Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

xác định tư cách chủ thể trong hoạt động công chứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.73 KB, 16 trang )

MụcLục

1


I.
I.1.

XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH PHÁP LÝ CỦA CHỦ THỂ THAM GIA HỢP ĐỒNG
GIAO DỊCH
Khái quát chung
Để có thể đáp ứng được yêu cầu của nghề công chứng, công chứng viên là người
thực hiện việc chứng nhận tính hợp pháp, xác thực của các hợp đồng giao dịch thì
công chứng viên cần phải nắm vững các quy định của pháp luật, cũng như cần có
những kỹ năng đặc thù của nghề công chứng, trong đó kỹ năng xác định tư các chủ thể
tham gia giao dịch là một kỹ năng cơ bản và quan trọng.
Chủ thể tham gia giao dịch và yêu cầu công chứng đóng vai trò quan trọng, quyết
định hình thức và nội dung văn bản công chứng. Công chứng viên khi tiếp nhận yêu
cầu công chứng trước tiên phải kiểm tra chủ thể tham gia hợp đồng, giao dịch.
Theo khoản 3 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 đưa ra khái niệm về người yêu
cầu công chứngthì “Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá
nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo
quy định của Luật này.”
Phân tích khái niệm này của Luật Công chứng năm 2014 về người yêu cầu công
chứng điều đầu tiên chúng ta nhận thấy người yêu cầu công chứng là “cá nhân” hay
“tổ chức” không phân biệt là cá nhân, tổ chức Việt Nam hay cá nhân tổ chức nước
ngoài.
Ngoài ra, tùy theo quy định của pháp luật,khả năng về ngôn ngữ, tình trạng sức
khỏe, hay yêu cầu của người yêu cầu công chứng… mà trong hợp đồng, giao dịch còn
có thêm việc tham gia của người làm chứng, người phiên dịch.
Tuy nhiên không phải mọi cá nhân, tổ chức Việt Nam hay nước ngoài đều trở


thành người yêu cầu công chứng trong hoạt động công chứng. Để trở thành người yêu
cầu công chứng trong hoạt động công chứng thì cá nhân, tổ chức Việt Nam hay nước
ngoài phải có những điều kiện nhất định.
Việc nắm được kỹ năng xác định chủ thể có vai trò1:
- Giúp công chứng viên nhận định đúng về chủ thể của giao dịch, bảo đảm giao
dịch dân sự có hiệu lực: Trong các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực thì điều
kiện về chủ thể (người tham gia giao dịch) là một trong những điều kiện đầu tiên được
quy định.. Khi không bảo đảm về mặt chủ thể thì có thể dẫn đến giao dịch dân sự vô
hiệu. Vì vậy, công chứng viên trước hết khi tiếp nhận yêu cầu công chứng phải xem
xét ngay vấn đề chủ thể của giao dịch, trên cơ sở nhận thấy bảo đảm yếu tố chủ thể thì
tiến hành xem xét tiếp đến các yếu tố về nội dung, mục đích, hình thức của giao dịch.
- Tránh tư vấn, yêu cầu hồ sơ, công chứng nội dung giao dịch trái quy định pháp
luật: Nắm được kỹ năng xác định chủ thể còn giúp công chứng viên xác định được
những yêu cầu về hồ sơ công chứng, nội dung về yêu cầu của giao dịch khi pháp luật
có quy định dành riêng cho mỗi loại chủ thể, giúp công chứng viên tránh những sai sót
1Giáo trình kỹ năng hành nghề công chứng – tập 3

2


I.2.

trong việc tư vấn, chứng nhận những giao dịch có nội dung trái quy định pháp luật do
loại chủ thể đó không được thực hiện, khi thực hiện phải tuân theo điều kiện nhất định
hoặc khi thực hiện giao dịch họ không cần phải tuân theo những yêu cầu của pháp luật
dành cho các chủ thể thông thường khác.
Ngoài ra, nắm vững kỹ năng xác định chủ thể không chỉ dừng lại ở việc giúp xác
định đúng cá nhân, tổ chức có yêu cầu công chứng có đủ điều kiện tham gia giao dịch
hay không để đi đến việc từ chối hoặc nhận yêu cầu công chứng mà nó còn giúp cho
công chứng viên có được những tư vấn cần thiết trong những trường hợp cụ thể để

người yêu cầu công chứng có thể thực hiện những thủ tục pháp lý cần thiết nhằm bảo
đảm tuân thủ quy định pháp luật về mặt chủ thể, bảo đảm quyền lợi của người tham
giao giao dịch và quyền lợi của những người khác.
Cá nhân
I.2.1. Năng lực pháp luật của cá nhân liên quan đến hoạt động công chứng
Điều 16 Bộ luật dân sự 2015 quy định về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân:
“1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự
và nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi
người đó chết”.
Theo đó, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có
quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự, mọi cá nhân đều bình đẳng, không ai bị hạn chế, bị
phân biệt đối xử, cho dù khác nhau về giới tính, dân tộc, tôn giáo, độ tuổi, trình độ,
nghề nghiệp … năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi sinh ra, không thay
đổi với bất kỳ lý do gì, nó gắn liền với sự tồn tại của cá nhân đó và cũng không tự mất
đi, trừ trường hợp cá nhân đó chết hoặc bị Tòa án tuyên bố chết. Tuy nhiên, việc trong
trường hợp Tòa án tuyên bố chết thì vẫn có thể khôi phục lại khi người bị tuyên bố trở
về và có yêu cầu Tòa án hủy quyết định tuyên bố chết.
Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được quy định tại Điều 17 Bộ
luật dân sự 2015:
“1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.
3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó”.
Theo đó, thì quyền nhân thân không gắn với tài sản có thể được hiểu là quyền
của mỗi cá nhân có họ tên, quyền khai sinh khi được sinh ra, quyền khai tử khi chết đi,
quyền được sống không ai được phép xâm phạm đến tính mạng của người khác trừ
trường hợp được pháp luật cho phép, quyền được bảo đảm tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm…Theo quy định của Bộ luật dân sự về quyền sỡ hữu bao gồm ba
quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản thuộc quyền sở

