Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Chế độ bầu cử trong nhà nước pháp quyền của dân do dân vì dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.78 KB, 32 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu............................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................2
2.1. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................3
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ BẦU CỬ TRONG NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN CỦA DÂN DO DÂN VÀ VÌ DÂN......................................4
1.1. Chế độ bầu cử.....................................................................................................4
1.2. Các nguyên tắc bầu cử........................................................................................8
Chương 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BẦU CỬ TRONG NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM HIỆN NAY....................................................15
2.1. Tổ chức quyền lực và cơ chế bầu cử trong nhà nước pháp quyền của dân do dân
và vì dân.................................................................................................................. 15
2.2. Thực tiễn tổ chức bầu cử trong nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân
................................................................................................................................. 18
2.2.1. Thực tiễn tổ chức bầu cử ở Việt Nam hiện nay...........................................18
2.2.2. Đánh giá một số kết quả và hạn chế chế độ bầu cử ở Việt Nam hiện nay.......25
KẾT LUẬN.............................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................29

1


2



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu
Thời gian qua, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam có tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sức mạnh khối
đại đoàn kết toàn dân tộc - một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách
mạng Việt Nam ở bất kỳ giai đoạn nào, đã được phát huy ở mọi cấp, mọi ngành.
Dân chủ ngày càng được mở rộng. Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là
động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ
gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Quốc hội đã có nhiều đổi mới quan
trọng, tập trung vào thực hiện chức năng lập pháp, quyết định những vấn đề quan
trọng của đất nước và quyền giám sát tối cao. Thông qua hình thức dân chủ trực tiếp
và gián tiếp, nhân dân được tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của đất
nước. Cơ cấu và hoạt động của bộ máy hành pháp, tư pháp được phân định ngày
càng rõ ràng, cụ thể hơn và có nhiều chuyển biến tích cực. Với Quy chế dân chủ ở
cơ sở, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội
ngày càng có hiệu quả thông qua các cuộc vận động xã hội đầy ý nghĩa, thu hút
được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, đóng góp tích cực vào công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được thì
việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân và vì nhân dân trên thực tế vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và yếu kém:
"Tổ chức và hoạt động của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
còn một số khâu chậm đổi mới. Quốc hội còn lúng túng trong việc thực hiện chức
năng giám sát.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa có một số đặc trưng
chung của nhà nước pháp quyền vừa có đặc trưng riêng của nước ta mang đậm tính
dân tộc và nhân đạo. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước
mà mọi quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các cơ quan nhà nước do mình trực tiếp bầu
ra; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên
cơ sở Hiến pháp, pháp luật và thể hiện địa vị tối cao của Hiến pháp và pháp luật

trong đời sống xã hội; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà
1


nước mà ở đó các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là thống nhất và có sự phân
công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền
đó; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do một đảng duy
nhất lãnh đạo - Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng hoàn
thiện cơ chế bầu cử của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
khoa học pháp lý cần tiếp tục nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề kể cả về lý luận
và thực tiễn, với lý do đó em chọn đề tài “Chế độ bầu cử trong Nhà nước pháp
quyền của dân do dân vì dân”
làm đề tài tiểu luận học phần của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tư tưởng nhà nước pháp quyền và thực tiễn tổ chức bầu cử
trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra một
số giải pháp trong việc tổ chức bầu cử trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên của đề tài có nhiệm vụ:
+ Khái quát tư tưởng và đặc trưng của nhà nước pháp quyền, tổ chức quyền
lực trong nhà nước pháp quyền của dân do dân vì dân.
+ Nghiên cứu thực tiễn tổ chức bầu cử trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
+ Đưa ra một số giải pháp về tổ chức bầu cử trong nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu các chủ trương của Đảng và Nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp Việt Nam nhằm làm rõ vấn đề tổ chức quyền lực
trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2


3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý luận về nhà nước pháp quyền, chế độ
bầu cử. Thực tiễn thực hiện chế độ bầu cử việc tổ chức nhà nước pháp quyền của
dân do dân và vì dân ở Việt Nam hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp luận
Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp Logic và Lịch sử; phân tích – tổng hợp; so sánh; quy nạp; diễn
dịch; khái quát hóa; phân tích văn bản…

