Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Ngũ luân của đạo nho và ảnh hưởng của nó đối với pháp luật phong kiến Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.02 KB, 7 trang )

MỤC LỤC
NGŨ LUÂN CỦA ĐẠO NHO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHÁP
LUẬT PHONG KIẾN VIỆT NAM
I. LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………..1
II. NỘI DUNG
1. Nội dung Ngũ Luân của Nho giáo…………………………………….2
2. Ảnh hưởng của Ngũ luân tới pháp luật phong kiến Việt Nam………..2
III. KẾT LUẬN………………………………………………………..4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………5
Ngũ luân của đạo Nho và ảnh hưởng của nó đối với pháp luật phong kiến Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Văn minh Trung Hoa là một trong những cái nôi văn minh nhân loại. Bên cạnh những phát
minh, phát kiến về khoa học, văn minh Trung Hoa còn là nơi sản sinh ra nhiều học thuyết triết học
lớn có ảnh hưởng đến nền văn minh Châu Á cũng như toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong
số các học thuyết lớn đó phải kể đến trường phái triết học Nho gia. Một trong những ảnh hưởng của
Nho gia đến Việt Nam chính là trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật, trong đó phải kể đến
ảnh hưởng của Ngũ Luân. Ngũ Luân của Nho giáo đã tác động mạnh mẽ đến pháp luật phong kiến
Việt Nam, góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội rộng rãi hơn, bền chặt hơn, có tôn ti trật tự.
Chính vì thế chúng em đã chọn đề tài “ Ngũ luân của đạo Nho và ảnh hưởng của nó đối
với pháp luật phong kiến Việt Nam” cho bài tập lần này.
Bài viết của chúng em còn nhiều thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy
cô.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
2
Ngũ luân của đạo Nho và ảnh hưởng của nó đối với pháp luật phong kiến Việt Nam
NỘI DUNG
1. Nội dung Ngũ Luân của Nho giáo
Đức Khổng Tử cho Ngũ luân là Ngũ Đạt đạo, tức là năm con đường vĩnh hằng, không thay
đổi. Theo sách Trung Dung "Đạt đạo trong thiên hạ có năm điều: đạo vua tôi, đạo cha con, đạo vợ
chồng, đạo anh em, đạo bạn bè", tương đương với "quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng
hữu". Đó chính là Ngũ thường, hay Ngũ luân. “Ngũ” là năm, thứ năm; “luân” là thứ bậc đối đãi,


đạo thường. Như vậy có thể hiểu “ngũ luân” là năm thứ bậc đối đãi theo đạo thường của con người
đối với xã hội và gia đình. Ngũ luân theo quan điểm của Nho giáo thì bao gồm năm mối quan hệ:
Quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu phụ (chồng vợ), huynh đệ (anh em) và bằng hữu ( bè
bạn).
Do xuất hiện trong bối cảnh xã hội đầy những biến động loạn lạc và chiến tranh nên Nho gia
luôn đề cao lý tưởng xây dựng một “xã hội đại đồng”, cũng chính là xã hội lý tưởng mà Ngũ luân
hướng tới. Đó là một xã hội có trật tự trên dưới, có vua sáng – tôi hiền, cha từ - con thảo, trong ấm –
ngoài êm; trên cơ sở địa vị và thân phận của mội thành viên từ vua chúa, quan lại đến thứ dân.
Trong mối quan hệ vua tôi thì vua phải minh, thần phải trung; trong mỗi quan hệ cha con thì cha
phải từ, con phải hiếu; trong mối quan hệ chồng vợ thì chồng trọn nghĩa, vợ trọn trinh; trong mối
quan hệ anh em thì lớn nhỏ phải có trật tự, anh em như thể chân tay; trong mối quan hệ bè bạn thì
lấy chữ trung, chữ tín mà đối đãi.
Ngũ luân khi xâm nhập vào Việt Nam thì được thể chế thành các quy phạm pháp luật nhằm
đảm bảo tôn ty trật tự xã hội, trên – dưới, sang – hèn. Ảnh hưởng của Ngũ luân tới pháp luật phong
kiến nước ta được ghi nhận trong các bộ luật như Quốc triều hình luật triều Lê và Hoàng Việt luật lệ
triều Nguyễn.
2. Ảnh hưởng của Ngũ luân tới pháp luật phong kiến Việt Nam
Về mối quan hệ vua tôi, Nho gia có câu "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung" nghĩa là:
dù vua có bảo cấp dưới chết đi nữa thì cấp dưới cũng phải tuân lệnh, nếu cấp dưới không tuân lệnh
thì cấp dưới không trung với vua. Trong quan hệ vua tôi, vua phải thưởng phạt công minh, tôi phải
luôn trung thành một dạ. Trong việc chính trị vua phải biết “trọng dụng người hiền đức, tài cán và
rộng lượng với những kẻ cộng sự”. Bởi vậy, mối quan hệ vua – tôi đã được thể chế hóa bằng pháp
luật và thông qua pháp luật, nhà vua đã thể hiện quyền lực tuyệt đối của bậc thiên tử đồng thời cũng
quy định chặt chẽ trách nhiệm của quan lại đối với mình.
Trách nhiệm của quan lại đối với vua được Quốc triều hình luật quy định thành những
nghĩa vụ mà quan lại phải thực hiện. Nghĩa vụ thứ nhất là phải báo cáo trung thực với nhà vua kết
quả và tình trạng của công việc, của lĩnh vực được giao thực hiện hay quản lí. Nếu báo cáo sai sự
thật dù bằng lời nói hay bằng văn bản đều bị xử tội biếm hay tội đồ, không phải việc cơ mật mà tâu
là việc cơ mật thì bị xử nặng hơn một bậc (Điều 520). Khi tấu trình nhà vua việc gì mà “trước sau
điên đảo không giống nhau”, việc nặng bị tội đồ hay lưu, việc nhẹ bị biếm (Điều 236). Nghĩa vụ