hữu hợp pháp của mình. Quyền thừa kế, có thể hiểu là quyền của người có di sản có
3


quyền định đoạt việc để lại tài sản cho ai cũng như được hưởng phần di sản nếu được
cho theo di chúc hoặc được chia theo pháp luật. Ngoài quyền sở hữu, quyền thừa kế,
điều luật còn ghi nhận cá nhân còn có quyền khác đối với tài sản. Cá nhân khi thực
hiện, xác lập các quan hệ dân sự thì có quyền và chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ
phát sinh.Ngoài ra, theo Điều 18 Bộ luật dân sự còn quy định năng lực pháp luật dân
sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan
quy định khác, có nghĩa là năng lực pháp luật dân sự được quy định chung cho tất cả
các chủ thể là cá nhân thì cá nhân đó tự có và tự chịu trách nhiệm, không thể chuyển
giao, không bị hạn chế, cũng như các chủ thể không thể tự thỏa thuận với nhauvề việc
hạn chế về quyền nhân thân của nhau2.
Các quyền này là quyền mà bất cứ cá nhân nào cũng có như nhau, thể hiện được
sự bình đẳng và có những quyền mà khi xác lập giao dịch, cá nhân không phải chứng
minh mình có quyền thực hiện và cũng có những giao dịch mà khi tham gia họ phải có
những điều kiện nhất định. Theo “Thủ tục công chứng” được quy định tại Điều 40 của
Luật Công Chứng thì hồ sơ công chứng phải có các giấy tờ chứng minh người tham
gia giao dịch là chủ sở hữu, sử dụng khi xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản có
đăng ký sử dụng và xuất trình các giấy tờ khác liên quan đến giao dịch nếu pháp luật
có quy định. Trong thực tiễn, đối với quy định của người yêu cầu công chứng phải
cung cấp “Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy
định phải có”, thường áp dụng không thống nhất, có nhiều công chứng viên yêu cầu
người yêu cầu công chứng phải xuất trình những giấy tờ chứng minh những vấn đề
không cần thiết khi người yêu cầu công chứng thực hiện quyền cơ bản trong năng lực
pháp luật của họ.
Ví dụ: Ông A đến tổ chức hành nghề công chứng yêu cầu công chứng giấy ủy
quyền để cho một người khác xin đăng ký khai sinh cho minh. Công chứng viên yêu
cầu ngoài giấy tờ tùy thân, ông A phải chứng minh ông A có quyền đăng ký khai sinh

bằng việc cung cấp giấy chứng sinh hoặc xác nhận của người làm chứng việc sinh ông
A vì cho rằng ông A phải có quyền thì mới ủy quyền cho người khác.
Đối với trường hợp này, yêu cầu công chứng mà chủ thể chỉ thực hiện giao kết
giấy ủy quyền để thực hiện quyền năng chung chủ thể là quyền đăng ký giấy khai sinh
mà cá nhân nào cũng có như nhau, pháp luật không quy định họ phải xuất trình giấy tờ
gì để chứng minh khi ủy quyền nên công chứng viên không thể yêu cầu họ phải chứng
minh rằng mình có quyền xác lập giao dịch.
I.2.2. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân liên quan đến hoạt động công
chứng

2 />
4


-

Điều 19 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là
khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân
sự”.
Đối với cá nhân thì khi sinh ra, mọi cá nhân có năng lực pháp luật như nhau, tuy
nhiên, khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình để xác lập giao dịch còn tùy thuộc
vào vấn đề độ tuổi, khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình. Theo quy định của
Bộ luật Dân sự năm 2015, năng lực hành vi dân sự của cá nhân được phân biệt như
sau:
- Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng
lực hành vi dân sự đầy đủ là chủ thể có thể bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện
quyền, nghĩa vụ dân sự trong các giao dịch mà không phải có ý kiến hoặc xin phép bất
kì ai, trừ trường hợp rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực
hành vi dân sự.
- Người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ: người chưa đủ 18 tuổi thì tùy

vào trường hợp mà họ phải thực hiện thông qua người đại diện hoặc phải có sự đồng ý
của người đại diện theo quy định của pháp luật hoặc có thể tự mình xác lập giao dịch.
Theo Điều 21 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hành vi dân sự của người chưa
thành niên như sau:
“1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của
người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ
nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải
đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện
theo pháp luật đồng ý”.
Đối với chủ thể là cá nhân từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, khi tiếp nhận hồ sơ
giao dịch, Công chứng viên cần xác định mục đích sử dụng tài sản của loại chủ thể này
là như thế nào? Thông thường đối với giao dịch này sẽ do người đại diện theo pháp
luật của người này thực hiện hoặc có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật đối
với giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký.
Người mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự
Dựa vào khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình, nhằm bảo vệ cá nhân
khi tham gia giao dịch, pháp luật còn quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân
sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đối với những người này thì giao dịch được thể
hiện thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật được quy định tại Điều
22, Điều 23 và Điều 24 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
5


Cần lưu ý, một người chỉ được xem là mất năng lực, hạn chế năng lực hành vi
dân sự khi Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó mất năng lực, hạn chế năng lực.

