Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

THIẾT kế hệ THỐNG bài tập TIẾNG VIỆT lớp 11 THEO TIẾP cận PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.58 KB, 9 trang )

THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 11
THEO TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Using learners’competence based approach for designing
Vietnameses exercises in grade 11
TS. TÔN QUANG CƯỜNG
PHẠM THỊ THU HƯƠNG
Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội
Tóm tắt
Thiết kế nội dung, chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực đầu ra
của người học là một xu hướng rất được quan tâm trong thực tiễn giáo dục hiện nay tại Việt
Nam và trên thế giới. Trong đó, tiếng Việt là một trong những phân môn mang tính thực hành
cao, có tính liên môn ở chương trình Ngữ văn THPT, đóng góp trực tiếp vào quá trình hình
thành năng lực giao tiếp, sáng tạo, xử lý tình huống của HS. Các bài tập môn tiếng Việt cần
được thiết kế một cách có hệ thống, theo những nguyên tắc khoa học, bám sát định hướng
năng lực HS nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Summary
Competence based education program designing approach has been a popular
tendency in Vietnam and global educational practice. As an interdisciplinary, practical and
important part of Language Arts in secondary education, Vietnamese plays a vital role for
communicative, creative and problem solving competencies development for learnrs.
Designing exercises system in Vietnamese based on specific competencies can be used as an
appropriate way for quality and effectiveness improvement in Language Arts teaching
process.
Keywords: Learners’ competencies, competence based approach exercises design,
Language Arts teaching.

1. Đặt vấn đề
Trong vài năm gần đây, quá trình đổi mới phương pháp dạy học đã đặt ra
nhiều cơ hội và thách thức cho các hướng tiếp cận dạy và học Ngữ văn trong
nhà trường phổ thông. Một trong những mục tiêu trọng tâm của đổi mới dạy
học là giúp cho học sinh tiếp thu bài học một cách hiệu quả và phù hợp với


năng lực của học sinh. Môn Tiếng Việt là một trong những phân môn mang tính
thực hành, yêu cầu học sinh phải hiện thực hóa được hệ thống các kĩ năng sử
dụng ngôn ngữ ở các cấp độ trong các cảnh huống giao tiếp khác nhau. Tuy
nhiên, qua khảo sát chương trình nội dung sách giáo khoa hiện hành có thể thấy
phần lớn các bài tập môn Tiếng Việt trong chương trình Trung học Phổ thông
(THPT) hiện nay đều ít mang tính thực tế, đặc biệt là rất ít các bài tập vận dụng,
bài tập tăng khả năng sáng tạo, xử lý tình huống cho học sinh (HS). Quá trình học
1


sinh thực hiện các bài tập trong phần này thường mang tính rập khuôn theo mẫu,
thiếu đi các cơ hội để thể hiện năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.
2. Năng lực và dạy học định hướng năng lực HS
2.1. Năng lực - một số khái niệm cơ bản
Khái niệm năng lực (competence/performance) có nguồn gốc tiếng Latin
“competentia” được xuất hiện trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau như:
tâm lý học, triết học, xã hội học, giáo dục học, kinh tế học,… Có rất nhiều
chuyên gia đã cố gắng định nghĩa khái niệm năng lực. Ngày nay, khái niệm
năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Có thể dẫn ra đây một số định nghĩa tiêu biểu về năng lực như:
- Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng, 2007 định
nghĩa: năng lực
1. khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một
hoạt động nào đó.
2. phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người có khả năng hình thành
một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao
Tại Hội nghị chuyên đề về những năng lực cơ bản của Hội đồng châu Âu,
sau khi phân tích nhiều định nghĩa về năng lực, F.E. Weinert (OECD) kết luận:
Xuyên suốt các môn học năng lực được thể hiện như một hệ thống khả năng, sự
thành thạo hoặc những kĩ năng thiết yếu, có thể giúp con người đủ điều kiện