thứ hai là phải tôn kính và quy phục vua trong cả lời nói, việc làm. Vua là người thay trời trị dân và
có quyền lực, thần khí thiêng liêng vì vậy các quan phải tôn kính và quy phục vua. Viên quan nào
nếu tỏ ra bất kính trong lời nói, tâu việc gì lầm phạm đến tên vua hay tên húy của vua thì bị phạt
3
Ngũ luân của đạo Nho và ảnh hưởng của nó đối với pháp luật phong kiến Việt Nam
xuy; viết phạm vào tên húy thì bị phạt trượng; đặt tên chính hay tên tự phạm vào chữ húy thì bị tội
lưu, tội tử (Điều 125). Khi tâu vua việc gì mà nói lầm, không nói “tâu” mà nói “thưa”, không xưng
“thần” mà xưng “tôi” thì bị phạt 5 quan tiền; viết lầm bị phạt 50 roi, biếm một tư; nói những câu
đùa bỡn, động chạm đến nhà vua tỏ ta bất kính bị tội đồ hay lưu (Điều 126). Nghĩa vụ thứ ba là
tuyệt đối tuân lệnh nhà vua một cách nhanh chóng, cẩn trọng. Quan chức nào vi phạm nghĩa vụ này
dù là bất tuân, làm trái hay chậm trễ, làm cẩu thả đều bị trừng trị nghiêm khắc. Quân chức không
tuân lệnh vua mà lệnh đó không quan trọng thì bị biếm hay đồ; nếu là việc quân khẩn cấp thì bị tội
lưu hay tội chết (Điều 222). Nghĩa vụ thứ tư là phải tuyệt đối trung thành với nhà vua. Tư tưởng
chính trị Nho giáo thường đồng nhất quân (vua) với quốc (nước), bất trung với vua là phản nước hại
dân. Vì thế, quan chức nào không đến dự ngày hội minh (hội thề tận trung với vua) bị xử tội đồ hay
lưu (Điều 107).
Về mối quan hệ cha con, Khổng Tử cho rằng con đối với cha phải lấy chữ hiếu làm đầu và
cha đối với con phải lấy lòng tự ái làm trọng. Trong đạo hiếu của con đối với cha mẹ, dù rất nhiều
mặt, nhưng cốt lõi phải ở tâm thành kính. “Đời nay hễ thấy ai nuôi được cha mẹ thì người ta khen
là có hiếu. Nhưng loài thú vật như chó, ngựa người ta cũng nuôi được vậy. Cho nên, nuôi cha mẹ
mà chẳng kính trọng thì có khác gì nuôi thú vật đâu.” (Khổng Tử). Chính vì thế trong Quốc triều
hình luật, nghĩa vụ cua các con đối với cha mẹ được Bộ luật quy định chặt chẽ với những chế tài
nghiêm khắc khi có vi phạm. Với cha mẹ, các con có nghĩa vụ sau: Nghĩa vụ vâng lời dạy bảo của
cha mẹ (Điều 506), nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ (Điều 506), nghĩa vụ tôn kính cha mẹ (Điều 475,
504, 511). Người con nào vi phạm các nghĩa vụ trên sẽ bị tội đồ, tội lưu; vi phạm nghiêm trọng
nghĩa vụ tôn kính cha mẹ sẽ bị giảo. Thậm chí trong nhiều trường hợp, pháp luật còn cho phép con
cháu được trả thù cho ông bà cha mẹ, miễn là hành vi đó không xâm phạm đến quyền lợi của nhà
vua và triều đình (Điều 425, 485).Theo điều 39, con cháu che giấu tội cho ông bà cha mẹ đều không
phải tội, trừ tội mưu phản trở lên. Không những thế, Bộ Luật nhà Lê còn cấm con cháu tố cáo ông
bà cha mẹ, nếu vi phạm đều xử tội đi châu xa (Điều 405). Trong Hoàng Việt luật lệ, đạo cha con