Đối với người mất năng lực, hạn chế năng lực hành vi dân sự Công chứng viên không
nên dựa vào việc quan sát, tiếp xúc với họ, hỏi người yêu cầu công chứng hoặc dựa
vào kết luận giám định y khoa mà đưa ra kết luận người này mất năng lực hành vi, hạn
chế năng lực hành vi để người giám hộ, người đại diện theo pháp luật thay mặt họ xác
lập, thực hiện giao dịch. Cần lưu ý, một người chỉ được xem là mất năng lực, hạn chế
năng lực hành vi dân sự khi Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó mất năng lực, hạn
chế năng lực.
1.3. Hộ gia đình
Khái niệm gia đình được hiểu theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Gia đình là
tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ
nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của
Luật này”. Hộ gia đình được hiểu là tập hợp những người cùng sống chung và có mối
quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với nhau. Khái niệm này vẫn chưa thấy
được sự cụ thể trong quy định của pháp luật về chủ thể hộ gia đình, điều này gây tranh
cãi và có nhiều luồng quan điểm khác nhau.
Khi Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực cũng không đưa ra khái niệm “hộ gia
đình”, Tham khảo quy định tại Điều 106 Bộ luật Dân sự năm 2005, hộ gia đình còn có
phải bảo đảm các yêu cầu khác: “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung,
cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ
thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc lĩnh vực này”. Quy định này lại có sự tương
đồng với quy định tại Điều 212 Bộ luật Dân sự năm 2015 về sở hữu chung của các
thành viên trong gia đình quy định như sau: “Tài sản của các thành viên trong gia
đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên
và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và
luật khác có liên quan”. Theo quy định này hộ gia đình được hiểu là cùng sống chung
và có tài sản chung, các thành viên cùng góp công sức sản xuất, kinh doanh.
Theo quy định tại khoản 29 Điều 3 luật đất đai năm 2013 lại quy định: “Hộ gia
đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo
quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng

đất chung tại thời điểm được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử
dụng đất; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.” Với khái niệm này thì hộ gia đình
được hiểu là những người cùng huyết thống, có quan hệ nuôi dưỡng, cùng sống chung
và có quyền sử dụng đất tại thời điểm có đất. Một lần nữa “Hộ gia đình” là dấu chấm
hỏi lớn, có nhiều cách hiểu dẫn đến việc áp luật pháp luật không giống nhau, bởi xung
quanh vấn đề này luôn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, càng phức tạp hơn khi chủ
thể này thường tham gia giao dịch liên quan đến nhiều lĩnh vực.
6


1.4.

Trong hoạt động công chứng, chủ thể hộ gia đình được xem là một chủ thể gây ra
khó khăn khi công chứng do quy định pháp luật chưa rõ ràng, chưa thống nhất dẫn đến
cách hiểu khác nhau. Vấn đề này đòi hỏi Công chứng viên phải xác định thời điểm tạo
lập tài sản thành viên trong hộ gia đình gồm những ai, ai là người đại diện, khi tiếp
nhận công chứng, công chứng viên phải dựa vào nội dung của giao dịch, mục đích của
giao dịch, loại tài sản mà xác định giao dịch đó được xác lập trên cơ sở phương thức
mà các thành viên trong hộ đã thỏa thuận hay cần có sự đồng ý của các thành viên từ
đủ 18 tuổi trở lên của hộ. Việc xác định thành viên trong hộ phải dựa trên mối quan hệ
hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Khi tham gia giao dịch, người đại diện hộ gia đình
cần phải xuất trình giấy tờ như kết hôn, khai sinh, hộ khẩu gia đình để chứng minh tư
cách đại diện và thành viên của hộ gia đình tham gia giao dịch.
Tổ chức
Khi tiếp nhận yêu cầu công chứng có chủ thể là tổ chức, vấn đề công chứng viên
cần quan tâm là việc xác định tổ chức đó có quyền tham gia xác lập giao dịch hay
không, trong đó có 3 vấn đề mà Công chứng viên cần lưu ý: tổ chức đó có phải là pháp
nhân hay không, tổ chức đó năng lực pháp luật như thế nào hay nói cách khác có
quyền tham gia những loại giao dịch nào, cơ cấu tổ chức và vấn đề đại diện của pháp
nhân.

Một tổ chức được xem là pháp nhân khi đủ các điều kiện theo Điều 74 của Bộ
luật Dân sự 2015:
“a)Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài
sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập”.
Pháp nhân trước hết phải được thành lập hợp pháp, việc thành lập pháp nhân có
thể do cơ quan nhà nước ra quyết định thành lập hoặc do các cá nhân, tổ chức sáng
kiến thành lập.Việc thành lập hợp pháp này thường thể hiện qua quyết định thành lập
pháp nhân của cơ quan có thẩm quyền, giấy chứng nhận đăng ký, quyết định cho phép
thành lập…; Các yếu tố khác như có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập và tự
chịu trách nhiệm bằng tài sản.
Thông thường để nhận biết một tổ chức có phải là pháp nhân hay không, trong
thực tiễn công chứng viên xem nội dung trên các văn bản của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền về việc thành lập hoặc cho phép thành lập, đăng ký thành lập hoặc các
quy định pháp luật liên quan đến loại pháp nhân đó.
Nếu đã xác được tổ chức tham gia giao dịch là một pháp nhân thì cần xem xét
tiếp là tổ chức đó có năng lực pháp luật để tham gia giao dịch được yêu cầu công
chứng không. Khác với cá nhân, năng lực pháp luật của pháp nhân bị hạn chế bởi mục
tiêu hoạt động của pháp nhân, có thể hiểu mỗi loại pháp nhân có quyền tham gia giao
7


II.

II.1.

