Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận bitcoin – sự ảnh hưởng của nó đối với quy luật lưu thông tiền tệ việt nam trong thời đại hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.62 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT TP.HCM

NHÓM 04
TIỂU LUẬN MÔN
NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG & CHÍNH SÁCH TIỀN
TỆ

ĐỀ TÀI:
BITCOIN – SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI QUY
LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ VIỆT NAM TRONG
THỜI ĐẠI HIỆN NAY

TP. HỒ CHÍ MINH - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT TP.HCM

NHÓM 04
TIỂU LUẬN MÔN
NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG & CHÍNH SÁCH TIỀN
TỆ

ĐỀ TÀI:
BITCOIN – SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI QUY
LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ VIỆT NAM TRONG
THỜI ĐẠI HIỆN NAY

STT
01


02
03

Họ tên
Đỗ Đình Thái
Nguyễn Quang
Thắng
Trần Liêu Thiên
Phúc

MSHV
C186040
28
C186040
44
C186040
38

Email
Thaidodinhtcnh@gmail.
com

m
Thienphuctran2212@g
mail.com

ĐVCT
Vietcombank
Ngân hàng
ACB

Agribank

CAM KẾT THAM GIA HOÀN THÀNH TIỂU LUẬN
Thành viên

Nội dung đóng góp

Mức độ đóng
góp

Chữ ký


- Soạn nội dung các
phần: Cơ sở lý luận về
Đỗ Đình Thái

tiền điện tử Bitcoin, lý
thuyết chung về tiền
điện tử.
- Soạn, thiết kế, tổng hợp
bài tiểu luận.
- Soạn nội dung các

Nguyễn Quang
Thắng

phần: Tổng quan về tiền
điện tử Bitcoin, thực
tiễn sử dụng và quản lý

Bitcoin trên thế giới.
- Soạn nội dung các
phần: thực tiễn sử dụng

Trần Liêu Thiên
Phúc

và quản lý Bitcoin ở Việt
Nam, tác động đến
chính sách tiền tệ ở Việt
Nam.

Các thành viên
cam kết đã
đóng góp nội
dung với mức
độ bằng nhau
và kịp thời hạn
nộp các nội
dung theo phân
công của nhóm.


MỤC LỤC
GIỚI THIỆU.............................................................................................................................1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN ĐIỆN TỬ BITCOIN.............................................................2
1. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TIỀN ĐIỆN TỬ................................................................2
1.1. Định nghĩa về tiền điện tử........................................................................................2
1.2. Phân loại tiền điện tử...............................................................................................2
1.3. Đặc điểm tiền điện tử...............................................................................................2

1.4. Chủ thể tham gia......................................................................................................3

2. TỔNG QUAN VỀ TIỀN ĐIỆN TỬ BITCOIN............................................................3
2.1. Khái niệm.................................................................................................................3
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển..............................................................................4
2.3. Đặc điểm và cơ chế giao dịch..................................................................................4
2.4. Ưu điểm và nhược điểm của đồng Bitcoin..............................................................7
2.5. Rủi ro khi sử dụng đồng Bitcoin..............................................................................8
2.6. Tiền điện tử Bitcoin và rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố..........................................8
3. THỰC TIỄN SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ BITCOIN TRÊN THẾ GIỚI...................7
3.1. Thực tiễn sử dụng....................................................................................................7
3.2. Khuôn khổ pháp lý quản lý tiền điện tử trên thế giới..............................................7
4. THỰC TIỄN SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ TIỀN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM...............8
4.1. Thực trạng khuôn khổ pháp lý quản lý tiền điện tử ở Việt Nam..............................8
4.2. Khuyến nghị.............................................................................................................9
KẾT LUẬN.................................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................


1

GIỚI THIỆU

Hiện nay khi mà thế giới ngày một xoay chuyển mạnh mẽ và hiện đại hóa hơn bởi
cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra toàn cầu thì các loại tiền điện tử xuất hiện một
cách mạnh mẽ là một trong những vấn đề nóng được đề cập trong và ngoài nước suốt thời
gian vừa qua. Nội dung bài viết nghiên cứu về các loại tiền điện tử cũng như tầm ảnh
hưởng của loại tiền này đến chính sách tiền tệ tương lai.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu về tầm ảnh hưởng của các loại tiền

điện tử trong đó nổi bật nhất là Bitcoin đến chính sách tiền tệ, khuyến nghị về chính sách
quản lý tiền điện tử tại Việt Nam.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm đồng tiền điện tửBitcoin và thị trường
BitcoinViệt Nam.

