Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non hoàng lâu, xã hoàng lâu, huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
=====0o0=====

VƯƠNG THỊ HIỀN

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC
KHỎE VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO TRẺ TẠI
TRƯỜNG MẦM NON HOÀNG LÂU, XÃ HOÀNG
LÂU,
HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

HÀ NỘI, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
=====0o0=====

VƯƠNG THỊ HIỀN

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC
KHỎE VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO TRẺ TẠI
TRƯỜNG MẦM NON HOÀNG LÂU, XÃ HOÀNG
LÂU, HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non
Ngư i hư ng d n ho học



ThS. Lưu Thị Uyên

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin được cảm ơn các thầy cô khoa Giáo dục Mầm non
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, những người đã truyền cho tôi kiến thức
và niềm say mê từ giảng đường Đại học để tôi thực hiện khóa luận.
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo
khoa Sinh - KTNN, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình giúp đỡ tôi
trong suốt khóa học. Đặc biệt tôi dành lời cảm ơn sâu sắc nhất với sự hướng
dẫn nhiệt tình của ThS. Lưu Thị Uyên - giảng viên hướng dẫn trực tiếp tôi
thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu của bạn bè, đồng
nghiệp, đặc biệt gia đình người thân đã luôn bên tôi ủng hộ, động viên kịp
thời về vật chất và tinh thần để tôi có đủ điều kiện, thời gian hoàn thành khóa
luận này.
Mặc dù có nhiều cố gắng, tinh thần trách nhiệm cao, nhưng vì khó khăn
về tư liệu, năng lực trong nghiên cứu của bản thân…nên khóa luận không
tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô,
bạn bè và đồng nghiệp!
Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2018

Ngư i thực hiện

Vương Thị Hiền



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận do tôi trực tiếp thực hiện, các số liệu
được sử dụng trong khóa luận là trung thực, chính xác và chưa được công bố
trong bất kỳ tài liệu nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2018

Ngư i thực hiện

Vương Thị Hiền


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
1.1. Lí do chọn đề tài..................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn................................................... 2
PHẦN 2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI ......................................................................... 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ........................................... 3
1.1. Nhiệm vụ và nội dung chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong cơ sở
GDMN........ 3
1.1.1. Khám sức khỏe định kỳ, theo dõi sự phát triển của trẻ, phòng
chống suy dinh dưỡng ............................................................................... 3
1.1.2. Phối hợp triển khai công tác tiêm chủng mở rộng ........................ 4
1.1.3. Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm............................................ 4
1.2. Bảo vệ an toàn và phòng tránh TNTT cho trẻ em.................................. 6
1.2.1. TNTT thường gặp ở trẻ em.............................................................. 6

1.2.2. Một số nguyên nhân dẫn đến TNTT cho trẻ trong trường
mầm non..................................................................................................... 7
1.2.3. Biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích trong các cơ sở
GDMN ....................................................................................................... 8
1.3. Giới thiệu một số văn bản về công tác chăm sóc, đảm bảo an toàn,
phòng tránh TNTT cho trẻ trong các cơ sở GDMN ..................................... 9
1.3.1. Chỉ thị số 23/2006/CT- TTg ............................................................ 9
1.3.2. Thông tư số 22/2013/TTLT - BGDĐT - BYT ................................... 9
1.3.3. Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ................................................. 10
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 13
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 13
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 13


2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 13
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 15
3.1. Khái quát về trường mầm non Hoàng Lâu........................................... 15
3.1.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường ........................ 16
3.1.2. Cơ sở vật chất nhà trường ............................................................ 17
3.1.3. Công tác phát triển số lượng - quy mô nhóm/lớp ......................... 18
3.2. Thực trạng chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại trường ................................ 19
3.2.1. Nuôi dưỡng.................................................................................... 19
3.2.2. Giám sát tăng trưởng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ ... 19
3.2.3. Theo dõi tình trạng bệnh tật của trẻ ............................................. 22
3.2.4. Công tác phòng dịch bệnh ............................................................ 24
3.2.5. Quy định về việc sử dụng thuốc tại trường ................................... 26
3.3. Đảm bảo an toàn, phòng tránh TNTT cho trẻ tại trường ..................... 26
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................. 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 30
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 32