II.2.


dịch khác nhau, theo Điều 86 của Bộ luật dân sự 2015 về năng lực pháp luật dân sự
của pháp nhân. Năng lực pháp luật của pháp nhâm phụ thuộc vào mục đích hoạt động
của pháp nhân, mục đích hoạt động này thường được quy định trong quyết định thành
lập, đăng ký hoạt động, điều lệ của pháp nhân. Mỗi loại pháp nhân có mục đích hoạt
động đặc thù.
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì các pháp nhân phải quản lý, sử dụng,
định đoạt tài sản vì mục đích chung của loại pháp nhân đó, cụ thể theo quy định tại
Điều 75 và 76 thì pháp nhân gồm 02 loại là pháp nhân thương mại và pháp nhân phi
thương mại. Sự phân biệt này được xác định trên cơ sở mục đích hoạt động.
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NHẬN DIỆN NGƯỜI
Hình thái bên ngoài cơ thể người có hai đặc tính quan trọng là: tính riêng biệt mà
tính ổn định tương đối.
Tính riêng biệt
Tính riêng biệt là đặc tính quan trọng để truy nguyên cá biệt cá thể người vì mỗi
người có những đặc điểm riêng chỉ đồng nhất với chính bản thân, không có hai cá thể
cùng đống nhất với nhau.
Mỗi con người là một cá thể riêng biệt, đặc điểm di truyền quyết định hình thái
bên ngoài, đặc điểm thể chất sinh lý, tâm lý, tâm thần và quá trình bệnh lý khác nhau ở
mỗi con người có thể tạo ra đặc điểm hình thái riêng biệt. Vì thế, ngay cả những cặp
song sinh cùng trứng đặc điểm hình thái cũng có thể không giống nhau. Khi một người
đã trưởng thành về thể chất, những đặc điểm riêng biệt có giá trị tuyệt đối để xác định
một người cụ thể.
Tính ổn định
Quá trình sống, các phần và bộ phận cơ thể con người phát triển tối đa về kích
thước, khối lượng, ví dụ các tạng như não, gan, thận, phổi. Hình thái bên ngoài cơ thể
đôi khi trái ngược, ví dụ đường kính chi trên, chi dưới giảm nhưng vòng bụng tăng lên.
Hình dáng có thể biến đổi từ cao gầy khi trẻ thành to béo khi cao tuổi; lưng có thể
còng xuống, dáng đi thay đổi… Quá trình biến đổi diễn ra từ từ, chậm chạp trong một
thời gian dài và khác nhau ở từng phần, bộ phận cơ thể. Những phần cơ thể có xương
và sụn ngay dưới da (giữ da và xương, sụn không có cơ hoặc chỉ có lớp cơ mỏng) như

đầu mặt bao gồm trán, gờ long mày, gò má, gốc mũi, cằm, tài… thông thường không
hoặc ít thay đổi hình dạng; trong khi đó, người cao tuổi thường ít có cơ phần bụng săn
chắc, phần lớn chảy xệ. Cùng với quá trình lão hóa, bệnh tật và chấn thương, phẩu
thuật và phẩu thuật thẩm mỹ, hoặc cố tình thay đổi với sự trợ giúp của thầy thuốc là
tổng thể những nguyên nhân làm thay đổi hình dạng bề ngoài. Khi nghiên cứu đặc
điểm nhận dnagj cần chú ý đến những bộ phận hay phần cơ thể nào ít hoặc không thay
đổi so với thời điểm xương ngừng phát triển và nhận biết phần, bộ phận nào đã bị thay
đổi; đánh giá được mức độ thay đổi nhanh hay chậm, ít hoặc nhiều.

8


-

-

-

-

-

Tuy nhiên, những thay đổi ngoại hình chỉ mang tính tương đối, hầu hết những
đặc điểm riêng biệt vẫn được giữ nguyên. Khi xác định đặc điểm nhận dạng phải kết
hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt tính riêng biệt và tính ổn định tương đối mới có được kết
quả truy nguyên đồng nhất đúng một người.
III. HỆ THỐNG ĐẶC ĐIỂM NHẬN DIỆN NGƯỜI
3.1. Đặc điểm chung
Mỗi một con người sinh ra và phát triển lớn lên đều có những đặc điểm chung
giống nhau, những đặc điểm chung phổ biến này chúng ta có thể dễ dàng nhận biết

được bằng cách quan sát, như đặc điểm dân tộc, giới tính, tầm cao, độ tuổi, tầm vóc.
Các chủng tộc người, các dân tộc trong một Quốc gia: chẳng hạn chủng tộc Âu
(Euroloid) da trăng, mũi cao và hẹp, mắt to, mống mắt thường có màu xanh, vàng, tóc
màu vàng hoặc màu nâu; Người chủng tộc Á (Mongoloid) da vàng hoặc đỏ, nâu đen;
mũi cao trung bình hoặc rộng, cánh mũi mỏng, mống mắt màu đen…
Giới tính: trong cùng một chủng tộc, nam và nữ khác nhau về chiều cao, tầm vóc,
nước da, hình thái khôn mặt, râu tóc, âm điệu tiếng nói, dang đi, trang phục. Tuy
không nhiều nhưng có những trường hợp nam rất giống nữ ở hầu hết những hình thái
nói trên và ngược lại.
Chiều cao: giữa các chủng tộc người khác nhau có sự khác nhau về chiều cao. Người
chủng tộc Âu và Phi, người Nam Á, người da đỏ Châu Mỹ cao hơn người Bắc Á,
Đông Bắc Á, Đông Nam Á.
Độ tuổi: nhận định độ tuổi của người tham gia giao dịch và đối chiếu năm sinh ghi
trong các loại giấy tờ mà họ xuất trình là việc rất cần thiết. Nhận định độ tuổi dựa vào
da, râu tóc, giọng nói, dáng đi…
3.2. Đặc điểm hình thái các bộ phận của cơ thể
Cấu trúc cơ thể con người đầy đủ đều có tai, mũi, họng, chân tay, mắt, môi… Nói
chung con người đều có sự giống nhau về cấu trúc cơ thể, mỗi người đều có các bộ
phận, chức năng giống nhau. Tuy nhiên mỗi bộ phận ở mỗi người lại có hình thái và
đặc điểm khác nhau. Về mặt giải phẩu, tùy thuộc vào yếu tố di truyền, dinh dưỡng, lao
động… từng bộ phận cơ thể ở mỗi người có thể giống và khác nhau. Khai thác những
điểm khác đó ở cùng một bộ phận giữa những cá thể người là mục đích của công tác
nhận diện.
Về mỗi bộ phận đều có những bộ phận để chúng ta tiến hành mô tả như có đầu
to, đầu nhỏ, đầu trung bình, đầu tròn, đầu dài, đầu dẹt… những trên đầu lại có các bộ
phận khác như tai, mũi, mắt, miệng, răng và các đặc điểm về lông mày, lông mi, tóc.
Trán: Kích thước ngang (nhìn thẳng) có các loại: trung bình là chiều rộng trán bằng
chiều rộng mặt, trán rộng, trán hẹp. Khi quan sát nên lầy hai xương gò má làm chuẩn
để xác định kích thước ngang của trán. Xác định chiều cao của trán bằng cách nhìn
nghiêng từ bên phải cũng có ba mức độ: trán trung bình là chiều cao phần trán tương

