Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

2 nganh cong nghe ky thuat hoa hoc nam 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.31 KB, 9 trang )

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC NĂM 2016
Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Hóa học có được:
1. Kiến thức
1.1. Kiến thức chung
- Kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa
học;
- Tiếng Anh đạt trình độ B1 theo khung tham chiếu Châu Âu.
- Tin học ứng dụng đạt trình độ theo tiêu chuẩn quốc tế MOS
- Kiến thức đạt chuẩn chứng chỉ Auto CAD;
- Kiến thức đạt chuẩn về kỹ thuật tính toán và thiết kế thiết bị công nghệ hóa học;
- Kiến thức đạt chuẩn về quá trình và thiết bị công nghệ hóa học nâng cao.
1.2. Kiến thức chuyên ngành
1.2.1. Kiến thức chuyên ngành Công nghệ Hóa Vô cơ – Điện hóa
- Kiến thức về công nghệ sản xuất các sản phẩm: các loại phân bón hóa học; các
loại muối khoáng, các hóa chất vô cơ cơ bản; chế biến các khoáng sản; các quá trình
mạ; quá trình điện phân; phương pháp bảo vệ kim loại...;
- Kiến thức để đọc hiểu các bản vẽ sơ đồ dây chuyền công nghệ, bản vẽ chi tiết
các thiết bị;
- Kiến thức về cấu tạo các thiết bị sử dụng trong các dây chuyền sản xuất các sản
phẩm thuộc chuyên ngành Công nghệ Hóa Vô cơ – Điện hóa;
- Kiến thức về nguyên lý làm việc các thiết bị của dây chuyền sản xuất các sản
phẩm thuộc chuyên ngành Công nghệ Hóa Vô cơ – Điện hóa;
- Kiến thức về cải tạo, khắc phục những hạn chế và đưa ra những sáng kiến cho
các thiết bị, dây chuyền, công nghệ sản xuất các sản phẩm Công nghệ Hóa Vô cơ –
Điện hóa;
- Kiến thức quản lý quá trình sản xuất;
- Kiến thức về nguyên liệu, phối liệu, sản phẩm của các công nghệ sản xuất các
sản phẩm Công nghệ Hóa Vô cơ – Điện hóa;
- Kiến thức hiểu biết về mục tiêu, yêu cầu và vị trí việc làm của chuyên ngành
Công nghệ Hóa Vô cơ – Điện hóa;
- Kiến thức chuyên môn rộng để có thể thích ứng tốt với những vị trí công việc


phù hợp chuyên ngành học;


- Khả năng áp dụng kiến thức chuyên môn và công nghệ mới để triển khai vận
hành hệ thống các thiết bị và quá trình sản xuất các sản phẩm Công nghệ Hóa Vô cơ –
Điện hóa;
- Kiến thức Kỹ thuật Mạ điện nâng cao đạt chuẩn chứng chỉ.
1.2.2. Chuyên ngành Công nghệ Hóa Hữu cơ – Hóa dầu
- Kiến thức về mục tiêu, yêu cầu và vị trí việc làm của chuyên ngành Công
nghệ Hóa hữu cơ – Hóa dầu;
- Kiến thức về các sản phẩm hóa dầu, sản phẩm dầu mỏ;
- Kiến thức về các nguyên, vật liệu cho chế biến khí, dầu, sản xuất sơn, chất tẩy
rửa tổng hợp, giấy,...
- Kiến thức về cấu tạo các thiết bị chính trong dây chuyền công nghệ chế biến
khí, chế biến dầu, sản xuất sơn, công nghệ chất tẩy rửa tổng hợp, công nghệ sản xuất
giấy;
- Kiến thức về nguyên lý hoạt động của dây chuyền công nghệ chế biến khí, chế
biến dầu, sản xuất sơn, công nghệ chất tẩy rửa tổng hợp....;
- Kiến thức đánh giá, kiểm tra chất lượng sản phẩm khí, dầu, hóa dầu, sơn,
giấy....;
- Kiến thức chuyên môn rộng để có thể thích ứng tốt với những vị trí công việc
phù hợp chuyên ngành Công nghệ Hóa Hữu cơ – Hóa dầu;
- Kiến thức về tính toán, thiết kế một số thiết bị chính trong dây chuyền công
nghệ chế biến khí, chế biến dầu, sản xuất sơn, công nghệ chất tẩy rửa tổng hợp,
giấy....;
- Khả năng áp dụng kiến thức chuyên môn và công nghệ mới để triển khai vận
hành hệ thống các thiết bị và quá trình sản xuất sản phẩm hữu cơ, hóa dầu;
- Khả năng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới chuyên ngành Công nghệ
Hóa Hữu cơ – Hóa dầu như: Vật liệu compozit, các sản phẩm hóa dầu....;
- Kiến thức về Kỹ thuật gia công các sản phẩm nhựa đạt chuẩn chứng chỉ.

