Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Hình tượng nhân vật bác sĩ trong đèn không hắt bóng của watanabe dzunichi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

TRẦN NGUYỆT ANH

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT BÁC SĨ
TRONG ĐÈN KHÔNG HẮT BÓNG
CỦA WATANABE DZUNICHI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Hà Nội, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

TRẦN NGUYỆT ANH

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT BÁC SĨ
TRONG ĐÈN KHÔNG HẮT BÓNG
CỦA WATANABE DZUNICHI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Người hướng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THỊ BÍCH DUNG

Hà Nội, 2018




LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới
các thầy cô. Đặc biệt là TS. Nguyễn Thị Bích Dung – người đã trực tiếp
hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này.
Do khả năng có hạn nên những thiếu sót của khóa luận là điều không
thể tránh khỏi. Vì vậy, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy
cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 2 tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Trần Nguyệt Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp
này là thành quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn
Thị Bích Dung. Nội dung khóa luận không trùng lặp với các công trình
nghiên cứu khác, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 2 tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Trần Nguyệt Anh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 4
4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 4
5. Phạm vi khảo sát ........................................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………...4
7. Cấu trúc của khóa luận.................................................................................. 5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT BÁC SĨ TRONG
ĐÈN KHÔNG HẮT BÓNG CỦA WATANABE DZUNICHI ........................... 6
1.1. Khái niệm nhân vật và hình tượng nhân vật .............................................. 6
1.1.1. Nhân vật văn học ........................................................................................................... 6
1.1.2. Hình tượng nhân vật ..................................................................................................... 8
1.2. Watanabe Dzunichi và con đường sáng tác văn chương ........................... 9
1.3. Đặc điểm hình tượng nhân vật bác sĩ trong Đèn không hắt bóng của
Watanabe Dzunichi ......................................................................................... 11
1.3.1. Bác sĩ Naoe – lập dị, tài hoa với nỗi đau giấu kín......................................... 12
1.3.2. Bác sĩ Kobashi – ngay thẳng, bộc trực, nhiệt huyết nhưng non trẻ........ 20
1.3.3. Bác sĩ Yutaro - vụ lợi, dối trá ................................................................................. 22


CHƯƠNG 2 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT
BÁC SĨ TRONG ĐÈN KHÔNG HẮT BÓNG CỦA WATANABE
DZUNICHI................................................................................................................................ 26
2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật .................................................. 26
2.2. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật.................................................. 30
2.2.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong hoàn cảnh điển hình........................... 30
2.2.2. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ .................. 39
2.2.2.1. Thông qua ngôn ngữ đối thoại ........................................................... 39

2.2.2.2. Thông qua ngôn ngữ gián tiếp ........................................................... 48
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 55


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Watanabe Dzunichi là một nhà văn lớn của nền văn học Nhật Bản hiện
đại. Ông đã mang tới một phong cách riêng, một tiếng nói riêng và một hình
hài riêng cho văn học qua những tiểu thuyết viết về những nhân vật bác sĩ
dưới cái nhìn văn chương.
Trong lịch sử văn chương thế giới, đã có không ít tiểu thuyết lấy hình
ảnh người bác sĩ làm nhân vật trung tâm, qua đó để phản ánh hiện thực xã hội
như Thành trì, Những năm ảo mộng (Archibald Joseph Cronin), Thầy lang
(Tadeusz Dolega Mostowicz), Không có gì là mãi mãi (Sydney Sheldon),
Những ngày thứ ba với thầy Morri (Mitch Albon)… Những câu chuyện viết
về bác sĩ không đơn thuần phản ánh những công việc, những vấn đề của họ
mà còn mô tả những mâu thuẫn, những khúc mắc xung quanh thế giới mà họ
đang sống. Cùng viết về đề tài đó song Watanabe Dzunichi lại có cách thể
hiện riêng mang màu sắc của đất nước Nhật Bản. Vốn xuất thân là một bác sĩ,
tiến sĩ y khoa nên nhà văn có nhiều điều kiện tiếp xúc với thế giới của các
nhân vật trong ngành y, từ đó có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về kiểu loại
nhân vật này.
Đèn không hắt bóng được coi là cuốn tiểu thuyết thành công nhất trong
sự nghiệp sáng tác văn chương của Watanabe Dzunichi. Trong cuốn tiểu
thuyết này, nhân vật bác sĩ là hình tượng trung tâm, là đối tượng mà nhà văn
thể hiện quan niệm về nhân sinh, về thế sự. Đồng thời, tác phẩm còn cho
người đọc thấy khả năng sáng tạo của một phong cách đặc biệt: khắc họa
thành công hình ảnh của các bác sĩ với lối sống, cách suy nghĩ, kiểu tư duy và
hành vi đậm chất “Nhật Bản”… Vì vậy, thiết nghĩ, nhân vật bác sĩ xứng đáng

được khảo sát trong một công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của nhà văn.