DANH MỤC VIẾT TẮT
TNTT

Tai nạn thương tích

KSK

Khám sức khỏe

SP GDMN

Sư phạm giáo dục Mầm non

YTDP

Y tế dự phòng

GVMN

Giáo viên mầm non

CBQL

Cán bộ quản lý

GV

Giáo viên


NV

Nhân viên


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi và đảm bảo tuyệt đối an toàn khi trẻ đến trường,
lớp. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm chăm sóc, nuôi dưỡng là giúp trẻ khỏe
mạnh, cơ thể phát triển cân đối hài hòa, thích nghi được với môi trường sinh
hoạt và có một số thói quen tự phục vụ trong ăn uống, vệ sinh cá nhân. [3]
Xác định rõ tầm quan trọng của trường mầm non với nhiệm vụ tổ chức
hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ, nhiều chỉ thị,
công văn, thông tư nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo an toàn, phòng tránh
tai nạn thương tích (TNTT) cho trẻ trong trường mầm non đã được ban hành.
Mặc dù vậy, việc thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Số trẻ/lớp đông,
giáo viên không đủ điều kiện quan tâm đúng mức đến việc giáo dục vệ sinh,
chăm sóc từng cá nhân trẻ; thiếu cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao; giáo
viên mầm non chưa thành thạo cách sơ cứu cho trẻ và không có kĩ năng xử trí
các tai nạn thương tích thường gặp; cơ sở vật chất, trường, lớp, đồ dùng đồ
chơi, sắp xếp không gian đồ dùng, đồ chơi chưa khoa học ảnh hướng đến sinh
hoạt học tập của trẻ và tiềm ẩn nguy cơ gây ra các tai nạn; việc quản lý và
theo dõi sức khoẻ, xử trí bệnh thường gặp ở trẻ còn gặp nhiều khó khăn, nhất
là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; tỷ lệ trẻ mắc một số bệnh nhiễm trùng,
viêm nhiễm đường hô hấp, bệnh tiêu hoá, bệnh về mắt, bệnh răng miệng còn
cao. Gần đây, có nhiều vụ tai nạn xảy ra cho trẻ trong trường mầm non ảnh
hưởng đến an toàn tính mạng của trẻ, vấn đề an toàn cho trẻ trong trường
mầm non càng được dư luận quan tâm. [1]

Huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, năm học 2017 - 2018 có 16 trường
mầm non công lập và 1 trường mầm non tư thục; hệ thống phòng học kiên cố
chỉ đạt 88%; hầu hết các trường mầm non còn thiếu phòng học, có xã do địa

1


bàn trải rộng nên vẫn còn các điểm trường lẻ dẫn đến công tác nâng cao chất
lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe, phòng tránh TNTT cho trẻ còn nhiều khó
khăn. [15]
Nhằm đóng góp dẫn liệu về thực trạng chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an
toàn cho trẻ mầm non tại một trong những trường mầm non khu vực nông
thôn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng hoạt động chăm sóc
sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non Hoàng Lâu, xã
Hoàng Lâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc sức khỏe và đảm bảo
an toàn cho trẻ của nhà trường.
1.3. Ý nghĩ
 Ý nghĩ

ho học và ý nghĩ thực tiễn
ho học

- Làm sáng tỏ vai trò, nhiệm vụ của trường mầm non, giáo viên mầm non
trong công tác chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non.
- Đóng góp dẫn liệu về thực trạng chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn
cho trẻ mầm non hiện nay.
 Ý nghĩ thực tiễn
- Đánh giá được thực trạng chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho

trẻ tại trường mầm non Hoàng Lâu, xã Hoàng Lâu, huyện Tam Dương, tỉnh
Vĩnh Phúc và các nhân tố ảnh hưởng; biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
chăm sóc dinh dưỡng trẻ của nhà trường.
- Tăng cường kiến thức thực tế, năng lực chuyên môn tại các trường

mầm non, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp cho sinh viên
ngành SP GDMN.


PHẦN 2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI CHƯƠNG 1. CƠ
SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Nhiệm vụ và nội dung chăm sóc sức hỏe cho trẻ trong cơ sở GDMN
1.1.1. Khám sức khỏe định kỳ, theo dõi sự phát triển của trẻ, phòng
chống suy dinh dưỡng
 Điều lệ trường mầm non [4], quy định chi tiết những nội dung nhà
trường phải thực hiện như sau:
- Đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởng, theo dõi sự phát triển
thể lực cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi mỗi tháng một lần, trẻ em trên 24 tháng
tuổi mỗi quý một lần.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và phân loại sức khỏe cho trẻ em ít
nhất mỗi năm hai lần vào đầu mỗi học kỳ. Có sổ khám bệnh, hồ sơ quản lý,
theo dõi tình hình sức khỏe trẻ em liên tục cho cả cấp học. Đánh giá sự phát
triển về thể chất của trẻ em theo quy định hiện hành. Thông báo định kỳ và
khi cần thiết về tình hình sức khoẻ của trẻ em cho cha mẹ hoặc người giám hộ
của trẻ em.
- Tham gia, hướng dẫn giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường
cho trẻ em; phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật học giáo dục hòa nhập
theo Chương trình can thiệp sớm; xây dựng thực đơn và khẩu phần ăn bảo
đảm dinh dưỡng hợp lý cho từng nhóm trẻ để phòng chống suy dinh dưỡng,
thừa cân, béo phì.