đương phần mũi và phần miệng, trán cao khi phần trán dài hơn phần mũi miệng, tracsn
thấp (ngắn) khi phần trán ngắn hơn phần mũi, phần miệng.
9


-

















Trán nam thường vát từ dưới lên trên, từ trước ra sau, trán nữ thường đứng. Ở
những người có di chứng bệnh còi xương trán thường rất dô, nhiều khi hai ụ trán
(bướu trán hay gồ trán) phải và trái rất to.
Lông mày: căn cứ vào các tiêu chí để xác định mỗi người có đặc điểm khác nhau:
chiều dài, chiều rộng, hình dạng (lông mày lá liễu, lông mày lưỡi, đầu cung mày lớn,
đuôi nhỏ, đầu và đuôi nhỏ ở giữa lớn…), chiều hướng, khoảng cách với nhãn cầu,
khoảng cách hai đầu cung mày, mật độ lông mày đậm hay thưa.

Lông mày kẻ vẽ thường thấy ở nữ giới, những trường hợp này nên ghi nhận màu
sắc kẻ vẽ. Hiếm gặp trường hợp dán lông mày
Mắt:
Mi mắt (mí mắt): là bộ phận bảo vệ mặt, bao gồm mi trên và mi dưới. Mí trên có thể
có nếp gấp gọi là mắt hai mí, cá biệt có thể có ba mí, không có nếp ngấp gọi là mắt
một mí. Nhiều người Việt Nma, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Mông
Cổ có mắt một mí. Mí mắt có thể có màu đỏ, đôi khi có sẹo.
Lông mi là hành lông ở bờ mi trên hoặc dưới; lông mi trên dài hơn lông mi dưới và
cong lên, lông mi có thể thẳng, dài hoặc rất thưa, ngắn; cá biệt không có lông mi. Đôi
khi có lông mi giả.
Kích thước mắt: có mắt to, mắt nhỏ, mắt trung bình. Thông thường chiều rộng mắt
tương đướng 1/5 chiều dài mắt. Người chủng tộc Âu, Nam Á có kích thước ngang mắt
lớn hơn người Bắc Á, Đông Bắc Á và Đông Nam Á.
Hình dạng mắt: mắt tròn, mắt dài là phổ biến, cá biệt có mắt hình dạng tam gác, hình
thoi.
Chiều hướng mắt: nằm ngang, xiên trong, xiên ngoài.
Màu sắc mắt: Mống mắt người Việt thường có màu đen, xanh đen, ít hơn là màu xám,
cá biệt là màu nâu tương đồng với chủng tộc Á – Mỹ và chủng tộc Phi. Người chủng
tộc Âu mống mắt chủ yếu có màu xanh, ít hơn là màu hạt dẻ, vàng, xám. Người bị
bệnh bạch tạng toàn phần có mống mắt màu hông.
Củng mạc thông thường có màu tráng, đôi khi hơi vàng, có màu đỏ khi viêm giác
mạc gây phản ứng xung huyết (ứ máu) ở củng mạc, đau mắt đỏ, chấn thương mắt,
uống rượu, mất ngủ, dụi mắt.
Mũi: hình dáng của mũi phụ thuộc vào cấu trúc của xương sống mũi và sụn mũi, vì
vậy có tính ổn định cao, rất có giá trị đối với việc nhận dạng người qua ảnh.
Gốc mũi: chính là khớp trán- mũi, là chỗ lõm nhất của sống mũi nằm giữa hai đuầ mắt
(sơn căn). Có các loại gốc mũi đầy, gốc mũi sâu và gốc mũi xương.
Sống mũi: là đoạn từ gốc mũi đến chỏm mũi, bao gồm sống mũi thắng, sống mũi lõm,
hơi lõm, rất lõm, sống mũi khum, sống mũi gồ gãy. Cá biệt có sống mũi vẹo.
Chỏm mũi: là phần thấp nhất theo chiều trên - dưới của sống mũi, giới hạn hai cánh

mũi bằng một nếp gấp nhẹ. Có các loại: chỏm mũi tròn, nhọn; chỏm mũi chúc, hếch;
cá biệt có chỏm mũi luôn luôn có màu đỏ.
Cánh mũi: rộng làm mũi to, bè hoặc hẹp làm mũi nhỏ; dày hoặc mỏng; các biệt có thể
bên mỏng, bên dày làm cho hai lỗ mũi to, nhỏ khác nhau
10











-

-

-




Vách mũi: là vách sụn ngăn giữa hai lỗ mũi. Vách ngăn cao làm cho chỏm mũi hếch,
vách ngăn thấp làm cho chỏm mũi chúc.
Lỗ mũi: Lỗ mũi nhỏ thường đi cùng cánh mũi dày, lỗ mũi rộng thường với cánh mũi
nhỏ và chỏm mũi hếch.
Miệng: Hình dáng và đặc điểm do môi trên, môi dưới, xương hàm tên, duwois quyết

