Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

thảo luận hợp đồng lần 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.17 KB, 19 trang )

VẤN ĐỀ 1
Câu 1: Khi nào cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con ch ưa thành
niên gây ra? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo Luật Hôn nhân và gia đình: Cha, mẹ phải bồi thường thiệt hại do con
chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân s ự gây ra theo quy
định của Bộ luật Dân sự ( Điều 4 Luật HNGĐ 2014). Theo đó, cha mẹ sẽ phải bồi
thường thiệt hại do con gây ra trong các trường hợp:
Trường hợp 1:
Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, m ẹ
thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, m ẹ không đ ủ
để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài
sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp con dưới 15 tuổi mất
năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại trong thời gian ở trường học, bệnh viện
hoặc được pháp nhân khác trực tiếp quản lý.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 586 BLDS 2015.
Trường hợp 2:
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì
phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để b ồi thường thì
cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 586 BLDS 2015.
Trường hợp 3:
Cha mẹ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con dưới 15 tuổi, mất
năng lực hành vi dân sự gây ra trong th ời gian ở trường học, bệnh vi ện, tổ ch ức
khác trực tiếp quản lí (nếu trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh
được mình không có lỗi trong quản lý).
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 599 BLDS 2015.
*Đối với tình huống:
Câu 2: Toà án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình
thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.



-

Toà án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình thiệt hại do

sức khoẻ bị xâm phạm.
- Căn cứ khoản 1 Điều 584 BLDS 2015 về Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại “1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, s ức kho ẻ, danh
dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác c ủa ng ười khác mà
gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, lu ật khác có liên
quan quy định khác”
Vì Hùng đã xâm phạm đến sức khoẻ của anh Bình nên ph ải b ồi th ường
thiệt hại theo như quy định trên
- Và căn cứ vào khoản 2 Điều 586 BLDS 2015 về Năng lực chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại của cá nhân “2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến ch ưa đủ
mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản c ủa mình; n ếu
không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thi ếu b ằng
tài sản của mình.”
Trong tình huống Hùng đã gây thiệt hại về sức khoẻ cho anh Bình (tổng
thiệt hại là 10 triệu đồng) do đó theo khoản 1 Điều 519 BLDS 2015 thì Hùng
phải bồi thường lại cho anh Hùng. Tuy nhiên Hùng hiện tại chưa có tài s ản nào
nên theo khoản 2 Điều 586 BLDS 2015 thì cha mẹ Hùng phải bồi thường cho anh
Bình.
Câu 3: Toà án có thể buộc cha mẹ Hùng bồi th ường cho anh Bình giá
trị chiếc đồng hồ và chiếc xe đạp không? Nêu cơ sở pháp lý và cho biết
hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương t ự.
Toà án có thể buộc cha mẹ Hùng bồi thường cho anh Bình giá trị chi ếc
đồng hồ đã bán cho người đi đường. Do khó để truy tìm l ại tung tích c ủa chi ếc
đồng hồ sau khi bán, ta xem nó như tài sản đã bị mất tại khoản 1 Điều 589 BLDS ,
phát sinh trách nhiệm bồi thường theo khoản 2 Điều 586 BLDS.
Tuy nhiên với chiếc xe đạp hiện đang được gửi nhờ ở nhà người bạn

không phù hợp với các trường hợp thiệt hại tài sản tại Điều 589 BLDS nên
không phát sinh trách nhiệm bồi thường, cần tiến hành thu h ồi l ại đ ể tr ả cho
người anh Bình.
Tại QĐ 04/HĐTP-HS ngày 23-2-2004 xử phạt hành vi tr ộm cắp tài s ản
của bị cáo Hồ, Đắc chưa đủ 18 tuổi khi phạm tội, không có tài sản riêng nên Toà


Giám đốc thẩm đồng ý với quyết định buộc bố mẹ Hùng bồi th ường. Tuy nhiên,
Toà không đồng tình với hướng xử lý của Toà phúc thẩm yêu cầu b ồi th ường c ả
số tài sản bị cáo đã chiếm đoạt nhưng chưa được thu hồi trả cho người bị h ại. Ý
này ta thấy qua lập luận “số tài sản mà bị cáo chiếm đoạt chưa được thu hồi trả
cho người bị hại đã được Toà án các cấp giải quy ết bu ộc bố m ẹ b ị cáo b ồi
thường.” dẫn đến hậu quả huỷ bản án hình sự phúc thẩm.
Trích PGS.TS Đỗ Văn Đại trong cuốn Luật bồi thường thi ệt h ại ngoài h ợp
đồng Việt Nam Tập 2 của thầy về trường hợp “còn đòi được tài sản”:
“Ở đây, không có “tài sản bị hủy hoặc bị hư hỏng”, không có vi ệc “l ợi ích g ắn
liền với việc sử dụng, khai thác tài sản” và “chi phí h ợp lý đ ể ngăn ch ặn, h ạn ch ế
và khắc phục thiệt hại”. Như vậy, nếu có thiệt hại thì có thể đó là thi ệt hại do
“tài sản bị mất”.
BLDS không định nghĩa khái niệm “tài sản bị mất” nhưng thông thường tài
sản bị mất là tài sản không còn trong phạm vi chiếm hữu, sử dụng của chủ s ở
hữu và việc này ngoài ý chí của chủ sở hữu.”
Khoản 2 Điều 586 BLDS: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười
tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản c ủa mình; n ếu không đ ủ
tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản
của mình.”
Điều 586 BLDS: “Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản b ị m ất, b ị gi ảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

4. Thiệt hại khác do luật quy định.”
Câu 4: Toà án có thể buộc cha mẹ Hùng nộp ngân sách nhà n ước
khoản tiền 7 triệu mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong ch ợ không?
Nêu cơ sở pháp lý và cho biết hướng giải quyết trong thực ti ễn xét x ử đ ối
với hoàn cảnh tương tự.
Toà án không thể buộc cha mẹ Hùng nộp nhân sách nhà n ước khoản ti ền
7 triệu mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong chợ. Về nguyên tắc, không có