 Thông tư số 23/2017/TT-BYT ngày 15/5/2017 [6] cũng hướng dẫn chi
tiết việc lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ theo độ tuổi cho
trẻ em, tư vấn chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng. Theo đó, việc khám sức
khỏe định kỳ cho trẻ em theo độ tuổi thực hiện như sau:
1. Đo chiều dài, chiều cao, cân nặng để đánh giá về phát triển thể lực.
2. Khám toàn diện để đánh giá về phát triển tinh thần, vận động, phát
hiện bệnh tật, các dấu hiệu bất thường và nguy cơ về bệnh tật.


3. Kết luận về tình trạng sức khỏe, tư vấn và chuyển đến cơ sở y tế thích
hợp nếu phát hiện bệnh tật hoặc các dấu hiệu bất thường và nguy cơ về bệnh
tật.
1.1.2. Phối hợp triển khai công tác tiêm chủng mở rộng [7]
Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ nhỏ
không mắc bệnh truyền nhiễm và tránh xảy ra các vụ dịch lớn ảnh hưởng
đến sức khỏe, tính mạng trẻ. Nếu trẻ không được tiêm chủng và bị phơi
nhiễm với tác nhân gây bệnh, cơ thể các em sẽ không đủ sức để chống lại
bệnh tật. Khi được tiêm chủng đầy đủ, khả năng bảo vệ cho trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ là trên 90%.
Ngành giáo dục và đào tạo có trách nhiệm phối hợp với cơ quan y tế
trong các công việc sau:
- Tổ chức các lớp tập huấn, quán triệt ý nghĩa của công tác tiêm chủng
mở rộng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong toàn ngành.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, vận động và triển khai chiến dịch tiêm
chủng cho trẻ em.
- Phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em theo dõi việc
tiêm chủng, kiểm tra tiêm chủng theo lịch và tiêm chủng trong chương
trình tiêm chủng mở rộng, tuyên truyền để gia đình đưa trẻ đi tiêm đầy đủ;
phấn đấu không còn trẻ chưa tiêm đầy đủ vắc xin trong các cơ sở giáo
dục, trừ những trẻ có chống chỉ định.

- Tổ chức theo dõi tình trạng sức khoẻ, sổ tiêm chủng đầy đủ của trẻ em
trước khi đến trường và trong quá trình học tập tại trường.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát cùng ngành Y tế trong suốt quá trình triển
khai chiến dịch tiêm chủng mở rộng toàn quốc.
1.1.3. Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm
Nhân viên Y tế phải phối hợp cùng CBQL, giáo viên, nhân viên nhà
trường xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.


Mục tiêu:
- Không để xảy ra dịch bệnh trong nhà trường.
- Nâng cao kiến thức và thái độ của cán bộ giáo viên, nhân viên, các bậc
cha mẹ trẻ về công tác phòng chống dịch bệnh trong nhà trường.
- Giảm tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm, khống chế kịp thời dịch bệnh,
không để dịch lớn xảy ra, góp phần bảo vệ sức khoẻ cho trẻ, cán bộ, giáo
viên, nhân viên.
Biện pháp:
- Chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch trong nhà trường;
khi có dịch bệnh phát hiện sớm và báo cho ngành Y tế để xử lý kịp thời không
để dịch lây lan.
- Nhà trường duy trì việc tổ chức tổng vệ sinh môi trường hằng tuần;
cung cấp đủ nước sạch, nước uống cho học sinh; bảo đảm vệ sinh cá nhân
cho trẻ.
- Phối hợp với cơ quan y tế địa phương để xác định và theo dõi những
trường hợp có tiếp xúc với ca bệnh để phát hiện và xử lý kịp thời.
- Hướng dẫn cho trẻ, giáo viên, nhân viên trong trường khi mắc bệnh
hoặc phát hiện có người trong trường mắc một trong những bệnh có thể lây
lan thành dịch phải thông báo Y tế trường học biết để nhà trường cùng với
trạm Y tế địa phương tổ chức xử lý môi trường trong trường học kịp thời,
tránh lây lan.

