Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

thảo luận hợp đồng lần 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.86 KB, 46 trang )

THẢO LUẬN HỢP ĐỒNG LẦN THỨ 6
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG (PHẦN CHUNG)
PHẦN TRÌNH BÀY
VẤN ĐỀ 1: XÁC ĐỊNH TỔN THẤT VỀ TINH THẦN ĐƯỢC BỒI THƯỜNG.
Câu 1: Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổn thất tinh thần
được bồi thường.
Đối với quy định bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần do thiệt hại về sức khỏe
bị xâm phạm, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm ở BLDS 2005 và BLDS 2015 có một số điểm khác biệt chung rõ ràng về
mặt chủ thể thực hiện việc bồi thường, đặc biệt là về mức bồi thường tối đa tổn thất về
mặt tinh thần cho người bị thiệt hại.
Một số điều luật được quy định trong Bộ luật dân sự 2015:
Khoản 2 Điều 590. Thiệt hại về sức khỏe bị xâm phạm:
“2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người
khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một
khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường
bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức
tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ
sở do Nhà nước quy định.”
Khoản 2 Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:
“2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người
khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một
khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng
thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà
người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt
hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên
thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị
xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
1



Khoản 2 Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại:
“2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm,
uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1
Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa
thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Một số điều luật được quy định trong Bộ luật dân sự 2005:
Khoản 2 Điều 609. Thiệt hại về sức khỏe bị xâm phạm:
“2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy
định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà
người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận;
nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do
Nhà nước quy định.”
Khoản 2 Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:
“2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo
quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho
những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có
những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực
tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp
tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa
không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
Khoản 2 Điều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại:
“2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi
thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp
tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần
do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười
tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
2



Thứ nhất, xét về mặt chủ thể, người bồi thường ở BLDS 2005 là “người xâm
phạm” đã được thay bằng “người chịu trách nhiệm bồi thường” ở BLDS 2015. Sự thay
đổi này đã mở rộng các đối tượng phải bồi thường, bao hàm cả các đối tượng không phải
là người xâm hại nhưng lại là đối tượng phải chịu trách nhiệm bồi thường trên thực tế. Ví
dụ như việc cha mẹ chịu trách nhiệm bồi thường cho con cái chưa thành niên, mất năng
lực hành vi dân sự (Điều 606 BLDS 2005, Điều 586 BLDS 2015) hoặc trong trường hợp
pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi đang thực hiện
nhiệm vụ được pháp nhân giao (Điều 618 BLDS 2005, Điều 597 BLDS 2015). Đặc
biệt, sự thay đổi này còn bao hàm cả vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tổn thất
tinh thần được gây ra khi chủ thể gây thiệt hại không phải “người xâm phạm” mà là do tài
sản, vật nuôi, cây cối, công trình xây dựng, nguồn nguy hiểm cao độ… thì chủ sở hữu là
người phải chịu trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần.
Thứ hai, thoạt nhìn vào Điều luật, so với BLDS 2005 thì ở BLDS 2015, mức phạt
bồi thường thiệt hại ở các trường hợp đều có chiều hướng tăng lên về số lần của mức
lương. Cụ thể, ở các trường hợp có quy định bồi thường tổn thất về tinh thần, mức phạt
bồi thường khi các bên không có sự thỏa thuận có sự thay đổi như sau:


Mức bồi thường tổn thất về tinh thần do thiệt hại về sức khỏe bị xâm phạm

được nâng lên từ “mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy
định” trong BLDS 2005 lên “mức tối đa không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do
Nhà nước quy định” trong BLDS 2015.

Mức bồi thường tổn thất về tinh thần do thiệt hại về tính mạng bị xâm phạm
được nâng lên từ “mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước
quy định” ở BLDS 2005 đến “mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm
không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định” trong BLDS 2015;


Mức bồi thường tổn thất về tinh thần do thiệt hại về danh dự, nhân phẩm,
uy tín bị xâm hại được nâng lên từ “mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do
Nhà nước quy định” đến “mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị
xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
Có thể thấy, pháp luật điều chỉnh tăng về số tháng lương được bồi thường nhưng
lại thay đổi đơn vị tính. Tuy nhiên, thực chất mức bồi thường không có sự thay đổi nhiều,
3


thậm chí trong mốt số trường hợp mức bồi thường còn giảm đi đáng kể so với quy định
tại Bộ luật dân sự 2005. Sự thay đổi này có thể dẫn đến nhiều hiểu lầm và nhầm lẫn trong
quá trình áp dụng pháp luật.
Việc thay đổi căn cứ tính mức bồi thường thiệt hại là “mức lương tối thiểu” ở
BLDS 2005 bằng “mức lương cơ sở” ở BLDS 2015 cũng đã làm thay đổi ý nghĩa. Lương
tối thiểu là tiền lương do chính phủ quy định, người sử dụng lao động không được phép
trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu được ban hành. Ngày nay,
Chính phủ quy định mức lương tối thiểu tương ứng với các vùng nước ta qua việc ban
hành các Nghị định. Như vậy, nếu chúng ta xét tháng lương tối thiểu thì sẽ có  thay đổi
theo vùng. Điều này có nghĩa là cùng một hành vi nhưng nhiều khi trong một tỉnh nhưng
khác huyện thì sẽ có mức bồi thường khác nhau. Mặt khác, mức lương cơ sở đã được
Chính phủ quy định ở các Nghị định ở từng giai đoạn nhưng mang yếu tố áp dụng đối với
cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Mức lương này trên lý thuyết sẽ
được nhân với hệ số lương đối với từng chủ thể nêu trên để có được mức lương cụ thể
của họ. Mức lương cơ sở mang tính khái quát cao hơn, áp dụng trên toàn quốc, qua đó
mang tính công bằng một cách tương đối hơn việc quy định tháng lương tối thiểu.
Cho dễ hiểu, theo quy định hiện hành, điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định
141/2017/NĐ-CP cho thấy mức lương tối thiểu vùng tại TP. Hồ Chí Minh là 3.980.000
đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương cơ sở từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 theo khoản 2 Điều
3 Nghị định 72/2018/NĐ-CP là 1.390.000 đồng/tháng.
Câu 2: Theo pháp luật hiện hành, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm có

được bồi thường không? Vì sao?
Theo pháp luật hiện hành, cụ thể là theo Điều 589 BLDS 2015 thì tổn thất về tinh
thần khi tài sản bị xâm phạm sẽ không được bồi thường. Sở dĩ pháp luật hiện hành không
có quy định về việc bồi thường tổn thất tinh thần khi tài sản bị xâm phạm có hai nguyên
nhân:
Thứ nhất, thường thì các hành vi xâm phạm đến tài sản sẽ là các hành vi lén lút,
hoặc có hành vi nhanh chóng và chủ yếu chỉ tác động lên tài sản của nạn nhân mà không

