Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Một số biện pháp nhằmnâng cao khả năng tạo hình qua hoạt động vẽ theo mẫu cho trẻ 4 5 tuổi tại trường mầm non ngô quyền – vĩnh yên – vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.34 KB, 99 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
2
KHOA GIÁO DỤC MẦM
NON
=====o0o=====

NGUYỄN THỊ HỒNG
NGÁT

MỘT SỐ BIỆN PHÁPNHẰM NÂNG CAO KHẢ
NĂNGTẠO HÌNH QUA HOẠT ĐỘNG VẼ THEO
MẪU CHO TRẺ 4-5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM
NON NGÔ QUYỀN- VĨNH YÊN- VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC Chuyên ngành: Giáo dục mầm
non


HÀ NỘI, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
2
KHOA GIÁO DỤC MẦM
NON
=====o0o=====

NGUYỄN THỊ HỒNG
NGÁT

MỘT SỐ BIỆN PHÁPNHẰM NÂNG CAO KHẢ


NĂNGTẠO HÌNH QUA HOẠT ĐỘNG VẼ THEO
MẪU CHO TRẺ 4-5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM
NON NGÔ QUYỀN- VĨNH YÊN- VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC Chuyên ngành: Giáo dục mầm
non

Người hướng dẫn khoa học
ThS. Phạm Ngọc Thịnh

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài “Một số biện pháp nhằmnâng cao khả năng tạo hình
qua hoạt động vẽ theo mẫu cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non Ngô Quyền –
Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc” sử dụng tài liệu của một số nhà nghiên cứu, một số tác
giả khác. Tuy nhiên đó chỉ là cơ sở để em rút ra những vấn đề cần tìm hiểu ở
đề tài của mình. Đây là kết quả cá nhân em, hoàn toàn không trùng với kết quả
của các tác giả khác.
Em xin chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.

Hà Nội, tháng 4 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Hồng Ngát


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM
ĐOAN MỤC
LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................
1
3. Mục đích nghiên cứu......................................................................................
3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................
4
5. Phạm vi, đối tượng và khách thể nghiên
cứu.................................................. 4
6. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................
4
7. Giả thuyết khoa học .......................................................................................
5
8. Cấu trúc của khóa luận ..................................................................................
6
NỘI DUNG........................................................................................................ 7
CHƯƠNG 1....................................................................................................... 7
CƠ SỞ LÍ LUẬN............................................................................................... 7
1.1.Hoạt động vẽ theo mẫu trong chương trình giáo dục mầm non
................... 7
1.1.1. Vẽ theo mẫu...............................................................................................
7
1.1.2 Vai trò của hoạt động vẽ theo mẫu
.............................................................. 9


1.2. Phương pháp tổ chức hoạt động vẽ theo mẫu cho trẻ mầm

non................ 15
1.2.1. Nội dung hoạt động vẽ theo mẫu..............................................................
15
1.2.2. Phương pháp hướng dẫn.........................................................................
16


1.2.3. Hình thức tổ chức....................................................................................
21
1.3. Hoạt động vẽ theo mẫu ở trẻ 4-5 tuổi.........................................................
23
1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4-5 tuổi........................................................
23
1.3.2. Đặc điểm vẽ theo mẫu của trẻ 4-5 tuổi......................................................
25
1.3.3. Tính sáng tạo trong sản phẩm vẽ theo mẫu lứa tuổi mầm
non.................. 28
CHƯƠNG 2..................................................................................................... 33
CƠ SỞ THỰC TIỄN....................................................................................... 33
2.1.Khái quát về khảo sát thực trạng ...............................................................
33
2.1.1. Mục đích khảo sát thực trạng...................................................................
34
2.1.2. Quy mô và địa bàn khỏa sát .....................................................................
34
2.1.3. Nội dung và phương pháp khảo sát..........................................................
34
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng..................................................................
35
2.2.1. Tiêu chí đánh giá.....................................................................................