- Có phương án phản ứng nhanh khi có dịch (đường dây nóng báo cáo về
Phòng giáo dục, Trạm Y tế xã, phường, Trung tâm YTDP quận/huyện)...,
- Nhà trường duy trì việc theo dõi, giám sát sĩ số và diễn biến tình hình
sức khỏe của học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên tại trường học, phát hiện
sớm trường hợp mắc bệnh, trong đó đặc biệt chú ý đến những trẻ chưa tiêm
chủng đầy đủ.


- Tất cả các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh dịch phải nghỉ học, nghỉ làm
việc và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị; phải thực hiện nghiêm
việc cách ly và chăm sóc y tế theo hướng dẫn.
- Tuyên truyền gia đình phối hợp cùng nhà trường thực hiện các biện
pháp phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm.
1.2. Bảo vệ n toàn và phòng tránh TNTT cho trẻ em
1.2.1. TNTT thường gặp ở trẻ em
- Tại hội thảo “Đảm bảo an toàn cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non Thực trạng và giải pháp” tổ chức ngày 8/4/2016, tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT đã
cho biết: cả nước có trên 4,8 triệu trẻ em được chăm sóc, giáo dục trong các
cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Ở lứa tuổi này, trẻ hiếu động, thích tự
khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh trong khi khả năng ứng phó để tự bảo
vệ bản thân còn hạn chế nên tai nạn thương tích có thể xảy ra đối với trẻ bất
cứ lúc nào. [1]
- Trong những năm gần đây, TNTT xảy ra đối với trẻ em rất nhiều. Ngày
04- 5-2012, lễ công bố kết quả khảo sát quốc gia TNTT tại Việt Nam được tổ
chức tại Hà Nội đã nêu rõ: “TNTT là một vấn đề sức khỏe cộng đồng tại Việt
Nam với tỉ lệ tử vong và thương tích cao so với các bệnh lây nhiễm và không
lây, trong đó, tai nạn giao thông đường bộ và đuối nước là những nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong cho cộng đồng Việt Nam” . Trong đó, 5 nguyên
nhân TNTT gây tử vong hàng đầu ở nhóm trẻ em/vị thành niên là tai nạn giao
thông, ngã, động vật tấn công, vật sắc và bỏng. [1]
- Thống kê của Cục Quản lý môi trường cho thấy, mỗi năm trung bình có

hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích, trong đó nhóm tuổi 0-4 chiếm 19,5%.
Các em trai có xu hướng bị thương tích thường xuyên hơn và nghiêm trọng
hơn so với các em gái. Trong các nguyên nhân tử vong do tai nạn thương tích
ở trẻ em, thì đuối nước là nguyên nhân hàng đầu với 3.500 trẻ em và vị thành


niên từ 0-19 tuổi tử vong mỗi năm tương đương có khoảng 10 trẻ em tử vong
mỗi ngày. Trong các nhóm tuổi, trẻ từ 0-4 tuổi chiếm tỷ lệ tử vong do đuối
nước cao nhất với khoảng 36%, từ 5-9 tuổi chiếm 25%.
Tuỳ từng lứa tuổi mà trẻ có thể gặp các loại hình/nguyên nhân tai nạn
thương tích khác nhau. [13]
- Đối với trẻ nhà trẻ: Trẻ ở độ tuổi này, cơ thể phát triển chưa hoàn
thiện. Trẻ tập bò, tập đi lại, tò mò muốn tìm hiểu xung quanh, nhưng trẻ chưa
có kinh nghiệm, chưa biết tự bảo vệ mình, vì vậy trẻ thường bị các TNTT như
bị dị vật đường thở do sặc bột, sặc thức ăn; bị dị vật lỗ mũi, lỗ tai do tự nhét
hạt đỗ hoặc các đồ chơi có kích thước nhỏ; hoặc trẻ bị bỏng nước sôi, ngã
xuống nước, điện giật, ngã gãy xương, chảy máu…
- Đối với trẻ mẫu giáo: Trẻ ở độ tuổi này, cơ thể đã lớn và tương đối
hoàn thiện, chức năng vận động phát triển tốt. Trẻ lứa tuổi này có đặc điểm là
hiếu động, nghịch ngợm hơn, hay chạy chơi tự do nên thường gặp các TNTT
như ngã, bị vật sắc nhọn đâm phải, bỏng, đuối nước, điện giật, tai nạn giao
thông, ngộ độc…
- Ngoài ra, gây bức xúc dư luận xã hội gần đây là tình trạng trẻ bị bạo
hành, đặc biệt là ở những trường tư thục, các nhóm trẻ gia đình hoặc các cơ sở
giữ trẻ tự phát. Bảo mẫu, GVMN thường bạo hành trẻ trong các giờ ăn, ép trẻ
ăn nhanh, ăn nhiều để nhanh tăng cân, dọa nạt và đánh mắng trẻ, những hành
vi này đã để lại những hậu quả nghiêm trọng về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ,
gây bức xúc trong dư luận xã hội.
1.2.2. Một số nguyên nhân dẫn đến TNTT cho trẻ trong trường mầm non
- Thiếu sự giám sát, chăm nom của cô giáo: Các giáo viên mầm non, bảo