4


tác động trực tiếp đến nạn nhân, nên thường cũng không gây thiệt hại thực tế về tinh thần
cho nạn nhân.
Thứ hai, như ta thấy, ở Điều 590 BLDS 2015, Điều 591 BLDS 2015 hay Điều 592
BLDS 2015 đều có quy định về việc bồi thường tổn thất tinh thần ở khoản 2, vì sau khi
gây các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân, thì nạn nhân
(hoặc người thân của nạn nhân) chắc chắn sẽ bị tổn thất về tinh thần còn khi tài sản bị
xâm phạm thì việc tinh thần của nạn nhân có bị ảnh hưởng hay không còn tùy vào mức
độ thiệt hại xảy ra trên thực tế. Điều này dẫn đến khó có thể có một quy định chung để áp
dụng vào thực tế.
Câu 3: Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về tổn thất
tinh thần của BLDS 2015 trong các vụ việc trên?
Đoạn của bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về tổn thất tinh thần của
BLDS 2015 trong các vụ việc trên:



Bản án số 08/2017/DS – ST:
“Theo quy định tại khoản 2 Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “… Mức bồi


thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được
thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mưc
lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật, Hội đồng xét xử sẽ áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 590 Bộ luật Dân sự
2015 để xác định mức bù đắp tổn thất về tinh thần.”


Bản án số 26/2017/HSST:
“Áp dụng Điều 49 Bộ luật Hình sự năm 1999; Điều 584; Điều 585; Điều 586;

Điều 589 và Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015: Buộc bị cáo Nguyễn Văn A phải bồi thường
chi phí mai táng đối với người bị hại, bồi thường tổn thất về tinh thần do tính mạng bị
xâm phạm cho gia đình người bị hại Chu Văn D là 151.000.000 đ. Xác nhận gia đình bị
cáo Nguyễn Văn A đã bồi thường cho gia đình người bị hại Chu Văn D số tiền
23.000.000đ; do vậy số tiền còn lại bị cáo Nguyễn Văn A phải bồi thường là
128.000.000đ”.
5


Câu 4: Cho biết suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án không áp dụng BLDS 2005 mà
áp dụng BLDS 2015 trong các vụ việc trên liên quan đến tổn thất tinh thần.
Có thể thấy, cả hai vụ việc ở các bản án đều diễn ra trước khi BLDS 2015 có hiệu
lực. Cụ thể, đối với bản án số 08, sự việc xảy ra vào ngày 11/10/2015 và đối với bản án
số 26, vụ án xảy ra vào ngày 23/10/2016. Tuy nhiên, BLHS 2015 có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2017, đồng nghĩa với việc BLDS 2005 có giá trị hiện hành tại thời điểm thực
hiện hành vi vi phạm. Xét thấy, cả hai bản án đều áp dụng hướng giải quyết của BLDS
2015 khi giải quyết vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần. Hướng
giải quyết này là hợp lý vì những lý do sau:
Thứ nhất, hướng áp dụng này là hợp lý trong trường hợp nhằm xác định cụ thể

hơn chủ thể có nghĩa vụ bồi thường. Cụ thể, khoản 2 Điều 609 BLDS 2005 yêu cầu
người xâm phạm thực hiện nghĩa vụ bồi thường dù Điều 606 BLDS 2005 có quy định
trường hợp người chưa thành niên từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi bồi thường bằng tài sản của
bản thân, trường hợp không đủ thì cha, mẹ của người đó bồi thường phần còn thiếu.
BLDS 2015 đã giải quyết bất cập này bằng cách quy định chủ thể của tại khoản 2 Điều
590 BLDS 2015 là người chịu trách nhiệm bồi thường. Qua đó, khi áp dụng vào bản án
số 08, Điều luật áp dụng tuy về bản chất không làm thay đổi về chủ thể có nghĩa vụ bồi
thường trên thực tế nhưng giúp việc áp dụng trở nên chính xác, hợp lý hơn. Đối với bản
án số 26 thì việc áp dụng không mang ý nghĩa này do chính chủ thể xâm phạm là chủ thể
có nghĩa vụ bồi thường, việc gia đình của bị cáo Nguyễn Văn A bồi thường trước đó và
được Tòa án xem xét khấu trừ vào nghĩa vụ bồi thường thực chất chỉ là thực hiện thay
một phần nghĩa vụ.
Thứ hai, hướng giải quyết này hợp lý tuy đã có sự thay đổi về mức bồi thường
thiệt hại giữa BLDS 2005 và BLDS 2015. Theo đó, trong bản án số 08, nếu áp dụng
BLDS 2005 thì mức bồi thường tương đương 20 tháng lương tối thiểu vùng, tức tại thời
điểm đó là căn cứ theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP, khoản tiền này là 2.150.000 x 20 =
43.000.000 đồng. Mặt khác, khi áp dụng BLDS 2015, 20 lần mức lương cơ sở, theo quy
định hiện hành tại thời điểm đó là Nghị định 47/2016/NĐ-CP, ứng với 1.210.000 x 20 =
24.200.000 đồng. Tuy nhiên, suy cho cùng thì không có căn cứ cho rằng nếu Tòa án áp
6


dụng BLDS 2005 thì mức bồi thường thiệt hại vẫn giữ nguyên là 20 tháng lương tối thiểu
và thực chất thì mức Tòa án đã tuyên trên thực tế, tức 24.200.000 đồng vẫn thỏa mãn điều
kiện tại Điều 609 của BLDS 2005. Đối với bản án số 26, việc áp dụng BLDS 2015 cũng
hoàn toàn hợp lý. Xét cho cùng thì vụ án hình sự trong bản án này được đưa ra xét xử tại
Tòa án tỉnh Vĩnh Phúc. Theo đó, khi xét mức bồi thường tổn thất về tinh thần, nếu căn cứ
vào Điều 610 BLDS 2005 thì sẽ tùy huyện, thành phố mà tháng lương tối thiểu sẽ khác
nhau – có huyện rơi vào vùng III, có huyện rơi vào vùng II. Do đó, khi Tòa án áp dụng
BLDS 2015 thì chỉ có thể có một mức lương cơ sở để áp dụng trong trường hợp này, mức

tối đa ở hai trường hợp khi so sánh với nhau vẫn không có sự thay đổi nhiều.