định.
Kích thước miệng là khoảng cách góc môi trên – dưới (mép) hai bên khi ngậm lại, bao
gồm: miệng rộng, miệng trung bình, miệng nhỏ.
Hình dạng: khi hai môi ngậm: miệng có hình ô van, trái tìm, miệng mím, miệng hở,
miệng giô
Chiều hường (nhìn thăng): nằm ngang, lệc phải, lệch trái
Môi: dày, mỏng cả hai môt; môi trên dày, môi dưới mỏng; môi trên mòng, môi dưới
dày. Bờ môi có thể thẳng, cong lên hoặc cong xuống, màu sắc tự nhiên có thể hồng,
đỏ, xám (thâm môi).
Răng: răng sữa tồn tại tối đa đến 13 tuổi, có 20 răng, mọc đủ chậm nhất ở 24 tháng
tuổi. Răng vĩnh viễn có thể 28 hoặc 32 cái. Người giá có một số răng rụng hoặc hư
hỏng do bệnh lý răng. Khi giao tiếp, chỉ nhận xét được các răng cửa và răng nanh.
Răng có thể mọc thẳng, xiên ngoài, hoặc xiên trong. Có khi có vài cái răng mọc lệch
hàng. Màu sắc có thể trăng đục, trắng trong, đen do nhuộm, màu xám, ố vàng, ố đen.
Răng giả có nhiều mức độ và màu sắc khác nhau. Ở những người bị chấn thương hàm,
răng hoặc nắn chỉnh hàm có thể thấy dây buộc kim loại.
Cằm: hình dạng cằm được quyết định bởi ngành ngang xương hàm dưới, da và mô
dưới da. Kích thước có ba mức độ: rộng, trung bình và hẹp khi nhìn thẳng. Nhìn
nghiêng có cằm dài, trung bình và ngắn. Nhìn thẳng có dạng tròn, vuông, chữ nhật,
tam giác; Nhìn nghiêng có thể phẳng, nhô, lẹm
Râu: bao gồm râu mmooi trên, môi dưới, râu cằm. Các kiểu râu ở nam giới thường rất
đa dang như các kiểu tóc nữ giới. Râu có thể dài, ngắn khác nhau. Cá biệt có người
hoàn toàn không có râu. Ở nữ, một số ít người do cơ thể tăng nội tiết tố nam có thể có
râu môi trên khá rõ hoặc chuyển đổi giới tính có thể có râu. Râu có thể màu đen, nâu…
và thường giống màu tóc của người đó, râu bạc màu, muối tiêu.
Tai: bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong; khi giao tiếp chỉ ghi nhận hình thái mặt
trước loa tai – một phần của tai ngoài. Loa tai cấu tạo chủ yếu là sụn và da. Ở người
trưởng thành, hình dạng loa tai rất ổn định, có giá trị truy nguyên đồng nhất người cao.
Kích thước: to, nhỏ, trung bình.
Vành tai: chính là bờ ngoài của loa tai, chia thành các đoạn: vành tai gốc, vành tai trên,

vành tai trước, vành tai dưới.
Nếp tai (bình tai): chia thành ba đoạn trên, giữa, dưới. Nếp tai dưới lại có các dạng:
trung bình; giô bao gồm: hơi giô, giô, rất giô và nếp tai thụt bao gồm: hơi thụt, thụt, rất
thụt.

11


• Dái tai: phần thấp nhất của tai, rất đặc trưng về hình dạng đối với cá thể người, có giá
trị cao trong nhận dạng. Dái tai gồm: dái tai trung bình, dái tai phật, dái tai chúc, dái
tai vuông. Trên dái tai có thể có lỗ để đeo đồ trang sức.
- Cổ: có thể dài, ngắn; rất ngắn thường gọi là cổ rụt; có thể to hoặc nhỏ. Khi giao tiếp
thường nhìn thấy cổ trước ở một số người có sụn giáp trạng nhô cao hẳn so với bề mặt
cổ (quen gọi là lộ hầu) hoặc nhìn thấy bướu cổ to nhỏ khác nhau; người beo mập cổ có
thể có nếp gấp da chảy xẹ (ngấn).
- Ngực: các xương lồng ngực và cơ ngực quyết định hình thái lồng ngực; có thể nhận
biết được các dạng lồng ngực khi giao tiếp như ngực nỏ, ngực lép; bầu vú căng tròn
hay nhỏ.
- Bụng: các dạng bụng dễ nhận biết hơn như bụng trung bình, bụng nhỏ, lép, bụng to,
căng tròn hay chảy xệ, bụng nữ giới có thai từ khoảng tháng ba, thứ tư trở đi…
- Lưng: dễ nhận biết là các dạng gù, vẹo hay lưng thẳng.
- Tay: có thể dài, ngắn, to, nhỏ, mức độ rắn chắc cũng khác nhau. Người Việt Nam
thuộc tiểu chủng Nam Á trong đại chủng Á – Mỹ có đặc điểm chi ngắn (tỉ lệ dài
chi/chiều cao nhỏ hơn ngươi người chủng tộc Âu và Phi). Bàn tay có thể to, nhỏ, gầy
guộc, trung bình hoặc mập mạp. Móng tay có thể cắt cụt hoặc để dài với các mức độ
khác nhau; có thể tô các màu khác nhau. Cần đặc biệt chú ý những bất thường như cắt
cụt, ngón nào cụt, trạng thái mỏm cụt; tay liệt; trục xương (cánh tay, cẳng tay) không
thẳng (tay khoèo), tay lệch, tay 6 ngón bẩm sinh, teo cơ có thể ở cánh, cẳng hay bàn,
ngón tay
- Chân: khó quan sát hơn tay, có các loại dài, ngắn, to, nhỏ. Có thể nhận biết chân thẳng,