3


NỘI DUNG
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ BẦU CỬ TRONG NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN CỦA DÂN DO DÂN VÀ VÌ DÂN
1.1. Chế độ bầu cử
Bầu cử là một định chế trọng tâm của các chính phủ dân chủ kiểu đại diện.
Vì trong một nền dân chủ, quyền lực của nhà nước chỉ được thực thi khi có sự nhất
trí của người dân (người bị quản lý).
Bầu cử là một định chế trọng tâm của các chính phủ dân chủ kiểu đại diện.
Vì trong một nền dân chủ, quyền lực của nhà nước chỉ được thực thi khi có sự nhất

trí của người dân (người bị quản lý). Cơ chế căn bản để chuyển sự nhất trí đó thành
quyền lực nhà nước là tổ chức bầu cử tự do và công bằng.
Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là một vấn đề cơ bản nhất của Hiến pháp.
Quyền lực đó phải có các hình thức và biện pháp thực hiện nhất định. Cho đến có
hai hình thức cơ bản để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về mình: Dân
chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Dân chủ trực tiếp tức là nhân trực tiếp thực thi
bằng cách bỏ phiếu phúc quyết. Đây là cách thức chưa phổ biến hiện nay. Thứ hai,
dân chủ gián tiếp, tức là nhân dân bỏ phiếu bầu ra những người đại diện, những
người đại diện này thay mặt cho nhân dân, được nhân dân ủy nhiệm giải quyết các
công việc của nhà nước. Hình thức dân chủ gián tiếp này còn đươc gọi là hình thức
dân chủ đại diện. Đó là một trong những hình thức thực hiện quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân. Phương pháp bầu cử trở thành một trong những hình thức thực
hiện quyền tự do dân chủ, một trong những biểu hiện quyền con người trong lĩnh
vực chính trị - quyền tự do dân chủ. Cho đến hiện nay ở các nước dân chủ tư sản
cũng như ở các nước dân chủ xã hội chủ nghĩa bầu cử được sử dụng một cách rộng
rãi như là một biện pháp nhân dân trao quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà
nước. Bầu cử trở thành một chế độ bầu cử một hình thức hoạt động quan trọng của
xã hội dân chủ, một phương pháp phổ biến nhất hiện nay để nhân dân thực hiện
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Chế độ bầu cử được xác định bởi tổng thể các mối quan hệ xã hội được hình
thành trong quá trình tiến hành các cuộc bầu cử, từ lúc lập danh sách cử tri, cho đến
4


khi kết thúc việc xác định được danh sách những người trúng cử. Qua những mối
quan hệ xã hội đó cho phép khái quát được chế độ bầu cử được hình thành qua các
cuộc bầu cử của một đất nước là chế độ bầu cử dân chủ không áp đặt, nhân dân tự
nguyện thể hiện ý chí của mình tìm ra được những người xứng đáng làm đại diện
cho nhân dân, thay mặt nhân dân quản lý và điều hành đất nước.
Thực ra nguyên tắc bầu cử đã xuất hiện từ rất lâu, ngay từ thời chiếm hữu nô

lệ. Ngoài chính thể quân chủ là phổ biến, ngay từ thời kỳ này đã tồn tại chính thể
cộng hoà, với Viện Nguyên lão bao gồm đại diện của những chủ nô quý tộc, đại
diện nhân dân (Commita centuria), và bao gồm cả đại diện của những người cầm vũ
khí. Nhưng mãi cho đến hiện nay kể từ cách mạng tư sản mới trở một trong những
biện pháp quan trọng để nhân dân có thể thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về
mình.
Mục tiêu của cách mạng tư sản là phế bỏ chế độ truyên ngôi, thế tập, khẳng
định quyền lực nhà nước phải thuộc về nhân dân. Những người cầm quyền nhà
nước thực sự chỉ có thể có được quyền lực nhà nước từ nhân dân. Nhân dân thực
hiện quyền lực nhà nước bằng cách bầu ra những người đại diện thay mặt nhân dân
thực hiện quyền lực nhà nước.
Khác với chế độ xã hội chủ nghĩa, nhà nước tư sản được tổ chức và thành lập
theo nguyên tắc phân chia quyền lực. Vì vậy, đối tượng bầu cử trong nhà nước tư
sản được áp dụng rộng rãi hơn. Không những chỉ trực tiếp bầu ra các nghị sĩ như
trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, cử tri của nhà nước tư bản còn bầu ra các quan
chức cao cấp khác như tổng thống, các thị trưởng. Như vậy có thể suy ra rằng, số
lần bầu cử được tỷ lệ thuận với mức độ phân quyền của mỗi quốc gia. Càng phân
quyền bao nhiêu, càng có bầu cử nhiều bấy nhiêu và sự hạn chế quyền lực nhà nước
càng được gia tăng bấy nhiêu.
Ở chế độ nhà nước Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Cũng như
những hiện tượng khác, quyền lực xã hội thuộc về nhân dân phải có hình thức thực
hiện. Có hai hình thức mà nhân dân dùng để thực hiện quyền lực Nhà nước của
mình: trực tiếp và gián tiếp, tạo nên hai hình thức dân chủ cơ bản của xã hội đương
đại: Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Nhân dân trực tiếp bỏ phiếu quyết định
những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước là hình thức dân chủ trực
5