7


VẤN ĐỀ 2: XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI VẬT CHẤT ĐƯỢC BỒI THƯỜNG KHI
TÍNH MẠNG BỊ XÂM PHẠM
Câu 1: Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về thiệt hại vật chất khi
tính mạng bị xâm phạm?
Bộ luật Dân sự 2005

Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị
xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa,
bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại
trước khi chết;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà
người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Bộ luật Dân sự 2015

Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị
xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật

này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà
người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

Thứ nhất, trong BLDS 2005, chỉ những chi phí cho việc “cứu chữa, bồi dưỡng,
chăm sóc cho người bị thiệt hại trước khi chết” mới được bồi thường. Tuy nhiên, BLDS
2015 đã quy định lại rằng thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm có bao gồm thiệt hại do
sức khoẻ bị xâm phạm, tức là nếu người bị thiệt hại chưa chết ngay thì mức bồi thường sẽ
bao gồn cả bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm. Sự thay đổi có tính cần thiết vì
trong quá trình điều trị, người bị thiệt hại mất đi thu nhập của mình, phải cần có người
chăm sóc, bị ảnh hưởng đến tinh thần,… Do đó, những khoản nêu trên để bồi thường
thiệt hại cho người bị xâm phạm còn những khoản bồi thường sau này là dành cho người
thân thích của người chết.
Thứ hai, các nhà làm luật đã bổ sung thêm điểm d khoản 1 với nội dung “thiệt hại
khác do luật quy định” và đây là một quy định vô cùng hợp lý. Theo như quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 591 BLDS 2015 thì thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm có bao gồm
8


thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm. Mặt khác, trên thực tế khi cá nhân bị xâm phạm sức
khoẻ, ngoài những thiệt hại mà cá nhân phải gánh chịu thì họ còn có thể bị mất đi những
lợi ích vật chất khác.
Ví dụ: A đã ký hợp đồng khoán việc với thời hạn 01 tháng và mức thù lao là 30
triệu. Tuy nhiên, A đã bị xâm phạm sức khoẻ trước khi bắt đầu làm việc khiến cho A
không thể thực hiện công việc đó và mất đi khoản thu nhập lẽ ra có được.1
Thứ ba, việc sử dụng cụm từ “người chịu trách nhiệm bồi thường” thay cho cụm
từ “người xâm phạm tính mạng của người khác” là hoàn toàn hợp lý và tạo nên tính đồng
nhất với các quy định khác trong cùng Bộ luật. Bởi vì trên thực tế, không phải mọi trường
hợp người xâm phạm tính mạng của người khác phải chịu trách nhiệm bồi thường. Chẳng

hạn một vài trường hợp điển hình như bố mẹ bồi thường thiệt hại do con dưới 15 tuổi gây
ra (khoản 2 Điều 586 BLDS 2015), pháp nhân bồi thường thiệt hại do người của pháp
nhân gây ra (Điều 597 BLDS 2015),…
Câu 2: Đoạn nào của bản án số 60 cho thấy Toà án đã chấp nhận yêu cầu bồi thường
chi phí vé máy bay và thuê ôtô với tư cách là chi phí hợp lý cho việc mai táng?
Đoạn của Bán án số 60 có nêu ra rằng: “Hội đồng xét xử xét thấy, chi phí hợp lý
cho việc mai táng anh Quyên bao gồm: chi phí vé máy bay 5.175.000đ, tiền thuê ôtô từ
sân bay tới bệnh viện 500.000đ, tiền thuê xe ôtô chở thi hài anh Quyên về quê
22.000.000đ, tiền bồi dưỡng lái xe 600.000đ, tiền chi phí trên đường đưa thi hài anh
Quyên về quê là 2.000.000đ,…”
Như vậy, HĐXX đã khẳng định rõ trong Phần xét thấy với quan điểm là chấp nhận
yêu cầu bồi thường chi phí vé máy bay và thuê ôtô với tư cách là chi phí hợp lý cho việc
mai táng.
Câu 3: Nghị quyết số 03 của HĐTP có quy định chi phí đi lại dự lễ tang được bồi
thường không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời?
Tại tiểu mục 2.2 mục 2 Phần II của Nghị quyết số 03 của HĐTP có quy định: “Chi
phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần
1 Nguyễn Văn Cừ - Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, tr. 890

9


thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác
phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp
nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ,…”.
Theo quy định của Nghị quyết 03, chi phí đi lại dự lễ tang không được bồi thường.
Để lý giải cụ thể thêm về điều này, cần phải xét kỹ các định nghĩa và các khái niệm có
liên quan để tránh nhầm lẫn.
Thứ nhất, chôn cất hoặc mai táng được hiểu nôm na là hành động mang tính nghi

lễ của việc đưa xác người hoặc động vật chết xuống dưới đất. Còn hoả táng (hay được
gọi không trọn nghĩa là hỏa thiêu hay thiêu) là hình thức an táng người chết bằng cách
thiêu xác để lấy tro cốt đựng trong hũ, bình.
Thứ hai, theo các nghiên cứu chung về quy trình tổ chức tang lễ của người Việt
Nam thì gồm các giai đoạn chính yếu như sau: lễ khâm liệm, lễ nhập quan, lễ viếng, lễ
đưa tang, lễ hạ huyệt và lễ viếng mộ2. Hoặc nói đơn giản hơn là bao gồm lễ mộc dục (có
hoặc không), tiền nhập quan, nhập quan, đưa tang.
Thứ ba, khi nhắc đến cụm từ “dự lễ tang” thì chắc chắn không phải nói đến những
người trực tiếp tổ chức tang lễ cho người mất mà là hàng xóm, bạn bè, người thân thích,
… tham gia để chia buồn đối với tang quyến.
Theo như những phân tích nêu trên, chi phí đi dự lễ tang không phải là các khoản
chi phí hợp lý cho việc mai táng và chắc chắn không nằm trong các khoản chi khác phục
vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Mặt khác, việc thăm
viếng, tham dự có những mục đích chủ yếu là chia sẻ nỗi buồn cùng với gia quyến, thể
hiện lòng thành kính đối với người đã khuất, tất cả những điều đó xuất phát từ tấm lòng
của những người đi dự. Do đó, không thể yêu cầu người gây ra thiệt hại bồi thường chi
phí đi lại dự lễ tang. Chẳng hạn người đó mất ở Việt Nam nhưng người thân lại ở bên
Mỹ, nếu 10 người ở bên Mỹ cùng mua vé máy bay về Việt Nam thì nếu tính chi phí đi lại
dự lễ tang là chi phí bồi thường thì người gây ra thiệt hại có thể phải trả thêm 3000 –
5000 đô la cho việc đi dự lễ tang.3
2 Nguồn: />3 Đối với quan điểm của Toà án trong Bản án số 60/2009/HSST của Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai cũng thể hiện rõ
khi chấp nhận xem chi phí vé máy bay, tiền thuê ôtô là hợp lý. Bởi vì đó là những chi phí nhằm tạo điều kiện cho gia