vươn tới một mục đích cụ thể (1).
Cũng tại diễn đàn này, J. Coolahan (UB châu Âu) cho rằng: năng lực
được xem như là “những khả năng cơ bản dựa trên cơ sở tri thức, kinh nghiệm,
các giá trị và thiên hướng của một con người được phát triển thông qua thực
hành GD” (2).
Hay,
Năng lực là tổ hợp các kĩ năng của cá nhân đảm bảo thực hiện được một
dạng hoạt động nào đó (3).
Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu
tố như tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách
nhiệm (4).
Các tác giả nêu trên đều khẳng định: “Năng lực là khả năng thực hiện,
hành động của con người chứ không đơn thuần là kiến thức nhất định”, nói đến
năng lực là phải biết làm (know-how), không chỉ biết và hiểu (know-what).
Năng lực đầu ra (competency) có mối quan hệ biện chứng mật thiết với kết quả
cuối cùng (outcome) ở người học và kết quả đó chính là một trong những chỉ số
của năng lực, ngược lại, năng lực là sự diễn đạt một cách đầy đủ cho một kết
quả cụ thể [8].
2


Có nhiều cách phân loại năng lực khác nhau nhưng các nhà giáo dục
thuộc OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) và trong dự án Điều chỉnh
cấu trúc giáo dục tại Châu Âu (TUNING Education Structure in Europe) đã đề
xuất phân loại các năng lực cần hình thành ở người học trong thế kỉ XXI theo 2
nhóm lớn, bao gồm: nhóm năng lực chung (generic) và nhóm năng lực chuyên
biệt/năng lực cụ thể (specific). Chương trình giáo dục OECD đã đề xuất 4 nhóm
năng lực then chốt, các nước trong khối EU xác lập 8 nhóm năng lực chính,
nhiều quốc gia trên thế giới cũng đưa ra hệ thống năng lực của người học căn
cứ theo xu thế toàn cầu, bối cảnh giáo dục và cách tiếp cận đặc trưng của từng

nước.
2.2. Dạy học theo định hướng năng lực HS
Từ những năm 90 của thế kỉ XX, trên thế giới tồn tại hai cách tiếp cận
chủ yếu của chương trình giáo dục, bao gồm: tiếp cận nội dung hoặc chủ đề
(content/topic based approach) và tiếp cận kết quả đầu ra (outcome-based
approach). Ngoài ra, “Chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực có
thể coi là một tên gọi khác hay một mô hình cụ thể hoá của chương trình định
hướng kết quả đầu ra, một công cụ để thực hiện giáo dục định hướng điều khiển
đầu ra” [8].
Xây dựng hệ thống năng lực (chuẩn) đầu ra và triển khai dạy học theo
tiếp cận năng lực (TCNL) là một quá trình phức tạp, kết hợp nhiều công đoạn
như: dự báo, phân tích, thiết kế, triển khai, quản lí, hiệu chỉnh,..., trong đó, nhấn
mạnh đến “khả năng thực hiện hành động” của người học trong mối tương quan
với “nhu cầu thực tế của các nhà sử dụng lao động trên cơ sở dự báo những thay
đổi và yêu cầu mới” [2]. Nếu coi năng lực đầu ra là “hình ảnh của người tốt
nghiệp” thì dạy học TCNL sẽ là bản thiết kế quá trình tạo nên “hình ảnh” đó.
Như vậy, một quá trình dạy học TCNL (chuẩn) đầu ra sẽ bao hàm 4 thành tố
sau: - Sự mô tả cụ thể chân dung người tốt nghiệp chương trình đào tạo; - Xác
lập các năng lực cần thiết cần được hình thành cho HS; - Chi tiết hóa năng lực
thành những kĩ năng cho HS; - Quá trình rà soát, kiểm chứng (xem sơ đồ 1).

3


Xác định năng lực
(NL, NLCB, KN)

Thiết kế các nhiệm vụ
thực hiện


Xác định các tiêu chí
thực hiện hành động

Thiết kế các tiêu chí
đánh giá (Rubrics)

Xác định giá trị
và các mức cần đạt

Thiết kế các hoạt
động dạy học

Kiểm tra
Đánh giá

Xây dựng hệ
thống bài tập

NL: Năng lực chung

NLCB: Năng lực chuyên biệt

KN: Kĩ năng

Sơ đồ 1: Triển khai dạy học TCNL

Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy, quy trình dạy học theo định hướng năng lực
HS được tiến hành theo các bước: Xác định năng lực (trong đó, cụ thể hóa đến
các năng lực cơ bản, hệ thống các kĩ năng,…). Sau khi xác định năng lực sẽ tiến
hành thiết kế các nhiệm vụ thực hiện (phải trả lời được câu hỏi: HS sẽ làm gì

