP Hà Nội,
trực tiếp bán điện đến từng khách hàng. Công ty Điện lực Tây Hồ được tổ chức và hoạt động
theo những quy chế, quy định của ngành điện và kế hoạch cụ thể do Tổng Công ty Điện lực TP
Hà Nội giao. Trong công tác, Công ty có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị khác trực thuộc
Tổng Cty Điện lực TP Hà Nội đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Nhiệm vụ:
Công ty Điện lực Tây Hồ có nhiệm vụ quản lý vận hành và kinh doanh bán điện trên địa
bàn quận Tây Hồ (8 phường).
2.1 Công tác sản xuất và quản lý kỹ thuật:
- Quản lý vận hành lưới điện tại địa bàn được giao theo quy định; bảo đảm cấp điện an toàn,
liên tục, ổn định và chất lượng cho khách hàng theo hợp đồng mua bán điện.

- Quản lý thiết bị trong ranh giới lưới điện được giao bao gồm kiểm tra, duy tu bảo dưỡng
thường xuyên, sửa chữa sự cố.
- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa lớn cải tạo và thử nghiệm định kỳ theo quy định.
- Chấp hành mệnh lệnh đóng cắt thiết bị điện và lịch tiết giảm công suất của Tổng Cty Điện
lực TP Hà Nội.
- Đề xuất với Tổng Cty Điện lực TP Hà Nội về việc phát triển và cải tạo lưới điện, đáp ứng
kịp thời cho nhu cầu bán điện và khai thác hợp lý, hiệu quả lưới điện.
- Thực hiện việc chuẩn bị sản xuất và nghiệm thu theo phân cấp của Tổng Cty Điện lực
TP Hà Nội đối với các công trình mới được đưa vào vận hành.
- Tổ chức công tác an toàn lao động cho CBCNV của Công ty và các đơn vị có liên quan
trong quá trình tác nghiệp trên lưới điện do Công ty quản lý, tuyên truyền, hướng dẫn khách
hàng về sử dụng điện. An toàn tiết kiệm hiệu quả .
Nguyễn Huy Tú_CN10H4

3


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.2. Công tác Kinh doanh bán điện:
- Thống kê, báo cáo số lượng, loại, địa chỉ, tình hình sử dụng điện của khách hàng và nhu
cầu phát triển phụ tải trong địa phương do Công ty quản lý theo quy định.
- Tổ chức tiếp nhận mọi nhu cầu sử dụng điện của khách hàng, tổ chức ký hợp đồng mua
bán điện với khách hàng hoặc thụ lý hồ sơ chuyển về Tổng Cty Điện lực TP Hà Nội giải quyết
theo phân cấp và uỷ quyền của Tổng Cty Điện lực TP Hà Nội
- Quản lý điện năng nhận đầu nguồn, thực hiện các biện pháp giảm tổn thất điện năng theo
chỉ đạo của Tổng Cty Điện lực TP Hà Nội.
- Quản lý các thiết bị đo đếm điện theo phân cấp của Tổng Cty Điện lực TP Hà Nội; tổ chức
việc ghi chỉ số đúng kỳ, chính xác theo quy định. Tổ chức kiểm tra hợp đồng mua bán điện
theo phân cấp của Tổng Cty Điện lực TP Hà Nội.
- Nhập chỉ số công tơ vào chương trình Kinh doanh và truyền số liệu về Tổng Cty Điện lực

TP Hà Nội theo quy định.
- Tổ chức việc thu, nộp tiền điện theo quy định của Tổng Cty Điện lực TP Hà Nội
- Tổ chức việc phục vụ và dịch vụ khách hàng: Tiếp nhận yêu cầu, hướng dẫn hoặc giải
quyết yêu cầu của khách hàng. Xử lý và khắc phục nhanh chúng khi khách hàng báo mất điện.
Tổ chức việc phát triển công tơ mới cho khách hàng và sửa chữa nhỏ lưới điện để đảm bảo cấp
điện an toàn ổn định, liên tục.
2.3. Các công tác khác:
- Thí nghiệm thiết bị điện và quản lý, treo tháo hệ đếm điện theo phân cấp của Tổng Cty
Điện lực TP.Hà Nội.
- Thực hiện công tác Điều độ lưới điện theo phân cấp của Tổng Cty Điện lực TP Hà Nội.
- Thực hiện công tác Điện nông thôn theo quy định của Tổng Cty Điện lực TP Hà Nội.
- Thực hiện công tác giám sát các công trình đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn và sửa chữa
thường xuyên lưới điện theo phân cấp của Tổng Cty Điện lực TP.Hà Nội.
- Thực hiện công tác sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên lưới điện khi được Tổng Cty
Điện lực TP.Hà Nội giao nhiệm vụ.
- Tham gia nghiệm thu các công trình đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn và sửa chữa thường
xuyên theo quy định.
Nguyễn Huy Tú_CN10H4

4


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Thực hiện thống kê, báo cáo đầy đủ các lĩnh vực theo quy định của Tổng Cty Điện lực
TP.Hà Nội.
- Sử dụng, bảo quản và giữ gìn các tài sản, vật tư thiết bị được giao. Phối hợp với các địa
phương làm tốt công tác bảo vệ lưới điện, chống phá hoại và lấy cắp tài sản.
- Thực hiện công tác quản lý lao động theo phân cấp của Tổng Cty Điện lực TP Hà Nội .
- Tổ chức chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho CBCNV của Công ty.
- Đề xuất với Tổng Cty Điện lực TP.Hà Nội nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức đối với