10


Câu 4: Trong vụ việc trên, Toà án có cho biết ai bỏ ra chi phí máy bay và thuê ôtô
trên không?
Trong vụ việc được nêu ra tại Bản án số 60, Toà án đã đề cập đến các khoản chi
phí hợp lý cho việc mai táng mà phía các bị cáo phải bồi thường là 69.775.000đ thông

qua đoạn: “Chi phí vé máy bay 5.175.000đ, tiền thuê ôtô từ sân bay tới bệnh viện
500.000đ, tiền thuê xe ôtô chở thi hài anh Quyên về quê 22.000.000đ, tiền bồi dưỡng lái
xe 600.000đ,…”. Tiếp đó, Toà đã có ghi nhận rằng: “Như vậy, tổng toàn bộ các bị cáo
phải bồi thường cho chị Bảy số tiền là 69.775.000đ”.
Như vậy, Toà án cũng chỉ kết luận chung lại rằng đối tượng nhận tiền bồi thường
là chị Bảy. Do đó, cũng chưa có đủ dữ liệu để cho thấy các đối tượng cụ thể nào đã trả
những khoản chi phí máy bay và ôtô trên.
Câu 5: Căn cứ vào thực tiễn xét xử, cách giải quyết trên có thuyết phục không? Vì
sao?
Đầu tiên, xét thấy cách đặt câu hỏi ở đây chưa được rõ ràng. Đề chỉ hỏi đơn
thuần là “cách giải quyết trên” có thuyết phục không, chứ không xác định rõ muốn đề
cập đến cách giải quyết nào. Trong bản án số 60 Tòa án đã đưa ra rất nhiều cách giải
quyết, bao gồm: xác định chi phí mai táng hợp lí, liên đới bồi thường thiệt hại, tiền cấp
dưỡng,… Điều này dẫn đến việc khó có thể hiểu được ý định của đề bài liệu muốn nhận
xét về cách giải quyết nào. Tuy nhiên, căn cứ vào tên của vấn đề đang được nghiên cứu,
căn cứ vào nội dung của những câu hỏi trước, tạm xác định câu hỏi này muốn đề cập
đến cách xác định “chi phí mai táng hợp lí” của Tòa án.
Căn cứ vào thực tiễn xét xử, cách giải quyết trên là chưa thật sự thuyết phục.
Thực tiễn xét xử: Bản án số 20/2010/HS-ST và Quyết định số 20/HĐTP-HS.
Căn cứ pháp lí: điểm b khoản 1 Điều 591 BLDS 2015, tiểu mục 2.2 mục 2 phần II
Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP.
Thứ nhất, bản án số 60 có đưa ra hai khoản tiền yêu cầu các bị cáo bồi thường
toàn bộ chi phí mai táng chênh lệch nhau: 73.700.000đ từ phía đại diện gia đình bị hại và
đình tiếp cận được thi thể của anh Quyên, đưa thi thể về đến quê hương nhằm mai táng và những chi phí xoay quanh
cũng phục vụ cho mục đích chung là mai táng. Còn chi phí dự lễ mai táng là phải xuất phát từ tấm lòng của những
người đi dự lễ mai táng chứ không thể yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường phần chi phí này được.

11



37.275.000đ từ phía Tòa án, nhưng nội dung bản án lại không thể hiện rõ số tiền gia đình
bị hại yêu cầu bồi thường gồm những nội dung gì mà chỉ thể hiện các khoản cụ thể ở số
tiền Tòa án yêu cầu. Do vậy, không thể xác định được Tòa án đã bỏ đi các khoản tiền nào,
cũng vì vậy mà không thể kết luận các khoản Tòa án bỏ đi đó có hợp lí hay không.
Thứ hai, trong các khoản chi phí hợp lí cho việc mai táng anh Quyên, Tòa án có
đề cập đến “chi phí vé máy bay 5.175.000đ”, “tiền thuê ô tô từ sân bay tới bệnh viện
500.000đ” nhưng cũng không nói rõ đây là chi phí mua vé máy bay để làm gì, thuê ô tô
từ sân bay đến bệnh viện để làm gì, có thật sự hợp lí và cần thiết hay không?
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào các khoản phí còn lại như tiền thuê xe ô tô chở thi hài
anh Quyên về quê, tiền bồi dưỡng lái xe, tiền chi phí trên đường đưa thi hài anh Quyên về
quê,...thì nhận thấy Tòa án đã giải quyết hợp lí. Đây là các khoản chi phí đúng với nội
dung quy định tại tiểu mục 2.2 mục 2 phần II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, chỉ có
duy nhất tiền thuê lều bạt, bàn ghế 3.000.000đ là không hợp lí nhưng dựa vào thực tiễn
đã xét xử, cụ thể là Bản án số 20/2010/HS-ST thì vẫn có thể được chấp nhận. Lí do là vì
hướng của Tòa án cho rằng đây không là chi phí ăn uống linh đình mà chỉ là ăn uống
“làm đám 3 ngày” nên thuộc nhóm “các khoản chi phí khác phục vụ cho việc chôn cất
hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung” được bồi thường chứ không thuộc loại chi
phí “ăn uống” không được bồi thường.4
Kết luận, nhận thấy nếu chỉ căn cứ vào thực tiễn xét xử và những dữ liệu đã
rõ ràng trong bản án thì cách giải quyết của Tòa án là thuyết phục. Tuy nhiên cần
cân nhắc để thể hiện nội dung bản án rõ ràng hơn, cụ thể hơn.
Câu 6: Nếu đó là chi phí mà cháu nạn nhân bỏ ra để dự lễ tang thì có được bồi
thường không? Vì sao?
Nếu đó là chi phí mà cháu nạn nhân bỏ ra để dự lễ tang lễ thì có thể sẽ vẫn được
bồi thường, cụ thể như sau:
Căn cứ pháp lí: khoản 1 Điều 591 BLDS 2015, tiểu mục 2.2 mục 2 phần II Nghị
quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, Quyết định số 20/HĐTP-HS.
4 Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức –
Hội luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ ba), Bản án số 72, 73, 74.


12


Như đã trình bày ở câu hỏi số 3, Nghị quyết số 03 của HĐTP không quy định chi
phí đi lại dự lễ tang được bồi thường, tức là nếu dựa vào khoản 1 Điều 591 BLDS 2015
và Nghị quyết này thì chi phí mà cháu nạn nhân bỏ ra để dự lễ tang sẽ không được bồi
thường.
Tuy nhiên, trong Quyết định số 20/HĐTP-HS mà nhóm nghiên cứu thì Tòa án vẫn
chấp nhận bồi thường chi phí cho việc dự lễ tang, “nhưng chỉ chấp nhận đối với những
người có quan hệ thân thích gần gũi với nạn nhân như cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột,
con đẻ đi bằng phương tiện máy bay để kịp dự tang lễ”. Điều đó có nghĩa là quyết định
đã giải thích BLDS theo hướng “chi phí đi lại dự lễ tang” thuộc vào danh sách các chi phí
cho việc mai táng mà các văn bản hướng dẫn đã thiết lập. Nhưng ta thấy không phải ai
cũng được bồi thường chi phí đi lại dự lễ tang mà chỉ những người có “quan hệ thân thích
gần gũi với nạn nhân”. Vấn đề là làm thế nào để xác định ai có “quan hệ thân thích gần
gũi với nạn nhân”? Trong Quyết định 20, Tòa giám đốc thẩm có cho một số định hướng,
sau cụm từ “quan hệ thân thích gần gũi với nạn nhân” còn thấy ghi “như cha mẹ, vợ
chồng, anh chị em ruột, con đẻ”. Điều đó có nghĩa là Tòa giám đốc thẩm đưa ra một danh
sách những người có “quan hệ thân thích gần gũi với nạn nhân” nhưng đó chỉ là danh
sách “mở” nên chúng ta có thể thêm vào đây những người khác. Thực ra, việc xác định ai
ngoài danh sách trên là người có “quan hệ thân thích gần gũi với nạn nhân” là rất khó.
Con nuôi, ông bà, cháu, cô chú có thuộc vào danh sách này hay không? Câu trả lời còn
phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Giả sử những người liên quan có “quan hệ thân
thích gần gũi với nạn nhân” thì việc xác định chi phí cụ thể được bồi thường phải có thêm
thông tin. 5
Như vậy, căn cứ vào những luận điểm trên, chi phí mà cháu nạn nhân bỏ ra để
dự lễ tang thì có thể được bồi thường nếu cung cấp đầy đủ thông tin và minh chứng
xác minh.