mẫu không giám sát trẻ chặt chẽ, vì vậy, trẻ có thể tiếp xúc với các yếu tố
nguy cơ gây TNTT một cách dễ dàng: ngã, điện giật, bỏng.
- Giáo viên mầm non không được hướng dẫn cách sơ cứu cho trẻ và
không có kĩ năng xử trí các TNTT thường gặp: Điều này dẫn đến việc trẻ có


thể bị tử vong do ngạt nước, dị vật đường thở do không được cấp cứu kịp thời
và đúng cách.
- Cơ sở vật chất không đảm bảo: Trường, lớp, đồ dùng đồ chơi ở trẻ em
không đảm bảo an toàn, gây ra các tai nạn như: trẻ bị đồ dùng đè lên người, té
ngã, rớt xuống hố ga…
- Người chăm sóc trẻ: Bạo hành, cố tình gây thương tích cho trẻ.
1.2.3. Biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích trong các cơ sở GDMN
- Hàng năm, các cơ sở GDMN cần xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt
động phòng chống TNTT cho trẻ phù hợp với điều kiện từng địa phương.
- Cán bộ quản lí cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về công tác
trông coi trẻ, tình hình thực hiện đảm bảo an toàn trường lớp, đồ dùng, đồ
chơi, ngăn chặn tình trạng bạo hành trẻ trong trường mầm non.
- Tăng cường giáo dục truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của giáo
viên mầm non và những người trông trẻ về xây dựng trường học an toàn,
phòng, chống TNTT bằng các hình thức như tờ rơi, băng rôn, áp phích, khẩu
hiệu; trang bị tài liệu, sách vở có liên quan đến việc đảm bảo an toàn cho trẻ
trong trường mầm non.
- Nâng cao năng lực cho các cấp lãnh đạo, cán bộ, giáo viên của ngành
giáo dục về các nội dung phòng, chống TNTT, như: mở các lớp tập huấn về kĩ
năng xử trí các tai nạn thường gặp ở trẻ em; các trường mầm non nên tổ chức
các hội thi tìm hiểu kiến thức, kiểm tra kĩ năng xử lí các tình huống cấp cứu ở
trẻ em.
- Tổ chức lồng ghép nội dung giáo dục phòng chống TNTT, xây dựng
trường học an toàn vào các hoạt động nhà trường.

- Tổ chức cải tạo trường lớp, cơ sở vật chất nhằm đảm bảo an toàn,
phòng, chống TNTT tại trường mầm non. Kiểm tra, phát hiện và khắc phục
ngay cơ sở vật chất không đảm bảo an toàn nhằm loại trừ các nguy cơ gây
thương tích.


- Huy động sự tham gia của các thành viên trong cơ sở GDMN, phụ
huynh của trẻ và cộng đồng phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ gây
TNTT để có các biện pháp phòng, chống tại cơ sở GDMN.
- Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu theo quy định
- Đảm bảo tuyệt đối các qui định về phòng cháy chữa cháy cho trẻ trong
các cơ sở GDMN.
- Tổ chức đánh giá quá trình triển khai và kết quả hoạt động xây dựng
trường học an toàn, phòng, chống TNTT của các cơ sở GDMN. Chỉ cấp giấy
công nhận trường học an toàn, phòng, chống TNTT vào cuối năm học cho các
cơ sở GDMN đạt tiêu chuẩn. Đây là một biện pháp hết sức cần thiết nhằm hạn
chế tối đa các trường hợp gây TNTT cho trẻ em.
1.3. Gi i thiệu một số văn bản về công tác chăm sóc, đảm bảo n toàn,
phòng tránh TNTT cho trẻ trong các cơ sở GDMN
1.3.1. Chỉ thị số 23/2006/CT- TTg
Vai trò quan trọng của công tác y tế trường học được thể hiện rõ tại Chỉ
thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12-7-2006 của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường công tác y tế trường học. Thực hiện Chỉ thị, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
triển khai nhiều giải pháp, trong đó, việc củng cố nhân lực và tăng cường cơ
sở vật chất cho công tác y tế học đường được coi là giải pháp trọng tâm,
xuyên suốt.
1.3.2. Thông tư số 22/2013/TTLT - BGDĐT - BYT [6]
Thông tư ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2013, Quy định đánh giá công
tác y tế tại các cơ sở GDMN. Thông tư đã quy định chi tiết về:
 Hoạt động y tế trư ng học:

- Quản lý, chăm sóc sức khỏe
- Truyền thông giáo dục sức khoẻ cho trẻ em
- Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm


- Bảo đảm an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích
- Bảo đảm an toàn thực phẩm, dinh dưỡng
 Cơ sở vật chất, tr ng thiết bị y tế:
- Vệ sinh môi trường học tập
- Phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
- Bàn, ghế, thiết bị phục vụ việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em
- Nhà bếp
- Nhà, phòng vệ sinh
- Phòng y tế
- Trang thiết bị và thuốc
 Nhân viên làm công tác y tế:
- Nhân viên làm công tác y tế trường học có trình độ từ trung cấp y trở
lên thuộc biên chế chính thức của nhà trường.
- Tham mưu với Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch công tác y
tế trường học cho từng năm học và tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch.
- Được tham gia các hội thảo, lớp tập huấn, đào tạo chuyên môn do
ngành y tế, giáo dục và các ban ngành, cơ quan khác tổ chức hằng năm.
- Được hưởng chế độ, chính sách, phụ cấp ưu đãi theo quy định hiện
hành của Nhà nước
1.3.3. Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT
- Xác định đảm bảo an toàn cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
quyết định đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, các cấp quản lý giáo dục và
các cơ sở GDMN đã luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện việc đảm bảo an toàn
tuyệt đối về thể chất cũng như tinh thần cho trẻ trong các cơ sở GDMN.
- Bộ GD&ĐT và các bộ ngành liên quan đã ban hành các văn bản quy

phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo về công tác đảm bảo an toàn cho trẻ em
tại cơ sở giáo dục mầm non, thực hiện thanh tra, kiểm tra liên ngành, kiểm tra


chuyên đề, yêu cầu các Sở GD&ĐT chỉ đạo các phòng GD&ĐT phối hợp với
chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra các cơ sở GDMN, kịp thời phát
hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về đảm bảo an toàn
cho trẻ.
- Để ngăn chặn và phòng chống TNTT - đảm bảo an toàn cho trẻ, Bộ
GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT, ngày 15 - 4 - 2010
của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng
chống tai nạn, thương tích trong cơ sở GDMN.
 Mục đích
- Là công cụ để cơ sở giáo dục mầm non tự đánh giá, nhằm thực hiện tốt
nhiệm vụ bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em.
- Là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền đánh giá, công nhận cơ sở giáo
dục mầm non đạt tiêu chuẩn quy định về xây dựng trường học an toàn,
phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.
- Để đảm bảo an toàn cho trẻ, khi trẻ được chăm sóc, giáo dục tại cơ sở
giáo dục mầm non.
 Tiêu chuẩn trư ng học n toàn
Thông tư này đã nêu rõ 4 tiêu chuẩn về trường học an toàn, phòng,
chống TNTT như sau:
- Nhà trường có Ban chỉ đạo công tác y tế trường học, hàng năm xây
dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống TNTT của nhà trường.
Có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về công tác y tế trường học, được
tập huấn để thực hiện tốt các hoạt động sơ cứu, cấp cứu TNTT. Giáo viên, cán
bộ công nhân viên được cung cấp những kiến thức cơ bản về các yếu tố
nguy cơ và cách phòng, chống TNTT cho trẻ.
- Môi trường xung quanh trường an toàn và có hiệu quả.



- Giảm được các yếu tố nguy cơ gây thương tích cho trẻ trong nhà trường
(80 % nội dung theo bảng kiểm trường học an toàn được đánh giá là đạt).
- Trong năm không có trẻ bị tử vong hay bị thương tích nặng phải nằm
viện do tai nạn, thương tích xảy ra trong trường.