CBCNV trong đơn vị.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC, VAI TRÒ CỦA CÔNG TY TRONG HỆ THÔNG ĐIỆN
1. Cơ cấu tổ chức
- Công ty Điện lực Tây Hồ hiện có 231 CBCNV. Trong đó có 147 nam và 84 nữ. Đảng viên
40 đồng chí chiếm 17,3% tổng số CBCNV, Đoàn viên 107 đồng chí chiếm 46,32% tổng số
CBCNV
- Cơ cấu tổ chức được sắp xếp như sau:
+ 01 Giám đốc.
+ 03 Phó Giám đốc.
+ 01 Kỹ thuật viên an toàn chuyên trách.
+ 01 Phòng TCHC
+ 01 Phòng Điều độ.
+ 01 Phòng Kinh doanh.
+ 01 Phòng Tổng hợp
+ 01 Phòng Kế Hoạch
+ 01 Phòng Kỹ thuật
+ 01 Phòng thiết kế
+ 01 Phòng vật tư
+ 01 Phòng Tài chính - Kế toán
+ 01 đội vận hành TBA & ĐDTT
+ 01 Đội kiểm tra, giám sát sử dụng điện.
+ 08 Đội quản lý Điện phường
Nguyễn Huy Tú_CN10H4

5


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TY ĐIỆN LỰC TÂY HỒ


2. Vai tro
2.1. Đối với Giám đốc:
- Giám Đốc chịu trách nhiệm chung, tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty trên cơ
sở phân cấp của Tổng Công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Tổng công ty
Điện lực TP.Hà Nội về mọi hoạt động ở Công ty, đồng thời phối hợp với các đơn vị khác trong
Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch do Tổng Công ty Điện
lực TP Hà Nội giao.
- Nắm được các qui chế phân cấp, qui định hiện hành của Tổng Công ty trong lĩnh vực kinh
doanh điện năng , thủ tục nguyên tắc hành chính, đường lối chủ trương chính sách của Đảng,
Nhà nước và của ngành.

Nguyễn Huy Tú_CN10H4

6


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Nắm chắc phương thức vận hành và hiện trạng thiết bị chính do Công ty quản lý. Biết xây
dựng tiến độ công việc chung của Công ty, thực hiện và giải quyết những việc có liên quan đến
quản lý kỹ thuật và kinh doanh phân phối điện.
- Được ký trình các văn bản chỉ đạo của Công ty liên quan đến công việc thuộc lĩnh vực
được giao nhiệm vụ.
2.2 Đối với Phó Giám đốc:
Phó Giám đốc là người cộng sự đắc lực của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc
về việc được phân công như:
+ Làm các công việc khác khi Giám đốc phân công.
+ Phụ trách về các mặt hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Điều hành các nhiệm vụ của Giám đốc khi Giám đốc vắng và thực hiện các nhiệm vụ khác
theo uỷ quyền của Giám đốc.
2.3 Đối với Kỹ thuật viên an toàn:

a. Trách nhiệm:
* Công tác an toàn lao động:
- Thực hiện kế hoạch cấp phát trang thiết bị và tài liệu tập huấn về quy trình kỹ thuật an
toàn điện, quy trình kỹ thuật an toàn lao động, công tác quản lý kỹ thuật, kỹ thuật an toàn,
hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, hạ áp, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt
cho tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty;
- Phối hợp với phòng an toàn lao động của Tổng Công Ty để lập kế hoạch và tổ chức huấn
luyện sát hạch quy trình kỹ thuật an toàn định kỳ hoặc đột xuất cho cán bộ công nhân viên
thuộc Công ty. Tổ chức bồi huấn nghiệp vụ về công tác an toàn - bảo hộ lao động cho CBCNV
trong Công ty và tổ chức việc lưu giữ các tài liệu có liên quan đến sát hạch quy trình kỹ thuật
an toàn - vệ sinh lao động, cấp chứng nhận an toàn viên cho từng tổ đội, cấp thẻ an toàn cho
công nhân trực tiếp với lưới điện Công ty Điện Lực Tây Hồ.
- Hướng dẫn CBCNV trong Công ty thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động cho
các đơn vị ngoài đến làm việc trên lưới điện do Công ty quản lý.
- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra bảo quản lưu giữ các loại tài liệu có liên quan đến công
tác kỹ thuật an toàn theo đúng quy định.
Nguyễn Huy Tú_CN10H4

7


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn lao động tại hiện trường đối với từng công việc
và có biện pháp xử lý kịp thời những tình huống khi phát hiện đơn vị công tác không thực hiện
đúng quy trình kỹ thuật an toàn lao động.
- Theo dõi quản lý các thiết bị về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão
lụt.
- Thường xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên, có trách nhiệm
phổ biến, hướng dẫn đến toàn CBCNV trong Công ty thực hiện.
* Công tác vệ sinh lao động:

- Phổ biến nội quy vệ sinh lao động cho các bộ phận, hướng dẫn và kiểm tra công tác phòng
chống dịch bệnh, phối hợp với các cơ quan quản lý ở địa phương tổ chức đo đạc, kiểm tra,
giám sát các yếu tố có hại trong môi trường lao động để có các biện pháp phòng ngừa
- Đề xuất các biện pháp tổ chức nơi làm việc khoa học.
* Công tác bảo hộ lao động:
- Đôn đốc cán bộ công nhân viên tham gia khám sức khoẻ định kỳ theo đúng quy định.
- Lập kế hoạch hàng năm về trang bị bảo hộ lao động và hướng dẫn cán bộ công nhân viên
thực hiện các quy định của cấp trên về công tác trang bị bảo hộ lao động, bảo hộ lao động cho
đơn vị.
- Thực hiện đúng quy định về thử nghiệm, bảo quản, sử dụng các trang thiết bị máy móc có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, các trang thiết bị bảo hộ lao động.
* Công tác an toàn điện trong nhân dân:
Tham gia công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện an toàn điện trong nhân dân. Thống
kê báo cáo các vụ tai nạn điện trong nhân dân có liên quan đến lưới điện do đơn vị quản lý
hoặc ký hợp đồng bao thầu quản lý.
* Giảm thiểu vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp:
- Hướng dẫn và đôn đốc các bộ phận có liên quan thực hiện tốt kế hoạch giảm thiểu vi
phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp của đơn vị.
- Thường xuyên cập nhật số liệu các vụ vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp
và kết quả thực hiện giảm thiểu các vụ vi phạm, biện pháp ngăn chặn các vụ vi phạm phát sinh
báo cáo cấp trên xin ý kiến chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Nguyễn Huy Tú_CN10H4

8


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
* Công tác phòng chống cháy nổ:
- Hàng năm lập phương án phòng cháy chữa cháy của công ty sau khi đã thông qua cơ quan
cảnh sát phòng cháy chữa cháy của địa phương. Gửi báo cáo lên Tổng Công ty để thống nhất

chỉ đạo.
- Quản lý và tổ chức tập huấn cho lực lượng xung kích phòng chống cháy nổ, chữa cháy,
kiểm tra, bảo quản, sử dụng tốt các trang bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy và hướng dẫn cứu
người bị nạn khi có cháy nổ xảy ra.
- Đề nghị cấp trên trang bị đầy đủ sơ đồ, tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy và dụng cụ phòng
chống cháy nổ theo quy định.
* Công tác phòng chống lụt bão
- Tham gia lập phương án phòng chống lụt bão của Công ty và tổ chức diễn tập phòng
chống lụt bão cho lực lượng xung kích phòng chống lụt bão của đơn vị, huấn luyện xử lý thành
thạo mọi sự cố trên lưới điện do bão lụt gây ra.
- Đề nghị trang bị các phương tiện phòng chống lụt bão như thuyền, áo phao, phao cứu sinh,
trang cáp các trang bị dụng cụ thi công tời, tó, palăng, tipho... và hướng dẫn cán bộ công nhân
viên quản lý, bảo quản các trang thiết bị theo đúng quy định.
b. Quyền hạn:
- Tham gia xét duyệt các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo hộ lao động, vệ sinh lao động cho
các công trình xây dựng dựng mới, công trình khôi phục, cải tạo theo phân cấp và tham gia
nghiệm thu côngg việc theo các biện pháp an toàn đã được duyệt.
- Thường trực xét thưởng vận hành an toàn của Công ty.
- Đề xuất các hình thức kỷ luật lao động đối với những CBCNV vi phạm quy phạm kỹ
thuật, quy trình kỹ thuật an toàn, vi phạm các quy định về An toàn vệ sinh lao động và bảo bộ
lao động, giảm thiểu vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp, phòng chống bão lụt.
- Có quyền lập biên bản đình chỉ các công việc khi phát hiện có nguy cơ mất an toàn, tai
nạn lao động, sự cố cho thiết bị nhưng sau đó phải báo cáo với lãnh đạo Công ty biết để xử lý.
- Đề xuất các biện pháp an toàn lao động cho lãnh đạo Công ty trong việc chỉ huy xử lý
những vụ sự cố xảy ra trong phạm vi Công ty quản lý.

Nguyễn Huy Tú_CN10H4

9



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và cuộc họp sơ kết, tổng kết của Công
ty.
2.4 Đối với Trưởng phong Điều Độ:
a. Trách nhiệm:
- Nắm chắc tình hình thiết bị, phương thức vận hành thuộc phạm vi phòng quản lý, chủ
động giải quyết các tồn tại và phát sinh nhằm đảm bảo cho thiết bị vận hành an toàn, liên tục
và kinh tế, ngăn ngừa được sự cố.
- Nắm được khả năng, sở trường và trình độ tay nghề của từng Tổ viên để phân công công
việc hợp lý và có hiệu quả.
- Nhận kế hoạch hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày của Công ty. Phân công công việc cho
các Tổ viên để thực hiện hoàn thành kế hoạch được giao.
- Lập kế hoạch kiểm tra công việc từng nhóm, từng cá nhân hướng dẫn và giúp đỡ các Tổ
viên khi cần thiết.
- Tổ chức thực hiện sinh hoạt an toàn hàng tuần, có biện pháp bảo đảm hỗ trợ an toàn lao
động trong mọi công việc của phòng.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện quy trình quy phạm, bồi dưỡng nâng cao tay nghề,
kỹ năng, kỹ xảo cho từng Tổ viên.
- Thực hiện việc chấm công hàng ngày, ghi nhật ký sản xuất của tổ đầy đủ và chính xác.
- Tổ chức ghi chép các số liệu, các thông số quản lý, vận hành lưới điện... trong phạm vi
quản lý theo yêu cầu Công ty.
- Thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo theo phân công.
- Tham gia các công việc đột xuất ngoài nhiệm vụ của tổ khi Giám đốc yêu cầu.
b. Quyền hạn:
- Được quyền phân công các công việc hàng ngày cho từng Tổ viên.
- Được lựa chọn và đề nghị Giám đốc bố trí người có năng lực để giúp việc và thay mình
điều hành công việc của Phòng khi vắng mặt
- Được tạm thời đình chỉ công việc của tổ viên và nhóm công tác trong Tổ khi thấy có vi
phạm nghiêm trọng quy trình, quy phạm nhưng sau đó phải báo cáo Giám đốc biết.