5 Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức –

Hội luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ ba), Bản án số 72, 73, 74.

13


Câu 7: Trong hai vụ việc trên, Tòa án đã buộc người gây thiệt hại bồi thường tiền
cấp dưỡng cho ai và không buộc người gây thiệt hại bồi thường tiền cấp dưỡng cho
ai? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Trong bản án số 26:
Tòa án đã buộc người gây thiệt hại (Nguyễn Văn A) bồi thường tiền cấp dưỡng
cho con chưa thành niên của người bị hại Chu Văn D (cháu Chu Đức P). Đoạn của bản án
cho câu trả lời:
“Buộc bị cáo Nguyễn Văn A phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu Chu
Đức P, sinh ngày 30/12/1999 là con chưa thành niên của người bị hại Chu Văn D số tiền
605.000đ/01 tháng. Thời điểm cấp dưỡng kể từ tháng 10 năm 2016 cho đến khi Chu Đức
P đủ 18 tuổi.”
Tòa án không buộc người gây thiệt hại bồi thường tiền cấp dưỡng cho bố mẹ
người bị hại Chu Văn D:
“Đối với khoản tiền gia đình người bị hại Chu Văn D…không được Hội đồng xét
xử xem xét, giải quyết”.
Trong bản án số 60:
Tòa án đã buộc người gây thiệt hại (Trương Văn Thọ, Nguyễn Hữu Hưng và
Nguyễn Hữu Thưởng) bồi thường tiền cấp dưỡng cho hai con chưa thành niên của người
bị hại là Phạm Thị Thu Trang và Phạm Quỳnh Nga:
“Về trợ cấp nuôi con, mỗi tháng, mỗi bị cáo phải trợ cấp:
Nuôi cháu Phạm Thị Thu Trang cho chị Nguyễn Thị Lương số tiền 108.500đ (Một
trăm lẻ tám ngàn năm trăm đồng) (Ông Phạm Văn Y nhận thay chị Lương).
Nuôi cháu Phạm Quỳnh Nga cho chị Đỗ Thị Bảy số tiền là 108.500đ (Một trăm lẻ
tám ngàn năm trăm đồng).
Thời gian trợ cấp từ ngày 25/5/2008 đến khi các cháu Phạm Thị Thu Trang và

Phạm Quỳnh Nga đủ 18 tuổi.”
Câu 8: Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến
người được bồi thường tiền cấp dưỡng?

14


Trong bản án số 26, Tòa án đã buộc người gây thiệt hại (Nguyễn Văn A) bồi
thường tiền cấp dưỡng cho con chưa thành niên của người bị hại Chu Văn D (cháu Chu
Đức P) và không buộc người gây thiệt hại bồi thường tiền cấp dưỡng cho bố mẹ người bị
hại Chu Văn D. Xét thấy, hướng giải quyết trên của Tòa án là hợp lí, vì những lí do sau:
Căn cứ pháp lí: điểm c khoản 1 Điều 591 BLDS 2015, tiểu mục 2.3 mục 2 phần II
Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP.
Thứ nhất, trong bản án chỉ đề cập đến hai đối tượng là con chưa thành niên của
người bị hại (cháu Chu Đức P) và bố mẹ già của người bị hại nên cần hiểu rằng trên thực
tế cũng chỉ có những đối tượng này. Do đó, chỉ xem xét hướng giải quyết của Tòa án liên
quan đến những đối tượng này.
Thứ hai, đối với cháu Chu Đức P, con trai người bị hại. Cháu P sinh ngày
30/12/1999, tính đến thời điểm gây án (ngày 23/10/2016) cháu vẫn chưa đủ 18 tuổi. Vậy
đây là đối tượng con chưa thành niên mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện
nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định tại tiểu mục 2.3 mục 2 phần II Nghị quyết số
03/2006/NQ-HĐTP. Nói cách khác, Tòa án buộc Nguyễn Văn A phải thực hiện nghĩa vụ
cấp dưỡng cho cháu P đến khi cháu đủ 18 tuổi là hợp lí.
Thứ ba, đối với bố mẹ về già của người bị thiệt hại. Theo quy định tại tiểu mục
2.3 mục 2 phần II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, đối tượng được bồi thường khoản
tiền cấp dưỡng có cha, mẹ người bị thiệt hại trong trường hợp cha, mẹ là người không có
khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang
thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Như vậy, phải có điều kiện “không còn khả năng lao
động”, “không có tài sản để tự nuôi mình” và “con là người bị thiệt hại đang thực hiện
nghĩa vụ cấp dưỡng” thì mới được bồi thường tiền cấp dưỡng. Trong khi đó, bản án chỉ

nêu đơn thuần là “bố mẹ người bị hại về già”, như vậy là không đủ điều kiện để trở thành
đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng. Vì vậy, Tòa án không buộc người gây
thiệt hại bồi thường tiền cấp dưỡng cho bố mẹ người bị hại Chu Văn D là hợp lí.
Trong bản án số 60, Tòa án đã buộc người gây thiệt hại (Trương Văn Thọ, Nguyễn
Hữu Hưng và Nguyễn Hữu Thưởng) bồi thường tiền cấp dưỡng cho hai con chưa thành

15


niên của người bị hại là Phạm Thị Thu Trang và Phạm Quỳnh Nga. Nhận thấy, hướng
giải quyết trên của Tòa án là hợp lí, vì những lí do sau:
Căn cứ pháp lí: điểm c khoản 1 Điều 591 BLDS 2015, tiểu mục 2.3 mục 2 phần II
Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP.
Thứ nhất, trong bản án chỉ đề cập đến một đối tượng là hai con chưa thành niên
của người bị hại (cháu Phạm Thị Thu Trang và cháu Phạm Quỳnh Nga) nên cần hiểu trên
thực tế cũng chỉ có những đối tượng này. Do đó, sẽ chỉ xét hướng giải quyết của Tòa án
liên quan đến những đối tượng này.
Thứ hai, đối với hai cháu Thu Trang và Quỳnh Nga, con người bị hại. Thu Trang
sinh ngày 28/12/2002, Quỳnh Nga sinh ngày 28/10/2005, tính đến thời điểm gây án là
ngày 25/05/2008 cả hai cháu vẫn chưa đủ 18 tuổi. Vậy đây là đối tượng con chưa thành
niên mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định
tại tiểu mục 2.3 mục 2 phần II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP. Nói cách khác, Tòa án
buộc ba bị cáo phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho hai cháu đến khi đủ 18 tuổi là hợp
lí.
Câu 9: Trong bản án số 26, Tòa án theo hướng tiền cấp dưỡng được thực hiện một
lần hay nhiều lần?
Trong bản án số 26, Tòa án theo theo hướng tiền cấp dưỡng được thực hiện nhiều
lần, thể hiện ở đoạn sau:
“Gia đình người bị hại yêu cầu cấp dưỡng một lần, bị cáo không đồng ý và có đề
nghị giải quyết theo quy định của pháp luật. Do vậy Hội đồng xét xử cần buộc bị cáo