1.2.3. Chuyên ngành Công nghệ Vật liệu Silicat
- Kiến thức về mục tiêu, yêu cầu và vị trí việc làm của chuyên ngành Công
nghệ Vật liệu Silicat;
- Khả năng áp dụng những kiến thức khoa học cơ bản như Toán học, vật lý, cơ
học và kiến thức cơ sở ngành như: Quá trình thiết bị công nghệ hóa học, Hóa học vật
liệu để tìm hiểu nguyên lý của các hệ thống thiết bị, quá trình sản xuất các sản phẩm
Công nghệ Vật liệu Silicat;


- Kiến thức chuyên môn rộng để có thể thích ứng tốt với những vị trí công việc
phù hợp chuyên ngành Công nghệ Vật liệu Silicat;
- Kiến thức về các quy trình sản xuất sản phẩm trong lĩnh vực Công nghệ Vật
liệu Silicat;
- Kiến thức về nguyên vật liệu, sản phẩm của các công nghệ sản xuất trong lĩnh
vực công nghệ vật liệu silicat như vật liệu kết dính, vật liệu gốm, vật liệu thủy tinh, vật
liệu chịu lửa;
- Kiến thức để tính toán, thiết kế máy, thiết bị, lò sấy-nung vật liệu silicat, quy
trình sản xuất vật liệu kết dính, vật liệu gốm, vật liệu thủy tinh, vật liệu chịu lửa;
- Khả năng áp dụng kiến thức chuyên môn và công nghệ mới để triển khai vận
hành hệ thống các thiết bị và quá trình sản xuất sản phẩm vật liệu kết dính, vật liệu
gốm, vật liệu thủy tinh, vật liệu chịu lửa;
- Khả năng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới chuyên ngành công nghệ
vật liệu silicat như: Xi măng đặc biệt, vật liệu siêu chịu lửa, vật liệu gốm tiên tiến, thủy
tinh đặc biệt.
- Kiến thức về Kỹ thuật phân tích các tính chất cơ lý của vật liệu xây dựng đạt
chuẩn chứng chỉ.
1. 2.4. Chuyên ngành Máy và Thiết bị Hóa chất
- Kiến thức về mục tiêu, yêu cầu và vị trí việc làm của chuyên ngành Máy và
Thiết bị Hóa chất;
- Khả năng áp dụng những kiến thức khoa học cơ bản và cơ sở ngành để tìm

hiểu nguyên lý của các hệ thống máy, thiết bị trong các dây chuyền sản xuất các sản
phẩm thuộc lĩnh vực hóa học;
- Kiến thức về thiết kế và phân tích bản vẽ lắp, bản vẽ chế tạo của các máy và
thiết bị hóa chất;
- Kiến thức về đặc điểm, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các máy và thiết bị
sử dụng trong lĩnh vực hóa học;
- Kiến thức về tính toán, thiết kế thiết bị, quy trình sản xuất thuộc lĩnh vực công
nghệ kỹ thuật hóa học;
- Kiến thức về lắp ráp, quản lý, bảo dưỡng máy và thiết bị hóa chất;
- Khả năng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới chuyên ngành Máy và
Thiết bị Hóa chất;
- Kiến thức về Kỹ thuật tính toán, thiết kế, lắp đặt thiết bị hóa chất đạt chuẩn
chứng chỉ.
1.2.5. Công nghệ Hóa Thực phẩm