- Được đề nghị Công ty khen thưởng và kỷ luật các cá nhân trong phòng
Nguyễn Huy Tú_CN10H4

10


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và cuộc họp sơ kết, tổng kết của Công
ty.
2.5. Đối với Đội trưởng các đội quản lý điện phường :
a. Trách nhiệm:
- Nắm được khả năng, sở trường và trình độ tay nghề của từng Tổ viên để phân công công
việc hợp lý và có hiệu quả.
- Nhận kế hoạch hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày của Công ty. Phân công công việc cho
các Tổ viên để thực hiện hoàn thành kế hoạch được giao.
- Có kế hoạch kiểm tra công việc từng nhóm, từng cá nhân hướng dẫn và giúp đỡ các Tổ
viên khi cần thiết.
- Tổ chức thực hiện sinh hoạt an toàn hàng tuần, có biện pháp bảo đảm hỗ trợ an toàn lao
động trong mọi công việc của Tổ.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện quy trình quy phạm, bồi dưỡng nâng cao tay nghề,
kỹ năng cho từng Tổ viên.
- Thực hiện việc chấm công hàng ngày, ghi nhật ký sản xuất của tổ đầy đủ và chính xác.
- Tổ chức ghi chép các số liệu, các thông số quản lý, vận hành lưới điện... trong phạm vi
quản lý theo yêu cầu Công ty.
- Thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo theo phân công.
- Tham gia các công việc đột xuất ngoài nhiệm vụ của tổ khi Giám đốc yêu cầu.
b. Quyền hạn:
- Được quyền phân công các công việc hàng ngày cho từng Tổ viên.
- Được lựa chọn và đề nghị Giám đốc bố trí người có năng lực để giúp việc và thay mình
điều hành công việc của đội khi vắng mặt.

- Được tạm thời đình chỉ công việc của Tổ viên và nhóm công tác trong Đội khi thấy có vi
phạm nghiêm trọng quy trình, quy phạm nhưng sau đó phải báo cáo Giám đốc biết.
- Được đề nghị Công ty khen thưởng và kỷ luật các cá nhân trong Đội .
- Tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và cuộc họp sơ kết, tổng kết của Công
ty Điện lực.

Nguyễn Huy Tú_CN10H4

11


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.6. Đối với các phong ban giúp việc cho Giám đốc:
a. Trách nhiệm:
- Nhận, phát và quyết toán hoá đơn tiền điện của Công ty với nhân viên thu ngân và Công ty
Điện lực TP Hà Nội.
- Theo dõi và thực hiện việc thu, nộp tiền điện của Công ty.
- Lập dự toán khai giá các công trình.
- Viết phiếu nhập xuất các vật tư, trang thiết bị theo chế độ.
- Tổng hợp và theo dõi tình hình sử dụng vật tư, trang thiết bị ở các tổ.
- Mở sổ sách nghiệp vụ để ghi chép và theo dõi công tác kế hoạch, lao động và vật tư, trang
thiết bị tại Công ty.
- Làm các thủ tục thanh quyết toán các công trình trong phạm vi cho phép.
- Tổng hợp các số liệu ban đầu ghi chép tại các tổ, hàng tháng làm báo cáo nghiệp vụ theo
qui định của Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội.
- Quản lý hồ sơ tài liệu hành chính của Công ty.
- Theo dõi và tổng hợp tình hình lao động và chấm công tại các tổ. Làm thủ tục lĩnh lương,
lĩnh và phát tiền lương và các khoản tiền theo chế độ cho toàn thể cán bộ công nhân viên toàn
Công ty.
- Lập dự trù và lĩnh trang thiết bị, văn phòng phẩm phục vụ cho công tác quản lý hành chính

của Công ty.
- Hàng tháng, năm lập báo cáo công tác quản lý, sử dụng vật tư, trang thiết bị của Công ty
gửi về B6 để báo cáo.
b. Quyền hạn:
- Được quyền tham gia kiểm tra việc sử dụng vật tư, thiết bị tại các tổ sản xuất.
- Được quyền từ chối làm thủ tục thanh quyết toán các khoản thu chi sai nguyên tắc, trả
lương, trả thưởng không đúng qui định. Xuất nhập vật tư trang thiết bị không đúng qui định.
Được quyền bảo lưu ý kiến nếu Giám đốc, Phó Giám đốc không thống nhất với những ý kiến
góp ý của mình.
- Tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và cuộc họp sơ kết, tổng kết của Công
ty.
Nguyễn Huy Tú_CN10H4

12


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.7. Đối với nhân viên thu ngân:
a. Trách nhiệm:
- Chấp hành đúng chế độ quản lý tiền mặt theo qui định của Công ty cũng như qui định của
Nhà nước.
- Thu tiền điện của các khách hàng theo uỷ nhiệm thu tại ngân hàng.
- Thu tiền điện sinh hoạt của các hộ tư gia tại quầy và nhà khách hàng.
- Đòi nợ tiền điện.
- Tổng hợp, cập nhật tình hình thu tiền điện và nợ. Lập báo cáo Công ty và Công ty đúng
thời gian qui định.
b. Quyền hạn:
- Được quyền báo cáo cấp có thẩm quyền cắt điện khách hàng sinh hoạt một pha để thu tiền
vì nợ quá hạn.
- Được quyền báo cáo cấp có thẩm quyền khi phát hiện khách hàng nộp tiền giả.

- Tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và cuộc họp sơ kết, tổng kết của Công
ty.
2.8. Đối với Đội kiểm tra sử dụng điện:
a. Trách nhiệm:
- Nắm vững các khách hàng sử dụng điện trong địa bàn Công ty quản lý. Đề xuất biện pháp
đảm bảo cung cấp điện cho các khách hàng trọng điểm.
- Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc sử dụng điện của khách hàng theo đúng chế độ qui
định trong hợp đồng và kế hoạch phân phối của Công ty.
- Kiểm tra, lập biên bản và xử lý các vi phạm sử dụng điện trong phạm vi được phân cấp.
- Tuyên truyền việc sử dụng điện an toàn và tiết kiệm cho các khách hàng.
- Kiểm tra mục đích sử dụng điện của tất cả các khách hàng do Công ty quản lý, áp giá bán
điện đúng theo mục đích sử dụng điện của khách hàng dựa trên các văn bản qui định, hướng
dẫn.
b. Quyền hạn:
- Được quyền kiểm tra việc cung ứng và sử dụng điện trong phạm vi Công ty quản lý.

Nguyễn Huy Tú_CN10H4

13


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Được quyền báo cáo Giám đốc những vấn đề đã giải quyết và xin ý kiến chỉ đạo để giải
quyết các vấn đề còn tồn tại hoặc để lãnh đạo trực tiếp giải quyết.
- Được quyền đình chỉ việc thực hiện hợp đồng mua bán điện khi phát hiện khách hàng vi
phạm hợp đồng mua bán điện, thu hồi bằng chứng, tính toán, truy thu sản lượng điện năng bị
mất của Công ty.
2.9. Đối với Công nhân Trực điều độ:
a. Trách nhiệm:
- Nắm chắc tình hình thiết bị, phương thức vận hành nhằm đảm bảo cho thiết bị vận hành an

toàn, liên tục và kinh tế, ngăn ngừa được sự cố.
- Chấp hành sự chỉ huy vận hành của điều độ viên B1 trong việc vận hành lưới điện Công ty
thuộc quyền điều khiển.
- Chỉ huy vận hành lưới điện Công ty thuộc quyền điều khiển.
- Thực hiện phương thức đã được duyệt. Kiểm tra đôn đốc các đơn vị trong lưới điện thuộc
quyền điều khiển thực hiện đúng phương thức đã duyệt.
- Chỉ huy xử lý sự cố và hiện tượng bất thường, nhanh chóng khôi phục tình trạng làm việc
bình thường của lưới điện thuộc quyền điều khiển, hạn chế đến mức thấp nhất thời gian ngừng
cung cấp điện cho khách hàng. Khi xảy ra sự cố lớn phải báo cáo Giám đốc.
- Báo cáo, xin ý kiến Giám đốc và điều độ viên B1 những vấn đề không thuộc thẩm quyền
giải quyết.
- Kiến nghị với Lãnh đạo đơn vị thay đổi những điều đã dự kiến trong phương thức vận
hành nếu lưới điện có sự cố hoặc khi nhận thấy phương thức này chưa hợp lý. Trong trường
hợp không được Lãnh đạo đơn vị chấp nhận thì vẫn phải thực hiện đúng những điều đã ghi
trong phương thức vận hành và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả.
- Báo cáo đầy đủ, chính xác những vấn đề liên quan đến vận hành lưới điện của Công ty
được phân cấp cho Lãnh đạo Điện lực và điều độ viên B1 khi được yêu cầu. Không được
thông báo, báo cáo tình hình vận hành lưới điện cho những người không có nhiệm vụ nếu
không được phép của Lãnh đạo trực tiếp.
- Nhận, chuyển và xử lý kịp thời các thông tin liên quan đến công tác vận hành lưới điện.

Nguyễn Huy Tú_CN10H4

14


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Yêu cầu nhân viên dưới quyền thực hiện nghiêm chỉnh các qui trình, qui phạm, điều lệnh
vận hành và kỷ luật lao động.
- Ghi chép đầy đủ các nội dung công việc vào sổ nhật ký vận hành. Lấy đầy đủ, chính xác

các thông số và làm báo cáo cần thiết.
- Tham gia phân tích sự cố trong lưới điện Công ty và đề nghị các biện pháp đề phòng.
- Trực vận hành Công ty chịu trách nhiệm về mặt hành chính, vật chất và pháp lý đối với
những vấn đề sau: Vi phạm qui trình, qui phạm, điều lệnh vận hành và kỷ luật lao động; ra
lệnh, chỉ huy vận hành, xử lý sự cố sai qui trình; để mất mát, làm hư hỏng các trang thiết bị
trong phòng trực ban.
b. Quyền hạn:
- Độc lập tiến hành thao tác trên lưới điện Công ty thuộc quyền điều khiển theo phân cấp,
thay đổi sơ đồ nối dây theo những đăng ký đã được duyệt, thay đổi sơ đồ kết dây phù hợp với
tình hình thực tế
- Ra lệnh chỉ huy vận hành cho nhân viên cấp dưới và kiểm tra việc thực hiện lệnh đó.
- Kiến nghị thay đổi nhân viên cấp dưới trực tiếp với Lãnh đạo Công ty khi thấy họ không
đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm nghiêm trọng quy trình, quy phạm, điều lệnh
vận hành và kỷ luật lao động. Trong trường hợp đó Lãnh đạo Công ty phải nhanh chóng cử
người khác đảm nhiệm chức danh đó.
- Tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và cuộc họp sơ kết, tổng kết của Công
ty.
2.10. Đối với công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp:
a. Trách nhiệm:
- Định kỳ kiểm tra đường dây, trạm biến áp và các trang thiết bị điện do tổ quản lý. Báo cáo
cấp trên những tồn tại và đề xuất xử lý các tồn tại trên lưới điện.
- Sửa chữa thường xuyên và xử lý sự cố trên lưới điện do Công ty quản lý.
- Thực hiện đúng nội qui, qui trình, qui phạm an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng chữa
cháy.
- Quản lý toàn bộ tài sản tuyến dây trong phạm vi được giao.
- Phối hợp với kiểm tra viên Điện lực để xử lý các hiện tượng ăn trộm điện.
Nguyễn Huy Tú_CN10H4