phải cấp dưỡng hàng tháng là phù hợp quy định của pháp luật”
“Buộc bị cáo Nguyễn Văn A phải thự hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu Chu Đức
P, sinh ngày 30/12/1999 là con chưa thành niên của bị hại Chu Văn D số tiền
605.000đ/01 tháng. Thời điểm cấp dưỡng kể từ tháng 10 năm 2016 cho đến khi Chu Đức
P đủ 18 tuổi.”
Câu 10: Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết nêu trên của Tòa án liên quan đến
cách thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng?

16


Hướng giải quyết nêu trên của Tòa án liên quan đến cách thức thực hiện nghĩa vụ
cấp dưỡng là hợp lý, vì những lí do sau:
Thứ nhất, căn cứ khoản 1 Điều 585 BLDS 2015 thì: “Các bên có thể thỏa thuận
về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một
công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần”. Có thể thấy, trong trường
hợp này, ngay từ đầu Tòa án vẫn tôn trọng yếu tố tự do thỏa thuận của hai bên qua việc
ghi nhận: “Gia đình người bị hại yêu cầu cấp dưỡng một lần”.
Thứ hai, tuy nhiên, sau đó hai bên không thỏa thuận được: “Bị cáo không đồng ý
và có đề nghị giải quyết theo quy định của pháp luật” nên Tòa mới quyết định. Căn cứ
theo Công văn số 81/2002 ngày 10/6/2002: “Trường hợp các bên không thỏa thuận được
thì Tòa án quyết định phương thức bồi thường thiệt hại hàng tháng. Trong trường hợp
đặc biệt, nếu người được bồi thường thiệt hại hoặc người được cấp dưỡng yêu cầu được
bồi thường hoặc cấp dưỡng theo phương thức một lần và xét thấy yêu cầu của họ là
chính đáng và người phải bồi thường, người có nghĩa vụ cấp dưỡng có điều kiện thi hành
án thì Tòa án có thể quyết định phương thức một lần”. Như vậy, nếu không rơi vào các
trường hợp đặc biệt thì khi hai bên không thỏa thuận được, Tòa án sẽ quyết định cách
thực hiện nghĩa vụ nhiều lần, điều này tạo điều kiện giúp cho các bị cáo có thể hoàn
thành nghĩa vụ dân sự một cách thuận lợi. Trong trường hợp này Tòa án đã giải quyết
đúng đắn, hợp tình, hợp lí.


17


VẤN ĐỀ 3: THAY ĐỔI MỨC BỒI THƯỜNG ĐÃ ẤN ĐỊNH.
Câu 1: Những khác biệt cơ bản giữa thay đổi mức bồi thường không còn phù hợp
với thực tế và giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế.
Thay đổi mức bồi thường không

Giảm mức bồi thường do thiệt hại quá

còn phù hợp với thực tế

lớn so với khả năng kinh tế

(khoản 3 Điều 585)

(khoản 2 Điều 585)

Chủ thể Bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt
yêu cầu hại
Mức bồi thường thiệt hại không còn
phù hợp với thực tế, có nghĩa là do
có sự thay đổi về tình hình kinh tế,

Điều

xã hội, sự biến động về giá cả mà

Thứ nhất, người gây ra thiệt hại phải


mức bồi thường đang được thực

không có lỗi hoặc lỗi vô ý.

hiện không còn phù hợp trong điều

Thứ hai, thiệt hại xảy ra quá lớn so với

kiện để kiện đó hoặc do có sự thay đổi về

khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài

áp dụng tình trạng thương tật, khả năng lao

của người gây thiệt hại, họ không có khả

động của người bị thiệt hại cho nên

năng bồi thường toàn bộ hoặc phần lớn

mức bồi thường thiệt hại không còn thiệt hại đó.
phù hợp với sự thay đổi đó hoặc do
có sự thay đổi về khả năng kinh tế
của người gây thiệt hại
Thời

Mức bồi thường đã được ấn định

điểm


hoặc thỏa thuận nhưng sau đó

được

không còn phù hợp với thực tế nên

yêu cầu yêu cầu thay đổi mức bồi thường.

Mức bồi thường thiệt hại quá lớn và điều
kiện kinh tế của người gây thiệt hại
không có khả năng chi trả nên được xem
xét giảm mức bồi thường tại thời điểm
tuyên án.

Căn cứ pháp lý: Khoản 2, khoản 3 Điều 585 BLDS 2015; Điểm c, điểm d mục 2.2
chương I Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTPTANDTC.
18


Câu 2: Nêu rõ từng điều kiện được quy định trong BLDS để thay đổi mức bồi
thường không còn phù hợp với thực tế.
Như đã nêu ở phần câu hỏi bên trên thì việc thay đổi mức bồi thường không phù
hợp với thực tế phải căn cứ từ hoàn cảnh thực tế có sự thay đổi khiến cho mức bồi thường
không còn phù hợp. Điều này xuất phát từ nguyên tắc thiệt hại phải được bồi thường toàn
bộ và kịp thời, thiệt hại bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu, việc xác định thiệt hại phải
đặt trong mối quan hệ không gian và thời gian. Chủ thể có quyền có thể yêu cầu thay đổi
mức bồi thường thiệt hại do:
Thứ nhất, có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, biến động thị trường khiến
giá cả thay đổi làm cho giá cả mà mức bồi thường thực hiện không còn phù hợp trong

điều kiện đó.
Ví dụ, anh A gây thương tích cho anh B khiến anh B không còn khả năng lao
động, anh B còn có một đứa con nhỏ 2 tuổi, Toà tuyên anh A phải bồi thường cho anh B
một khoản tiền để chữa trị vết thương và mỗi tháng chu cấp 3 triệu cho hai cha con anh B
sinh sống đến khi con anh B đủ 18 tuổi. Tuy nhiên 5 năm sau thì giá cả tăng vọt, mức bồi
thường 3 triệu mỗi tháng không đủ cho hai cha con vì vậy anh B có quyền yêu cầu Toà án
tăng mức bồi thường do không còn phù hợp với thực tế.
Thứ hai, có sự thay đổi về tình trạng thương tật: vết thương bị hoại tử, trở nặng... ;
khả năng lao động của người bị thiệt hại bị giảm sút hoặc mấy khả năng lao động nên
mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi.
Thứ ba, sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại. Ví dụ, anh A có
nghĩa vụ mỗi tháng chu cấp cho cháu C 1 triệu đến khi cháu đủ 18 tuổi, tuy nhiên sau 3
năm thì anh A bị phá sản và không có đủ khả năng kinh tế để chu cấp cho cháu C như
trước thì anh A yêu cầu Toà án giảm mức bồi thường thiệt hại.
Căn cứ pháp lý: Khoản 3 điều 585 BLDS 2015; điểm d mục 2.2 chương I Nghị
quyết 03/2006/NQ-HĐTPTANDTC.
Câu 3: Trong tình huống nêu trên, yêu cầu bồi thường thêm 70.000.000 đồng của
phía bị thiệt hại có được chấp nhận không?
- Chấp nhận yêu cầu bồi thường thêm của bà Muối?
19