điều luật cụ thể nào quy định về điều này. Đồng thời, nếu 7 tri ệu đó đ ược n ộp
vào ngân sách nhà nước sẽ gây thiệt thòi cho bên bị h ại. Ta nhìn vào h ướng gi ải
quyết chung cho bồi thường thiệt hại tại Đ13 BLDS, ta thấy chỉ loại trừ những
trường hợp có thoả thuận riêng hay luật quy định khác, thì bên b ị h ại luôn được
bồi thường toàn bộ. Ở đây, không có sự thoả thuận bên chung nào, bên nh ận
khoản tiền bồi thường không phải là bên bị hại mà là bên nhà n ước, làm mất đi
bản chất của khoản tiền bồi thường, không đúng với tinh thần chung c ủa BLDS
nên không thể buộc cha mẹ Hùng nộp nhân sách nhà nước khoản ti ền 7 tri ệu
mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong chợ.
Trong QĐ 04/HĐTP-HS ngày 23-2-2004 xử phạt hành vi tr ộm cắp tài s ản
của bị cáo Hùng, Toà Giám đốc thẩm bác yêu cầu n ộp s ố ti ền do b ị cáo chi ếm
hưởng từ bán tài sản trộm cắp được để bổ sung quỹ nhà nước v ới lý do “không
đúng quy định pháp luật”
Trích PGS.TS Đỗ Văn Đại trong cuốn Luật bồi thường thi ệt h ại ngoài h ợp
đồng Việt Nam Tập 2 của thầy về trường hợp “không chịu trách nhi ệm v ới ti ền
sung quỹ”:
“Nếu các bên không thỏa thuận được về hình th ức bồi th ường thì BLDS
không có hướng giải quyết cụ thể. Nộp tiền sung quỹ Nhà n ước là một kho ản
tiền và bồi thường thiệt hại cũng thường là một khoản tiền. Tuy nhiên, đây là hai
phạm trù khác nhau. Bởi lẽ, bồi th ường thiệt hại là m ột kho ản ti ền mà ng ười có
trách nhiệm bồi thường giao cho người bị thiệt hại còn sung quỹ Nhà n ước là

hoản cảnh một chủ thể giao một khoản tiền cho một ch ủ th ể khác là Nhà n ước.
BLDS chỉ đề cập tới trách nhiệm “bồi thường” của cha mẹ khi con ch ưa thành
niên gây thiệt hại nên việc Tòa án buộc cha mẹ có trách nhi ệm n ộp ti ền sung quỹ
Nhà nước là mở rộng phạm vi trách nhiệm của cha mẹ và việc mở rộng này là
không có lí do thuyết phục, về nguyên tắc, ai có hành vi trái pháp lu ật gây thi ệt
hại thì tự phải chịu bồi thường.”
Điều 13 BLDS: “Cá nhân, pháp nhân có quyền dân s ự b ị xâm ph ạm đ ược b ồi
thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thu ận khác ho ặc lu ật
có quy định khác.”


Câu 5: Toà án có thể buộc Hùng và cha mẹ Hùng cùng b ồi th ường cho
anh Bình không? Nêu cơ sở pháp lý và cho biết hướng gi ải quy ết trong
thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự.
Toà án không thể buộc cha mẹ Hùng cùng bồi thường cho anh Bình. Theo
khoản 2 Điều 586 BLDS, nếu người gây thiệt hại đủ 15 tuổi và dưới 18 tuổi sẽ
phải tự bồi thường bằng chính tài sản riêng của mình. Trong trường hợp tài s ản
riêng không đủ bồi thường thì sẽ lấy tài sản bố mẹ để bồi thường phần còn
thiếu. Theo tình huống đề cho, trong thời điểm xét xử Hùng không có tài s ản
riêng nên sẽ vô nghĩa nếu bắt Hùng bồi thường, thay vào đó là bu ộc b ố m ẹ Hùng
bồi thường sẽ đảm bảo hơn cho lợi ích hợp pháp của bên bị hại.
Bản án 19/2012/DSST ngày 12/6/2012 xử phạt hành vi tông xe dẫn đến
thương tích cần bồi thường của cháu Hậu đề cập đến việc cháu Hậu chưa đủ 16
tuổi, không có tài sản riêng nên Toà án đã yêu cầu b ố và m ẹ cháu H ậu ch ịu
khoản bồi thường thay để đảm bảo nghĩa vụ bồi thường được thực hiện.
Trích PGS.TS Đỗ Văn Đại trong cuốn Luật bồi thường thi ệt h ại ngoài h ợp
đồng Việt Nam Tập 2 của thầy về trường hợp “xác định tài s ản c ủa cha m ẹ, con
gây thiệt hại”:
“Chúng ta cần phải xác định tài sản của con và của cha m ẹ đ ể tuỳ t ừng
trường hợp quy trách nhiệm bồi thường đối với cha m ẹ, nh ất là tr ường h ợp con

chưa thành niên gây thiệt hại khi đã đủ mười lăm tuổi. Đối với tr ường h ợp v ừa
nêu trên, cha mẹ chỉ phải chịu trách nhiệm khi con “không đ ủ tài s ản đ ể b ồi
thường” nên, trước khi quy trách nhiệm cho cha m ẹ, Toà án ph ải xác đ ịnh đ ược
con không có tài sản hay có tài sản những không đ ủ đ ể bồi th ường.”
Khoản 2 Điều 586 BLDS: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười
tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản c ủa mình; n ếu không đ ủ
tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản
của mình.”
*Đối với bản án số 19:
Câu 6: Theo tòa án, cha mẹ ly hôn có ảnh hưởng tới việc xác định người
phải chịu trách nhiệm bồi thường không? Cuối cùng, Tòa án đã bắt buộc ai phải