vòng kiêng, chân chụm gối, chân cong trước hoặc cong sau. Bàn chân cũng to, nhỏ,
dài, ngắn, gầy hoặc dày mập khác nhau; ngoài ra còn có dang chân bẹt, bàn chân lõm.
Các ngón chân cũng có dài, ngắn, to, nhỏ…; điểm nối các đầu chân có thể tương đối
ngang, cong hoặc chéo; móng chân có thể dài, ngắn, tô màu. Chân cũng có các bất
thương như cắt cụt, liệt, chân lệch do dài, ngắn khác nhau; di chứng bại liệt; chân giả;
cụt ngón, teo cơ…
3.3. Các đặc điểm cá biệt
Kết hợp với các đặc điểm trên cơ thể, ở mỗi người đều có một đặc điểm riêng, các
biệt. Những đặc điểm riêng này có thể do bẩm sinh sinh ra đã có nó, nó phát triển đến
mức nhất định và tồn tại suốt cả cuộc đời người đó như vết bớt, vết chàm, vết sứt má ở
má, cánh mũi,… hay những đặc điểm được hình thành trong cuộc sống của mỗi người
như vết sẹo, rỗ, tàn nhang, nôt ruồi, vết xăm mình trạm trổ… Đó là những đặc điểm
riêng ở mỗi một đối tượng, rất đặc trưng để truy nguyên cá biệt một người nào đó, nói
cách khác, có giá trị đặc biệt cao để nhận dạng một người cụ thể. Những đặc điểm này
có thể có ở tất cả các phần, bộ phận trên cơ thể nhưng tùy theo mức độ yêu cầu nghề
nghiệp mà khả năng phát hiện rất khác nhau.
- Sẹo da: có nhiều nguyên nhân gây ra sẹo: chấn thương, sẹo phẫu thuật, bỏng… và rất
khác nhau về hình thái, kích thước sẹo.
12


-

-

Nốt ruồi: là những khối quá sản tế bào da nhỏ nổi trên bề mặt da, thường có hình tròn;
màu đen hoặc đỏ, ít hơn là màu nâu
Khối u: là những khối quá sản tết bào da, có màu giống màu da và thường lớn hơn nốt
ruồi, đôi khi có cuống. Ngoài ra còn có các u bã đậu, u mỡ, u cơ, u cân, u thần kinh, u
mạch máu

Các vết chàm, bớt: thực chất nó là một xuất hiện bẩm sinh và có thể biến mất. Đó là
những vùng da không cao hay thấp hơn xung quanh và có khá nhiều màu sắc.
Hạt cơm: là bệnh u nhú da do virus HPV gây ra, hầu hết hạt cơm đều lồi, hiếm gặp hạt
cơm phẳng.
Xăm da: là khuynh hướng văn hóa thẩm mỹ, đa dạng về hình thức và ý nghĩa.
3.4. Sự hình thành vân tay và ý nghĩa của dấu vân tay trong hoạt động công
chứng
3.4.1. Sự hình thành vân tay
Theo nghiên cứu, hình dạng dấu vân tay xuất hiện vào tuần thứ 10 của thai kỳ, đó
là khi bào thai có chiều dài khoảng 80mm. Dấu vân tay có 3 loại: hình cái lều (arch),
đường cong (loop) và vòng xoáy hay còn gọi là hoa tay (whorl). Vào tuần thứ 17 của
thai kỳ, vân tay của thai nhi được phát triển hoàn thiện.
Việc hình thành hình dạng dấu vân tay có liên quan đến lực ép tác động vào lớp
nền của phần biểu bì trên da (basal layer). Lớp nền này phát triển nhanh hơn các lớp
bên ngoài của biểu bì và phần dưới biểu bì, nó sẽ gấp lại theo các hướng khác nhau từ
đó hình thành những hình dạng phức tạp. Lực ép được tạo ra từ phía bên ngoài da, bao
gồm móng tay, các nếp nhăn ở đốt ngón tay cũng như xung quanh đầu ngón tay. Sau
vài tuần, các nếp gấp sẽ dần tạo thành hình dạng dấu vân tay mà chúng ta có thể nhìn
thấy rõ trên da. Hình dạng dấu vân tay sẽ không hề bị thay đổi dù da có bị trầy xước
nặng vì nó nằm ở bên dưới bề mặt da.
Đối với các nhà khoa học, dấu vân tay của con người vẫn luôn là một đặc điểm
khó hiểu. Phần lòng bàn tay có một số điểm khác hẳn so với những bộ phận còn lại
trên cơ thể. Bộ phận này có da dày nhất, nhiều tuyến mồ hôi và không có lông.
3.4.2. Ý nghĩa của dấu vân tay trong hoạt động công chứng
Khoản 2, khoản 3, Điều 48, Luật công chứng 2014 quy định: “2. Việc điểm chỉ
được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng,
người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ,
người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải;
nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường
hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi

rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp
sau đây:
a) Công chứng di chúc;
13


-

b) Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;
c) Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.
Như vậy, điểm chỉ không phải là một trường hợp bắt buộc nhưng vẫn thường
xuyên xuất hiện. Người dân thường không hài lòng khi thực hiện thủ tục này vì cho
rằng bẩn tay, người biết chữ thì không cần điểm chỉ. Nhưng khi công chứng viên yêu
cầu thì người tham gia giao dịch phải chấp thuận nếu muốn thực hiện giao dịch. Công
chứng viên yêu cầu vì những lẽ sau:
Theo nghiên cứu, không ai có dấu vân tay trùng nhau nên việc điểm chỉ sẽ xác thực
được chủ thể tham gia giao dịch chuẩn xác nhất.
Khi điểm chỉ, sẽ để lại chứng cứ rõ nét nhất về tính xác thực của giao dịch.
Tất nhiên, không phải loại giấy tờ tùy thân nào cũng có dấu vân tay nên công chứng
viên vẫn luôn phải thận trọng dù rằng đã có dấu vân tay.
IV. PHƯƠNG THỨC NHẬN DIỆN CON NGƯỜI
Xác định “đúng người”. Đây là yêu cầu quan trọng nhất đối với hoạt động công
chứng của bất kỳ một quốc gia nào, dù đó là công chứng hình thức hay là công chứng
nội dung. Việc xác định đúng, chính xác người yêu cầu công chứng không những tạo
điều kiện cho công chứng viên có thể xác định đúng chủ thể, khách thể của hợp đồng,
giao dịch mà còn ngăn ngừa những trường hợp mạo danh, lừa đảo… Hiện nay, trên thế
giới đang tồn tại ba cách để xác định người yêu cầu công chứng. Đó là:
(1) Xác định bằng sự nhận biết cá nhân của công chứng viên;
(2) Xác định bằng một hoặc hai nhân chứng đáng tin cậy;