Mức bồi thường thiệt hại đối với thiệt hại về sức khoẻ của bà Muối do hành vi trái
luật của Nghĩa gây ra đã được hai bên thoả thuận và được Toà án ghi nhận đồng thời đã
có hiệu lực pháp luật. Bên bị thiệt hại là bà Muối cũng đã có đơn “cam kết bãi nại về dân
sự, không yêu cầu thắc mắc khiếu nại gì về sau”, “không yêu cầu khiến nại gì về sau”.
Tuy nhiên, mức bồi thường đã không còn phù hợp với thực tế vì phát sinh chi phí điều trụ
do phải thay khớp, xuất phát từ vết thương do hành vi trái luật của Nghĩa gây ra cho bà
Muối và đây được xem là một trường hợp “mức bồi thường không còn phù hợp với thực
tế” tại Điều 585 BLDS 2015.

Bộ Luật tố tụng hình sự không cho phép Toà án xử lại sự việc đã được giải quyết
tại Điều 192 BLTTDS 2015. Tuy nhiên, căn cứ vào khoản 3 Điều 585 BLDS 2015 và
trường hợp ngoại lệ được quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 192 BLTTDS thì Luật cho
phép bên bị thiệt hại được yêu cầu thay đổi mức bồi thường đã được ấn định và Toà án có
thẩm quyền giải quyết yêu cầu này.
Vì vậy, có cơ sở chấp nhận yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại của bà Muối.
Căn cứ pháp lý: Điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015: “Sự việc đã được giải
quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã
có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác
đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường
thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi
người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền
sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo
quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;”.
- Chấp nhận mức bồi thường thêm 70.000.000 đồng?
Dựa trên nguyên tắc thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời
được quy định tại khoản 1 Điều 585 BLDS 2015 và căn cứ xác định thiệt hại do sức khoẻ
bị xâm phạm khoản 1 Điều 590 BLDS 2015 thì mức bồi thường thiệt hại mà bà Muối yêu
cầu tăng thêm phải hợp lý và cần thiết đối với việc chữa trị, khôi phục, bồi dưỡng sức
khoẻ và chức năng bị giảm sút của bà. Điều này có nghĩa là bên bị thiệt hại - bà Muối
phải chứng minh rằng việc bà thay khớp là xuất phát từ sự thay đổi về tình trạng thương
20


tật trở nặng, sự thay đổi này xuất phát trực tiếp từ hậu quả do hành vi trái luật của Nghĩa
gây ra, thuộc trường hợp được yêu cầu thay đổi mức bồi thường do không còn phù hợp
với thực tế và cần thiết qua việc thay khớp để duy trì sự ổn định đối với sức khỏe của bà;
đồng thời mức bồi thường thêm là phù hợp và cần thiết thông qua các chứng từ, hoá đơn:
viện phí, biên lai, giấy khám bệnh,... và cả những chi phí phát sinh khác mà bà đáng lẽ
được nhận hay không cần phải bỏ ra nếu sức khoẻ bà không bị xâm phạm. Toà án dựa

vào những căn cứ đó để có thể xem xét chấp nhận toàn bộ hoặc một phần mức bồi thường
mà bà Muối yêu cầu.

21


VẤN ĐỀ 4: XÁC ĐỊNH NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG (CÙNG
GÂY THIỆT HẠI)
Câu 1: Trong phần “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của BLDS,
trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh trong những trường hợp
nào?
Theo quy định tại Điều 587 BLDS 2015 về bồi thường thiệt hại do nhiều người
cùng gây ra:
“Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi
thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại
được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức
độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.”
Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh trong trường hợp nhiều
người cùng gây thiệt hại. Nhiều chủ thể được xem là cùng gây thiệt hại khi họ có sự
thống nhất về ý chí, hành vi, hậu quả trong việc gây thiệt hại.
Bên cạnh đó vẫn có những trường hợp không có hành vi cùng gây thiệt hại nhưng
vẫn có phải liên đới bồi thường thiệt hại, ví dụ theo khoản 4 Điều 601 BLDS quy định:
“Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để
nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi
thường thiệt hại” và theo khoản 2 Điều 603 quy định: “Trường hợp người thứ ba hoàn
toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường
thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt
hại.” Trong thực tế, một số quy định không thể hiện rõ làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường liên đới như trường hợp của Điều 586 khi người chưa thành niên gây thiệt hại có
cả cha và mẹ (cha mẹ liên đới). Tương tự như vậy trong các điều luật về bồi thường thiệt

hại do tài sản gây ra khi tài sản này thuộc đồng sở hữu (đồng sở hữu sẽ liên đới). Ngoài
ra, trong trường hợp bồi thường thiệt hại do người khác gây ra, trách nhiệm liên đưới
cũng có thể phát sinh giữa người chịu trách nhiệm bồi thường với người gây thiệt hại như
giữa người sử dụng người làm công và người làm công.

22


Câu 2: Trong bản án số 19, bà Khánh bị thiệt hại trong hoàn cảnh nào? Có xác định
chính xác được mấy người gây thiệt hại cho bà Khánh không?
Bà Khánh bị thiệt hại trong hoàn cảnh anh Hải, chị Tám và chị Hiền xô xát với
nhau.
Cụ thể, tại phần Xét thấy có ghi nhận: “Xét thiệt hại về tài sản của bà Khánh do
xô xát giữa chị Tám và chị Hiền với anh Hải đã dẫn đến là 2 chiếc ghế gỗ bị gãy chân và
các loại bánh, trứng tại quán bà Khánh bị đổ, bễ…”
Ở đây, không xác định chính xác được ai là người gây ra thiệt hại cho bà Khánh,
chỉ biết thiệt hại xảy ra trong quá trình xô xát giữa 3 người, vậy nên 3 người cùng chịu
trách nhiệm liên đới bồi thường cho bà Khánh.
Câu 3: Đoạn nào của Bản án số 19 cho thấy Toàn án đã theo hướng chị Tám, chị
Hiền và anh Hải liên đới bồi thường?
Đoạn của Bản án số 19 cho thấy Tòa án đã theo hướng chị Tám, chị Hiền và anh
Hải liên đới bồi thường:
“Về phần thiệt hại tài sản, bà Khánh trước đây yêu cầu 324.000đ (ba trăm hai
mươi bốn ngàn đồng), nhưng sau đó yêu cầu 800.000đ (tám trăm ngàn đồng) và yêu cầu
anh Hải phải bồi thường cho bà toàn bộ số tiền này. Xét thiệt hại về tài sản của bà
Khánh do xô xát giữa chị Tám và chị Hiền với anh Hải đã dẫn đến là hai chiếc ghế gỗ bị
gãy chân và các loại bánh, trứng tại quán bà Khánh bị đổ, bể…trong quá trình xô xát là
có thật. Do vậy, cần buộc những người này liên đới bồi thường cho bà Khánh, tuy nhiên
bà Khánh chỉ khởi kiện yêu cầu đối với anh Hải, do đó Tòa án chỉ xem xét phần trách
nhiệm của anh Hải, buộc anh Hải phải bồi thường thiệt hại về tài sản cho bà Khánh