1


Hơn thế nữa trong tác phẩm văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng,
nhân vật luôn đóng vai trò là yếu tố hạt nhân, kết đọng những tư tưởng, tình
cảm của tác giả, giống như “đứa con tinh thần ” của tác giả. Qua việc xây
dựng các hình tượng nhân vật, bạn đọc có thể thấy được sự tìm tòi, cá tính
sáng tạo, tình cảm, tư tưởng, đặc sắc nghệ thuật mà nhà văn muốn gửi gắm.
Nhân vật càng được xây dựng chân thực, sống động bao nhiêu thì tác phẩm
càng có sức sống mạnh mẽ và lâu bền. Văn học chính là “tấm gương phản
chiểu đời sống” thông qua phương tiện chủ yếu của nó là nhân vật. Đọc tiểu
thuyết Đèn không hắt bóng, ta có thể thấy được những hình tượng nhân vật
rất chân thực, sinh động và gần gũi trong cuộc sống đời thường. Việc tìm tòi
và khám phá hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Đèn không hắt bóng chính
là cơ hội để tiếp cận với giá trị nội dung, tư tưởng và giá trị nghệ thuật đặc sắc
của tác phẩm. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có bài viết nào nghiên cứu
sâu về hình tượng nhân vật bác sĩ trong Đèn không hắt bóng.
Vì những lý do nêu trên, có thể khẳng định, nghiên cứu đề tài Hình
tượng nhân vật bác sĩ trong Đèn không hắt bóng của Watanabe Dzunichi là
việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực để chúng tôi có thể tìm ra những
điểm độc đáo trong tiểu thuyết của Watanabe Dzunichi và đánh giá đúng
những đóng góp của nhà văn trong tiến trình tiểu thuyết Nhật Bản hiện đại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tiểu thuyết Đèn không hắt bóng được dịch và xuất bản ở Việt Nam từ
năm 1986 nhưng những bài nghiên cứu về nó tương đối ít. Sau đây là một số
bài viết về Đèn không hắt bóng được đăng trên các tạp chí, báo và một vài
trang web:
với bài viết Đèn không hắt bóng hay là

chuyện cát bụi kiếp người của tác giả Lê Hoài Nam đăng trên báo Văn nghệ


số 47 năm 2016. Người viết khẳng định: “Đây là tác phẩm văn chương lớn
nhất trong di sản của Watanabe Dzunichi. Nói đến văn chương hiện đại Nhật
Bản người ta không thể bỏ qua tiểu thuyết này… tiểu thuyết “Đèn không hắt
bóng”, có thể coi là tác phẩm thuần túy ngành y. Tác phẩm viết về một bệnh
viện tư nhân ở thủ đô Tokyo có cái tên Phương Đông (Oriental) rất bình
thường, mang hơi hướng thực dụng, như bao bệnh viện tư nhân vào những
năm 1969 - 1970, khi mà Nhật Bản đang lên cơn khát công nghiệp và cơn sốt
đô thị, với bao nhiêu tính tích cực và tiêu cực của một xã hội ít nhiều còn
nhuốm màu hoang dại.”
với bài viết Con người trần trụi dưới những ngọn
đèn không hắt bóng của tác giả Phong Linh. Tác giả viết: “Đèn không hắt
bóng của Junichi Watanabe là một câu chuyện buồn bã về cuộc đời của
những con người sống giữa thành thị với đủ đầy cung bậc xúc cảm. Đèn
không hắt bóng là tác phẩm lấy bối cảnh bệnh viện, xoay quanh đời sống của
những bác sĩ và bệnh nhân, nhưng vượt lên trên bối cảnh ấy tác giả đã xoáy
sâu vào ngóc ngách tâm hồn của mỗi người, để rồi từ đó khơi lên những nỗi
lòng kín đáo.”
với bài viết Đèn không
hắt bóng: Nỗi đau chất ngất và tình si ngậm ngùi của tác giả Kiều Hoàng
Ngọc. Tác giả viết: “Đèn không hắt bóng là một câu chuyện song hành giữa
một nỗi đau chất ngất và một tình si ngậm ngùi. Đọc nó, ta có dịp để nhìn
thấy cái cách một con người đối mặt với nỗi đau bi kịch của đời mình kiêu
hãnh và dũng cảm dường nào, dẫu rằng không hề thiếu những khoảng lặng
riêng tư đầy vật vã và rên xiết. Sống một cách có ý nghĩa cho đến ngày cuối
cùng và ra đi trong niềm kiêu hãnh và thanh thản có lẽ là thông điệp mà nhân



vật Naoe muốn gởi đến những phận người kém may mắn. Đọc "Đèn không
hắt bóng" còn để học một cách yêu hồng hoang, thơ dại trong đó tình yêu trở
lại với diện mục khởi thủy trinh nguyên của nó. Cái diện mục ấy được tô điểm
toàn bằng những cảm xúc thuần lương và hoàn toàn vắng bóng những đường
tuyệt kiếm mưu đồ.”
Nhìn chung, những bài viết về Watanabe Dzunichi và Đèn không hắt
bóng ở Việt Nam cho đến nay, chúng tôi chưa thấy có tài liệu nào trực tiếp
nghiên cứu về Hình tượng nhân vật bác sĩ trong Đèn không hắt bóng của
Watanabe Dzunichi. Các bài viết đều mới chỉ dừng ở việc giới thiệu và cảm
nhận về tác phẩm chứ chưa đi sâu nghiên cứu về hình tượng nhân vật một
cách hệ thống. Do vậy tiểu thuyết của Watanabe Dzunichi nói chung và tác
phẩm Đèn không hắt bóng nói riêng là một nguồn đề tài mới đang cần được
quan tâm nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích tìm hiểu những nét đặc sắc của hình tượng nhân
vật bác sĩ trong Đèn không hắt bóng của Watanabe Dzunich. Qua đó khẳng
định tài năng và những đóng góp của Watanabe Dzunichi cho nền văn học
Nhật Bản nói riêng và cho nhân loại nói chung.
4. Đối tượng nghiên cứu
Hình tượng nhân vật bác sĩ trong Đèn không hắt bóng của Watanabe
Dzunichi.
5. Phạm vi khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát trong tác phẩm Đèn không hắt bóng của
Watanabe Dzunichi do Cao Xuân Hạo dịch, Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn
hành năm 2017.


6. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
cơ bản sau:

- Phương pháp khảo sát, thống kê.
- Phương pháp phân tích, so sánh.
- Phương pháp tổng hợp nâng cao vẩn đề.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
của khóa luận gồm 2 chương:
- Chương 1: Đặc điểm hình tượng nhân vật bác sĩ trong Đèn không hắt
bóng của Watanabe Dzunichi
- Chương 2: Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật bác sĩ trong Đèn
không hắt bóng của Watanabe Dzunichi


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT BÁC SĨ TRONG
ĐÈN KHÔNG HẮT BÓNG CỦA WATANABE DZUNICHI
1.1. Khái niệm nhân vật và hình tượng nhân vật
1.1.1. Nhân vật văn học
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa, nhiều cách hiểu và quan niệm khác
nhau về nhân vật văn học. Trong nghiên cứu lí luận văn học có nhiều quan
niệm về nhân vật văn học như:
Trong Từ điển văn học (bộ mới), Lại Nguyên Ân đã định nghĩa: “Nhân
vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng
nhất với con người có thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét
rất gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm
nghệ thuật của nhà văn về con người, nó có thể được xây dựng chỉ dựa trên
cơ sở quan niệm ấy. Ý nghĩa của nhân vật văn học chỉ có được trong hệ thống
một tác phẩm cụ thể.” [2,1254]
“Nhân vật là phương tiện để phản ánh đời sống, khái quát hiện thức.
Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống và của
con người, thể hiện những hiểu biết, những ước mơ, kì vọng về đời sống.”

[1,126]
Trong giáo trình Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên đã định
nghĩa khá kĩ về nhân vật văn học: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con
người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Đó là
những nhân vật có tên như Tấm, Cám, Thạch Sanh… Đó là những nhân vật


không tên như thằng bán tơ, mụ nào đó trong “Truyện Kiều”… Đó là những
con vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại bao gồm cả thần linh, ma
quỷ những con người mang nội dung và ý nghĩa con người… Khái niệm
“nhân vật” có khi được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ
thể nào mà chỉ một hiện tượng cụ thể trong tác phẩm… Nhưng chủ yếu vẫn là
hình tượng con người trong tác phẩm… Nhân vật văn học là một hiện tượng
mang tính ước lệ có những dấu hiệu để nhận ra” [5,277-278]
Trong giáo trình Lí luận văn học do Trần Đình Sử chủ biên: “Nhân vật
văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác
phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các
phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ... Nhân vật văn học là một hiện
tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận ra.” [7,114]
Trong giáo trình Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên định nghĩa
về nhân vật văn học: “Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang
tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp mọi chi tiết biểu hiện của con người
mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử,
nghề nghiệp tính cách,…” [2,126]
Trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi đồng chủ biên đã định nghĩa: “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ
thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người trong đời sống.
Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách con người. Do
tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử, nên chức năng khái quát tính cách
của nhân vật cũng mang tính lịch sử. Vì tính cách là kết tinh của môi trường,

nên nhân vật văn học là người dẫn dắt độc giả vào các môi trường khác nhau
của đời sống thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn
về con người” [3,235]


Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra một kết luận: nhân vật
trong tác phẩm văn học chính là con người hoặc các loài cây, các sinh thể
hoang đường nhưng mang những đặc điểm giống với con người. Nhân vật ấy
là đứa con tinh thần của nhà văn, là máu thịt của nhà văn để thể hiện quan
niệm thẩm mĩ và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về cuộc đời và con người. Các
nhà lí luận cũng nhấn mạnh đến tính nghệ thuật, tính ước lệ của nhân vật văn
học. Nhân vật văn học không hoàn toàn giống như con người thật ngoài đời vì
chúng có những đặc trưng nghệ thuật và được thể hiện trong tác phẩm bằng
các phương tiện văn học thông qua quan niệm và biện pháp nghệ thuật của
nhà văn, nhưng không vì thế mà chúng kém phần chân thật. Đã là tác phẩm
văn học thì không thể thiếu nhân vật văn học.
Như vậy nhân vật văn học là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu
tả đời sống một cách hình tượng. Bản chất của văn học là có quan hệ mật thiết
với đời sống, nó chỉ tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai
trò tấm gương phản chiếu cuộc sống. Nhân vật văn học vì thế là đơn vị nghệ
thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất với con người có thật trong cuộc
đời. Tác phẩm văn học nào cũng là một hệ thống chỉnh thể của những hệ
thống nhỏ hơn. Các nhân vật trong các tác phẩm cũng thực sự tạo thành một
hệ thống hoàn chỉnh, chúng liên quan với nhau, móc nối với nhau không chỉ
bằng tiến trình các sự kiên miêu tả, mà suy cho cùng còn bằng logic của nội
dung nghệ thuật của nhà văn.
Hệ thống nhân vật đem lại cho hệ thống nghệ thuật của tác phẩm một
sự thống nhất, đồng thời quan hệ giữa các nhân vật trong mỗi hệ thống ít hay
nhiều đều phản ánh mối quan hệ xã hội hiện thực của con người.
1.1.2. Hình tượng nhân vật