tiếp. Hình thức thứ hai được thể hiện bằng việc nhân dân bỏ phiếu bầu ra những
người đại diện, thay mặt nhân dân giải quyết các công việc của Nhà nước, được gọi

là dân chủ đại diện.
Cả hai hình thức nêu trên đều dùng biện pháp bỏ phiếu để thực hiện quyền
lực Nhà nước. Đồng thời với ý nghĩa nêu trên, bầu cử còn là phương pháp thành lập
nên các cơ cấu của bộ máy Nhà nước. Đây là phương pháp dân chủ thể hiện quyền
lực Nhà nước thuộc về nhân dân, khác biệt hoàn toàn với biện pháp truyền ngôi, thế
tập với quyền lực thần bí do nhà trời định đoạt, tạo thành hình thức chính thể quân
chủ. Với bầu cử cho phép chúng ta xác định chính thể dân chủ cộng hoà. Với tầm
quan trọng như vậy, bầu cử trở thành một yếu tố không thể thiếu được trong chế độ
xã hội dân chủ đương đại, góp phần không nhỏ cho việc xây dựng chế độ xã hội
tiên tiến, trong đó lẽ đương nhiên có cả chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa. Với phương
pháp này chính quyền được tổ chức ra là một chính quyền hợp pháp. Và chính các
hoạt động bầu cử được hình thành dần dần thành một chế độ bầu cử, một phần của
chế độ xã hội. Qua những cuộc bầu cử diễn ra ở mỗi quốc gia cho phép chúng ta
xác định chế độ bầu cử.
Hình thức dân chủ trực tiếp, nhân dân trực tiếp giải quyết các công việc của
nhà nước, hiện nay áp dụng rất còn hạn chế. Hình thức dân chủ gián tiếp mà loại
hình biểu hiện của nó là dân chủ đại diện, hiện nay được áp dụng hết sức rộng rãi.
Bầu cử chỉ định ra những người lãnh đạo quốc gia. Theo Hiến pháp và luật lệ của
các nhà nước dân chủ, các đại diện do nhân dân bầu ra phải có trách nhiệm chèo lái
con thuyền quốc gia. Các nhân vật này không phải là những bù nhìn hay là các nhà
lãnh đạo tượng trưng.
Dân chủ đại diện là một thể thức dân chủ, trong đó nhân dân thực hiện chủ
quyền của mình qua khâu trung gian của những đại diện được chọn bằng phương
pháp bầu cử. Phương pháp này được áp dụng rất rộng rãi trong chế độ tư bản và
trong chủ nghĩa xã hội. Vì thế cho nên, các nhà nước tư bản hoặc xã hội chủ nghĩa
phần lớn chỉ được tổ chức theo chính thể cộng hoà, mà không được tổ chức theo
một loại hình chính thể nào khác.
Về tầm quan trọng của bầu cử Hồ Chủ Tịch nói: “Tổng tuyển cử là một dịp
cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công
6