để hình thành kĩ năng?). Tiếp theo là tiến hành thiết lập các tiêu chí thực hiện
và tiêu chí kiểm tra, đánh giá (hay còn gọi là Rubrics). Dựa trên cơ sở đó, GV
sẽ thiết kế các hoạt động dạy học và xây dựng hệ thống bài tập là một minh
chứng tiêu biểu hướng đến mục tiêu trang bị cho HS năng lực thực hiện nhiều
hơn những tri thức có tính tái hiện.
3. Hệ thống năng lực dành cho môn Tiếng Việt THPT
Theo thống kê chương trình gần đây của PGS.TS Đỗ Ngọc Thống tại 11
nước theo hướng tiếp cận NL, đã có 35 NL khác nhau. Tuy nhiên, từ thống kê
này, có thể thấy một số NL chung được khá nhiều nước đề xuất/lựa chọn. Cụ
thể là 8 năng lực sau đây (5):
1. Tư duy phê phán, tư duy logic
4


2. Giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ
3. Tính toán, ứng dụng số
4. Đọc-viết (literacy)
5. Làm việc nhóm - quan hệ với người khác
6. Công nghệ thông tin- truyền thông (ICT)
7. Sáng tạo, tự chủ
8. Giải quyết vấn đề
Tuy nhiên, dựa vào những tiêu chuẩn chung được các chương trình, quốc
gia trên thế giới đề xuất (OECD), dựa vào yêu cầu, mục đích của chương trình
Ngữ văn THPT và chuẩn kiến thức - kĩ năng môn Ngữ văn (Tiếng Việt) có thể
tạm đề xuất một hệ thống năng lực riêng dành cho phân môn Tiếng Việt. Mặt
khác, trong mỗi năng lực này còn có thể chia thành các năng lực cơ bản và cụ
thể hóa thành hệ thống những kĩ năng khi thiết kế bài tập, cụ thể:
- Năng lực làm chủ ngôn ngữ gồm: giao tiếp, đọc - viết, phỏng vấn và
trả lời phỏng vấn, sử dụng các biện pháp tu từ, sử dụng phong cách ngôn ngữ
trong từng hoàn cảnh,…

- Năng lực giải quyết vấn đề gồm: trình bày một vấn đề, đưa ra nhiều
phương án giải quyết vấn đề, sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ,…
- Năng lực tư duy phê phán, tư duy logic.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
Hệ thống năng lực chung dành cho môn Tiếng Việt được xây dựng dựa
trên hệ thống năng lực chung và bổ sung thêm một số năng lực cần thiết cho
môn học cũng như lược bỏ bớt những năng lực không cần thiết. Hệ thống năng
lực đưa ra sẽ được cụ thể hóa thành các tầng bậc năng lực và kĩ năng khác nhau
(xem sơ đồ 2).

N: Năng lực, K: Kĩ năng; BT: Bài tập
5


Sơ đồ 2: Phân tầng hệ thống năng lực

4. Hệ thống bài tập Tiếng Việt hiện hành và nguyên tắc thiết kế hệ
thống bài tập theo định hướng năng lực HS
Với số lượng 13 bài, 18 tiết thì các bài thực hành, luyện tập chiếm hơn
50% tổng số bài họctrong chương trình tiếng Việt lớp 11 hiện hành. Tuy nhiên,
với tên gọi là các bài học là “thực hành, luyện tập”, nhưng thực tế qua khảo sát
các bài tập, chúng tôi nhận thấy, “hầu hết hệ thống bài tập Tiếng Việt ở sách
giáo khoa Ngữ Văn chương trình phổ thông chủ yếu được dùng để minh họa lý
thuyết về tiếng Việt mà HS vừa học, nặng về thực hành ngôn ngữ học mà chưa
thể hiện được rõ nét các nguyên tắc giáo dục học trong dạy học thực hành tiếng
Việt” [7]. Các bài tập “chỉ mới dừng lại ở mức vận dụng những kiến thức để
phân tích, nhận diện, so sánh, đối chiếu, thay thế các yếu tố hay hoàn chỉnh văn
bản, sửa chữa lỗi,… mà chưa có những bài tập yêu cầu HS vận dụng kiến thức
để tạo lập một văn bản mới (đoạn văn) có sử dụng các kiến thức vừa học” [1].
Trong môn Tiếng Việt, có những dạng bài tập đặc trưng mà các nhà khoa