Theo góc độ văn học và nghệ thuật, hình tượng được hiểu là sự phản
ánh hiện thực một cách khái quát về nghệ thuật dưới hình thức những hiện
tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm tính.
Hình tượng văn học trong tác phẩm luôn là phương tiện hình thức để
nhà văn bộc lộ giá trị tư tưởng và phong cách nghệ thuật của mình. Mỗi nhà
văn khi cầm bút phải không ngừng sáng tạo tìm tòi để xây dựng hình tượng
nhân vật trở nên tiêu biểu và đặc sắc.
Không phải tác phẩm văn học nào cũng có hình tượng văn học, không
phải nhân vật nào trong tác phẩm văn học đều trở thành hình tượng nhân vật
văn học. Để trở thành hình tượng nhân vật phải là: “tính cách điển hình trong
hoàn cảnh điển hình”. Nghĩa là nhân vật văn học ấy phải có sức tập trung khái
quát cao. Nhân vật ấy phải có những nét chung nhất của tầng lớp, giai cấp…
mà mình đại diện. Và bối cảnh xã hội mà nhân vật ấy xuất hiện phải là bối
cảnh điển hình của một vùng, một nơi nào trong một thời điểm nhất định.
Như vậy, hình tượng nhân vật là nhân vật điển hình trong tác phẩm văn
học, mang đậm nét khái quát của tầng lớp, giai cấp của nhân vật ấy, đồng thời
là nhân vật có những nét riêng đặc biệt, xuất hiện trong bối cảnh điển hình mà
tác phẩm văn học ấy thể hiện.
1.2. Watanabe Dzunichi và con đường sáng tác văn chương
Nhà văn Nhật Bản Watanabe Dzunichi sinh ngày 24 tháng 10 năm
1933 trong một gia đình giáo viên dạy Toán ở Hokkaido. Ông bắt đầu hứng
thú với văn chương từ những năm trung học. Ông tập tành cộng tác viết bài
cho các tờ báo địa phương khi học đại học ở Đại học Y Sapporo, Hokkaido.
Năm 1958, ông tốt nghiệp đại học Y khoa ở Sapporo rồi ở lại giảng dạy tại
trường và nghiên cứu về khoa phẫu thuật tạo hình. Ông là tiến sĩ y khoa về
chuyên ngành ghép mô xương. Watanabe vừa làm bác sĩ vừa viết văn trước
khi quyết định chuyển tới Tokyo để theo đuổi con đường văn chương chuyên



nghiệp năm 1969. Watanabe Dzunichi mất do căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt
ngày 30 tháng 4 năm 2014 tại Tokyo.
Watanabe Dzunichi viết tổng cộng hơn 50 tiểu thuyết và kịch bản. Năm
1956 vở kịch Hành lang trắng được giải thưởng trong một cuộc thi kịch
truyền thanh. Tác phẩm có ý nghĩa quan trọng đầu tiên mang đến cho ông sự
nổi tiếng là Sự hóa trang của cái chết (1965). Các truyện ngắn Tuyết ẩm
(1967), Cuộc viếng thăm (1967) và Ghép tim (1969) đều được các nhà phê
bình văn học khen ngợi. Tiểu thuyết Đèn và bóng (1970) được giải thưởng
văn học Naoki. Sau tiểu thuyết Ôm hoa (1970), ở đây nhân vật chính là nữ
bác sĩ, và Thành phố hoa tử đinh hương băng giá (1970), từ tháng 1 năm
1971 trong tờ tuần báo Sunday Mainichi khởi đăng cuốn tiểu thuyết Đèn
không hắt bóng, miêu tả cuộc sống thường ngày ở một bệnh viện. Đèn không
hắt bóng được coi là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Về sau, Watanabe
Zunichi vẫn tiếp tục sáng tác, nhưng không tác phẩm nào có thể vượt qua dấu
ấn Đèn không hắt bóng. Nhiều thế hệ độc giả thuộc lòng tiểu thuyết độc đáo
này, bởi không khí xám bạc dịu dàng đặc trưng Nhật Bản, bởi sự dằn vặt
muôn thuở trước sự sống và cái chết. Và trước hết, đây là một câu chuyện
song hành giữa sự cô độc và tình yêu. Đến phút chót, tình yêu đã cất lên tiếng
nói cuối cùng, tràn đầy an ủi và vị tha.
Bên cạnh các tác phẩm liên quan đến lịch sử và y học, Watanabe
Dzunichi cũng sáng tác một số câu chuyện tình yêu thuần túy bắt đầu từ
những năm 1980. Cuốn tiểu thuyết Thiên đường đã mất (Shitsurakuen) được
viết năm 1997 được coi là một sự kiện chấn động văn học Nhật Bản với biểu
tượng của sex, tình ái và những bế tắc trong những quan hệ đan xen con
người giữa đô thị, trong một xã hội Nhật Bản hiện đại. Ngay trong năm 1997,
sau khi ra đời, bản in đầu của cuốn sách bằng tiếng Nhật đã bán hết ba triệu
cuốn tại Nhật. Năm 1998, khi bản dịch Thiên đường đã mất bằng tiếng Trung



được phát hành, chỉ tính riêng tại Hồng Kông và Đài Loan đã tái bản hai mươi
lần trong năm, chưa tính con số được độc giả Trung Quốc đón nhận. Bản dịch
tiếng Anh của nó (A lost paradise) đã được xuất bản năm 2000 và hiện đang
bán trên eBay.
Tài năng của Watanabe Dzunichi đã mang lại cho ông nhiều giải
thưởng danh giá: Giải Naoki Prize 1970 cho tác phẩm Đèn và bóng, giải New
Current Coterie magazine cho tác phẩm Tử hóa trang, giải Yoshikawa Eiji
năm 1979 cho tác phẩm Mặt trời lạnh phương xa.
Các tác phẩm của Watanabe Dzunichi được chuyển thể thành nhiều
phim truyền hình và điện ảnh rất được yêu thích tại Nhật Bản. Nhiều tác
phẩm của ông được mua bản quyền và dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới,
thành công nhất phải kể tới Đèn không hắt bóng và Thiên đường đã mất.
Thành phố Sapporo đã thành lập một viện bảo tàng mang tên Watanabe
Dzunichi nhằm tưởng niệm nhà tiểu thuyết gia Hokkaido ưu tú này.
1.3. Đặc điểm hình tượng nhân vật bác sĩ trong Đèn không hắt bóng
Các nhà văn Nhật Bản dường như thích thú với việc đặt nhân vật của
mình vào trong những nỗi cô đơn khủng khiếp. Từ Tanizaki, Kawabata đến
Mishima, rồi Yoshimoto, Murakami... ta nhận thấy nhiều nhân vật trong tác
phẩm của họ đã phải sống trong một tâm trạng cô đơn. Họ đều là những sinh
linh cô độc, họ khép mình trước thế giới, tự dựng nên những hàng rào tâm lý,
tự buộc mình cách ly với cộng đồng, luẩn quẩn trong dằn vặt, tự vấn bản thân
không dễ gì giải tỏa. Watanabe Dzunichi cũng không nằm ngoài thói quen ấy,
ông đặt các nhân vật của mình giữa vô vàn các mối quan hệ đan xen, tiếp xúc
với nhiều hạng người thế nhưng nhân vật của ông vẫn cô đơn giữa bao người,
hoặc là từ chối được chia sẻ như bác sĩ Naoe, hoặc là khát khao được thấu
hiểu nhưng chẳng được đáp lại như bác sĩ Kobashi và thậm chí đầy đủ cả gia
đình, bạn bè nhưng chẳng có ai thật lòng yêu thương mình như bác sĩ trưởng