- Kiến thức về mục tiêu, yêu cầu và vị trí việc làm của chuyên ngành Công
nghệ Hóa thực phẩm;
- Kiến thức về các nguyên, vật liệu cho công nghệ chế biến lương thực, thực
phẩm, chè, thuốc lá, nước giải khát, đường, sữa....;
- Kiến thức về cấu tạo các thiết bị chính trong dây chuyền công nghệ chế biến
lương thực, thực phẩm, chè, thuốc lá, nước giải khát, đường, sữa....;
- Kiến thức về nguyên lý hoạt động của dây chuyền công nghệ lương thực, thực
phẩm, chè, thuốc lá, nước giải khát, đường, sữa....;
- Kiến thức đánh giá, kiểm tra chất lượng sản phẩm chè, thuốc lá, cafe, rượu,
bia, đường, sữa, bánh kẹo....;
- Kiến thức chuyên môn rộng để có thể thích ứng tốt với những vị trí công việc
phù hợp chuyên ngành Công nghệ Hóa Thực phẩm;
- Kiến thức về tính toán, thiết kế một số thiết bị chính trong dây chuyền công
nghệ sản suất các sản phẩm thuộc về lĩnh vực lương thực, thực phẩm như: Bánh kẹo.

rượu bia, nước giải khát, chè, cafe, thuốc lá....;
- Khả năng áp dụng kiến thức chuyên môn và công nghệ mới để triển khai vận
hành hệ thống các thiết bị và quá trình sản xuất sản phẩm lương thực, thực phẩm;
- Khả năng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới chuyên ngành Công nghệ
Hóa thực phẩm như: Nước giải khát, các sản phẩm chè....;
- Kiến thức về Kỹ thuật bảo quản thực phẩm đạt chuẩn chứng chỉ.
1.2.6. Công nghệ Hóa dược
- Kiến thức về mục tiêu, yêu cầu và vị trí việc làm của chuyên ngành Công
nghệ Hóa dược;
- Kiến thức về các quá trình trong tổng hợp hóa dược;
- Kiến thức về các loại dược liệu;
- Kiến thức về kỹ thuật bào chế, kỹ thuật tổng hợp hóa dược;
- Kiến thức đánh giá, kiểm tra chất lượng thốc;
- Kiến thức chuyên môn rộng để có thể thích ứng tốt với những vị trí công việc
phù hợp chuyên ngành Công nghệ Hóa dược;
- Kiến thức giải thích cơ chế của các quá trình xảy ra trong tổng hợp hóa dược;
- Khả năng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới chuyên ngành Công nghệ
Hóa dược như: Thực phẩm chức năng, các loại thuốc mới
- Kiến thức về Kỹ thuật sản xuất thuốc viên đạt chuẩn chứng chỉ.
2. Về kỹ năng


2.1. Kỹ năng chung
- Kỹ năng chỉ đạo, tổ chức sản xuất và áp dụng các quy trình công nghệ vào
điều kiện sản xuất thực tế tại các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực công nghệ kỹ thuật hóa
học;
2.2. Kỹ năng chuyên ngành
2.2.1. Kỹ năng chuyên ngành Công nghệ Hóa Vô cơ – Điện hóa
- Kỹ năng sử dụng hệ thống các trang thiết bị thí nghiệm cơ bản và hiện đại;
- Kỹ năng xây dựng và tiến hành các thí nghiệm, phân tích và xử lý các số liệu;