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: hoạt động chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an
toàn cho trẻ tại trường mầm non
Đối tượng nghiên cứu: thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe và
đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non Hoàng Lâu.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung sau:
 Đánh giá thực trạng chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ tại
trường mầm non Hoàng Lâu.
 Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc sức khoẻ và
đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non Hoàng Lâu.
 Đề xuất một số biện pháp để:
- Nâng cao trách nhiệm của giáo viên về theo dõi tình trạng thể lực sức
khoẻ của trẻ.
- Nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành chăm sóc sức khoẻ và đảm
bảo an toàn cho trẻ của cán bộ, giáo viên và cha mẹ trẻ.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Phân tích và tổng hợp
các tài liệu, sách, giáo trình...có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, từ đó xây
dựng cơ sở lý luận của đề tài.
+ Phương pháp quan sát: Quan sát cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng

đồ chơi cho trẻ tại trường; trực tiếp tham gia và quan sát các hoạt động chăm
sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ (vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường,
phòng chống dịch bệnh, …)


+ Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến:
Xây dựng và sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến Ban giám hiệu, nhân viên,
giáo viên mầm non ở của trường về kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho trẻ, trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức, kĩ năng chăm sóc sức khỏe và đảm
bảo an toàn cho trẻ của cán bộ viên chức và giáo viên; sự phối hợp với cơ
quan y tế, với cha mẹ trẻ….


Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát về trư ng mầm non Hoàng Lâu
 Xã Hoàng Lâu, huyện T m Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
Xã Hoàng Lâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc là 1 xã thuộc khu vực
đồng bằng của tỉnh Vĩnh Phúc, có vị trí địa lý rất thuận lợi, cơ sở hạ tầng đồng
đều. Sau nhiều năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông
thôn mới, diện mạo của xã Hoàng Lâu đã có nhiều chuyển biến, kinh tế - xã
hội địa phương có những khởi sắc, thu nhập bình quân đầu người năm 2015
đạt trên 29 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,7%. Tuy vậy, là
xã nông nghiệp nên nhìn chung điều kiện kinh tế vẫn còn hạn chế so với các
địa phương khác, ngân sách hỗ trợ và đầu tư cho giáo dục còn thấp [11]
Trường mầm non Hoàng Lâu xã Hoàng Lâu hiện tại còn nhiều khó khăn
về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên…ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giáo
dục của nhà trường. (trường, lớp đã xây dựng lâu năm nên thường xuyên phải
sửa chữa, các phòng chức năng, phòng ăn, phòng ngủ của trẻ thiếu trầm trọng,
ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; Nhà trường
chưa có đủ giáo viên biên chế theo quy định; có nhiều giáo viên hợp đồng ngắn

hạn, chế độ tiền lương không đảm bảo nên giáo viên không yên tâm công
tác...).
Tuy vậy, cùng với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp, sự phối hợp
chặt chẽ của cha mẹ học sinh và sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể CBQL, GV,
NV, Nhà trường luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ trọng tâm là chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục trẻ. Năm 2015, được công nhận trường chuẩn Quốc gia mức
độ 1. Hiện nay Nhà trường thường xuyên đối chiếu, rà soát các tiêu chuẩn của
trường chuẩn quốc gia mức độ 2 để thấy được những mặt đạt, chưa đạt từ đó
có biện pháp thực hiện tiêu chuẩn xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2
giai đoạn 2016-2020. [10]


- Nhà trường cũng duy trì công tác tự đánh giá chất lượng trường mầm
non, đã xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng từ năm học 2017 - 2018, trên
cơ sở duy trì đã đạt được ở cấp độ 2. Học kỳ I năm học 2017 - 2018, nhà
trường đã bổ sung hoàn thiện các minh chứng, viết phiếu đánh giá, báo cáo
công tác tự đánh giá để chuẩn vị công tác kiểm định chất lượng trường học.
3.1.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường
Bảng 3.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trư ng
(Năm học 2017 - 2018)
Trong đó
Tổng
số

Biên
chế

Trình độ chuyên môn

Hợp đồng


Hợp

ngắn hạn

đồng

Phòng GD

trư ng

Đại Cao Trung Sơ
học đẳng

cấp

cấp

CBQL

03

03

0

0

03


0

0

0

Giáo viên

31

17

14

0

16

08

07

0

Nhân viên

04

02


0

02

01

0

01

0

Năm học 2017 - 2018, toàn trường có 38 CBQL, giáo viên, nhân viên.
Trong đó:
- CBQL, giáo viên, nhân viên chính thức là: 22 người;
- GV hợp đồng ngắn hạn với Phòng GD &ĐT là 14 người,
- Nhân viên hợp đồng với trường là 02 người
- Trình độ đào tạo:
o Đại học: 19/38 đạt tỷ lệ 50%
o Cao đẳng: 08/38 đạt tỷ lệ 21,1%. (trong đó có 2 giáo viên đang học
đại học SPMN)
o Trung cấp: 09/38 đạt tỷ lệ 26,7%
o Không qua đào tạo: 02/38 = 5,2% (nhân viên hợp đồng trường - nấu
ăn)