Yutaro… Các nhân vật bác sĩ chủ yếu được đặt trong bối cảnh của bệnh viện

tư Oriental được coi là khá lớn ở Tokyo lúc bấy giờ. Tuy lớn như vậy nhưng
số bác sĩ không lấy gì làm nhiều nhặn chỉ có bác sĩ nội khoa Tamagawa, hai
bác sĩ phẫu thuật là Naoe và Kobashi, bác sĩ nhi khoa Murayama, kể cả bác sĩ
trưởng Yutaro nữa là năm người. Trong đó nhà văn tập trung chủ yếu mô tả
ba nhân vật bác sĩ Naoe, Kobashi và Yutaro. Ba vị bác sĩ, ba độ tuổi khác
nhau, ba cách suy nghĩ khác nhau nên dù cùng là bác sĩ lại công tác trong
cùng một bệnh viện nhưng giữa họ dường như thiếu sự thấu hiểu. Họ có giao
tiếp với nhau nhưng dường như mỗi người chỉ tự đang băn khoăn với những
suy nghĩ của chính mình chứ không phải nói để tìm sự thấu hiểu ở người kia.
Tất cả điều này đã hình thành ở mỗi bác sĩ những đặc điểm riêng không hề lẫn
lộn với nhau.
1.3.1. Bác sĩ Naoe – tài hoa, lập dị với nỗi đau giấu kín
Bác sĩ Naoe là một bác sĩ phẫu thuật tài năng đang ở nửa sau của lứa
tuổi ba mươi với một tương lai xán lạn đầy hứa hẹn. Ở tuổi ba mươi bảy mà
anh đã được phong hàm phó giáo sư, từng giảng dạy tại trường Đại học Y và
công tác ngay tại bệnh viện trường. Không chỉ còn trẻ đã có học hàm học vị
cao, Naoe còn thực sự là một bác sĩ tài hoa trong công việc của mình. Những
động tác phẫu thuật của anh thuần thục, điệu nghệ đến mức hoàn mĩ mà
Watanabe Dzunichi phải gọi là: “một kỹ thuật thực sự tài hoa, không ai bì
kịp”. Ngay từ tuần đầu phụ mổ cho Naoe, cô y tá Noriko đã phải kinh ngạc
trước vẻ đẹp tinh vi và chính xác trong cách làm việc của anh. Tài năng của
Naoe không chỉ thể hiện ở đường chỉ khâu nhỏ, gọn gàng, cũng không phải ở
chỗ toàn bộ cuộc phẫu thuật có khi chỉ hoàn thành trong vài phút, mà ở đây
Naoe không có một động tác thừa, không bao giờ con dao mổ ấn xuống một
cách ngập ngừng. Những ngón tay dài và thon của Naoe như có ma thuật, bao
giờ cũng đặt đúng phóc vào nơi cần thiết. Noriko là một y tá chuyên phụ mổ,


cô đã từng chứng kiến khá nhiều ca phẫu thuật của những bác sĩ trước đó,
nhưng chưa bao giờ cô thấy một sự hoàn bích như trong những ca phẫu thuật

của Naoe. Không những có tài năng hơn người, Naoe lúc nào cũng giữ được
cho mình phong thái bình tĩnh, điềm đạm vốn rất cần thiết đối với một bác sĩ.
Khi đối mặt với những tên đầu trộm đuôi cướp là bạn của bệnh nhân như chực
nhảy xổ vào mình, Naoe vẫn bình tĩnh như không hỏi han trình trạng bệnh
nhân, đưa ra quyết định xử lí đúng đắn. Kết thúc công việc cứu chữa, dù được
mọi người tán thưởng: “Bác sĩ xử lí giỏi quá…” cũng không tự kiêu mà chỉ
mỉm cười lịch sự coi đó là một việc hết sức bình thường. Đồng nghiệp và các
bệnh nhân, kể cả các bệnh nhân chưa hề biết quá khứ vẻ vang của anh đều
đánh giá rất cao phẩm chất ưu tú của người bác sĩ phẫu thuật này.
Nhưng cuộc đời trớ trêu và nghiệt ngã biết bao, anh phát hiện ra rằng
mình mắc bệnh ung thư cột sống, một căn bệnh nan y mà anh vốn đã đang
nghiên cứu từ lâu nhưng vẫn chưa tìm ra biện pháp điều trị. Như một sự đùa
giỡn của số phận, căn bệnh ấy đã đột nhiên lặng lẽ bước vào đời anh, biến anh
thành nạn nhân của nó. Anh nhìn nó từng bước tiến sâu hơn vào trong cơ thể
mình, vào trong cuộc đời mình với đầy đủ những giác quan tỉnh thức nhất. Và
bi kịch lớn nhất là ở chỗ đó: Những giác quan tỉnh thức ấy đã bắt anh phải
cảm nhận đến tận cùng nỗi đớn đau thể xác vượt qua mọi giới hạn ấy.
Cái điều kinh khủng nhất của một đời người có lẽ là cái việc biết trước
được ngày mình phải chết. Vốn là một bác sĩ, Naoe biết và biết rất rõ cái ngày
mà căn bệnh ung thư cột sống đó sẽ biến anh thành một kẻ tàn phế, không còn
khả năng để điều khiển bản thân, cái ngày mà anh sẽ phải từ giã cuộc đời này.
Hơn thế nữa, song hành với bước chân thần chết đang từng ngày tiệm cận ấy
lại là một cơn đau tàn khốc, thử thách khủng khiếp tra tấn từng tế bào thần
kinh, khiến cho mỗi ngày sống còn lại còn đau khổ hơn cả cái chết. Nhưng cái
cách nhân vật này đối đầu với tấn bi kịch của cuộc đời anh, cái cách anh nhận