- Kỹ năng tính toán phối liệu, xác định các tiêu chuẩn của nguyên liệu, sản
phẩm hay bán thành phẩm, các mẫu nước thải trong quá trình sản xuất các sản phẩm
chuyên ngành Công nghệ Hóa vô cơ – Điện hóa: Phân lân, phân đạm, mạ, axit,
bazơ....;
- Kỹ năng kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm phân lân, phân đạm, mạ, axit,
bazơ....;
- Kỹ năng thiết kế và lập kế hoạch sản xuất, lập dự án cho các cơ sở sản xuất,
nhà máy chế biến sản phẩm thuộc chuyên ngành Công nghệ Hóa Vô cơ – Điện hóa;
- Kỹ năng phán đoán nguyên nhân các sự cố và cách khắc phục trong các dây
chuyền sản xuất các sản phẩm phân lân, phân đạm, hóa chất cơ bản, khoáng sản....;
- Kỹ năng lắp đặt bảo trì các thiết bị trong dây chuyền công nghệ sản xuất các
sản phẩm phân lân, phân đạm, hóa chất cơ bản, khoáng sản....;
- Kỹ năng vận hành thiết bị, liên động hệ thống thiết bị dây chuyền sản xuất các
sản phẩm Vô cơ – Điện hóa;
- Kỹ năng tính toán, thiết kế, xây dựng quy trình sản xuất các sản phẩm phân
lân, phân đạm, axit, bazơ, khoáng sản;
- Kỹ năng tiếp cận, triển khai được các công nghệ mới nhằm nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm phân lân, phân đạm, hóa chất cơ bản, khoáng sản....;
- Kỹ năng nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển công nghệ và sản phẩm mới
thuộc lĩnh vực Công nghệ Hóa Vô cơ – Điện hóa;
- Kỹ năng Mạ điện nâng cao đạt chuẩn chứng chỉ.
2.2.2. Kỹ năng chuyên ngành Công nghệ Hóa Hữu cơ – Hóa dầu
- Kỹ năng sử dụng hệ thống các trang thiết bị thí nghiệm cơ bản và hiện đại liên
quan đến Công nghệ Hóa Hữu cơ – Hóa dầu;
- Kỹ năng tiến hành các thí nghiệm, phân tích và xử lý các số liệu, viết báo cáo;


- Kỹ năng tính toán phối liệu, kiểm tra, đánh giá nguyên, vật liệu cho sản xuất
các sản phẩm hữu cơ, hóa dầu như: Sơn, chất tẩy rửa tổng hợp, giấy, khí, dầu....;
- Kỹ năng thiết kế và lập kế hoạch sản xuất, lập dự án cho các cơ sở sản xuất,

nhà máy chế biến sản phẩm thuộc chuyên ngành Công nghệ Hóa Hữu cơ – Hóa dầu;
- Kỹ năng phán đoán nguyên nhân các sự cố và cách khắc phục trong các dây
chuyền sản xuất các sản phẩm sơn, chất tẩy rửa tổng hợp, giấy, khí, dầu....;
- Kỹ năng lắp đặt bảo trì các thiết bị trong dây chuyền công nghệ sản xuất các
sản phẩm sơn, chất tẩy rửa tổng hợp, giấy, khí, dầu....;
- Kỹ năng vận hành thiết bị, liên động hệ thống thiết bị dây chuyền sản xuất các
sản phẩm sơn, chất tẩy rửa tổng hợp, giấy, khí, dầu....;
- Kỹ năng tính toán, thiết kế thiết bị, xây dựng quy trình sản xuất các sản phẩm
hữu cơ, hóa dầu;
- Kỹ năng tiếp cận, triển khai được các công nghệ mới nhằm nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm hữu cơ, hóa dầu;
- Kỹ năng nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển công nghệ và sản phẩm mới
thuộc lĩnh vực Công nghệ Hóa Hữu cơ – Hóa dầu;
- Kỹ năng gia công các sản phẩm nhựa đạt chuẩn chứng chỉ.
2.2.3. Kỹ năng chuyên ngành Công nghệ Vật liệu Silicat
- Kỹ năng vận hành dây chuyền, cụm thiết bị chuyên ngành công nghệ vật liệu
silicat như: Hệ thống gia công, định lượng nguyên liệu, hệ thống sấy nung vật liệu;
- Kỹ năng tính toán phối liệu, thiết kế, xây dựng quy trình sản xuất công đoạn
hoặc toàn bộ dây chuyền sản xuất;
- Kỹ năng thiết kế và lập kế hoạch sản xuất, lập dự án cho các cơ sở sản xuất,
chế biến sản phẩm Silicat;
- Kỹ năng phán đoán nguyên nhân các sự cố và cách khắc phục trong các dây
chuyền sản xuất các sản phẩm gốm sứ, thủy tinh, vật liệu chịu lửa...;
- Kỹ năng lắp đặt bảo trì các thiết bị trong dây chuyền công nghệ sản xuất các
sản phẩm gốm sứ, thủy tinh, vật liệu chịu lửa...;
- Kỹ năng tiếp cận, triển khai được các công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất
và chất lượng sản phẩm;
- Kỹ năng nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển công nghệ và sản phẩm mới
thuộc lĩnh vực công nghệ vật liệu silicat như vật liệu men gốm nano, kỹ thuật in tráng
men kỹ thuật số, kỹ thuật sản xuất xi măng đặc biệt, kỹ thuật vật liệu siêu chịu lửa...;