o Nhân viên Y tế (nhân viên chính thức) có trình độ chuyên môn trung
cấp Y
Theo báo cáo của trường, năm học 2017 - 2018, nhà trường thiếu 32 giáo
viên theo quy định; để khắc phục phần nào tình trạng thiếu trầm trọng giáo

viên đứng lớp, nhà trường đã đề xuất với phòng GD&ĐT xin hợp đồng ngắn
hạn với 14 giáo viên. Hiện tại, tỷ lệ GV/lớp 1,4; (so với quy định là: 2,2 - 2,5
GV/lớp)
Tình trạng thiếu giáo viên và giáo viên hợp đồng ngắn được đánh giá là
khó khăn lớn nhất hiện nay và ảnh hưởng lớn đến chất lượng chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục trẻ của Nhà trường. Khó khăn của Nhà trường cũng là khó
khăn chung của các cơ sở GDMN huyện Tam Dương. Tam Dương hiện có 16
trường mầm non công lập, 1 trường mầm non tư thục, đội ngũ cán bộ, giáo
viên, nhân viên chất lượng không đồng đều và hiện còn thiếu nhiều. Trong
đó, so với chỉ tiêu tỉnh giao, bậc học mầm non thiếu 59 người, tỷ lệ giáo viên
mầm non của huyện chỉ đạt tỷ lệ bình quân 1,15 giáo viên/lớp. [15]
3.1.2. Cơ sở vật chất nhà trường
Bảng 3.2. Cơ sở vật chất nhà trư ng
TT Mục

Số lượng

Chất lượng

1

Diện tích khuôn viên

8.320 m

2

Số phòng học

10 phòng


Đạt yêu cầu

3

Số phòng chức năng

08 phòng

Đạt yêu cầu

4

Phòng Y tế

01 phòng

Đạt yêu cầu

5

Nhà bếp

01 bếp

Đạt yêu cầu

6

Nhà kho


01 kho

Đạt yêu cầu

7

Thiết bị, đồ dùng học tập Tương đối đầy đủ Đạt yêu cầu

8

Đồ chơi

2

Tương đối đầy đủ Đạt yêu cầu an toàn


- Nhà bếp thiết kế quy trình 1 chiều, có đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị để
nấu ăn cho trẻ.
2;

- Phòng y tế có diện tích: 15 m Có đủ các dụng cụ, trang thiết bị như:
Giường y tế, cân, tai nghe, máy đo huyết áp, nhiệt kế....
- Nhà trường đã làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để xây dựng cảnh
quan môi trường đạt tiêu chuẩn Xanh - Sạch - Đẹp.
- Các nhóm lớp được sắp xếp phù hợp với trẻ, trang trí theo đúng chủ
đề đang triển khai.
- Mỗi trẻ đến trường đều có đồ dùng cá nhân và có ký hiệu riêng.
3.1.3. Công tác phát triển số lượng - quy mô nhóm/lớp

Bảng 3.3. Quy mô nhóm/l p năm học 2017 - 2018
Trẻ huyết tật
Nội dung

Nhà trẻ

Số
nhóm/l p

Số trẻ

Điều

Ra

tra

L p

%
Điều
tra

3

71

Lớp 3-4 tuổi

6


173

Mẫu

Lớp 4-5 tuổi

7

212

1

1

100

giáo

Lớp 5-6 tuổi

6

206

1

1

100


Cộng

19

591

2

2

100

22

662

2

2

100

Tổng cộng

Năm học 2017 - 2018, Nhà trường có 3 nhóm nhà trẻ với 71 trẻ và 19 lớp mẫu
giáo với 591 trẻ; trong đó có 2 trẻ khuyết tật, ở nhóm 4-5 tuổi và 5-6
tuổi.
Một trong những khó khăn lớn của Nhà trường là phòng học rất thiếu. Hiện tại
trường chỉ có 10 phòng học trong khi có 22 nhóm/lớp, dẫn đến một số lớp phải

học trong các phòng chức năng, một số lớp học ghép trong cùng 1 phòng.
Trong báo cáo tổng kết năm học 2016 - 2017, huyện Tam Dương cũng đã
xác


×