học không thể không nhắc đến, bởi nó hướng tới hoạt động giao tiếp và rèn
luyện kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ. Các dạng bài tập tiếng Việt mà chúng
tôi đưa ra theo định hướng năng lực HS sẽ hướng đến sự đa dạng và linh hoạt
bên cạnh những dạng bài tập đặc thù của tiếng Việt. Để dễ hình dung và phân
định hơn, chúng tôi xác định mô hình bài tập sẽ áp dụng các mức hình thành
kiến thức, kĩ năng cho HS là: bài tập nhận biết, bài tập thông hiểu, bài tập vận
dụng (xem sơ đồ 3).

6


Sơ đồ 3: Hệ thống bài tập tiếng Việt theo định hướng năng lực HS

Trong 3 dạng bài tập điển hình trên thì Bài tập nhận biết và Bài tập
thông hiểu có mức độ hình thành kĩ năng ở mức thấp, chủ yếu dừng lại ở mức
nhớ, hiểu và áp dụng kiến thức. Mục đích của loại bài tập này làm sáng tỏ hoặc
có tác dụng củng cố khái niệm và quy tắc ngôn ngữ. Những kĩ năng HS được
rèn luyện vẫn ở mức độ thấp và chưa nhiều, vì vậy, dạng bài tập đó không được
chúng tôi lựa chọn với tần suất cao ở hệ thống bài tập hình thành năng lực.
Ngoài ra, chương trình tiếng Việt lớp 11 chủ yếu là bài thực hành về nghĩa của
từ trong sử dụng, về thành ngữ điển cố,… nên việc áp dụng các dạng bài tập ở
mức nhận biết và thông hiểu có số lượng hạn chế.
Hệ thống Bài tập vận dụng được kết hợp nhiều yếu tố từ dễ đến khó, các
mức yêu cầu khác nhau. Bài tập vận dụng đặt ra những tình huống có vấn đề
cần phải giải quyết và nó đòi hỏi sự tư duy kích thích sự suy nghĩ độc lập của
học sinh hoặc câu hỏi mở, câu hỏi liên hệ đời sống. Trên tinh thần tích hợp với
Văn học và Làm văn, còn có bài tập mang tính chất tổng hợp khái quát vấn đề
Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn của một đơn vị kiến thức, hoặc một bài, một
chương.
Năng lực học sinh có thể hình thành khi thực hiện dạng bài tập này là: NL

làm chủ ngôn ngữ; NL giải quyết vấn đề; NL tư duy phê phán, tư duy logic; NL
sử dụng công nghệ thông tin;…Vì chú trọng đến kĩ năng, năng lực của học sinh
nên bài tập dạng này sẽ chiếm số lượng lớn hơn cả trong hệ thống bài tập mà
người viết xây dựng. Bên cạnh đó, các hình thức thể hiện của dạng bài tập này
cũng phong phú hơn các các dạng khác: bài tập tự luận; bài tập định dạng bằng
văn bản, video, hoạt động; bài tập ở nhà, bài tập trên lớp;…
Bài tập vận dụng có thể chia làm hai mức rõ rệt là: Bài tập Vận dụng
thành thạo và Bài tập vận dụng sáng tạo. Trong đó, Bài tập Vận dụng thành
thạo gồm các dạng như: tạo lập sản phẩm theo mẫu, tạo lập sản phẩm theo
những yêu cầu nhất định hay bài tập sửa chữa. Học sinh dựa trên cơ sở những
tri thức chung và tri thức riêng về ngôn ngữ để vận dụng, sáng tạo nên sản phẩm
ngôn ngữ mang dấu ấn cá nhân. Sau khi hoàn thành loại bài tập này, học sinh sẽ
hình thành nên nhiều năng lực tổng quát. Bài tập vận dụng sáng tạo là loại bài
tập yêu cầu cao nhất về kĩ năng, khả năng thực hiện của HS. Các em dựa trên
những tri thức chung và riêng về ngôn ngữ để vận dụng, sáng tạo nên sản phẩm
ngôn ngữ mang dấu ấn cá nhân. Sau khi hoàn thành loại bài tập này, HS sẽ hình
thành nhiều năng lực tổng quát. Dạng bài tập vận dụng sáng tạo sẽ đưa ra nhiều
tình huống có vấn đề gắn liền với cuộc sống, với thực tế giao tiếp bằng ngôn
ngữ, đòi hỏi HS phải tư duy để giải quyết vấn đề theo cách riêng của mình, phát
triển năng lực sử dụng ngôn ngữ cá nhân, phù hợp với bài thực hành tiếng Việt
7