- Kỹ năng phân tích các tính chất cơ lý của vật liệu xây dựng đạt chuẩn chứng
chỉ.


2.2.4 Chuyên ngành Máy và Thiết bị Hóa chất
- Kỹ năng vận hành hệ thống thiết bị hóa chất;
- Kỹ năng tính toán, thiết kế, chế tạo máy và thiết bị hóa chất;
- Kỹ năng về thiết kế và phân tích các bản vẽ của các máy và thiết bị hóa chất;
- Kỹ năng về lắp ráp, quản lý và bảo dưỡng máy và thiết bị hóa chất;
- Kỹ năng vận hành các thiết bị trong dây chuyền công nghệ sản xuất các sản
phẩm liên quan đến hóa;
- Kỹ năng tiếp cận, triển khai được các công nghệ và thiết bị mới nhằm nâng
cao năng suất và chất lượng sản phẩm;
- Kỹ năng tính toán, thiết kế, lắp đặt thiết bị hóa chất đạt chuẩn chứng chỉ.
2.2.5. Công nghệ Hóa Thực phẩm
- Kỹ năng sử dụng hệ thống các trang thiết bị thí nghiệm cơ bản và hiện đại liên
quan đến Công nghệ Hóa Thực phẩm;
- Kỹ năng tiến hành các thí nghiệm, phân tích và xử lý các số liệu, viết báo cáo;
- Kỹ năng tính toán phối liệu, kiểm tra, đánh giá nguyên, vật liệu cho sản xuất
các sản phẩm chè, cafe, nước giải khát, rượu bia....;
- Kỹ năng thiết kế và lập kế hoạch sản xuất, lập dự án cho các cơ sở sản xuất,
nhà máy chế biến sản phẩm thuộc chuyên ngành Công nghệ Hóa Thực phẩm;
- Kỹ năng phán đoán nguyên nhân các sự cố và cách khắc phục trong các dây
chuyền sản xuất các sản phẩm lương thực, thực phẩm;
- Kỹ năng lắp đặt bảo trì các thiết bị trong dây chuyền công nghệ sản xuất các
sản phẩm chè, cafe, nước giải khát, rượu bia....;
- Kỹ năng vận hành thiết bị, liên động hệ thống thiết bị dây chuyền sản xuất các
sản phẩm chè, cafe, nước giải khát, rượu bia....;
- Kỹ năng tính toán, thiết kế thiết bị, xây dựng quy trình sản xuất các sản phẩm
chè, cafe, nước giải khát, rượu bia....;