15



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Trực thao tác và trực sự cố đúng qui định.
b. Quyền hạn:
- Được quyền loại trừ các trang thiết bị điện ra khỏi lưới khi phát hiện thấy có khả năng
nguy hiểm cho người và thiết bị nhưng sau đó phải báo cáo cho Giám đốc.
- Được quyền báo cáo vượt cấp lên cấp trên các hiện tượng vi phạm qui trình an toàn điện.
- Tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và cuộc họp sơ kết, tổng kết của Công
ty.
2.11. Đối với tổ quản lý và treo tháo công tơ F9:
a. Trách nhiệm:
- Quản lý vận hành toàn bộ số công tơ và mạch đo đếm do Công ty quản lý. Lập kế hoạch
kiểm tra và thay thế định kỳ các hệ đo đếm đã quá hạn vận hành và chạy không chính xác theo
phân cấp.
- Quản lý, kiểm tra tính chính xác của công tơ và mạch đo đếm.
- Treo các công tơ mới, quản lý cặp hộp chì đấu dây công tơ và hệ đếm điện. Tháo các công
tơ vi phạm khi có lệnh của Tổng Công ty hoặc Công ty.
b. Quyền hạn:
- Được quyền kiểm tra, thay thế và lắp mới hệ đếm điện theo phân cấp.
- Được quyền báo cáo Giám đốc các hệ đếm điện có dấu hiệu bị vi phạm.

Nguyễn Huy Tú_CN10H4

16


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chương II
TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN CỦA ĐIỆN LỰC TÂY HỒ
I. HIỆN TRẠNG HÊ THỐNG ĐIỆN CỦA ĐIỆN LỤC TÂY HỒ

Các trạm cung cấp điện cho các phường: Bưởi, Thụy Khuê, Xuân La, Nhật Tân, Phú
Thượng, Quảng An, Tứ Liên và Yên Phụ:
1.1. Các trạm biến áp phường Bưởi: Có tổng dung lượng là 8190kVA 22/0,4kV
Cấp điện cho:


Hộ Khẩu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9



Võng thị 1, 2, 3,4,5, 8



Yên Thái 1&2



CP13&CP38



Chợ Bưởi



Trạm ngói xi măng




74 Lạc Long Quân

1.2. Các trạm biến áp phường Thụy Khuê: Có tổng dung lượng là 10.40,4KVA 22/0,4kV
Cấp điện cho:


Ươm Cây 1, 2, 3, 4



Công binh Tam đa



Chu văn An



Tam đa 4



Thuỵ Khuê 8



Uỷ ban Vật giá




Làng hoa Thuỵ khuê



Ban TCQTTW



K/s Singapo



HiPT



Bê tông Tam Đa



NM Da



Trung tâm nghiên cứu da giày

Nguyễn Huy Tú_CN10H4

17



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Xe điện 1&2



Làng Việt Nhật

1.3. Các trạm biến áp phường Xuân La: Có tổng dung lượng là 16.50,4KVA 22/0,4kV
Cấp điện cho:


HTX Xuân La 1



K 10



Quán La 1, 2, 3



Xuân La 2, 4 và 8




Di dân Xuân La



Phát tín xuân tảo



TT cục nghiên cứu TTM



Trường Văn Thư Lưu Trữ



XN H36



Công ty dược/thiết bị y tế



Nhà nghỉ sở Công Ngiệp Hà nội



Ủy ban nhân dân Quận Tây Hồ




Cục tác chiến điện tử



TT Bộ tư lệnh đặc công



Khu đua thuyền Hồ Tây



Cửa điều tiết nước Hồ Tây B



Cty xăng dầu số 4



Trường tiểu học Xuân La



Trường quốc tế 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7




Bưu điện Lạc Long Quân

1.4. Các trạm biến áp phường Nhật Tân: Có tổng dung lượng là 4.875 kVA 22/0,4kV
Cấp điện cho:


Trạm bơm Nhật Tân



Nhà nghỉ sở điện



Nhật Tân 2, 3, 4, 5, 6, 7

Nguyễn Huy Tú_CN10H4

18


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Trung tâm gia dịch sông đà



Khách sạn Nhật tân




Giải trí Hồ Tây



Viện điều dưỡng 91

1.5. Các trạm biên áp phường Phú Thượng: Có tổng dung lượng là 8.400 kVA 22/0,4kV
Cấp điện cho:


Hút cát



Hợp tác xã Phú Thượng



Hợp tác xã Việt Mông



Phú Thượng 3



Phú Thượng 2




Phú Thượng 3B



Phú Thượng 4



Phú Thượng 4B



Phú Thượng 5



Phú Thượng 6



Phú Thượng 8



Phòng hậu cần 361




Cty Bách Khoa



Xí nghiệp bao bì 1,2 và 3



Xí nghiệp vật tư sông đà



Xí nghiệp xây lắp giao thông



Vườn ươm cây



Liên cơ quân



Ủy ban nhân dân phường Phú Thượng

1.6. Các trạm biến áp phường Quảng An: Có tổng dung lượng là 23.800 kVA 22/0,4kV
Cấp điện cho khu vực phường Quảng An.
1.7. Các trạm biến áp phường Tứ Liên: Có tổng dung lượng là 3.760 kVA 22/0,4kV
Cấp điện cho:

Nguyễn Huy Tú_CN10H4

19


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Tứ Liên 1



Tứ Liên 2



Tứ Liên 3



Tứ Liên 4



Tứ Liên 5



Tứ Liên 6




Tứ Liên 7



Giếng H38



Giếng H41

1.8. Các trạm biến áp phường Yên Phụ: Có tổng dung lượng là 16.050 kVA 22/0,4kV
Cấp điện cho:


An Dương 2



An Dương 3



An Dương 3B



An Thành




Cát An Dương



Cát An Dương 2



An Thành 2



Chợ An Dương



Nghi Tàm 2B



Nghĩa Dũng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9



Nghĩa Dũng 11,14,15,17 và 18




Phó Đức Chính 2



Phố Yên Phụ



Xí nghiệp xây lắp điện



Cty xây lắp VLXD



Giếng H33



Cty đầu tư xây dựng Hà Nội



Lake View

Nguyễn Huy Tú_CN10H4

20



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Ngân hàng Yên Phụ



Bưu điện Yên Phụ



Khách sạn Thắng Lợi



CLB Hà Nội

II. SƠ ĐỒ MỘT SỢI LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP QUẬN TÂY HỒ

Nguyễn Huy Tú_CN10H4

21


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chương III
ĐIỀU KHIỂN ĐO LƯỜNG TÍN HIỆU
I. Đo lường điện trong mạch máy biến áp:
II. Sơ đồ nguyên lý về điều khiển máy cắt, máy biến áp ở các cấp điện áp:

III. Nguyên lý làm việc của các sơ đồ tín hiệu sự cố, tín hiệu báo trước, tín hiệu chỉ vị
trí, tín hiệu chỉ huy:
Trong 1 trạm trung gian 35/0,4KV hệ thống tớn hiệu bao gồm:
- Đèn báo nguồn.
- Đèn báo chỉ thị vị trí đóng hay cắt của máy cắt.
- Các rơle tín hiệu báo quá tải, cắt nhanh đối với bảo vệ lộ đường dây. Đối với bảo vệ MBA
có thêm rơle tín hiệu so lệch và ga.
- Hệ thống chuụng cũi (đối với trạm Trung gian có người trực).
- Hệ thống tín hiệu báo chạm đất.
- Hệ thống đồng hồ hiển thị.
Nguyên lý làm việc:
- Ở chế độ vận hành bình thường khi mắy cắt cắt. Nếu có nguồn 220V (nguồn 220V được
lấy từ MBA tự dùng của trạm hoặc lấy từ nguồn TU qua bộ đảo nguồn) đèn báo nguồn màu
vàng và đèn báo chỉ thị vị trí cắt của máy cắt là đèn màu xanh sẽ sáng khi đó cặp tiếp điểm phụ
B1của máy cắt đóng tiếp điểm phụ B2 mở. Khi máy cắt đóng cặp tiếp điểm phụ B2 của máy
cắt đóng tiếp điểm phụ B1 mở đèn báo chỉ thị vị trí đóng của máy cắt là đèn màu đỏ sẽ sáng.
- Khi có sự cố ở lộ đường dây, giả sử sự cố quá tải pha A. Rơle 1PT làm việc, cặp tiếp điểm
1-3 của 1PT đóng lại. Có nguồn qua cuộn dây của rơle thời gian PB. Rơle PB làm việc. Tuỳ
theo khoảng thời gian đặt (theo phiếu đặt của điều độ) thường từ 0,5 - 1s mà cặp tiếp điểm của
PB đóng. Khi cặp tiếp điểm của PB đóng sẽ có nguồn qua cuộn dây của rơle tín hiệu 2PY và
cuộn dây của rơle trung gian PII. Nguồn qua 2PY làm cho con bài rơi, hiển thị dạng sự cố
đang gặp phải. Các cặp tiếp điểm của 2PY đóng lại gửi tín hiệu đi mạch báo chng cũi. Đồng
thời khi có nguồn qua cuộn dây PII nó sẽ hút làm các cặp tiếp điểm của PII đóng lại. Có nguồn
qua cuộn cắt CO của máy cắt. Máy cắt làm việc cắt đường dây ra khỏi lưới.

Nguyễn Huy Tú_CN10H4

22



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Các dạng sự cố khác cũng tương tự như vậy. Nếu sự cố ở MBA thỡ cú thờm bảo vệ so lệch
và bảo vệ ga của MBA.
Mạng điện chúng ta đang dùng hiện nay là mạng điện có điểm trung tính cách đất. Do vậy
khi có chạm đất 1 pha phía cao thế thỡ vẫn cho phộp MBA vận hành trong khoảng thời gian
nhất định. Trong các trạm trung gian không có bảo vệ chạm đất pha mà chỉ có đồng hồ vônmét
báo chạm đất. Hệ thống tín hiệu báo chạm đất là 1 đồng hồ vônmét có thang đo lớn hơn hoặc
bằng 100V. Được nối trực tiếp với cuộn tam giác hở của TU. Trong điều kiện vận hành bình
thường đồng hồ báo chạm đất chỉ 0. Khi từ thông bình thường thì cuộn tam giác hở của TU
không có điện. Khi có hiện tượng bất thường, từ thông thay đổi, trong cuộn tam giác hở sẽ có
điện áp 100V. Do vậy khi có chạm đất 1 pha nào đó ở phía cao thế thì đồng hồ vôn mét sẽ chỉ
100V. Vì khi đó cuộn tam giác hở của TU sẽ có điện áp 100V.