Để nghiên cứu đề tài, nhóm chúng tôi có sử dụng kết quả của phương pháp nghiên
cứu định lượng để kiểm định tính hiệu quả của thị trường, được coi là phương pháp tốt nhất
áp dụng cho số liệu dạng chuỗi thời gian để kiểm định một thị trường kém hiệu quả.


2

1. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TIỀN ĐIỆN TỬ
1.1. Định nghĩa về tiền điện tử

Tiền điện tử là tiền đã được số hóa, tức là tiền ở dạng những bit số. Tiền điện tử chỉ
được sử dụng trong môi trường điện tử phục vụ cho những thanh toán điện tử thông qua hệ
thống thông tin bao gồm hệ thống mạng máy tính, Internet và các phương tiện điện tử được
lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của tổ chức phát hành (bên thứ 3) và được biểu hiện dưới dạng
bút tệ trên tài khoản mà khách hàng (người mua) mở tại tổ chức phát hành.

Cũng như tiền giấy tiền điện tử có chức năng là phương tiện trao đổi và tích lũy giá
trị. Nếu như giá trị của tiền giấy được đảm bảo bởi chính phủ phát hành thì đối với tiền
điện tử, giá trị của nó được tổ chức phát hành đảm bảo bằng việc cam kết sẽ chuyển đổi
tiền điện tử sang tiền giấy theo yêu cầu của người sở hữu.
1.2. Phân loại tiền điện tử.

- Theo khả năng chuyển đổi: được chia làm 2 loại: Tiền điện tử không có khả năng
chuyển đổi và tiền điện tử có khả năng chuyển đổi.


- Theo khả năng kiểm soát: được chia thành 2 loại: tiền điện tử tập trung và tiền điện tử
phi tập trung

- Theo cách thức hình thành: được chia làm 2 loại: tiền điện tử mật mã và tiền điện tử
thông thường

- Theo chức năng và mục đích sử dụng: được chia làm 4 loại: tiền điện tử giá trị trả
trước, tiền điện tử thân thiết, tiền điện tử trong game, và tiền điện tử lưu hành
1.3. Đặc điểm của tiền điện tử

a) Ưu điểm

Tiền điện tử mang lại nhiều lợi ích hơn so với tiền tệ truyền thống. Tuy nhiên, tiền điện tử cũng
có những nhược điểm riêng của nó.


3

Chi phí giao dịch thấp (có những đồng miễn phí giao dịch)

Thuận tiện trong giao dịch: Bạn có thể chuyển hoặc nhận tiền điện tử ngay lập tức mà
không cần thông qua bên trung gian như ngân hàng, chính phủ,…

Độ bảo mật an toàn cao

Tạo tiềm năng phát triển cho ngành thương mại điện tử

Bảo vệ môi trường


b) Nhược điểm:

Khó sử dụng cho người mới bắt đầu

Tỷ giá của tiền điện tử biến động thất thường

Dễ bị tội phạm rửa tiền lợi dụng.

Hiện nay, ngoài một số nước ủng hộ tiền điện tử công khai thì có rất nhiều quốc gia vẫn
chưa chấp nhận tiền điện tử là một loại tiền tệ. Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể về
chính sách quản lý tiền điện tử, tuy nhiên đã có động thái đầu tiên đó là không được dùng
tiền điện tử làm phương tiện thanh toán
1.4.Tương lai tiền điện tử

Tiền điện tử hiển nhiên là không ổn định vì quy mô thị trường của chúng vẫn còn tương
đối nhỏ. Khi vốn hóa thị trường đối với tiền điện tử tăng lên, sẽ kéo theo đó là sự ổn định
của tiền điện tử. Và một khi điều đó xảy ra, chúng có khả năng ổn định hơn so với tiền giấy
do chính phủ ban hành .

Tiền điện tử được thiết kế đáp ứng điều kiện vốn hiếm, và lạm phát của chúng phát
triển với tỷ lệ chậm, kiểm soát được.


4

Điều này có thể cho họ sự ổn định hơn so với các đồng tiền khác cái mà các chính phủ,
ngân hàng trung ương và các tổ chức tài chính có thể “thêm một vài số 0” vào cuối tài
khoản ngân hàng của họ khi cần.