- Kỹ năng tiếp cận, triển khai được các công nghệ mới nhằm nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm lương thực, thực phẩm;
- Kỹ năng nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển công nghệ và sản phẩm mới
thuộc lĩnh vực Công nghệ Hóa thực phẩm;
- Kỹ năng bảo quản thực phẩm đạt chuẩn chứng chỉ.
2.2.6. Công nghệ Hóa dược
- Kỹ năng sử dụng hệ thống các trang thiết bị thí nghiệm cơ bản và hiện đại liên
quan đến Công nghệ Hóa dược;


- Kỹ năng tiến hành các thí nghiệm, phân tích và xử lý các số liệu, viết báo cáo;
- Kỹ năng bào chế dược phẩm;
- Kỹ nẳng tổng hợp dược phẩm;
- Kỹ năng thiết kế và lập kế hoạch sản xuất, lập dự án cho các cơ sở sản xuất
dược phẩm;
- Kỹ năng phán đoán nguyên nhân các sự cố và cách khắc phục trong thiết bị
sản xuất dược phẩm;
- Kỹ năng lắp đặt bảo trì các thiết bị trong dây chuyền công nghệ sản xuất dược
phẩm;
- Kỹ năng vận hành thiết bị sản xuất dược phẩm;
- Kỹ năng tiếp cận, triển khai được các công nghệ mới nhằm nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm hóa dược;
- Kỹ năng nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển công nghệ và sản phẩm mới
thuộc lĩnh vực Công nghệ Hóa dược;
- Kỹ năng sản xuất thuốc viên đạt chuẩn chứng chỉ.
2.2.7. Kiến thức chuyên ngành Nhiên liệu Rắn
- Kiến thức về công nghệ sản xuất các sản phẩm: khí hóa than, cốc hóa than,
thiết bị công nghệ trong sản xuất nhiên liệu rắn...;
- Kiến thức để đọc hiểu các bản vẽ sơ đồ dây chuyền công nghệ, bản vẽ chi tiết
các thiết bị;

- Kiến thức về cấu tạo các thiết bị sử dụng trong các dây chuyền sản xuất các
sản phẩm thuộc chuyên ngành;
- Kiến thức về nguyên lý làm việc các thiết bị của dây chuyền sản xuất các sản
phẩm thuộc chuyên ngành;
- Kiến thức về cải tạo, khắc phục những hạn chế và đưa ra những sáng kiến cho
các thiết bị, dây chuyền, công nghệ sản xuất các sản phẩm;
- Kiến thức quản lý quá trình sản xuất;
- Kiến thức về nguyên liệu, phối liệu, sản phẩm của các công nghệ sản xuất các
sản phẩm;
3. Các chứng chỉ cần tích lũy để đạt chuẩn đầu ra
- Tiếng Anh đạt trình độ B1 theo khung tham chiếu Châu Âu.
- Tin học ứng dụng đạt trình độ theo tiêu chuẩn quốc tế MOS.
- Chứng chỉ về kỹ năng mềm.
- Chứng chỉ Auto CAD.
- Chứng chỉ đạt chuẩn về kỹ thuật tính toán và thiết kế thiết bị công nghệ hóa học.


- Chứng chỉ đạt chuẩn về quá trình và thiết bị công nghệ hóa học nâng cao.
4. Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp
- Khả năng chỉ đạo, tổ chức sản xuất tại các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực Công
nghệ Kỹ thuật Hóa học;
- Khả năng làm việc trực tiếp tại các dây chuyền sản xuất, phòng kỹ thuật, quản
lý và đảm bảo chất lượng, kế hoạch sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm của
các cơ sở sản xuất;
- Khả năng tiếp nhận, triển khai các công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm;
- Khả năng làm việc tại các viện nghiên cứu, các trung tâm ứng dụng và triển
khai về công nghệ kỹ thuật hóa học;
- Khả năng tham gia giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp
chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề thuộc lĩnh vực hóa học.

- Khả năng tiếp tục học tập lên trình độ cao hơn như thạc sỹ và tiến sỹ.



×