bồi thường thiệt hại.
Theo Toà án, cha mẹ ly hôn không ảnh hưởng tới việc xác định người phải chịu
trách nhiệm bồi thường. Trích bản án: “Bà Thêm cho rằng bà và ông Thụ đã ly hôn,
Toà án đã giao cháu Hậu cho ông Thụ trực tiếp nuôi dưỡng nên bà không trách nhiệm
về hành vi của cháu Hậu, lập luận của bà Thêm không được chấp nhận vì việc ly hôn
giữa hai vợ chồng không chấm dứt nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con chung”.
Ở đây ta thấy Toà án đã bác bỏ lập luận do có hành vi ly hôn và người con
chung do người chồng nuôi trực tiếp nên sẽ loại trừ nghĩa vụ bồi thường cho bà Thêm.
Thay vào đó việc ly hôn sẽ không ảnh hưởng đến việc xác định người chịu trách
nhiệm bồi thường bổ sung cho cháu Hậu là cả cha và mẹ. Trích bản án: “Do vậy cần
buộc ông Mai Văn Thụ và bà Nguyễn Thị Thêm có nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt
hại về sức khoẻ cho bà Nam là 42.877.000đ, chia theo phần ông Thụ và bà Thêm mỗi
người phải bồi thường là 21.438.500đ…”
Câu 7: Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án (từ góc
độ văn bản cũng như so sánh pháp luật).
Theo góc độ văn bản:
Trong tình huống này, người gây thiệt hại là cháu Hậu, tại thời điểm gây thiệt

hại Hậu chưa đủ 16 tuổi, không có tài sản riêng. Để đảm bảo bên bị hại được bồi
thường, Toà án buộc cha và mẹ của Hậu (đã ly hôn) chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại với mỗi người chịu nửa khoản bồi thường.
Khoản 2 Điều 586 BLDS quy định trong trường hợp người gây thiệt hại đủ 15
tuổi và dưới 18 tuổi phải chịu bồi thường bằng tài sản riêng của mình và u, tía của
người đó phải chiu phần bồi thường còn thiếu nếu có. Vậy ta thấy hướng giải quyết
của Toà đã phù hợp với quy định của luật, Hậu chưa đủ 16 tuổi nên phù hợp vào
khoản 2 Điều 586 BLDS, Hậu không có tài sản riêng nên cần yêu cầu bố, mẹ Hậu chịu
phần bồi thường còn thiếu là toàn bộ phần bồi thường.
Vậy Toà án đã đưa ra hướng giải quyết hợp lý cho sự việc.
Trích PGS.TS Đỗ Văn Đại trong cuốn Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng Tập 2 trang 58:
“Đối với trường hợp cha mẹ cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do con gây ra, chúng ta có thể có hai hướng xác định trách nhiệm của từng người.


Thứ nhất, chúng ta theo hướng căn cứ vào lỗi của từng người trong việc quản lý con
và khi theo hướng này, phần trách nhiệm của từng người hụ thuộc vào mức độ lỗi của
cha, của mẹ. Thứ hai, chúng ta theo hướng chia đều lỗi cho cha và mẹ vì trách nhiệm
của cha mẹ không phụ thuộc vào lỗi của họ mà ohuj thuộc vào tư cách “cha, mẹ” đối
với người chưa thành niên. Toà á đã Theo hướng thứ hai trong vụ việc được bình
luận… Theo chúng tôi, hướng giải quyết của Toà án là thuyết phục và nên được duy
trì trong các vụ việc tương tự. Bởi lữ, trách nhiệm của cha mẹ đối với thiệt hại do con
chưa thành niên gây ra không trên cơ sở lỗi của cha mẹ trong việc quản lý con mà dự
vào tư cách cha, mẹ của họ đối với người gây ra thiệt hại.”
Theo quan điểm cá nhân, em thấy thực tiễn xét xử nên chuộng hướng giải
quyết thứ nhất hơn. Bởi lẽ, mối quan hệ nuôi dưỡng thuộc những mối quan hệ đặc thù
và tất yếu trong thiên nhiên lẫn xã hội.
Xét về tác động, nếu hướng giải quyết này được chấp nhận rộng rãi sẽ nâng cao
ý thức của các phụ huynh đối với hành vi của con của họ hơn. Ví dụ trong trường hợp

một cặp vợ chồng ly hôn và người con ở với cha, để tránh việc chịu khoản bồi thường
qua lớn về phía mình vì trực tiếp nuôi con, người cha sẽ phải chủ động dạy dỗ, chỉnh
đốn hành vi và suy nghĩ của con mình hơn.
Xét về thực tế, ngày nay với xã hội phát triển, càng nhiều người chấp nhận ly
hôn như là một nhu cầu thay vì một chế tài. Việc đó dẫn đến làn sóng ly hôn ở đầu thế
kỉ 21, dẫn đến xuất hiện nhiều gia đình bố mẹ đơn thân hơn, nếu như đã nhận thấy xu
hướng này rồi nhưng hướng giải quyết bồi thường vẫn giữ nguyên như với những cặp
cha mẹ không ly hôn thì thật không hợp lý.
Xét về bản chất, việc bố, mẹ chịu khoản bồi thường không xuất phát như các
nghĩa vụ thông thường. Nó là một cơ chế để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho
bên bị hại. Trong hầu hết các trường hợp nó sẽ đặt chế tài lên chính người gây thiệt
hại. Và mục đích của các chế tài chính là để đe doạ, ngăn cản các cá nhân vi phạm vào
các quy định này. Nếu ta xét lại tác động của hướng giải quyết chia phần bồi thường
theo lỗi thì nó hỗ trợ cho mục đích ngăn cản vi phạm quy định này. Sở dĩ quyền lợi
của người bố, mẹ trực tiếp nuôi con sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn nếu con của họ gây
thiệt hại. Từ đó đặt nặng cho vấn đề dạy dỗ, chỉnh đốn hơn.
Khoản 2 Điều 586 BLDS: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám


tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để
bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.”
Về so sánh pháp luật
Trích PGS.TS Đỗ Văn Đại trong cuốn Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng Tập 2 trang 58:
“Thực ra, đây cũng là hướng được ghi nhận ở nước ngoài như ở Pháp vì ở
nước này từ năm 1997 họ cũng theo hướng chia đều trách nhiệm bồi thường cho cha,
mẹ của người con gây thiệt hại.”
VẤN ĐỀ 2
Câu 1: Vì sao đã có quy định của điều 584 mà BLDS 2015 còn có thêm
quy định của Điều 600?