Tiền điện tử có tiềm năng để thay đổi thế giới tài chính theo nhiều cách chúng

có. Bitcoin là đầu tiên, vẫn là lớn nhất và có cơ hội tốt nhất để đạt được sự chấp nhận chủ
đạo, nhưng có rất nhiều loại tiền khác với những ý tưởng sáng tạo mà chúng ta không nên
bỏ qua.
2.TỔNG QUAN VỀ TIỀN ĐIỆN TỬ BITCOIN
2.1. Khái niệm

Bitcoin đôi khi được gọi là cryptocurrency (tiền điện tử được mật mã hóa), bởi vì
việc xác nhận giao dịch và tạo ra đồng tiền riêng dựa trên nguyên tắc hoạt động của những
đoạn mã. Mỗi Bitcoin và mỗi người dùng được mã hóa bằng một đoạn mã khác biệt và mỗi
hoạt động giao dịch sẽ được ghi nhận lại bằng sổ kế toán mang tính công cộng và phi tập
trung (còn gọi là blockchain). Sổ kế toán được nhìn thấy ở tất cả các máy tính có kết nối
mạng, nhưng không công khai bất kì thông tin các bên liên quan (người mua và người
bán). Sổ kế toán sẽ xác nhận số lượng Bitcoin người mua được dùng và chuyển số tiền đó
vào tài khoản người bán. [5, tr.1-2]

Sổ kế toán đã nói ở trên là vật tượng trưng duy nhất của Bitcoin (và các loại
cryptocurrencies khác) vì nó giải quyết một vấn đề gọi là chi tiêu gấp đôi (có nghĩa là, chi
tiêu bằng tiền mà bạn không thực sở hữu bằng cách sử dụng sự giả mạo) và sự cần thiết
phải có vai trò của bên thứ ba đáng tin cậy (như ngân hàng hoặc công ty thẻ tín dụng) trong
việc xác minh tính trung thực của giao dịch điện tử giữa người mua và người bán. [5, tr.2]

Được biết đến lần đầu tiên vào vào năm 2008 bởi Satoshi Nakamotom và bắt đầu
đưa vào sử dụng năm 2009, đến nay, Bitcoin đã có bước phát triển đáng kể, trở thành đồng
tiền điện tử thành công nhất đến thời điểm này. Thông thường chữ in hoa “BITCOIN” đề
cập đến công nghệ và mạng lưới, trong khi chữ thường “Bitcoin” đề cập đến khía cạnh tiền
tệ của nó.
Bitcoin được kí hiệu là: BTC, hay ฿, Ƀ.


5


2.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Theo lịch sử, Satoshi Nakamoto bắt đầu đưa ra những ý niệm sơ khai về Bitcoin
vào năm 2008. Cũng trong cùng năm đó, thế giới biến động với hàng loạt vụ khủng hoảng
nhà đất dẫn đến những ảnh hưởng không nhỏ đến tài chính thế giới: Cục Dự Trữ Liên Bang
Hoa Kỳ (FED) bơm tiền vào cứu trợ; suy thoái kinh tế toàn cầu; Châu âu rơi vào khủng
hoảng vì nợ nần…Lòng tin vào những đồng tiền của chính phủ bắt đầu suy giảm. Đây là
thời điểm hoàn hảo nhất cho sự bắt đầu của một kỷ nguyên tiền tệ mới – đồng Bitcoin (tiền
mã hoá dựa vào niềm tin)
Giai đoạn 1 (2009): mạng lưới khởi thủy.
Giai đoạn 2 ( 2010): Năm Pizza : Bitcoin được giao dịch công khai 1000BTC= $3
USD Phát triển nhanh chóng và rộng rãi trên thế giới,vốn hóa thị trường vượt 1
triệu USD
Giai đoạn 3 (2010-2011): Tiếp tục phát triển mạnh trong khi phải đối mặt với
những khó khăn trong công tác bảo mật, chống tin tặc và các hoạt động phi pháp khác, vốn
hóa thị trường hơn 206 triệu USD
Giai đoạn 4 (2012) giai đoan Bitcoin được thế gới biết rộng rại nhiều điểm chấp
nhận thanh toán hơn, giai doạn nay coi giai đoạn thời kỳ hoàn kim của Bitcoin
Giai đoạn 4 ( 2013-2014): Phát triển nhanh đột biến
Giai đoạn 5 ( 2018- nay 2019): Lập đỉnh, quay đầu và bất ổn định
2.3. Cách tạo ra Bitcoin và giá trị của nó trên thị trường