(3) Xác định bằng việc kiểm tra các giấy tờ tuỳ thân còn hiệu lực để thay thế cho
những chứng cứ thuyết phục.
Cách thứ nhất và cách thứ hai là hai cách tốt nhất để xác định chính xác người
yêu cầu công chứng. Đối với cách thứ nhất thì hoàn toàn đáng tin cậy, không có bất kỳ
một sự rủi ro nào do công chứng viên và người yêu cầu công chứng có những mối
quan hệ, quen biết cá nhân và công chứng viên xác định người yêu cầu công chứng
bằng chính mối quan hệ cá nhân đó. Đối với cách thứ hai, thì công chứng viên xác
định người yêu cầu công chứng thông qua một hoặc hai người làm chứng mà cá nhân
công chứng viên quen biết. Tuy nhiên hai cách này khó có thể áp dụng một cách thuận
tiện do phạm vi áp dụng hẹp (đối với cách thứ nhất) hoặc do gây phiền hà cho đương
sự (đối với cách thứ hai)3. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 47 Luật Công chứng 2014:
“Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký,
điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công
chứng phải có người làm chứng.
Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng.
3 />
14


Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng
không mời được thì công chứng viên chỉ định”.
Không có quy định nào cho phép công chứng viên sử dụng người làm chứng để
xác định người yêu cầu công chứng. Tóm lại, cách phổ biến nhất và cũng ít tin cậy
nhất để xác định người yêu cầu công chứng chính là việc xác định người yêu cầu công
chứng thông qua giấy tờ tuỳ thân của họ. Tuy nhiên, đó mới chỉ là một nửa nhiệm vụ
của công chứng viên. Sau khi xác định chính xác người yêu cầu công chứng, công
chứng viên phải kiểm tra trạng thái tâm lý cũng như khả năng nhận thức của người yêu
cầu công chứng trước khi cho họ ký kết một hợp đồng, giao dịch nào đó. Nói cụ thể
hơn là công chứng viên phải đọc lại (hoặc đề nghị người yêu cầu công chứng tự đọc

lại) toàn bộ nội dung hợp đồng, giao dịch cho các bên giao kết nghe, giải thích các
quyền và nghĩa vụ của họ phát sinh theo bản hợp đồng này, giải đáp các thắc mắc cho
họ (nếu có). Chỉ khi nào chắc chắn rằng người yêu cầu công chứng ký kết một hợp
đồng, giao dịch nào đó trong trạng thái tinh thần thoải mái, không chịu bất kỳ một sức
ép nào từ phía bên ngoài và rằng, họ hoàn toàn ý thức được hậu quả việc làm của
mình… thì công chứng viên mới cho họ ký kết hợp đồng, giao dịch đó.
V. GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA KỸ NĂNG NHẬN DIỆN
CON NGƯỜI CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
Để nâng cao hiệu quả của kỹ năng nhận diện con người, Công chứng viên cần có
những giải pháp như sau:
- Mỗi công chứng viên cần không ngừng nỗ lực, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ
năng hành nghề đảm bảo tính chuyên nghiệp trong hoạt động công chứng. Bên cạnh
đó cần cập nhật thông tin để để nắm vững các quy định của Luật công chứng, các văn
bản quy phạm pháp luật liên quan; đảm bảo thực hiện nghiêm quy định pháp luật về
trình tự, thủ tục công chứng.
- Ngoài việc các văn phòng công chứng và công chứng viên phải tự trau dồi và nâng
cao nghiệp vụ về kỹ năng nhận diện con người là vô cùng quan trọng. Mặt khác, các
cơ quan, tổ chức khi tiếp nhận các hồ sơ, giấy tờ công chứng hoặc các cá nhân khi
tham gia các giao dịch bằng các hợp đồng công chứng, cần yêu cầu bản chính để so
sánh. Đặc biệt, đối với các giao dịch hợp đồng có giá trị lớn, cần phải xác minh thật ký
về chủ thể tham gia giao dịch.
- Thường xuyên, kịp thời phối hợp với Sở Tư pháp, cơ quan Công an trong việc
phát hiện, điều tra, xử lý hành vi vi phạm giả mạo chủ thể tham gia giao dịch công
chứng.
- Xây dựng quy chế phối hợp trong việc trao đổi, nâng cao kỹ năng nhận diện con
người cũng như quy chế phối hợp trong việc trình báo, tố giác, cung cấp thông tin và
tài liệu liên quan giữa cơ quan công an, công chứng viên, tổ chức hành nghề công
chứng và các cơ quan chức năng khác để xử lý người vi phạm.
15



- Thường xuyên tổ chức họp mặt, trao đổi kinh nghiệm giữa các công chứng viên
với nhau, giữa các thành viên trong hội công chứng viên để cùng tháo gỡ những khó
khăn, vướng mắc trong quá trình hành nghề và tạo điều kiện để các công chứng viên
trao đổi, học tập kinh nghiệm chuyên sâu về nghề nghiệp và phát huy tính tự quản của
tổ chức xã hội - nghề nghiệp công chứng; nâng cao chất lượng hoạt động hành nghề
công chứng, góp phần ổn định phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

16



×