35
2.2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng.................................................................
36
CHƯƠNG 3..................................................................................................... 44
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TẠO HÌNH
QUA HOẠT ĐỘNG VẼ THEO MẪU CHO TRẺ 4-5 TUỔI TRƯỜNG
MẦM NON NGÔ
QUYỀN.................................................................................................. 44


3.1. Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng tạo hình qua hoạt động vẽ
theo mẫu cho trẻ 4-5 tuổi trường Mầm non Ngô
Quyền.......................................... 44
3.1.1. Nâng cao hiệu quả trực quan...................................................................
44
3.1.2. Biện pháp động viên khích lệ trẻ ..............................................................
46
3.1.3. Phương pháp thực hành luyện tập...........................................................
48


3.1.4. Phương pháp thay đổi hình thức và hoạt động gây hứng
thú.................... 49
3.1.5. Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động vẽ theo
mẫu
cho trẻ 4-5 tuổi.................................................................................................. 49
3.2. Tổ chức thực nghiệm các biện pháp ..........................................................
50
3.2.1. Mục đích thử nghiệm...............................................................................
50

3.2.2. Điều kiện tiến hành .................................................................................
50
3.2.3. Cách đánh giá thử nghiệm.......................................................................
50
3.2.4. Kết quả thử nghiệm .................................................................................
51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM.......................................................
54
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................
55


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề
tài
Vẽ theo mẫu là một loại bài trong hoạt động tạo hình của trẻ mầm non,
nó đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ về mọi mặt như:
thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động. Đối với trẻ, thế giới xung quanh
thật mới mẻ và lý thú, trẻ luôn muốn thông qua mọi phương tiện để biểu đạt
những cảm xúc của mình. Trong điều kiện khả năng ngôn ngữ phát triển chưa
hoàn thiện thì hội họa là phương tiện để biểu đạt hiệu quả nhất, lý thú nhất, và
vẽ theo mẫu cũng là một phương pháp truyền đạt thông tin khá hiệu quả của
trẻ.
Đối với trẻ 4-5 tuổi, đây là lứa tuổi mà các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
đang dần được hình thành và hoàn thiện, lúc này, trẻ có nhiều ham muốn, học
hỏi, tìm tòi và sáng tạo. Đặc biệt, trẻ rất thích thú với hoạt động tạo hình, trong
đó có vẽ theo mẫu là hoạt động mà trẻ được tham gia ngay từ lứa tuổi nhỏ nên
các đặc điểm vẽ tranh theo mẫu có những nét đặc trưng riêng. Hơn nữa, ở
trường mầm non có rất nhiều hoạt động, môn học nhằm phát triển toàn diện
cho trẻ mẫu giáo và nó là cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới. Biết

sáng tạo và lao động trong tương lai. Chính vì vậy việc thực hiện tốt cho trẻ về
vẽ theo mẫu trong mầm non sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất
lượng giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Trẻ tham gia vào hoạt động
vẽ tranh giúp hình thành các đức tính tốt như: yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra
cái đẹp. Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ đã tiếp thu một lượng tri thức đáng kể
về thế giới xung quanh do trẻ trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy và sờ thấy hoặc do
người lớn kể lại qua các câu chuyện, phim ảnh. Từ đó thế giới biểu tượng của
trẻ cũng phong phú dần lên và làm nảy sinh tính ham hiểu biết, hứng thú nhận
thức, muốn khám phá những điều mới lạ. Những nét vẽ nguệch ngoạc, hồn
nhiên, hết sức bình dị nhưng rất cần thiết trong quá trình hình thành khả năng
cảm thụ cái đẹp và khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Từ những nét vẽ, bức
1


tranh đó chính là cảm xúc, tình cảm là ước mơ mà trẻ đã thể hiện trên trang
giấy…

2


Trong quá trình thực tập tại trường mầm non Ngô Quyền, tôi nhận thấy
giáo viên chưa thực sự giúp trẻ khám phá các phương tiện truyền cảm của hoạt
động vẽ theo mẫu. Trong quá trình tổ chức hoạt động vẽ tranh, giáo viên
thường cho trẻ vẽ một số đối tượng cụ thể, hướng trẻ quan tâm đến hình ảnh
mô tả, đến cách tạo ra hình mà ít chú ý đến các hình thức tổ chức hoạt động.
Những phương pháp đó chưa phát huy hết khả năng của trẻ. Các phương pháp
hoạt động vẽ theo mẫu lâu nay đang được sử dụng còn mang tính áp đặt, dập
khuôn theo mẫu, sao chép chưa phát huy hết khả năng sáng tạo và sự linh hoạt
của người giáo viên khi tổ chức hoạt động tạo hình, hay khi đưa ra một bức
tranh mẫu chúng ta chưa quan tâm đến khả năng của trẻ có làm được như thế