Để những người trên mạng lưới dùng Bitcoin tương tác với nhau trước hết cần phải
tải về phần mềm mã nguồn mở miễn phí. Sau khi đã kết nối vào mạng, có ba cách để thu
được Bitcoins: Đầu tiên, người dùng có thể chuyển đổi bằng tiền tệ truyền thống (ví dụ:
Dollars, Yen, hoặc Euros) với một chi phí qua việc chuyển đổi trực tuyến (ví dụ: Mt. GOX,
Coinbase, và Kraken). Phí giao dịch được xác định theo qui mô giao dịch khác nhau, từ
0,5% cho các giao dịch nhỏ xuống còn 0,2% cho các giao dịch lớn hơn.

Giá của Bitcoin có liên quan đến qui luật cung cầu của các đồng tiền khác. Vào

tháng 12/2013, một Bitcoin có giá khoảng 800$. Tuy nhiên, vào đầu tháng 12/2013 giá của
nó lên tới 1200$ và vào đầu tháng 11/2013 giá của nó khoảng 200$


6

2.4. Ưu điểm và nhược điểm của đồng Bitcoin

a) Ưu điểm:

+ Bitcoin không quan tâm bạn là ai: được phân quyền theo cách: nó không quan
trọng ai sử dụng nó. Với nó, bạn có thể mua những thứ mà bạn thậm chí không thể
mua, chẳng hạn như những hàng hoá bị hạn chế theo độ tuổi

+ Bitcoin không quan tâm bạn ở đâu Bitcoin là mạng lưới quốc tế. Từ Trung Quốc
đến Argentina cho đến Hoa Kỳ, mọi người trên khắp thế giới đều đang sử dụng
Bitcoin. Bất cứ ai cũng có thể dễ dàng gửi nó qua Internet và trên toàn thế giới, tạo
điều kiện cho kinh doanh quốc tế mà không cần phải lo lắng về phí giao dịch.

+ Tính bảo mật cao: nếu như các chính phủ phụ thuộc vào quyền lực của quân đội,
còn cơ quan hành pháp đảm bảo an ninh tiền tệ và đảm bảo giá trị cho tiền pháp
định. Thì độ an toàn của hệ thống Bitcoin phụ thuộc vào khả năng xử lý của toàn
bộ mạng lưới blockchain nhằm chống lại các nguy cơ phá hoại và mang lại giá trị
cho BTC. Tuy đã có nhiều vụ ăn cắp BTC nhưng tất cả đều do nguyên nhân là nạn
nhân để lộ khóa riêng tư (private key). Cho tới nay, giao thức Bitcoin vẫn chưa hề
có lỗ hổng bảo mật nào để có thể hack BTC của người dùng.

+ Tính riêng tư: Bạn cần biết, BTC chỉ là tiền điện tử (bán ẩn danh), tức là số BTC
gắn liền với địa chỉ Bitcoin. Mặc dù chủ sở hữu địa chỉ Bitcoin không được công
khai, nhưng đổi lại các giao dịch lại được công khai rõ ràng.


Ngoài ra, các giao dịch có thể được liên kết với công ty hoặc một cá nhân bất kỳ
thông qua việc phân tích các giao dịch.

b) Nhược điểm

+ Mức độ chấp nhận


7

+ Bitcoin có thể bị mất (dữ liệu, tin tặc)

+ Biến động tỉ giá

+ công cụ rửa tiền
3. Thực trạng Bitcoin trên Thế Giới
3.1. Thực tiễn sử dụng

Có thể thấy, Bitcoin đã được giao dịch rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, trong đó
tập trung vào các khu vực phát triển như Bắc Mỹ, Đông Âu và Châu ÁMỹ và Trung Quốc
là hai quốc gia đồng tiền này được sử dụng nhiều nhất, mặc dù trong thời gian gần đây,
chính phủ Trung Quốc đã ban hành một số chính sách hạn chế sự phát triển Bitcoin tại
quốc gia này. Châu Phi, Trung Đông và khu vực Nam Á chưa phổ biến Bitcoin, trong khi ở
Châu Âu và khu vực đồng tiền chung Eu, Bitcoin cũng không được xử dụng rộng rãi như ở
các khu vực kinh tế phát triền khác.
3.2. Khuôn khổ pháp lý quản lý tiền điện tử trên thế giới