Về nguyên tắc chung thì người nào gây thiệt hại cho người khác thì phải
bồi thường.
Nguyên tắc này được thể hiện ở khoản 1 Điều 584 BLDS 2015: “Người nào
có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài s ản,
quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thi ệt h ại thì ph ải b ồi
thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy đ ịnh khác.”
Còn Điều 600 là một chế định đặc thù, theo đó người bồi thường không
phải là người trực tiếp gây ra thiệt hại: “Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường
thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi th ực hi ện công vi ệc
được giao và có quyền yêu cầu người làm công, ng ười h ọc ngh ề có l ỗi trong vi ệc
gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy đ ịnh c ủa pháp lu ật.” Nhìn
một cách tổng thể, Điều 600 BLDS quy định hai vấn đề: thứ nhất là quan hệ giữa
người bị thiệt hại và người sử dụng người làm công; thứ hai là quan hệ giữa
người làm công và người sử dụng người làm công sau khi đã bồi th ường cho
người bị thiệt hại.
Như vậy, việc quy định ở Điều 600 trên tạo điều kiện tốt hơn cho người bị
hại về việc bồi thường, đồng thời xét đến trách nhiệm của người sử dụng người
làm công.
Câu 2: Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy đ ịnh
về bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra?


Đoạn trong phần XÉT THẤY của bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng các
quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra là: “ Bị cáo là người lái
xe thuê cho Công ty TNHH vận tải Hoàng Long, nên theo quy đ ịnh t ại Đi ều 622 và
Điều 623 Bộ luật dân sự thì Công ty TNHH vận tải Hoàng Long ph ải có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do Cao Chí Hùng gây ra trong khi th ực hi ện công vi ệc
được giao và có quyền yêu cầu Cao Chí Hùng là ng ười có l ỗi trong vi ệc gây thi ệt
hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp lu ật ”
Câu 3: Trên cơ sở Điều 622, cho biết các điều kiện đ ể áp d ụng các

quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra.
Điều 622, BLDS 2005 về Bồi thường thiệt hại do người làm công, người
học nghề gây ra:
“Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do
người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao
và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thi ệt
hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”.
Trên cơ sở Điều 622, các điều kiện để áp dụng các quy định về bồi thường
thiệt hại do người làm công gây ra:
-

Có thiệt hại trên thực tế.

-

Thiệt hại do người làm công gây ra.

-

Người làm công là người thực hiện một công việc thường xuyên hay nhận

làm một việc nào đó để nhận một khoản tiền và khi đang thực hiện công việc
được giao, tức là nếu người làm công gây ra thiệt hại khi thực hiện công việc
không liên quan đến công việc được giao thì người sử dụng lao động không phải
bồi thường thiệt hại.


Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về việc Toà án vận dụng Điều 622 để
buộc Công ty Hoàng Long bồi thường (đánh giá từng điều kiện nêu ở câu
hỏi trên đối với vụ việc được bình luận).

Việc Tòa án vận dụng Điều 622 BLDS 2005 để buộc Công ty Hoàng Long
bồi thường là hợp lý. Bởi vì Tòa đã dựa vào các điều ki ện được qui định tại Điều
622 để áp dụng buộc công ty Hoàng Long bồi thường như sau:
-

Người gây thiệt hại phải là người làm công: ông Hùng là người lái xe thuê

cho Công ty TNHH vận tải Hoàng Long.
-

Phát sinh “trong khi người làm công thực hiện công việc được giao” : ông

Hùng gây ra thiệt hại tính mạng của anh Trần Ngọc Hải khi đang th ực hi ện công
việc do công ty Hoàng Long giao là điều khi ển xe ô tô khách BKS 16L – 3411 c ủa
Công ty TNHH vận tải Hoàng Long chở khách đi từ Hải Phòng đ ến TP.H ồ Chí
Minh.
-

Người bồi thường thiệt hại là cá nhân, pháp nhân và các ch ủ th ể khác khi

người làm công của các chủ thể này gây ra thi ệt hại: Trong v ụ vi ệc trên thì ch ủ
thể bồi thường thiệt hại do ông Hùng gây ra là Công ty TNHH vận tải Hoàng
Long.
-

Phải có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại trong vụ việc trên là làm anh Tr ần

Ngọc Hải chết ngay tại chỗ.
-


Yếu tố lỗi: ông Hùng đã điều khiển xe ô tô khách tham gia giao thông ở

đoạn đường có vạch sơn liền nét nhưng điều khiển xe ô tô l ấn qua ph ần đ ường
bên trái, dẫn đến va chạm với mô tô đi ngược nhiều gây tai n ạn làm ch ết 1
người. Do đó, anh Hùng có lỗi trong việc gây ra thiệt hại
Câu 5: Nếu ông Hùng không làm việc cho Công ty Hoàng Long và xe là
của ông Hùng thì ông Hùng có phải bồi thường không? Vì sao?