bằng 1/3 số tiền bà yêu cầu là 267.000đ (hai trăm sáu mươi bảy ngàn đồng)”.
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Tòa án về trách
nhiệm liên đới.
Hướng giải quyết nêu trên của Toàn án về trách nhiệm liên đới là hoàn toàn thuyết
phục.
Trường hợp trên rơi vào trường hợp thứ 3 theo quan điểm của thầy Đỗ Văn Đại về
việc không xác định được người gây thiệt hại cụ thể. Xét thấy, tuy xác định được rằng
23


thiệt hại gây ra bởi 1 nhóm người bao gồm anh Hải, chị Tâm và chị Hiền trong quá trình
xô xát nhưng cụ thể ai là người gây nên thiệt hại trực tiếp và thiệt hại này là bao nhiêu thì
khó có thể chứng minh, làm rõ được. Do đó, áp dụng chính quy định tại Điều 587 BLDS
2015, hướng giải quyết của Tòa án khi cho rằng 3 người nêu trên phải chịu trách nhiệm
liên đới là hợp lý.
Thầy Đỗ Văn Đại cũng có ý kiến tương tự với hướng giải quyết nêu trên của Tòa
án: “Trong các tình huống tương tự, chúng ta nên quy tất cả những người này có trách
nhiệm, tức là họ có trách nhiệm liên đới….”
Câu 5: Trong Quyết định số 226, ai là người trược tiếp gây ra thiệt hại cho bà Hộ?
Trong Quyết định này, bà Nguyễn Huệ Lan là người trực tiếp gây thiệt hại cho bà
Hộ. Cụ thể trong phần Xét thấy: “Hành vi trực tiếp gây ra thương tích cho bà Hộ là bà
Nguyễn Huệ Lan”.
Câu 6: Trong Quyết định số 226, ai là người phải liên đới bồi thường thiệt hại cho
bà Hộ?
Trong Quyết định này, ông Trần Thúc Bảo là người phải liên đới bồi thường thiệt
hại cho bà Hộ. Cụ thể trong phần Xét thấy: “… cần phải xem xét trách nhiệm dân sự của
người khởi xướng trong vụ án cố ý gây thương tích là ông Trần Thúc Bảo, người đã kêu
các con đánh bà Hộ, việc bà Hộ bị thương tích dẫn đến hỏng mắt có quan hệ nhân quả
của ông Bảo. Do đó cần buộc ông Bảo phải chịu trách nhiệm dấn sự cùng với Nguyễn
Huệ Lan.”

Câu 7: Hướng giải quyết trong Quyết định số 226 đã có tiền lệ chưa? Nếu có, nêu
tóm tắt tiền lệ đó.
Hướng giải quyết trong Quyết định số 226 đã có tiền lệ.
Theo Quyết định số 114/2006/DS-GĐT ngày 26-5-2006 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao: “Căn cứ tài liệu có trong hồ sơ vụ án có đủ cơ sở kết luận ông An là
người chủ mưu, khởi xướng, rủ rê con cháu cùng gây thương tích cho Hiền. Tại đơn
khởi kiện, anh Hiền yêu cầu ông An phải bồi thường thiệt hại, do đó theo quy định của
Bộ luật Dân sự thì ông An là người có lỗi cố ý cùng gây thiệt hại nên phải có nghĩa vụ
liên đới bồi thường cho anh Hiền. Anh Hiền có thể khởi kiện yêu cầu một trong những
24


người cùng gây thiệt hại phải bồi thường. Cùng tham gia gây thương tích cho anh Hiền
còn có anh Bằng (con trai ông An), sau khi gây thương tích cho anh Bằng anh An đã bị
chết nên anh Hiền chỉ khởi kiện ông An bồi thường. Vì vậy, căn cứ vào đơn khởi kiện,
Tòa án cấp sơ thẩm xác định ông An là bị đơn dân sự là đúng.”
Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến
trách nhiệm liên đới.
Hướng giải quyết trên của Tòa án là thuyết phục.
Không như bản án sơ thẩm và phúc thẩm bác bỏ yêu cầu đòi các bị đơn liên đới
chịu trách nhiệm, Tòa án ngoài việc khẳng định bà Lan là người trực tiếp gây ra thương
tích cho bà Hộ còn xem xét đến hành vi của ông Trần Thúc Bảo – người khởi xướng
trong vụ án cố ý gây thương tích đối với bà Hộ, phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Ở đây, cả 2 người đều đã có sự thống nhất về ý chí vì sự thống nhất ý chí giữa các
chủ thể không nhất thiết phải kéo theo việc cùng hành động. Ông bảo đã có hành vi “chủ
mưu, khởi xướng, rủ rê” nên thiệt hại của bà Hộ có quan hệ nhân quả của ông Bảo. Mặt
khác hướng giải quyết của Tòa án khá gần gũi với Bộ nguyên tắc Châu Âu vê bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo điểm a, khoản 1, Điều 9.101: “Trách nhiệm liên đới phát
sinh khi một người làm nảy sinh hay thúc đẩy hành động xấu của chủ thể khác gây thiệt
hại cho nạn nhân”.

Như vậy việc Tòa án giải quyết theo hướng buộc ông Bảo phải có trách nhiệm liên
đới bồi thường thiệt hại cho bà Hộ là hợp lý, đảm bảo được quyền lợi cho bà Hộ.
Câu 9: Bản án số 19, Bà khánh đã yêu cầu bồi thường bao nhiêu và yêu cầu ai bồi
thường?
Trong Bản án số 19, tuy bà Khánh ban đầu yêu cầu 324.000 đồng nhưng sau đó đã
thay đổi yêu cầu thành 800.000 đồng và yêu cầu anh Hải phải bồi thường toàn bộ. Cụ thể
ở phần Xét thấy trang 4 của bản án: “Về phần thiệt hại tài sản, bà Khánh trước đây yêu
cầu 324.000đ (ba trăm hai mươi bốn ngàn đồng), nhưng sau đó yêu cầu 800.000đ (tám
trăm ngàn đồng) và yêu cầu anh Hải phải bồi thường cho bà toàn bộ số tiền này.”

25


×