hay không, một bức hình quá khó đến giáo viên đôi khi còn lúng túng hà cớ gì
mà bắt trẻ phải vẽ giống như mẫu, từ đó làm trẻ lúng túng gặp khó khăn trong
cách thể hiện bài vẽ. Chính vì thế mà hiệu quả của quá trình tổ chức các hoạt
động vẽ theo mẫu ở trường mầm non chưa cao. Trường mầm non Ngô Quyền
cũng là một trong số những trường mầm non có phương pháp tổ chức các hoạt
động học tập chưa hợp lý, còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Trong đó
có hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẽ theo mẫu nói riêng.
Vì những lí do trên tôi chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện phápnhằm nâng
cao khả năng tạo hình qua hoạt động vẽ theo mẫu cho trẻ 4-5 tuổi tại trường
Mầm non Ngô Quyền – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc” .
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vẽ theo mẫu là một phân môn cơ bản của môn học tạo hình, có mục
đích bồi dưỡng năng lực quan sát và nhận xét vật mẫu, rèn luyện kĩ năng thao
tác chính xác và thể hiện được tương đối hình dáng và tỉ lệ đặc trưng của vật
mẫu. Ngoài ra vẽ theo mẫu còn giúp trẻ nhận nhanh được hình dáng vật mẫu,
phát triển năng lực sáng tạo và cách rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc.
Chính vì vậy mà đã có rất nhiều tác giả đã đề cập đến các biện pháp sử dụng


trong hoạt động vẽ theo mẫu nhằm nâng cao khả năng tạo hình qua hoạt động
vẽ theo mẫu cho trẻ mầm non.
Năm 2010 tác giả Nguyễn Thanh Thủy đã nghiên cứu và đưa ra “Phương
pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non” nhằm giải quyết các vấn
đề: Đặc điểm phát triển hoạt động tạo hình của trẻ em; Các vấn đề về cơ sở
giáo dục học của việc tổ chức hoạt động tạo hình trong trường mầm non;
Cách thức lập kế hoạch, soạn giáo án và thực hiện tổ chức môi trường giáo
dục, tổ chức hoạt động tạo hình của trẻ. Ngoài ra năm 2010, các tác giả Lê
Thị Đức, Nguyễn Thanh Thủy và Phùng Thị Tượng đã nghiên cứu và đưa ra:
“Các hoạt động tạo hình của trẻ mầm non” (theo Chương trình Giáo dục mầm
non mới) nhằm giúp giáo viên mầm non có thêm tài liệu tham khảo để triển

khai nội dung giáo dục phát triển thẩm mỹ, tổ chức hoạt động tạo hình đạt kết
quả. Bằng những tổng kết về các nguồn tài liệu nghiên cứu, trong đề tài “Bồi
dưỡng sinh viên cao đẳng sư phạm khả năng sử dụng nghệ thuật trang trí
trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non”
Các đề tài khóa luận, luận văn tốt nghiệp của sinh viên, học viên cao học của
các trường đại học sư phạm, viện nghiên cứu cũng đã đề cập đến vấn đề vẽ
theo mẫu cho trẻ. Tiêu biểu là khóa luận tốt nghiệp đại học trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 của tác giả Nguyễn Thị Hương (2014) cũng đã đề cập đến
một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng vẽ theo mẫu cho trẻ 5-6 tuổi. Tuy
nhiên, trong các tài liệu đó chưa có một công trình chuyên biệt nào tìm hiểu
về “Một số biện pháp nhằmnâng cao khả năng tạo hình qua hoạt động vẽ
theo mẫu cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non Ngô Quyền – Vĩnh Yên – Vĩnh
Phúc”.
3. Mục đích nghiên
cứu
Thông qua đề tài “ Một số biện pháp tăng nhằm nâng cao khả năng tạo
hình qua hoạt động vẽ theo mẫu cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non Ngô
Quyền – Vĩnh


Yên – Vĩnh Phúc” nhằm tìm ra những vẫn đề khó khăn để từ đó đưa ra biện
pháp để tổ chức hoạt động vẽ tranh theo mẫu nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục trẻ trong hoạt động vẽ theo mẫu ở trường mầm non Ngô Quyền.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích, hệ thống hóa, khái quát một số vấn đề lí luận có liên quan
đến đề
tài nghiên cứu.
Thực trạng tổ chức hoạt động vẽ theo mẫu, đặc biệt là các biện pháp
tổchức hoạt động vẽ theo mẫu của trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non Ngô
Quyền.

Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng tạo hình qua hoạt động
vẽ theo mẫu cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non Ngô Quyền – Vĩnh Yên –
Vĩnh Phúc.
5. Phạm vi, đối tượng và khách thể nghiên cứu
5.1. Phạm vi nghiên cứu
Một số biện phápnhằm nâng cao khả năng tạo hình qua hoạt động vẽ
theo
mẫu.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
Vẽ theo mẫu cho trẻ 4-5 tuổi
5.3. Khách thể nghiên cứu
Trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Ngô Quyền.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
Tìm hiểu,đọc, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu về cơ sở
phương pháp luận, những tài liệu giáo trình tâm lý học, giáo dục học, các công
trình nghiên cứu thực tiễn đã công bố… nhằm làm rõ cơ sở lí luận liên quan
đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát


Quan sát các tiết học vẽ theo mẫu và quan sát việc sử dụng phương
pháp của giáo viên trong hoạt động vẽ theo mẫu để nhằm tìm hiểu khả năng bắt
trước, làm theo


của trẻ theo các tiêu chí đưa ra. Đồng thời thu thập một số thông tin liên quan
đến việc giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu. Những thông tin thu được bổ sung
cho phương pháp khác giúp làm rõ hơn vẫn đề nghiên cứu.
- Phương pháp đàm

thoại
Nhằm trao đổi với giáo viên, tìm hiểu những thông tin liên quan đến
khả năng tưởng tượng, bắt chước của trẻ qua hoạt động vẽ theo mẫu.
Trò chuyện để nắm được thái độ, vốn kinh nghiệm … của trẻ về đối
tượng nào đó. Đặc biệt tôi sử dụng phương pháp này đối với từng trẻ trong suốt
quá trình các cháu vẽ nhằm nắm bắt được thực trạng và tâm lý tạo hình của trẻ
- Phương pháp điều
tra
Dùng phiếu câu hỏi đối với các giáo viên đứng lớp ở trường mầm non
Ngô Quyền để tìm hiểu thêm thông tin về nhận thức và việc tổ chức, hướng
dẫn, đánh giá trẻ vẽ theo mẫu để theo hướng khuyến khích trẻ làm theo mẫu
nhưng vẫn phát huy được khả năng sáng tạo của trẻ.
- Phương pháp phân tích sản
phẩm
Thông qua việc thu thập các bức tranh vẽ theo mẫu của trẻ có thể đánh
giá được nội dung ý tưởng, vốn hiểu biết và kinh nghiệm, kỹ năng vẽ theo mẫu
và khả năng sáng tạo của trẻ.
Tuy nhiên, trẻ mầm non nhiều khi không thể hiện được hết ý muốn
hoặc hiểu biết của mình qua sản phẩm.Với một kết quả như nhau nhưng cách
thức, tốc độ tạo ra sản phẩm đó có sự khác nhau. Vì thếtôi luôn kết hợp đánh
giá sản phẩm với đánh giá ý tưởng, tiến trình trẻ làm ra sản phẩm đó. Ngoài ra,
tôi cũng chú ý đến sự tập trung chú ý và hứng thú của trẻ trong suốt quá trình
vẽ tranh theo mẫu.
7. Giả thuyết khoa
học