việc nước nhà.Trong cuộc tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền
ra ứng cử; hễ là công dân đều có quyền đi bầu cử. Không phân chia gái trai, giầu
nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam đều có hai
quyền đó".
Chế độ bầu cử là chế độ của sự hình thành bằng tổng thể các mối quan hệ xã
hội xảy ra qua các cuộc bầu cử từ lúc lập danh sách cử tri, xác định những người
được quyền đi bỏ phiếu, giới thiệu ứng cử viên, xác định những người có thể được
bầu làm đại diện trong các cơ quan Nhà nước cho đến giai đoạn cuối cùng là xác
định, tuyên bố kết quả của các ứng cử viên. Qua những cuộc bầu cử cho phép chúng
ta thấy được các cuộc bầu cử được diễn ra một cách dân chủ, không áp đặt, không
giả dối, một phương thức dân chủ thực hiện quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân
tự nguyện thể hiện ý chí của mình bỏ phiếu tìm ra được những người có uy tín,
xứng đáng làm đại diện cho nhân dân, thay nhân dân quản lý và điều hành đất nước.
Với tư cách là một biện pháp dân chủ thành lập ra bộ máy Nhà nước, cho nên
các cơ quan Nhà nước của Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều trực tiếp, hoặc
gián tiếp do nhân dân bầu ra. Là cơ quan duy nhất do nhân dân toàn quốc trực tiếp
bầu ra, cho nên Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao. Quốc hội thay mặt
nhân dân, giải quyết các công việc quan trọng nhất của đất nước, từ việc đặt ra Hiến
pháp và pháp luật cho đến việc thành lập ra các cơ quan Nhà nước khác. Hiến pháp
năm 1992 cũng như của các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa Việt Nam trước
đây đều xác định rõ chỉ có các cơ quan Nhà nước do nhân dân trực tiếp bầu ra mới
được xác định là cơ quan quyền lực Nhà nước.
Với tầm quan trọng như vậy, cho nên ngay từ khi mới thành lập Nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh tiến hành các
cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Ngay từ phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ lâm thời ngày 3 tháng 9
năm 1945, Hồ chủ tịch đã đề nghị Chính phủ sớm tổ chức cuộc Tuyển cử và xây
dựng Hiến pháp. Người nói:

“Truớc ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân
không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không
được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ. Tôi đề
7


nghị Chính phủ phải tổ chức càng sớm càng hay cuộc tuyển cử với chế độ phổ
thông đầu phiếu. Tất cả công dân, trai, gái, từ 18 tuổi đều có quyền bầu cử, ứng củ,
không phân biệt giàu nghèo, dòng giống”.
Về phương diện pháp luật, thì chế độ bầu cử còn được hiểu là một chế định
quan trọng nằm trong hệ thống ngành luật Hiến pháp, bao gồm các quy định của
pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan đến bầu cử, quyền ứng cử và
các quy trình để tiến hành bầu cử từ lúc lập danh sách cử tri cho đến khi xác định
kết quả bầu cử, quá trình bầu cử còn được gọi là pháp luật tố tụng bầu cử (Trình tự
bầu cử).
Dù chính phủ có thể cơ cấu tổ chức chặt chẽ đến đâu, hoạt động có hiệu quả
đến đâu đi chăng nữa, mà các quan chức - những người đảm trách các chức năng
quan trọng của nhà nước không do bầu cử mà ra, cũng là một chế độ phi dân chủ.
Chế độ đó chỉ là dân chủ khi các quan chức lãnh đạo chính phủ được bầu ra một
cách tự do dân chủ bởi các công dân công khai và công bằng. Cơ chế bầu cử các chế
độ chính trị có thể là khác nhau, nhưng những yếu tố cơ bản của chúng là giống
nhau đối với tất cả các xã hội dân chủ, kể các dân chủ tư sản lẫn dân chủ xã hội chủ
nghĩa: Tất cả các công dân đến tuổi trưởng thành đều có quyền bầu cử, các cá nhân
được bảo vệ không bị tác động tiêu cực trong khi bỏ phiếu, kiểm phiếu công khai và
trung thực...
1.2. Các nguyên tắc bầu cử
Với tính chất quan trọng của bầu cử như vậy, pháp luật bầu cử của chúng ta
được xây dựng trên một số nguyên tắc nhất định. Việc bầu cử đại biểu ở nước ta
được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các
nguyên tắc đó thống nhất với nhau, đảm bảo cho cuộc bầu cử khách quan, dân chủ,

thể hiện đúng nguyện vọng của cử tri khi lựa chọn. Các nguyên tắc bầu cử còn quy
định quyền và trách nhiệm của cử tri trong bầu cử, trách nhiệm của Nhà nước phải
bảo đảm những quy định về bầu cử. Các nguyên tắc này có thể được pháp luật quy
định bằng một quy phạm nhất định, hoặc bằng nhiều quy phạm trong các văn bản
pháp luật bầu cử.
Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu
8