thức về sự sống và cái chết, cái cách anh đối xử với con người ngay chính trên
ngưỡng cửa của sự sống và cái chết, cộng với vẻ lạnh lùng quyến rũ cố hữu,
dường như đã thông đồng với nhau để biến nhân vật này thành một một

huyền thoại được ngưỡng mộ. Anh tự mình lựa chọn lối sống cô đơn trong
kiêu hãnh, dựng lên một hàng rào vô hình ngăn cản những tình cảm đời
thường rất có thể sẽ làm sụp đổ những cố gắng mà anh đang gồng mình chịu
đựng: “Anh không để cho một ai nhìn vào tâm hồn mình. Có một đường biên
giới mà không ai có thể bước qua được. Đường biên giới ấy rất rõ.” Anh
giống như một con thú hoang bị thương nặng cố giấu mình trong hang sâu tự
liếm láp vết thương của mình để tránh ánh nhìn thương hại của những kẻ
xung quanh.
Bác sĩ Naoe đã chịu đựng nỗi đau định mệnh trong một sự câm lặng
tuyệt đối đầy kiêu hãnh chẳng phiền lụy đến ai, dù rằng chính sự câm lặng
này đã mang đến cho anh nhiều hiểu lầm phiền toái. Những bạn đồng ngiệp
trước đây cùng giảng dạy với anh tại trường đại học không thể hiểu được tại
sao anh lại thay đổi quá nhanh đến vậy: “Naoe tiên sinh đã thay đổi rất
nhiều”. Những đồng nghiệp mới ở bệnh viện tư Oriental coi anh là kẻ lập dị,
khó hiểu và chính anh cũng không bao giờ thèm giải thích hay làm thân với
bất kì ai. Chính Noriko – người vốn rất yêu Naoe những ngày đầu tiên tiếp
xúc cũng thấy anh là một người: “khô khan và khó gần. Một ông thầy thuốc
lạnh lùng, không cảm xúc… ít khi nói chuyện, có chăng cũng chỉ nói những
điều cần thiết nhất; thái độ lãnh đạm của anh nhiều khi gần như thô lỗ.” Anh
bị hiểu nhầm là làm cao và quá kiêu ngạo. Cuộc sống hàng ngày phải tiếp xúc
với rất nhiều bệnh nhân và đồng nghiệp nhưng Naoe vẫn cô đơn đến đáng sợ.
Anh tự ngăn mình đến gần hơn với mọi người đồng thời cũng vạch ra ranh
giới ngăn mọi người lại gần mình.


Và trong những tháng ngày sống hiếm hoi còn lại, thật đáng kinh ngạc
thay, anh vẫn điềm nhiên làm hết những gì mình có thể làm được cho các
người bệnh với ý thức trách nhiệm cao nhất, anh vẫn đã biểu lộ một lòng nhân
ái bao la đến xốn xang lòng người đối với con người nhưng vẫn với một thái
độ hoàn toàn xa cách: “Naoe có một kĩ thuật thực sự tài hoa, không ai bì kịp,

nhưng lại lạnh lùng một cách kì quặc với những người xung quanh. Hình như
anh chân thành quan tâm đến các bệnh nhân, nhưng đồng thời lại giữ một
khoảng cách khá xa với họ.” Cái cách anh xoa dịu tinh thần của lão bệnh
nhân già mắc bệnh nan thật đáng cảm động. Lão bệnh nhân Ishikura vốn mắc
bệnh ung thư dạ dày, cụ chả sống được bao lâu nữa. Tuy nhiên vì không rõ
bệnh tình của mình cụ vẫn thiết tha được làm phẫu thuật để có thể kéo dài sự
sống. Trước hoàn cảnh đó Naoe đã quyết định phẫu thuật cho cụ nhưng không
phải cắt bỏ khối u mà chỉ là rạch da bụng để bệnh nhân tưởng như đã được
phẫu thuật hẳn hoi. Đối với một số người như vậy là nói dối bệnh nhân,
nhưng với Naoe anh hiểu để cho cụ Ishikura được sống trong những ngày
cuối cùng thật bình tâm mới là điều cần thiết nhất: “Xét cho cùng, chết trong
khi vẫn tin vào một sự dối trá đầy sức an ủi cũng không có gì là quá tệ”. Sau
khi cụ Ishikura ra khỏi phòng phẫu thuật anh vẫn luôn quan tâm hỏi thăm sức
khỏe, trả lời cặn kẽ và xoa dịu những nỗi lo lắng của cụ. Một trong những nụ
cười thật lòng hiếm hoi trong suốt truyện của Naoe đã dành cho bệnh nhân
Ishikura. Nó làm ta liên tưởng tới nỗi đau của anh và khiến ta tự hỏi: Anh xoa
dịu người khác, còn ai xoa dịu anh đây? Bản thân đang mắc bệnh ung thư nên
hơn ai hết Naoe hiểu nhưng cơn đau khủng khiếp đến chết đi sống lại mà
bệnh nhân phải chịu đựng. Ở đây ta thấy thấp thoáng nỗi cảm thông mà anh
hiếm hoi để lộ ra ngoài.
Có một điều rất có ý nghĩa là ngay giữa biên giới mơ hồ giữa sự sống
và cái chết, anh đã học được cách nhìn con người và sự việc với đúng bản