Do là một loại tiền điện tử, mỗi quốc gia lại có phản ứng khác nhau trước Bitcoin. Đi
vào hoạt động từ năm 2009, đã có sức hút và phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giớitiền điện

tửBitcoin. Tính đến nay, trên thế giới đã có nhiều quốc gia chính thức chấp nhận cho phép giao
dịch bằng Bitcoin. Hầu hết các quốc gia còn lại, nơi có cộng đồng tiêu thụ Bitcoin, theo dõi
tình hình phát triển và biến động liên tục của một đồng kỹ thuật số, chính phủ vẫn chưa có
quyết định chính thức cũng như khung pháp lý chặt chẽ và đồng nhất về việc quản lý tiêu dùng
trong giao dịch kỹ thuật sốnói chung và Bitcoin nói riêng.
Biểu đồ : Giá trị của Bitcoin trên thế giới (tính đến năm 2019)


8

Độ rủi ro của thị trường
Ngoài ra thì rủi ro thị trường cũng có thể là một trong các yếu tố tác động đến chế
độ pháp lý ở từng nước với Bitcoin vì chấp nhận Bitcoin là chấp nhận một loại hình tiền
điện tử tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro hệ thống. Theo đó cac thị trường chấp nhận
Bitcoin như Mỹ, Canada hay Singapore có độ rủi ro thị trường là 0.00% - một con số rất
thấp, trong khi các thị hạn chế lưu hành Bitcoin có độ rủi ro khá cao, như Trung Quốc là
0.9% hay Nga là 2.4%...
Nhìn chung, với các nước có độ rủi ro thị trường cao, chính phủ thường không chấp
nhận Bitcoin vì lo ngại thị trường sẽ không thể điều tiết và kiểm soát đồng tiền này, và có
thể gây nguy hiểm cho cả thị trường.
Sự phát triển của thương mại điện tử.
Các nước càng phát triển mạnh phương thức thanh toán không dùng tiền mặt càng
có xu hướng chấp nhập hợp pháp Bitcoin ( như US, EU, so với Trung Quốc và Nga).
4. THỰC TIỄN SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ TIỀN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
4.1. Thực trạng khuôn khổ pháp lý quản lý tiền điện tử ở Việt Nam

Mặc dù hoạt động thanh toán điện tử diễn ra gần 15 năm nhưng đến nay vẫn thiếu
hành lang pháp lý để quản lý các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Ngày
22/11/2012 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không
dùng tiền mặt, trong đó có Điều 15 và Điều 16 quy định về các dịch vụ trung gian thanh toán



9

và điều kiện cung ứng, cũng như quy định về quy trình thủ tục, hồ sơ, cấp giấy phép hoạt
động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Tuy nhiên, đến nay những quy định này vẫn
chưa được áp dụng thực tế vì còn chờ Thông tư hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ
trung gian thanh toán ra đời.

Do đó, về việc sử dụng Bitcoin như là một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến như sau:

Thứ nhất, đây là tiền điện tử nhưng nó có giá trị rất lớn, để có 1 đồng Bitcoin đòi
hỏi phải tốn 15 triệu VNĐ, nếu đồng Bitcoin được chấp nhận tại Việt Nam sẽ dẫn đến lạm
phát phi mã1 và tình hình lạm phát khó kiểm soát.

Thứ hai, Việt Nam là nước đang phát triển. Do đó việc áp dụng khoa học kĩ thuật
để “đào” Bitcoin là một việc làm khó khăn. Bên cạnh đó, tình trạng bảo mật kém 2 dễ bị
Hacker tấn công hệ thống.

Thứ ba, Chính phủ Việt Nam không thừa nhận đồng Bitcoin nên việc khai thác và
sử dụng mang tính rủi ro cao.
1 Lạm phát phi mã là tình trạng tăng mức giá chung của nền kinh tế với tốc độ hai hay ba chữ
2Theo thông tin từ Flexcoin, trang web của họ đã bị tấn công vào ngày 2/3 vừa rồi và hacker đã đánh cắp
tổng cộng 896 Bitcoin, tương đương khoảng 600.000 USD. Đây là lượng tiền được lưu trữ trực tuyến, còn
lượng tiền được lưu trữ ngoại tuyến không bị ảnh hưởng.
Trước tình hình đó, Flexcoin cho biết sẽ hoàn trả số Bitcoin còn trên kho ngoại tuyến cho khách hàng
nếu họ chứng minh được mình là chủ sở hữu. Riêng về số tiền đã bị đánh cắp thì có lẽ người dùng khó lòng
lấy lại được nếu không tìm ra kẻ trộm, bởi theo điều khoản của dịch vụ thì các giao dịch trên Flexcoin được
thực hiện bằng cách sử dụng mã hóa HTTPS, và công ty sẽ không phải chịu trách nhiệm bảo hiểm bất kỳ