(chiếm 60% chương trình tiếng Việt lớp 11), có số lượng nhiều nhất trong hệ
thống bài tập Tiếng Việt định hướng năng lực HS.
5. Kết luận
Trong thời đại hội nhập toàn cầu như hiện nay, giáo dục và đào tạo phải
luôn thường xuyên cập nhật, đổi mới để tiến kịp xu thế toàn thế giới. Vì vậy,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng Đề án đổi mới căn bản và toàn diện nền
giáo dục Việt Nam sau năm 2015 hướng tới đào tạo theo năng lực HS. Việc thiết

kế một hệ thống bài tập theo năng lực người học là rất cần thiết cho quá trình
dạy học và kiểm tra, đánh giá. Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo định hướng
năng lực HS gồm các dạng bài tập khác nhau như: trắc nghiệm, tự luận, định
dạng bằng văn bản, video, thực hiện hoạt động giao tiếp lời nói và văn bản, gồm
cả bài tập trên lớp và ở nhà. Từ đó GV và HS có thể lựa chọn các dạng bài tập
để rèn luyện và phát triển kĩ năng sử dụng ngôn ngữ theo các mức độ khác nhau
phù hợp với năng lực của HS. Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo định hướng
năng lực đồng thời cũng là những phương tiện hiệu quả giúp GV tích cực hóa
giờ dạy, đổi mới phương pháp dạy học và tăng cường sự hứng thú, chủ động
của người học, rèn luyện kĩ năng và năng lực sử dụng tiếng Việt trong các bối
cảnh giao tiếp thực tế hàng ngày.
Chú thích
(1), (2) (5) Đỗ Ngọc Thống (2011), Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định
hướng tiếp cận năng lực. Tạp chí Tia sáng ngày 9 tháng 6.
(3) Nguyễn Quốc Trịnh (2011), Dạy học phát triển năng lực cho HS trung học phổ thông với
các bài toán tiếp cận chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA). Luận văn Thạc sĩ Giáo dục
học, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
(4) Website: o/home/day-hoc-theo-huong-phat-trien-nang-luc-hocsinh\.

______________
Tài liệu tham khảo
1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2010), Phương pháp dạy học tiếng Việt. NXB
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
2. Tôn Quang Cường (2012), Thiết kế chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực đầu ra.
Tạp chí Giáo dục, số 298, kì 2 tháng 11, tr 28-31.
3. Đặng Thành Hưng (2010), Nhận diện và đánh giá kĩ năng. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số
62, tháng 11.
4. Nguyễn Hữu Trí (2011), Các căn cứ lý luận và thực tiễn khi lựa chọn phương pháp dạy
học. Kỷ yếu hội thảo khoa học Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
5. Tường Vy (2013), Đổi mới giáo dục và đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực và hội nhập.

Nguồn: website: giaoducthoidai.vn ngày 8 tháng 2.
6. Website: />
8


7. Ton Quang Cuong, “Enhancing ICT-embedded Competences in Applying Project-based
Learning (PjBL) Method”, International Journal of Multidisciplinary Educational Research,
Vol 1, Issue 6, Dec 2012. ISNN 2277-7881.
8. Quebec Educational Reform (2005) - www.6swlauriersb.qc.ca

9



×