chất thực của chúng, không bị bóp méo bởi sự xâm lấn của cảm tính. Điều
này đã giúp anh thực sự trưởng thành trong nghề nghiệp và nhận thức về đời
sống. Trong công việc, anh đã có một cách giải quyết vấn đề thật sáng suốt và
linh hoạt, không bị giới hạn bởi những giáo điều cũ kỹ, lỗi thời. Anh hướng
bệnh nhân nhìn thẳng vào thực tế và đối diện nó, thay vì lẩn trốn. Trong khi
bác sĩ Kobashi, nhiệt thành và nông nổi, hăm hở nói dối bệnh nhân về bệnh

tình của họ nhằm vực dậy tinh thần của họ, thì anh lại xoa dịu tinh thần bệnh
nhân và giúp họ chấp nhận sự thật không thể lẩn tránh.
Tuy nhiên, lúc cần nói dối thì anh cũng chẳng một phút do dự. Che giấu
việc cô ca sĩ ngôi sao truyền hình vào bệnh viện để nạo thai và nói dối với
giới báo chí rằng cô mổ ruột thừa là một việc làm đầy bản lĩnh của bác sĩ
Naoe trong việc đối phó với giới truyền thông. Có lẽ nhân vật bác sĩ Kobashi
mới ra trường, tốt bụng và non nớt đã được Watanabe cấu tạo nên để càng
làm rõ hơn hình ảnh một bác sĩ Naoe nhân ái và bản lĩnh. Với một nhận thức
sâu sắc và chính xác hơn về con người và cuộc sống, sẵn sàng chấp nhận hình
ảnh của một "bad guy" trong những xung đột với bác sĩ Kobashi, Naoe đã cho
thấy lòng nhân ái của anh đã đạt đến được một đỉnh mới cao hơn, vượt xa hẳn
một lòng thương người thuần túy vốn đôi khi ngô nghê và vụng dại.
Naoe là một bác sĩ phẫu thuật có tài và thông minh nhưng trớ trêu thay
anh lại không thể chữa được căn bệnh mà chính mình mắc phải. Anh lựa chọn
giữ kín căn bệnh của mình. Và cũng chỉ một mình anh sẽ quyết định số phận
của mình. Bây giờ phải làm thế nào: nhẫn nhục đợi chết hay tìm cách tự chữa
bằng ảo giác, bằng những cố gắng thảm hại nhằm tự khuây khỏa để đừng nghĩ
đến cái chết sắp tới? Hay là cố gắng đừng suy nghĩ, đi tìm sự quên lãng trong
những khoái cảm tình dục, dìm nỗi buồn trong rượu mạnh, trong tình yêu xác
thịt, trong cuộc vật lộn với bệnh tật của người khác, để rồi đến khi sự kết thúc
đã đến gần thì chủ động tự kết liễu những nỗi đau khổ của mình và bằng cách


đó tự cứu mình lần cuối? Nếu như chỉ đứng ở trên cao lấy đạo đức mà phán
xét có nhiều người sẽ không đồng tình thậm chí ác cảm với cách lựa chọn của
Naoe. Nhưng nếu nhìn từ góc độ Naoe cũng là một bệnh nhân mắc bệnh nan y
và hậu quả mà căn bệnh đó mang lại cho anh thì người đọc có thể cắt nghĩa
được và tha thứ được. Thực ra, với tư cách là một con người, một mặt ta thấy
rằng đó không phải là một điều gì mà chúng ta có thể hãnh diện, nhưng ở một
mặt khác, cũng với tư cách là một con người, ta cũng cho rằng, đó cũng là

điều mà không phải là chúng ta hoàn toàn không thể chấp nhận được. Chính
bản thân việc đắm mình triền miên vào những hoạt động tình dục đó đã tự nó
nói lên hết nỗi đau đớn thấu trời mà nhân vật đã phải chịu đựng, nỗi tuyệt
vọng khốn cùng mà anh ta đã ngập chìm vào và chính điều đó làm cho những
suy nghĩ và hành động của anh ta ở những ngày tháng cuối cùng càng trở nên
cao thượng và con người hơn bao giờ hết. Là một người bác sĩ đã chứng kiến
rất nhiều cái chết và chính mình cũng đang từ từ tiến đến bờ vực của cái chết,
anh hiểu thấu nỗi cô đơn và lo sợ khi cái chết đang tiến đến gần mình. Chẳng
phải hình phạt khủng khiếp nhất mà xã hội loài người nghĩ ra được, cái biện
pháp cao nhất mà con người dùng để trừng trị đồng loại là cho hắn biết ngày
giờ và cách chết. Người bị xử tử biết cái chết của mình sẽ đến lúc nào và như
thế nào. Bác sĩ Naoe được đặt vào địa vị của người được biết nên đã có những
khi anh đã níu kéo, gần như là van xin các cô gái hãy ở lại bên mình, anh đã
quỳ sụp xuống và van nài Mayumi: “Đừng đi” để anh không quá cô đơn
trong việc đối chọi với những cơn đau kinh khủng mà bệnh ung thư xương
mang lại. Và Mayumi một người đàn bà sẽ chỉ thoảng qua trong cuộc đời
Naoe bỗng thấy hiểu hơn về anh: “Xưa nay Mayumi vẫn có cảm giác là cái vẻ
điềm tĩnh, lạnh lùng ấy che giấu một cái gì khác hẳn – sự cô đơn. Một sự cô
đơn đắng cay không lối thoát. Một nỗi buồn tuyệt vọng cần được cảm thông,
thương xót. Đối với một người bàng quan, có thể tưởng đâu đó là sự cao