Nếu thực hiện và kết hợp các biện pháp đểnâng cao khả năng tạo hình
cho trẻ
4-5 tuổi thì có thể giúp trẻ phát huy được khả năng vẽ tranh, tạo điều kiện cho

trẻ phát


triển tư duy, học tốt hoạt động vẽ theo mẫu của trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non
Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc nói riêng và môn tạo hình nói chung ở
trường phổ thông sau này.
8.Cấu trúc của khóa
luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của khóa luận
bao
gồm:
Chương 1. Cơ sở lí luận của đề tài.
Chương 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài.
Chương 3.Một số biện pháp nhằmnâng cao khả năng tạo hình qua hoạt động
vẽ theo mẫu cho trẻ 4-5 tuổi trường Mầm non Ngô Quyền.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ
LUẬN
1.1.Hoạt động vẽ theo mẫu trong chương trình giáo dục mầm non
1.1.1. Vẽ theo mẫu
Vẽ theo mẫu là vẽ lại mẫu được bày trước mặt thông qua nhận thức và
cảm xúc của người vẽ để diễn tả được đặc điểm, cấu trúc, hình dáng, đậm nhạt
và màu sắc của vật mẫu.
Vẽ theo mẫu thực chất là hình hoạ. Từ xa xưa, khi con người chưa có
tiếng nói và chữ viết thì hình hoạ đã được sử dụng như một phương tiện "ngôn
ngữ" chung của các dân tộc. Họ vẽ hình để biểu thị ý muốn, để trao đổi tình
cảm giữa con người với nhau trong sinh hoạt, trong lao động, trong cuộc đấu

tranh với thiên nhiên. Ngày nay, hình họa giữ một vị trí quan trọng trong nghệ
thuật tạo hình nói chung và trong hội hoạ nói riêng. Vì vậy, hình hoạ là một
phân môn cơ bản nhất của ngành mỹ thuật, là môn học cơ sở của hội hoạ. Hình
hoạ có tính chất quyết định nhất trong việc bổ sung cho các loại hình nghệ
thuật khác như: điêu khắc, trang trí…
- Vẽ theo mẫu sẽ hình thành thị hiếu thẩm mỹ tốt, phát triển năng lực
sáng tạo, kỹ năng, kỹ xảo thể hiện đối tượng, đồng thời rèn luyện phương pháp
làm việc khoa học.
- Vẽ theo mẫu giúp nhận thức nhanh dáng vẻ của các đối tượng, hình
thành nên tình cảm yêu quý thiên nhiên, yêu quý người lao động và thành phẩm
lao động do con người làm ra.
- Vẽ theo mẫu đối với trẻ mầm non đó là sự bắt chước mô phỏng lại
đối tượng thông qua lăng kính chủ quan của mình. Nhằm rèn cho trẻ khả năng
quan sát, vẽ nét, vẽ hình, tô màu,chú ý thể hiện lại đặc điểm của mẫu một cách
tương đối … Đối tượng mẫu có thể là vật thật, mô hình tranh ảnh, thậm chí vẽ
theo trí nhớ. Vẽ theo


mẫu là một trong các loại bài hoạt động tạo hình cơ bản nhất trong hoạt động
tạo hình của trẻ mầm non.
Đối với độ tuổi mẫu giáo, vẽ theo mẫu là một trong những hoạt cơ bản
nhất của hoạt động tạo hình, là bước đầu tiên cho các hoạt động vẽ khác. Các
nét vẽ của trẻ mới chỉ là mô phỏng tượng trưng về đường nét, màu sắc, hình
dáng,…mà trẻ quan sát được. Giáo viên không nên đưa ra yêu cầu quá cao đòi
hỏi trẻ vẽ như nguyên mẫu, vì trẻ không đủ khả năng để vẽ và như thế khiến trẻ
không còn hứng thú với hoạt động vẽ theo mẫu.
Trẻ 4-5 tuổi đã biết bắt chước và vẽ lại mẫu, trẻ rất hứng thú với hoạt
động vẽ, các nét vẽ của trẻ chưa được thành thạo. Nhưng mục đích chính đó là
cho trẻ làm quen với hội họa, rèn luyện kỹ năng cầm bút phối hợp màu sắc, …
nhằm tạo ra các sản phẩm mang đặc điểm riêng của từng trẻ.