Nguyễn Huy Tú_CN10H4

23


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chương IV
CÔNG TÁC QUẢN LÍ VẬN HÀNH VÀ XỬ LÍ SỰ CỐ
I. Quy trình xử lý sự cố trạm và đường dây:
1 Quy trình thao tác:
Khi đóng cắt thiết bị phải theo mấy nguyên tắc sau:
- Khi đóng điện:
Đóng các cầu dao trước
Đóng các máy cắt sau
Đóng dần từ nguồn tới phụ tải.
Lưu ý: Khi đóng cầu dao phải kiểm tra máy cắt ở vị trí cắt.
- Khi cắt điện theo thứ tự ngược lại

Cắt dần phụ tải đến nguồn
Cắt các máy cắt trước
Cắt các cầu dao sau.
Lưu ý: Khi cắt cầu dao phải kiểm tra máy cắt ở vị trí cắt.
- Khi kiểm tra cắt điện không được căn cứ vào đồng hồ chỉ thị, mà phải dùng bút thử điện.
- Kiểm tra tất cả các thiết bị điện của trạm đã được thí nghiệm đảm bảo tiêu chuẩn vận
hành, các rơ le bảo vệ, đồng hồ đo lường đã sẵn sàng hoạt động, không còn người và tiếp địa
cố định, di động trên ĐZ, trên thanh cái và các thiết bị điện của trạm.
2. Quy trình sử lý sự cố
- Bảo vệ so lệch máy biến thế:
Khi bảo vệ so lệch MBT tác động nhảy máy cắt tổng 2 phía, con bài bảo vệ so lệch rơi, trực
trạm tiến hành:
Giải trừ tín hiệu còi, chuông. Không giải trừ con bài bảo vệ so lệch.
Nhanh chóng kiểm tra phía ngoài máy biến thế bị nhảy bảo vệ so lệch, kiểm tra dầu phụt
qua kính phòng nổ, qua các mặt bích không.
Kiểm tra tình trạng sứ trên mặt máy.
Cắt CD tổng 22KV, Attomat tổng 0,4KV của MBA bị sự cố ra.
Cắt các máy cắt phụ tải 0,4KV của MBA bị nhảy bảo vệ so lệch.
Nguyễn Huy Tú_CN10H4

24


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Lưu ý: Khi cấp hỗ trợ phải theo dõi phụ tải của MBA cấp, nếu quá tải không cấp được hết
phụ tải phải báo chi nhTú để hạn chế công suất sử dụng hoặc cắt bớt các lộ không quan trọng.
Báo về điều độ B1 tình trạng sự cố bảo vệ so lệch tác động, con bài bảo vệ so lệch rơi, đã
cắt CD tổng 22KV của MBA bị sự cố, tình trạng máy biến thế (dầu, sứ mặt máy…), tình trạng
máy cắt, số lần máy cắt nhảy.
Chỉ được khôi phục lại MBA khi đã tìm được nguyên nhân sự cố và khắc phục được sự cố.

Lệnh khôi phục phải do Giám Đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật Công ty quyết định, qua ĐDV
B1
- Bảo vệ rơle ga máy biến thế:
+ Khi bảo vệ rơle máy biến thế tác động:
Khi nhảy máy cắt tổng 2 phía, con bài role ga rơi, trực trạm tiến hành:
Giải trừ tín hiệu còi, chuông. Không giải trừ con bài rơle ga.
Nhanh chóng kiểm tra phía ngoài máy biến thế bị nhảy bảo vệ rơle ga, kiểm tra dầu có phụt
qua kính phòng nổ, qua các mặt bích không.
Kiểm tra tình trạng sứ trên mặt máy.
Cắt CD tổng 22KV, tổng 0,4KV của MBA sự cố ra.
Cắt các máy cắt phụ tải 0,4KV của MBA bị nhảy bảo vệ rơle ga.
Lưu ý: Khi cấp hỗ trợ phải theo dõi phụ tải của MBA cấp, nếu quá tải không cấp được hết
phụ tải phải báo chi nhTú để hạn chế công suất sử dụng hoặc cắt bớt các lộ không quan trọng.
Báo về điều độ B1 tình trạng sự cố bảo vệ so lệch tác động, con bài bảo vệ so lệch rơi, đã
cắt CD tổng 22KV của MBA bị sự cố, tình trạng máy biến thế (dầu, sứ mặt máy), tình trạng
máy cắt, số lần máy cắt nhảy.
Chỉ được khôi phục lại MBA khi đã tìm được nguyên nhân sự cố và khắc phục được sự cố.
Lệnh khôi phục phải do Giám Đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật Công ty quyết định, qua ĐDV
B1.
+ Khi rơle ga phát tín hiệu ga nhẹ:
Trực trạm phải tiến hành kiểm tra tình trạng máy biến thế có rơle ga tác động báo tín hiệu,
báo về B1.

Nguyễn Huy Tú_CN10H4

25


×