cũng được đề cao thông qua một loạt các trường hợp cấm kết hôn được quy định trên cơ sở xác định
đó là những trường hợp vi phạm nghiêm trọng hiếu, nghĩa như: cấm kết hôn trong thời kì cự tang
(Điều 98 Cư tang gia thú), cấm kết hơn khi cha mẹ đang ở tù (Điều 99 Phụ mẫu cấm giá thú). Trong
Hoàng Việt luật lệ cũng quy định những tội bất hiếu như: đánh, mắng nhiếc ông bà, cha mẹ xử đồ,
lưu, tử. Mưu giết ông bà, cha mẹ bị xử giảo quyết; nếu giết thì xử bêu xác hoặc lăng trì. Xâm phạm
mồ mả tổ tiên ông bà, cha mẹ đều bị khép vào tội Thập ác. Điều 307 cũng định rằng “nếu phụng
dưỡng mà cố ý làm thiếu sót xử phạt 100 trượng, lưu 300 dặm”.
Về mối quan hệ vợ chồng, đạo của vợ chồng đối với nhau là tiết nghĩa, tam tòng. Lễ giáo
trong phạm vi gia đình được luật hóa thành những quy định trong Quốc triều hình luật, Hoàng
Việt luật lệ nhằm xác định rõ địa vị, quyền và nghĩa vụ của mỗi chủ thể trong từng mối quan hệ cụ
thể để ai ở địa vị nào phải làm tròn phận sự của mình ở địa vị ấy. Theo Nho gia, tu thân tề gia vừa là
quyền vừa là nghĩa vụ lớn lao mà người gia trưởng phải gánh vác. Cổ luật Việt Nam mặc nhiên thừa
nhận điều đó và gián tiếp quy định nghĩa vụ của người chồng thông qua biện pháp trừng phạt của
pháp luật khi có vi phạm. Quốc triều hình luật quy định xử phạt người chồng tội lưu, tội tử nếu
gian dâm hoặc quyến rũ con gái chưa chồng trong khi người vợ chỉ bị phạt lưu với tội gian dâm
(Điều 401, 402). Với tội thông gian, Bộ luật quy định chỉ trừng phạt người chồng chứ không trừng
phạt người vợ (Điều 405). Người chồng cũng bị trừng phạt khi có hành vi ngược đãi đánh vợ đến
mức bị thương; giết vợ bị khép vào tội bất mục – là một trong 10 trọng tội của cổ luật Việt Nam
(Điều 482). Những hành vi xâm hại tôn ti trật tự gia đìn phong kiến của người chồng như đưa nàng
4
Ngũ luân của đạo Nho và ảnh hưởng của nó đối với pháp luật phong kiến Việt Nam
hầu lên làm vợ, say đắm nàng hầu thờ ơ với vợ, giấu giếm không chịu bỏ vợ khi vợ phạm phải thất
xuất đều bị xử tội biếm (Điều 309, 310). Bộ luật cũng trừng phạt nặng người vợ nếu vi phạm các
nghĩa vụ đối với chồng. Người vợ vi phạm nghĩa vụ tòng phu như tự tiện bỏ nhà chồng đi (Điều
321), đánh chồng (Điều 481), tố cáo chồng (Điều 504) đều bị xử tội đồ, tội lưu; vi phạm nghĩa vụ
chung thủy bị tội lưu (Điều 401); vi phạm nghĩa vụ để tang chồng thì tùy mức độ sẽ bị xử phạt đồ
(Điều 130), phạt biếm, trượng (Điều 130). Trong Hoàng Việt luật lệ, các nghĩa vụ nhân thân giữa
vợ và chồng, cũng như tội phạm do vi phạm nghĩa vụ này được quy định khá chặt chẽ song phần
lớn đặt ra đối với người vợ như : nghĩa vụ đồng cư (Điều 108), nghĩa vụ chung thủy (Điều 332),
nghĩa vụ tòng phu (Các điều 284, 289, 290). Hình phạt trong trường hợp vi phạm rất hà khắc. Ví dụ,