Trong trường hợp ông Hùng không làm việc cho công ty Hoàng Long và xe
là của ông Hùng thì ông Hùng phải bồi thường thi ệt hại. Cụ th ể, trong tr ường
hợp trên ông Hùng là người có hành vi trái pháp luật gây ra hậu qu ả là anh Tr ần
Ngọc Hải chết. Và theo bản án ông Hùng là người có l ỗi, tức nhận th ức được
việc làm của mình là gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn th ực hi ện dẫn đ ến
hậu quả xảy ra. Do đó, theo khoản 1 Đi ều 584 BLDS thì ông Hùng có trách
nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.
Câu 6: Đoạn nào của bản án cho thấy, theo Tòa án, ông Hùng không
phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại?
Theo bản án số 285/2009/HSPT có nêu: “Theo quyết định của án sơ thẩm,
mặc dù bị cáo không phải thực hiện nghĩa vụ bồi th ường cho người bị hại nhưng
đã tự nguyện nộp 5 triệu đồng để cùng công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải
Hoàng Long khắc phục hậu quả xảy ra...”
Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên
quan đến trách nhiệm của ông Hùng đối với người bị thiệt hại.
Hướng giải quyết trên của Tòa là thuyết phục. Vì xét về khoản 1 Điều 584 thì
ông Hùng là người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nhưng trong trường hợp này
ông Hùng là người làm công đang làm việc cho công ty Hoàng Long, tức đang thực
hiện công việc theo chỉ đạo của công ty, vì lợi ích của công ty. Quan trọng hơn, xét về
nguyên tắc chung về bồi thường thiệt hại theo khoản 1 Điều 585 thì thiệt hại phải
được bồi thường kịp thời và toàn bộ nhằm mục đích bảo vệ người bị thiệt hại. Bên

cạnh đó, Điều 600 BLDS cũng quy định trường hợp này công ty phải chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại. Do đó, việc Tòa xác định ông Hùng có nghĩa vụ hoàn trả một số
tiền cho công ty nếu công ty có yêu cầu hoàn trả chứ không xác định ông Hùng có
nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là có căn cứ và hợp lý.
Câu 8: Cho biết suy nghĩ của anh/chị về khả năng ng ười bị thi ệt h ại
được yêu cầu trực tiếp ông Hùng bồi thường.
Người bị thiệt hại có khả năng yêu cầu trực tiếp ông Hùng bồi thường
trong trường hợp Công ty Hoàng Long không có đủ khả năng chi trả kịp th ời cho
khoản tiền mà Công ty cần phải bồi thường cho người bị hại (như Công ty b ị
phá sản, lỗ vốn,...). Tuy Điều 600 BLDS 2015 không qui định về mối quan hệ giữa


người bị thiệt hại và người làm công nhưng trong trường hợp này cần phải đưa
về qui định chung về Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại khoản 1 Điều 585
BLDS 2015 để bảo vệ quyền lợi cho người bị thiệt hại.
Tuy nhiên, trong bản án không hề có dấu hiệu nào cho th ấy Công ty
Hoàng Long có sự suy sụp về kinh tế nên trong bản án này, khả năng người bị
thiệt hại có quyền yêu cầu trực tiếp ông Hùng bồi thường là không th ể xảy ra.
Câu 9: Lỗi của người làm công trong Điều 622 BLDS 2005 (nay là
Điều 600 BLDS 2015) cần được hiểu như thế nào? Vì sao?
Lỗi của người làm công trong Điều 600 BLDS 2015 cần được hiểu như sau:
-

Để áp dụng Điều 600 BLDS 2015, cần có một số điều kiện:
• Người gây thiệt hại là “người làm công”.
• Phải có thiệt hại xảy ra trên thực tế.
• Thiệt hại phải được gây ra trong quá trình người làm công thực hiện

công việc được người sử dụng người làm công giao phó.
Vậy ta có thể hiểu Điều 600 BLDS 2015 không hề yêu cầu yếu tố lỗi hay

hành vi trái pháp luật của người làm công và vi ệc b ồi th ường thi ệt h ại c ủa
người sử dụng người làm công là không xuất phát trực tiếp từ hành vi của họ mà
xuất phát từ hành vi của người họ đã sử dụng đ ể làm người làm công. Ngoài ra,
Điều 600 BLDS 2015 cũng không hề qui định về mối quan hệ giữa người làm
công và người bị thiệt hại do vậy có thể hiểu khi xảy ra thi ệt h ại theo Điều 600
BLDS 2015 thì người thiệt hại chỉ có thể đòi bồi thường thiệt hại từ người sử
dụng người làm công.
Câu 10: Theo Tòa án, ông Hùng có lỗi theo Điều 622 BLDS 2005 (nay
là Điều 600 BLDS 2015) không? Vì sao?
Theo Tòa án, ông Hùng có lỗi theo Điều 600 BLDS 2015 vì:
-

Ông Hùng làm công việc chở khách theo chỉ dẫn của Công ty TNHH Hoàng

Long nên có thể xem ông Hùng là người làm công cho Công ty TNHH Hoàng Long.
- Ông Hùng gây ra thiệt hại cho anh Hải trong khi thực hi ện công vi ệc được
Công ty TNHH Hoàng Long giao là chở khách đi từ Hải Phòng đ ến TPHCM vào
khoảng 19 giờ 45 phút ngày 30/04/2009.
Vậy ông Hùng có lỗi theo Điều 600 BLDS 2015 do đã phát sinh đầy đủ các
điều kiện để áp dụng Điều 600 BLDS 2015 là


Câu 11: Theo Tòa án, Công ty Hoàng Long có được yêu cầu ông Hùng
hoàn trả một khoản tiền đã bồi thường cho người bị hại không? Đoạn nào
của bản án cho câu trả lời.
Theo Tòa án, Công ty Hoàng Long có được yêu cầu ông Hùng hoàn tr ả m ột
khoản tiền đã bồi thường cho người bị hại.
Ở phần XÉT THẤY: “Bị cáo là người lái xe thuê cho Công ty TNHH vận tải
Hoàng Long, nên theo qui định tại Điều 622 và Điều 623 của Bộ lu ật dân s ự thì
Cong ty TNHH vận tải Hoàng Long phải có trách nhiệm b ồi th ường thi ệt h ại do