ngạo.” Thế nhưng cũng chính Naoe đã cắt đứt mọi nỗ lực đến gần hơn tâm
hồn anh của mọi người, tự giấu mình trong hồ băng cô đơn lạnh giá, mọi
người có thể nhìn thấy anh, giao tiếp ngôn ngữ bình thường nhưng mãi mãi
không cách nào hiểu thấu con người anh. Chỉ đến khi thân xác Naoe chìm vào
cõi vĩnh hằng, tâm hồn anh mới chịu mở ra cho người thân yêu bên mình.
Và khi cảm thấy cái chết đã đến gần… Naoe đã chọn cho mình một
cách quyết liệt, dứt khoát: tự kết liễu đời mình, dìm mình xuống đáy hồ
Shikotsu lạnh lẽo ở miền Bắc nước Nhật vào một ngày tuyết phủ trắng xóa.

Nơi đáy hồ kia đã gìn giữ bao cái chết ẩn sâu và bí ẩn để không một chút
vương vấn nào còn lại nơi cõi trần. Đối với người đọc, cái chết của anh có thể
là sự hèn nhát, chạy trốn định mệnh. Tuy nhiên trong văn hóa Nhật Bản, cái
chết là một thách thức mĩ lệ, là vẻ đẹp tuyệt đối. Với những não trạng nhạy
cảm và ưu tú đặc biệt, những nhà văn Nhật Bản đã đưa vào tác phẩm của
mình “mỹ học về cái chết” thể hiện qua nhiều hình ảnh khác nhau, hay dùng
chính cuộc đời của mình để thể hiện. Chưa có một đất nước nào mà các nhà
văn, nhà thơ lại tự sát nhiều như Nhật Bản. Chỉ tính từ thời Minh Trị (từ năm
1868) đến nay, ta đã có Kawakami Bizan, Kitamura Tokoku, Akutagawa
Ryunosuke, Dazai Osamu, Kawabata Yasunari, Mishima Yukio, Arishima
Takeo, Hara Tamiki chọn con đường tự sát bằng đủ cách từ treo cổ, bật hơi
ga, uống thuốc độc, trầm mình xuống sông, nhảy vào đầu máy xe lửa, và đặc
biệt cái chết mổ bụng tự sát (seppuku) theo kiểu samurai nổi tiếng của văn
hào Mishima Yukio. Trong các tác phẩm văn chương Nhật Bản, cái chết
nhiều khi được miêu tả rất mỹ lệ mà trường hợp tự lựa chọn cái chết trầm
mình xuống hồ có một rừng cây dưới đáy để xác không bao giờ nổi lên, để
hoàn toàn biến mình vào cõi hư vô hoang hoải cũng không có gì lấy làm khó
hiểu. Trong một tác phẩm khác cũng của Watanabe Gặp lại người xưa cũng
có cảnh một người phụ nữ đẹp tuyệt trần khi biết mình bị bệnh phải phẫu


thuật bỏ một bên mắt mới sống được đã chọn con đường nhảy xuống biển tự
sát để chết nguyên vẹn, chết đẹp đẽ. Naoe lặng lẽ biến mất tuyệt tích, không
dấu vết. Một thứ mỹ học cao sang lạnh lùng và đẹp đẽ vô song chỉ có thể có ở
người Nhật Bản. Việc hiểu thấu và vượt qua cái chết chính là để có thể sống
trọn vẹn, tận tụy và thiết tha hơn. Biết chết đẹp thì sẽ biết sống đẹp. Một cuộc
đời thành công là một cuộc đời là một cuộc đời không có gì phải hối tiếc.
Thanh thản rơi như hoa anh đào. Đức Phật đã nói: “trong tất cả những loại
tỉnh giác khác nhau, sự tỉnh giác về sự vô thường và cái chết thì hữu hiệu
nhất”. Naoe đã cống hiến cả đời mình cho khoa học, lấy chính bản thân đang

gánh chịu nỗi đau bệnh tật khôn nguôi của mình làm thí nghiệm để nghiên
cứu căn bệnh u tủy sống, để lại một công trình nghiên cứu cực kì có giá trị
khoa học và ứng dụng. Naoe đã sống giống như biểu tượng đèn không hắt
bóng – một loại đèn chuyên dụng trong phòng phẫu thuật. Đèn phẫu thuật sử
dụng công nghệ Eliptical Reflectors hội tụ ánh sáng thành tia đồng nhất nên
không hắt bóng vật bị chiếu. Đây là một loại đèn được tác giả ví như chính
Naoe, một bác sĩ tài năng nhưng vẫn không thể vượt qua được căn bệnh hiểm
nghèo anh đang nghiên cứu. Đèn không hắt bóng biểu tượng cho một thứ ánh
sáng cô độc, thứ ánh sáng chẳng để lại dấu vết, thứ ánh sáng lạnh băng không
thể ngưng nghỉ mà chỉ có thể vụt tắt. Và Naoe chính là thứ ánh sáng đó, thứ
ánh sáng nội tâm đứng ở ngưỡng huy hoàng hoặc lụi tàn, rực rỡ hoặc tắt lịm.
Quan trọng hơn việc sống hay chết, chính là cách chúng ta sống (hoặc chết)
như thế nào.
Naoe là nhân vật chính của Đèn không hắt bóng. Anh là một bác sĩ tài
hoa, tính cách có phần lạnh lùng, lập dị nhưng nói chung người đọc có thể
hiểu được – hiểu được không có nghĩa là đồng tình – với tính cách của Naoe,
một bác sĩ tài năng lâm vào bi kịch. Vượt qua nỗi đau khủng khiếp của căn
bệnh nan y, anh đã sống trọn vẹn những ngày cuối cùng của mình chăm sóc


×