người vợ, nếu vi phạm phạt 100 trượng và tù lao dịch 3 năm, nếu vu cáo chồng bị chém (trảm). Vợ
nghe tang chồng mà giấu không tổ chức tang lễ, tự vui chơi, không mặc tang phục, mặc đồ khác và
cải giá bị coi là bất nghĩa, một trong thập tội ác. Bộ luật cũng đặt ra một số điều luật tương ứng với
người chồng trong gia đình, song không phải với ý nghĩa công bằng nam nữ mà thực chất để bảo vệ
trật tự gia đình theo lễ nghi Nho giáo. Ví dụ, Nếu người chồng vi phạm nghĩa vụ đồng cư sau 3 năm
coi như mất vợ, nhưng nếu vợ vi phạm nghĩa vụ này thì bị phạt 100 trượng (Điều 108).
Về mối quan hệ thầy trò, lễ giáo Nho đề cao đạo thầy trò, coi thầy ngang với vua và cha.
Luật Lê sơ đã quy định: “Răn con em về đạo thờ thầy học, khi gặp thầy phải kính cẩn lễ phép,
không được khinh nhờn, ai trái lệnh sẽ khép vào tội bất kính” (Hồng Đức thiện chính thư, Điều 96).
Vì thế, Quốc triều hình luật cũng quy định học trò mà đánh hoặc lăng mạ thầy sẽ bị xử nặng hơn
đánh hoặc lăng mạ người thường ba bậc (Điều 489).
Về mối quan hệ anh em, tông pháp gia trưởng Nho gia coi trọng sự hòa thuận và đòi hỏi
người em phải kính thuận, phục tùng anh vì quyền của người anh là “quyền huynh thế phụ”. Vì vậy,
Quốc triều hình luật xử biếm 2 tư nếu em lăng mạ anh chị; xử đồ, lưu nếu đánh hoặc đánh bị thương
anh chị (Điều 477). Bộ luật nghiêm trị những người cố tình gây sự bất hòa giữa anh em tới mức
phải kiện cáo nhau (Điều 512). Điều 287 Hoàng Việt luật lệ cũng quy định “Phàm em … đánh anh
chị ruột …làm chết đều bị chém…Anh, chị hàng kỳ thân đánh giết em thì phạt một trăm trượng, đồ
ba năm”.
Như vậy, có thể tổng kết những ảnh hưởng của Ngũ luân tới pháp luật phong kiến Việt Nam
như sau: Về mặt tích cực, Ngũ luân góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội rộng rãi hơn, bền chặt
hơn, có tôn tri trật tự. Nho giáo vốn đặt mối quan hệ vua tôi ở vị trí cao nhất trong năm quan hệ giữa
người với người. Các Nho sĩ Việt Nam cũng nhấn mạnh mối quan hệ này, xây dựng tinh thần trung
quân, ái quốc nhưng không mù quáng trung quân mà vẫn đặt ái quốc lên hàng đầu. Họ đòi hỏi nhà
vua trước hết phải trung thành với tổ quốc và trung hậu với nhân dân. Ngoài ra, Ngũ luân cũng đã
góp phần bảo vệ giá trị đạo đức và thuần phong mĩ tục truyền thống của dân tộc như lòng hiếu thảo,
sự tôn kính ông bà cha mẹ của con cháu; sự hòa thuận chung thủy giữa vợ chồng; sự kính nhường
hòa thuận giữa anh chị em trong nhà, truyền thống tôn sư trọng đạo. Đồng thời các chế tài nghiêm
khắc kèm theo mỗi vi phạm lễ nghi có tác động lớn đến sự điều chỉnh hành vi của các thành viên gia
đình, khiến họ sớm có ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm với bản thân và gia đình. Chính ở khía cạnh
này, Ngũ luân đã hỗ trợ đắc lực cho sự giáo dục đạo đức bởi những vi phạm đạo đức không chỉ bị

xã hội lên án mà còn bị pháp luật trừng trị bằng các chế tài cụ thể đích đáng.
Về mặt tiêu cực, việc quy định chặt chẽ lễ nghi trong gia đình, xã hội và xử phạt những
người vi phạm đã xác lập trật tự gia trưởng phong kiến còn nhiều hạn chế, như duy trì sự bất bình
đẳng giữa vợ chồng, sự bất bình đẳng trong xã hội, hạn chế nhiều quyền chính đáng của vợ và các
con.
5

×