Cao Chí Hùng gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quy ền yêu c ầu
Cao Chí Hùng là người có lỗi trong việc gây thiệt h ại ph ải hoàn tr ả l ại m ột kho ản
tiền theo qui định của pháp luật.”
Câu 12: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án
liên quan đến trách nhiệm hoàn trả của ông Hùng?
Hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến trách nhi ệm hoàn tr ả của
Tòa án liên quan đến trách nhiệm hoàn trả của ông Hùng là h ợp lí. Tòa ch ỉ nh ắc
đến trách nhiệm hoàn trả của ông Hùng trong phần XÉT THẤY đ ể bác yêu c ầu
không bồi thường thiệt hại của Công ty Hoàng Long chứ không hề nhắc đến
việc hoàn trả của ông Hùng trong quyết định. Cách giải quyết này của Tòa là
hoàn toàn có căn cứ bởi việc ông Hùng hoàn trả lại ti ền cho Công ty là thu ộc
quyền lợi của Công ty, Công ty có quyền yêu cầu hoặc không yêu c ầu ông Hùng
hoàn trả một khoản tiền cho mình theo Điều 600 BLDS 2015, nếu không thể
thỏa thuận được thì trách nhiệm hoàn trả của ông Hùng sẽ được xác đ ịnh tại
một vụ kiện khác nên Tòa không có trách nhiệm phải giải quyết vấn đề này.
VẤN ĐỀ 3
Câu 1: Quy định nào của BLDS sử dụng thuật ngữ “súc vật”?
Quy định tại Điều 603 BLDS 2015 đã sừ dụng thuật ngữ “súc vật”.
Cụ thể: Điều 603 BLDS 2015 về Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
“1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt h ại do súc v ật gây ra cho
người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi th ường thiệt hại trong
thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.


2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có l ỗi làm cho súc v ật gây thi ệt h ại
cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thi ệt hại; n ếu ng ười th ứ ba và
chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt h ại
thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi ch ủ s ở h ữu,
người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc v ật b ị chi ếm h ữu, s ử

dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi th ường thiệt hại.
4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thi ệt hại thì ch ủ s ở
hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nh ưng không đ ược trái pháp lu ật,
đạo đức xã hội”.
Câu 2: BLDS có định nghĩa “súc vật” là gì không?
BLDS không định nghĩa “súc vật” là gì.
Câu 3: Trong thực tiễn xét xử, khái niệm súc vật đ ược hi ểu nh ư thế
nào?
Trong thực tiễn xét xử, “súc vật” được hiểu khá “mở” 1:
Trong vụ việc đã từng xảy ra, đối với tai nạn có sự hiện di ện của bò, Toà
án
đã áp dụng Điều 625 của BLDS 2005 để giải quyết. Như vậy, thực tiễn xét xử đã
theo hướng bò là một loại “súc vật” 2. Theo đó, khi bò là súc vật thì trâu cũng
được xem là súc vật. Đây cũng là hướng giải quyết của Toà án nhân dân tỉnh Kiên
Giang trong một bản án: “Vào chiều ngày 05/02/2007 nhằm ngày 18/12/2006
âm lịch, ông Thum dẫn trâu trên đường về, thì xảy ra trâu c ủa ông Thum chém
trâu của ông Năm bị thương” và Toà án cũng vận dụng Điều 625 BLDS để giải
quyết 3.
Ngoài trâu bò, chó cũng được coi là một loại súc vật như trong m ột vụ
việc: “Vào ngày 23/9/2007, anh Nhơn thả đàn dê của gia đình nuôi ăn c ỏ phía sau
nhà, trong lúc này Khen là con của ông Đáng dẫn chó đi b ắt chu ột, chó đã c ắn
chết con dê của anh Nhơn và Toà án đã giải quyết bồi th ường theo Đi ều 625 B ộ
1 Đỗ Văn Đại (2014), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb.
ĐH Quốc gia TP. HCM, trang 234.
2 Đỗ Văn Đại (2014), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb.
ĐH Quốc gia TP. HCM, trang 234.
3 Bản án số 306/2007/DSPT ngày 18/10/2007 của Toà án nhân dân tỉnh Kiên Giang.


luật Dân sự” 1.

Về khái niệm súc vật, trong một bản án của Toà án tỉnh Vĩnh Long đã v ận
dụng các quy định bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra theo Điều 625 BLDS
2005 đối với tai nạn do ngỗng gây ra. Theo Hội đ ồng xét x ử thì “ Ngỗng cũng là
một loại súc vật và, khi ngỗng là một loại súc vật thì không có lí do gì mà không
coi ngan, vịt, chim bồ câu, gà là súc vật để quy trách nhi ệm c ủa ch ủ s ở h ữu ” 2.
Từ những thực tiễn xét xử trên, có thể thấy khái niệm súc vật được hi ểu
theo nghĩa khá mở do luật không có quy định cụ thể về vấn đề này.
Câu 4: Đoạn nào của bản án cho thấy thiệt hại là do chó gây ra?
Đoạn của bản án cho thấy thiệt hại là do chó gây ra là:
Trong phần nội dung vụ án:
“Vào khoảng 16 giờ ngày 05/01/2014 âm lịch, 05 con heo con mỗi con
khoảng 12kg của bà đi ăn dưới gầm cầu kênh Thầy Bảy thì b ị con chó c ủa ông
Nhã cắn chết 01 con. Sau khi heo bị thương bà có báo chính quy ền đ ịa ph ương l ập
biên bản nhưng ông Nhã không đến nên không lập đ ược biên b ản. Bà có đem con
heo qua nhà ông Nhã yêu cầu bồi thường nhưng ông Nhã cho rằng heo c ủa bà qua
phần đất của ông Nhã thì bị chó cắn chết bỏ. Khi heo ch ết, bà mang cho con trăn
của ông Chung Hoàng Việt ăn.”
“Khoảng 16 giờ chiều ngày mùng 06 tết năm 2014 nhà ông đang cúng t ắc,
heo con của bà Nga đi qua phần đất ngay cột điện trên đ ất c ủa ông thì b ị chó c ủa
ông cắn.”
Trong phần nhận định của Tòa án:
“Hội đồng xét xử thấy rằng vào ngày 06/01/2014 âm l ịch 05 con heo con
của bà Nga đi ăn trên đất của ông Nhã thì b ị chó c ủa ông Nhã c ắn b ị th ương 01 là
thực tế có xảy ra, được các bên đương sự thừa nhận nên thu ộc trường h ợp nh ững
tình tiết, sự kiện không phải chứng minh theo Khoản 2 Điều 92 Bộ lu ật t ố t ụng
dân sự”.