Bitcoin được lưu trữ trong hệ thống.
Flexcoin giải thích, việc website đóng cửa là do công ty không có đủ nguồn lực và tài sản để phục hồi từ
những mất mát kể trên, nhưng khẳng định sẽ làm việc với các cơ quan thực thi pháp luật để xác định nguồn
gốc của cuộc tấn công.
Flexcoin bị đóng cửa chưa đầy một tuần sau khi Mt.Gox, một trong ba sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất
thế giới tuyên bố phá sản sau khi bị hacker tấn công và trộm sạch 744.408 Bitcoin, tương đương khoảng
500 triệu USD (giá cập nhật), chưa kể 100.000 Bitcoin thuộc sở hữu của chính Mt.Gox. Lúc đó, Flexcoin cho
rằng Mt.Gox đóng cửa là một điều không may, và nó không ảnh hưởng đến hoạt động của họ.


10

4.2. KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG BITCOIN Ở
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Bitcoin là tiền điện tử, có những rủi ro lớn khi sử dụng, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến nền kinh tế thế giới và cả Việt Nam. Xét trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang
trong quá trình hội nhập quốc tế hóa thì việc ngăn cấm không cho sử dụng Bitcoin là một
điều rất khó. Bên cạnh việc quản lý, điều hành tốt nền kinh tế tránh tình trạng lạm phát,
Chính phủ cần đề ra một số giải pháp phù hợp để quản lý đồng tiền điện tử này cụ thể như:

- Ban hành các văn bản luật để xử lí “mạnh tay” những người lợi dụng Bitcoin để
trục lợi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế.

- Tăng cường công tác an ninh mạng nhằm tránh trường hợp Hacker trục lợi từ sơ
hở, lỗ hổng bảo mật để khai thác thông tin cá nhân từ các ngân hàng.

- Một khi người dân mua hàng hóa từ các diễn đàn nước ngoài bằng Bitcoin cần
xây dựng hàng rào thuế khi vận chuyển hàng hóa vào Việt Nam, có như thế sẽ hạn chế
được phần nào việc người tiêu dùng sử dụng Bitcoin.


- Tuyên truyền cho người dân hiểu khả năng rủi ro khi sử dụng, khai thác đồng
Bitcoin trên các phương tiện thông tin đại chúng như: tivi, báo chí, mạng xã hội.

KẾT LUẬN

Với bài tiểu luận này, nhóm chúng tôi mong muốn góp một phần kiến thức vào vấn
đề sự ảnh hưởng của Bitcoin đối với quy luật lưu thông tiền tệ ở Việt Nam. Do những hạn
chế về kiến thức Bitcoin còn mới mẻ với Việt Nam nên đề tài của nhóm chúng tôi không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, bài tiểu luận của nhóm chúng tôi mong muốn nhận
được sự đánh giá nhiệt tình của thầy và các bạn để đề tài được hoàn thiện.


11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
1) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2019. Thông cáo báo chí về Bitcoin và các
loại tiền điện tử tương tự khác.
2) Phan Hoài Dương (2014). “Tiền điện tử, rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng
bố”. Tạp chí Ngân hàng, số 3, tháng 2/2014.
3) Đậu Thị Mai Hương (2014). ” Một số vấn đề pháp lý về tiền điện tử và
khuyến nghị”. Tạp chí Ngân hàng, số 10, 2014.
4) Trang Ngọc (2014).”Quá trình phát triển của đồng Bitcoin và những vấn đề
đặt ra”. Thị trường Tài chính Tiền tệ, số tháng 1/2014.
Các trang mạng tra cứu
1) Thời báo Ngân hàng- Cơ quan của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2) Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
/>3) Website Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công Thương

/>4) https:// vn.investing.com
5) BTCNEWS.VN


12

PHỤ LỤC
Biểu đồ 1: Số lượng Bitcoin đang lưu thông

Nguồn: vn.investing.com


13

Biểu đồ 2: Các sàn giao dịch Bitcoin trên thế giới

Nguồn: BTCNEWS.VN



×