Vẽ theo mẫu đối với trẻ 4-5 tuổi không chỉ đơn giản là một hoạt động
học, mà còn là cái nôi nuôi dưỡng những xúc cảm thẩm mỹ, tìm kiếm những
khả năng nghệ thuật sớm có ở trẻ. Có nhiều trẻ vẽ đẹp và tô màu, trẻ có khả
năng mô phỏng mẫu vẽ chuẩn, nhưng bên cạnh đó cũng có những trẻ rất lúng
túng, các nét vẽ nghệch ngoạc, tô màu chờm ra ngoài, hay trẻ không thể hình
dung được mình vẽ cái gì và vẽ như thế nào. Giáo viên cần chú ý, đối với từng
trẻ, vì không phải trẻ nào cũng có năng khiếu vẽ, nên đặt ra những yêu cầu
khác nhau, tuyệt đối không khen quá mức hoặc chê bai mắng nhiếc làm trẻ
mất đi hào hứng khi tham gia hoạt động vẽ theo
mẫu.
Tùy vào khả năng của trẻ mà cô cũng cần chú ý đến mẫu vẽ sao cho
sinh động thu hút trẻ và đảm bảo vừa sức, đó cũng là vẫn đề quan trọng để trẻ
có thể vẽ theo mẫu được tốt nhất.


1.1.2. Vai trò của hoạt động vẽ theo mẫu
1.1.2.1. Vẽtheo mẫu trong hoạt động tạo hình
Hoạt động tạo hình là một dạng hoạt động nghệ thuật nhằm giúp trẻ
nhận biết và phản ánh thế giới xung quanh thông qua những hình tượng nghệ
thuật nhưng chỉ dừng lại ở mức độ nhằm thỏa mãn nhu cầu, ý thích và phù hợp
với khả năng của trẻ. Hoạt động này là một dạng hoạt động có sản phẩm đặc
trưng của trẻ mầm non. Có bốn dạng hoạt động cơ bản sau: Vẽ, Nặn, Cắt – Xé
– Dán , Chắp ghép.
Hoạt động xé dán là hoạt động trong hoạt động tạo hình cho trẻ mầm
non, hoạt động xé dán chủ yếu cho trẻ tiếp xúc với các mảng màu rèn các kỹ
năng khéo léo của đôi tay và sự theo dõi của mắt. Xé dán là một loại bài khó
nhất trong các loại bài mà mà trẻ được làm quen, đối vơi trẻ mức độ yêu cầu ở
mức độ đơn giản, phù hợp với độ tuổi, các chất liệu thì chủ yếu là giấy màu,
một số bài có thể dạy tích hợp như xé dán thì có thể kết hợp thêm một số chất
liệu khác.

Hoạt động nặnlà một trong những hoạt động tạo hình trong trường
mầm non, mục đích là cho trẻ nhận biết được vẻ đẹp của hình khối, chất liệu
chủ yếu là đất sét, đất màu, ngoài ra sử dụng các vật liệu khác như giấy màu,
khối đá,…cho trẻ làm quen từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó.
Yêu cầu trẻ nắm được một số kỹ năng nặn cơ bản và có thể tạo ra sản
phẩm đơn giản phù hợp với lứa tuổi và khả năng của trẻ. Sản phẩm nặn của trẻ
trẻ thường không đúng về tỉ lệ và sản phẩm cũng không được nhẵn mịn cho nên
giáo viên cũng không nên đặt ra yêu cầu đòi hỏi quá cao ở trẻ mà động viên
khích lệ để trẻ hứng thú tham gia hoạt động nặn.
Hoạt động chắp ghép là một hoạt động tích hợp hỗ trợ cho các hoạt
động tạo hình khác. Ở hoạt động chắp ghép cung cấp cho trẻ các kỹ năng mỹ
thuật và kỹ thuật và trẻ tạo ra hai loại sản phẩm đó là sản phẩm có hình khối
trong không gian ba chiều và các sản phẩm trên mặt phẳng. Thường sử dụng


vật liệu chắp ghép đa dạng có thể sử dụng các vật liệu có sẵn trong tự nhiên,
các loại vật liệu phế liệu, vỏ hộp, giấy, vải.