1 Bản án số 173/2008/DSPT ngày 06/6/2008 của Toà án nhân dân tỉnh Kiên Giang.
2 Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án , Nxb. ĐH
Quốc gia TP. HCM 2014, trang 234.



Câu 5: Đoạn nào của bản án cho thấy Toà án đã vận dụng các quy
định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra?
Đoạn của bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy định về b ồi
thường thiệt
hại do súc vật gây ra là:
“Theo Điều 625 BLDS năm 2005 quy định: “1. Chủ sở h ữu súc v ật ph ải b ồi
thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu ng ười b ị thi ệt h ại hoàn
toàn có lỗi trong việc làm chủ súc vật gây thi ệt h ại cho mình thì ch ủ s ở h ữu
không phải bồi thường”, “4. Trong trường hợp súc vật th ả rông theo t ập quán mà
gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải b ồi th ường theo t ập quán nh ưng
không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.” Căn cứ điều luật viện dẫn trên, thấy
rằng ông Nhã là chủ sở hữu súc vật (nuôi chó), v ật nuôi trong nhà nh ưng do l ỗi
quản lý của ông Nhã nên chó nuôi của ông Nhã cắn chết heo nuôi c ủa bà Nga.
Đối với bà Nga cũng là người sở hữu vật nuôi trong nhà là heo con nh ưng cũng
không quản lý đúng quy định, để heo con chạy qua đất của ông Nhã, hậu qu ả
làm chó của ông Nhã cắn chết heo của bà Nga, làm cho bà Nga b ị thi ệt h ại m ột
con heo trị giá 1.000.000 đồng. Như vậy, trong trường hợp trên cả bà Nga và
ông Nhã đều có lỗi ngang nhau trong việc quản lý vật nuôi của mình, đã gây
thiệt hại cho bà Nga nên mỗi bên phải chịu 50% mức độ lỗi là đúng quy định
của pháp luật.”
Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án áp dụng các quy định về
bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra.
Hướng áp dụng các quy định bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra của
Tòa là hợp lý nhưng lập luận thì chưa thuyết phục. Cụ thể:
-

Loài chó nuôi là một loài thú đã được con người thuần dưỡng và nuôi


nhằm mục đích khai thác các chức năng của loài này cho l ợi ích của mình, do đó
hoàn toàn có cơ sở cho rằng chó là súc vật, trong trường hợp này Tòa đã xác đ ịnh
được chó nuôi mà ông Nhã là chủ sở hữu là súc vật gây thi ệt h ại v ề tài s ản cho
bà Nga rồi từ đó áp dụng các quy định bồi thường thi ệt h ại do súc v ật gây ra đ ể
giải quyết tranh chấp là hoàn toàn hợp lý.


-

Trong vụ việc này, Tòa cũng xác định bà Nga, người bị thi ệt hại, cũng có l ỗi

dẫn đến thiệt hại đã xảy ra trên thực tế của bà, do đó theo lẽ công b ằng bà Nga
cũng phải chịu trách nhiệm cho phần lỗi của chính mình, vì v ậy vi ệc Tòa áp
dụng các quy định theo hướng buộc bà Nga chịu trách nhi ệm về phần thi ệt h ại
do phần lỗi của mình gây ra là hợp lý.
- Tuy nhiên, Tòa viện dẫn và áp dụng khoản 1 Điều 625 BLDS 2005: “Chủ sở
hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho ng ười khác; n ếu
người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm ch ủ súc vật gây thi ệt h ại cho
mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường” , nhưng do người bị thiệt hại được
Tòa xác định không hoàn toàn có lỗi trong trường hợp này, ngoài ra BLDS 2005
cũng không có quy định về trường hợp người bị thiệt hại không hoàn toàn có l ỗi
nên Tòa đã đưa ra quy định tại khoản 4 Điều 625 BLDS 2005: “Trong trường hợp
súc vật thả rông theo tập quán mà gây ra thiệt hại thì ch ủ sở h ữu súc v ật đó ph ải
bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đ ạo đ ức xã hội” để
giải quyết trường hợp này. Nhưng Tòa lại không hề chỉ ra như thế nào là bồi
thường theo tập quán và dựa vào đâu để xác định mức bồi thường theo tập quán
là một phần hai giá trị con heo con cùa bà Nga nên có th ể nói vi ệc Tòa vi ện d ẫn
các điều luật trên để giải quyết tranh chấp trên là chưa tri ệt đ ể.
Câu 7: Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 v ề lỗi c ủa
người bị thiệt hại.