Nhà nước ta là Nhà nước của dân, người dân làm chủ trong việc bầu ra
những người đại diện cho mình. Vì vậy Nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi cho
mọi người dân đều có thể tham gia bầu cử. Đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất
trong chế độ bầu cử của mỗi Nhà nước nói chung, trong đó có Việt Nam chúng ta.
Mức độ dân chủ của xã hội thể hiện chủ yếu hay về cơ bản thông qua nguyên tắc
này. Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu trong bầu cử của nhà nước ta hoàn toàn đối
nghịch với nguyên tắc hạn chế quyền bầu cử và ứng cử của các nhà nước phản dân
chủ trước đây của nhiều nhà nước tư sản phát triển.
Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu thể hiện tính công khai, dân chủ rộng rãi,
đòi hỏi sự bảo đảm để công dân thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của mình.
Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu được thể hiện ở tính toàn dân và toàn diện
của bầu cử. Bầu cử là công việc của mọi người, là sự kiện chính trị của xã hội, cuộc
bầu cử được tiến hành đều khắp trong cả nước nếu đó là bầu cử Quốc hội, trong cả
địa phương nếu đó là bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Nguyên tắc bầu cử phổ thông đầu phiếu là một nguyên tắc hiến định được
điều 54 Hiến pháp ghi nhận và cụ thể hoá tại Điều 2 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội
và đại biểu Hội đồng nhân dân:
“Công dân, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín
ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên
đều có quyền bầu cử và từ đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội,
Hội đồng nhân dân theo qui định của pháp luật, trừ những người mất trí và những

người bị pháp luật hoặc toà án nhân dân tước các quyền đó".
Khác với các nhà nước tư bản, ở Nhà nước ta quân nhân trong quân đội vẫn
có quyền bầu cử và ứng cử. Họ quan niệm rằng quân đội không được tham gia
chính trị.
Những người có quyền bầu cử được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
lập danh sách cử tri. Việc lập danh sách cử tri có ý nghĩa quan trọng xác nhận về
mặt pháp lý quyền bầu cử của công dân. Về nguyên tắc chỉ những người có quyền
bỏ phiếu thì mới có thể là ứng cử viên đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các
cấp.

9


Danh sách cử tri phải được niêm yết ở nơi ở, nơi công tác để các cử tri kiểm
tra xem xét quyền bầu cử của mình. Trong trường hợp không có tên, hoặc sai tên sai
họ... cử tri có quyền khiếu nại lên chính cơ quan lập danh sách cử tri. Khi nhận
được khiếu nại của cử tri, Uỷ ban nhân dân, hoặc chỉ huy đơn vị quân đội nơi lập
danh sách cử tri phải giải quyết. Nếu cử tri không nhất trí với cách giải quyết của
các cơ quan nêu trên, có quyền khiếu nại lên Toà án nhân dân huyện. Trong thời hạn
5 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại Toà án phải giải quyết. Quyết định của
Toà án là quyết định cuối cùng.
Về tầm quan trọng của cuộc bỏ phiếu, Hồ Chí Minh nói:“Lá phiếu của
người cử tri tuy khuôn khổ nó bé nhỏ, nhưng giá trị của nó vô cùng lớn. Nhân dân
ta đã trải qua biết bao gian khổ, hy sinh biết bao xương máu trong cuộc cách mạng
đánh đổ thực dân và phong kiến mới giành được nó. Nó chứng tỏ chế độ dân chủ và
tự do của Nhà nước ta và quyền làm chủ thực sự của mỗi công dân ta. Vì vậy đi bỏ
phiếu trong cuộc tổng tuyển cử vừa là quyền lợi quý báu, vừa là nghĩa vụ thiêng
liêng của mỗi cử tri”.
Nguyên tắc bình đẳng
Nguyên tắc bình đẳng là một nguyên tắc rất quan trọng trong suốt quá trình

bầu cử, từ khi lập danh sách cử tri cho đến khi xác định kết quả bầu cử. Hình thức
biểu hiện của nguyên tắc rất đa dạng. Nhưng trước hết ở chỗ mỗi một cử tri đều có
số lần bỏ phiếu như nhau. Trong một cuộc bầu cử, mỗi một cử tri chỉ có một lá
phiếu. Đủ tiêu chuẩn theo quy định của luật bầu cử thì được lập danh sách cử tri.
Muốn cho cử tri chỉ có một lá phiếu trong một cuộc bầu cử thì mỗi một cử tri chỉ
được ghi tên trong một danh sách của một cuộc bầu cử.
Nguyên tắc bình đẳng bảo đảm để mọi công dân có khả năng như nhau trong
việc tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọi sự phân biệt dưới bất cứ hình thức nào.
Nguyên tắc bình đẳng nhằm đảm bảo sự khách quan trong bầu cử, không thiên vị.
Nguyên tắc này thể hiện trong quy định của pháp luật về quyền bầu cử và
ứng cử của công dân; quy định số lượng dân như nhau thì được bầu số đại biểu
bằng nhau; mỗi cử tri được ghi tên vào danh sách ở một nơi cư trú, mỗi người chỉ
được ghi tên ứng cử ở một đơn vị bầu cử, mỗi cử tri chỉ được bỏ một phiếu bầu.