Hoạt động chắp ghép phù hợp với tất cả các lứa tuổi mầm non từ đơn giản đến
phức
tạp.
Hoạt động vẽ là hoạt động tạo hình cơ bản và quan trọng nhất trong
môn tạo hình, chiếm nhiều thời gian nhất, cung cấp cho trẻ nhiều kỹ năng cơ
bản như: Quan sát, nhận biết hình dáng, màu sắc, phân tích, tìm hiểu các nội
dung chủ đề, rèn kỹ năng vẽ nét vẽ hình, vẽ màu cho trẻ. Chất liệu cho hoạt
động vẽ ở trường mầm non là bút chì, bút sáp, phấn màu, giấy…
Gíao viên hướng dẫn trẻ vẽ từ đơn giản đến phức tạp, đối với trẻ 4-5
tuổi thì trẻ đã khéo léo hơn, nét vẽ của trẻ đã dần ổn định, màu sắc trong sản
phẩm cũng đẹp hơnđộ tuổi trước. Trong hoạt động vẽ bao gồm 3 hoạt động

chính: Vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh.
+ Vẽ theo mẫu: Trong trường mầm non mục đích rèn luyện các kỹ năng
so
sánh, nhận biết đối tượng một cách đơn giản, biết và đến được các bộ phận chi
tiết.
Mẫu vẽ thường là vẽ theo các chủ đề thường là các mẫu đơn giản, giáo
viên có thể sử dụng mẫu thật, tranh ảnh, hay mẫu do chính giáo viên vẽ. Trong
một bài vẽ theo mẫu giáo viên nên chuẩn bị nhiều mẫu vẽ cho trẻ quan sát
nhận biết.
Cần chú ý đó là trẻ chỉ cần diễn tả đúng đặc điểm của mẫu không cần
giống
y như mẫu.
+ Vẽ trang trí: Mục đích cho trẻ nhận biết vẻ đẹp trong tranh trí, cung
cấp cho trẻ một số kiến thức, kỹ năng đơn giản nhất về trang trí.
Vẽ trang trí là loại bài vẽ khá khó đối với trẻ mầm non, trẻ chưa có khả
năng vẽ họa tiết nhắc lại đúng về tỉ lệ cũng như vẽ hình, các khoảng cách họa
tiết thường không đều nhau.


+ Vẽ tranh: Thường theo các chủ đề nhất định, tập cho trẻ làm quen
với một số thể loại tranh đơn giản gồm có vẽ tĩnh vật, vẽ chân dung, vẽ phong
cảnh, tranh sinh hoạt đơn giản.


Đối với hoạt động vẽ này thì yêu cầu trẻ phân biệt được được thể loại
tranh, tạo ra sản phẩm đúng với chủ đề, nâng cao khả năng vẽ nét, tô màu hay
cách sắp xếp
hình.
Trong tất cả các hoạt động thì hoạt động vẽ theo mẫu là một hoạt động
quan trọng và cơ bản nhất, là cơ sở cho các hoạt động tiếp theo mà trẻ được

làm quen. Ở độ trẻ 4-5 tuổi, trẻluôn rất nhạy cảm với cái đẹp xung quanh, đây
là thời kỳ phát triển những cảm xúc thẩm mỹ – đó là những cảm xúc tích cực
được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp trong các nghệ thuật trong
đó có nghệ thuật tạo hình.
Hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẽ theo mẫu nói riêng có
vai trò rất lớn đối với sự nhận thức cho trẻ. Thông qua hoạt động vẽ theo mẫu
trẻ có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có được hiểu biết,
hình dung về đối tượng đó, từ đó trẻ xây dựng các đối tượng. Hoạt động vẽ
theo mẫu là phương tiện để phát triển tư duy, trí nhớ, tưởng tượng… điều đó
giúp tăng thêm vốn hiểu biết của trẻ.
Hoạt động vẽ theo mẫu cũng là con đường để giáo dục tình cảm – xã
hội cho trẻ mầm non. Trẻ được tiếp thu cái đẹp qua hoạt động vẽ, trẻ trực tiếp
trải nghiệm các xúc cảm, các trạng thái tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về các
kỹ năng xã hội và trẻ biết cách đánh giá các hành vi xã hội. Qua hoạt động tạo
hình giúp trẻ có thói quen tự giác làm việc.
Hoạt động tạo hình đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thẩm
mỹ cho trẻ. Vẽ theo mẫu là một trong những hoạt động nghệ thuật. Hoạt động
này giúp cho trẻ có điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cảm giác, tri
giác thẩm mỹ, giúp trẻ nhận ra màu sắc, hình dạng, đường nét, tỷ lệ, sự sắp
xếp trong không gian…nhận thấy được cái đặc trưng và nét đẹp trong sự vật,
hiện tượng mà trẻ miêu
tả.


×