Thứ nhất, khoản 1 Điều 625 BLDS 2005 có quy định: “nếu người bị thiệt
hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thi ệt h ại cho mình thì ch ủ s ở h ữu
không phải bồi thường.”, trong khi đó BLDS 2015 đã bỏ đi quy định này và bổ
sung một số quy định trong phần các quy định chung về bồi th ường thi ệt hại
ngoài hợp đồng, cụ thể là tại khoản 2, 3 Điều 584: “2. Người gây thiệt hại không
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tr ường hợp thi ệt h ại phát sinh
là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do l ỗi của bên b ị thi ệt h ại, tr ừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”, “3. Trường hợp tài
sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản ph ải ch ịu trách nhi ệm
bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy đ ịnh t ại kho ản


2 Điều này.”. Bên cạnh đó, BLDS 2015 còn bổ sung thêm đối tượng “người chiếm
hữu, sử dụng” bên cạnh “chủ sở hữu”. Theo đó, những sự thay đổi này nhẳm
hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật dân sự về trường hợp chủ s ở hữu,
người chiếm hữu là đối tượng cần được bảo vệ, trong đó có trường hợp người
bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm sức vật gây thiệt hại cho mình.
Thứ hai, khoản 2 Điều 584 BLDS 2015 có bổ sung thêm một trường hợp so
với BLDS 2005 là “trừ trường hợp có thỏa thuận khác…” , sự bổ sung này là hợp lý
vì trong một số trường hợp nếu hai bên đã có thỏa thuận về vấn đề có liên quan
đến lỗi của người bị thiệt hại, nghĩa là hai bên đã th ể hi ện s ự tự do ý chí, t ự do,
tự nguyện thỏa thuận và nếu thỏa thuận này không vi phạm pháp luật hay đ ạo
đức xã hội thì nên được các chủ thể khác tôn trọng. Ngoài ra, BLDS 2015 còn quy
định tại khoản 2 Điều 584 trường hợp “luật có quy định khác”, đây là quy định
mở nhằm tạo điều kiện cho các điều luật khác quy định hướng xử lý chi ti ết hơn
trường hợp cụ thể mà việc áp dụng điều luật này không thích hợp.
Thứ ba, BLDS 2005 quy định tại khoản 1 Điều 625: “nếu người bị thiệt hại
hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì ch ủ s ở h ữu
không phải bồi thường.”, quy định này đã bỏ ngõ hướng xử lý trong trường hợp
nếu người bị thiệt hại có “một phần lỗi”, BLDS 2015 đã khắc phục nhược điểm

này gián tiếp qua việc bổ sung một nguyên tắc chung về bồi th ường thi ệt hại
ngoài hợp đồng tại khoản 4 Điều 585: “Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây
thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.”
Câu 8: Suy nghĩ của anh chị về việc Tòa án xác định bà Nga có lỗi
trong việc lợn nhà bà Nga bị xâm hại.
Hướng xác định bà Nga có lỗi trong việc lợn nhà bà Nga b ị chó ông Nhã
cắn chết, ông Nhã chỉ phải chịu bồi thường một nửa giá trị con heo c ủa Tòa án là
hợp tình, có căn cứ hợp lý, đúng quy định của pháp luật. C ả bà Nga và ông Nhã
đều có lỗi là không quản lý được vật nuôi của mình khi ến xảy ra thi ệt hại m ột
con heo trị giá 1.000.000 đồng. Trong đó, bà Nga có lỗi trong việc gia súc c ủa
mình bị cắn chết, bà đã quản lý sai quy định, để cho gia súc của mình đi qua


phần đất của ông Nhã, nông thôn là vùng nhiều chó dữ, bà Nga bi ết đi ều này mà
vẫn để heo của mình đi qua đất có chó của người khác. Ông Nhã không th ể hoàn
toàn kiểm soát gia súc của mình không gây thi ệt hại cho l ợn bà Nga, đ ặc bi ệt
trong trường hợp do việc lợn của bà Nga đi vào phần đất của ông và ông đang
say rượu như lời khai. Ta thấy, lỗi của bà Nga trong trường hợp này là đáng nói
và gần ngang với ông Nhã nên bà Nga phải chịu 50% mức độ l ỗi là đúng đắn.
Câu 9: Việc Tòa án không buộc ông Nhã bồi thường toàn bộ thi ệt hại
cho bà Nga có thuyết phục không? Vì sao?
-

Việc Tòa án không buộc ông Nhã bồi thường toàn bộ thi ệt hại cho bà Nga

là hợp tình nhưng lập luận của Tòa là không thuyết phục. Cụ th ể, trong tr ường
hợp này người bị hại có lỗi trong việc làm súc vật gây thi ệt h ại nên theo lẽ công
bằng thì bà Nga phải chịu trách nhiệm cho phần lỗi của mình và không th ể đ ể
ông Nhã chịu trách nhiệm cho phần lỗi không phải của mình, nên vi ệc Tòa
không buộc ông Nhã bồi thường toàn bộ thiệt hại là hợp tình. Tuy nhiên, Tòa

viện dẫn và áp dụng khoản 1 Điều 625 BLDS 2005 : “Chủ sở hữu súc vật phải bồi
thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người b ị thi ệt h ại hoàn
toàn có lỗi trong việc làm chủ súc vật gây thiệt hại cho mình thì ch ủ s ở h ữu không
phải bồi thường”, nhưng do người bị thiệt hại được Tòa xác định không hoàn
toàn có lỗi trong trường hợp này, ngoài ra BLDS 2005 cũng không có quy định về
trường hợp người bị thiệt hại không hoàn toàn có lỗi nên Tòa đã đưa ra quy định
tại khoản 4 Điều 625 BLDS 2005 : “Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập
quán mà gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi th ường theo t ập quán
nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã h ội” để giải quyết trường hợp này.
Nhưng Tòa lại không hề chỉ ra như thế nào là bồi thường theo tập quán và d ựa
vào đâu để xác định mức bồi thường theo tập quán là một phần hai giá tr ị con
heo con cùa bà Nga nên có thể nói việc Tòa vi ện dẫn các đi ều luật trên đ ể gi ải
quyết tranh chấp trên là chưa triệt để.



×