10


Để đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, Nhà nước có các biện pháp bảo đảm để
đồng bào dân tộc cũng như phụ nữ có số đại biểu thích đáng trong Quốc hội và
thích đáng trong Hội đồng nhân dân các cấp.
Nguyên tắc bầu cử trực tiếp
Nguyên tắc này đảm bảo để cử tri trực tiếp lựa chọn người đủ tín nhiệm vào
cơ quan quyền lực Nhà nước bằng lá phiếu của mình không qua khâu trung gian.
Cùng với các nguyên tắc khác, nguyên tắc này là điều kiện cần thiết đảm bảo tính
khách quan của bầu cử.
Không phải nước nào trên thế giới cũng bầu cử theo nguyên tắc trực tiếp. Ở
nhiều nước bầu cử được tiến hành gián tiếp qua nhiều cấp. Thường ở các nước này
cử tri bầu ra đại cử tri, đại cử tri bầu ra người đại diện. Những cuộc bầu cử này
được gọi là những cuộc bầu cử gián tiếp.
Trên cơ sở nguyên tắc bầu cử trực tiếp, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và

Luật bầu cử Hội đồng nhân dân ở nước ta có một loạt quy định nhằm đảm bảo để cử
tri trực tiếp thể hiện nguyện vọng của mình từ khâu đề cử, ứng cử đến khâu bỏ
phiếu; Cử tri tự mình đi bầu, tự tay mình bỏ phiếu vào thùng phiếu; không được nhờ
người khác bầu thay, không được bầu bằng cách gửi thư.
Nguyên tắc bỏ phiếu kín
Nguyên tắc này bảo đảm cho cử tri tự do lựa chọn, để sự lựa chọn đó không
bị ảnh hưởng bởi những điều kiện và yếu tố bên ngoài. Pháp luật quy định rõ việc
bố trí nơi viết phiếu phải kín, không có ai được đến xem lúc cử tri viết phiếu bầu.
Bầu cử là hoạt động có tính chất dân chủ. Hoạt động này luôn luôn gắn liền
với nguyên tắc công khai. Tất cả mọi công đoạn của bầu cử phải diễn ra công khai,
nhưng chỉ riêng công đoạn bỏ phiếu phải diễn ra trong phòng kín, không có sự tham
gia của bất cứ nhân vật nào, kể cả nhân viên phụ trách công việc bầu cử tại phòng
bỏ phiếu.
1.3. Nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân
Nhà nước pháp quyền, với định nghĩa căn bản nhất là không có ai ở trên luật
hay ngoài luật, mà mọi người phải tuân theo pháp luật. Một nguyên tắc bắt nguồn
một cách logic từ ý tưởng cho rằng sự thật, cũng như luật, đều dựa trên những
nguyên tắc căn bản có thể được phát hiện ra nhưng không thể được tạo ra theo ước
11


muốn. Có lẽ ứng dụng quan trọng nhất của pháp quyền là nguyên tắc rằng chính
quyền chỉ thực thi quyền hành một cách hợp pháp theo các luật được soạn thảo ra
và phát hành rộng rãi. Những luật đó được thông qua và thực thi theo đúng các
bước được gọi là thủ tục pháp lý. Nguyên tắc này nhằm mục đích ngăn ngừa sự cai
trị độc đoán dù cho đó là lãnh đạo chuyên quyền hay quần chúng lãnh đạo. Chính vì
vậy, pháp quyền chống lại cả chế độ độc tài lẫn tình trạng vô chính phủ. Samuel
Rutherford là một trong những tác giả đương đại đưa ra nguyên tắc đó những nền
tảng lý thuyết trong cuốn Lex, Rex (1644), và sau này là Montesquieu trong
cuốn Tinh thần Pháp luật xuất bản năm 1748.Nhà nước pháp quyền là vị thế pháp lý

hay một hệ thống thể chế, nơi mỗi người đều phải phục tùng và tôn trọng luật pháp,
từ cá nhân đơn lẻ cho tới cơ quan công quyền. Nhà nước pháp quyền như vậy liên
hệ chặt chẽ với sự tôn trọng trật tự thứ bậc của các quy phạm, tôn trọng sự phân
chia quyền lực và tôn trọng các quyền căn bản. Nhà nước pháp quyền là nhà nước
nơi những người được ủy giao trọng trách thông qua phiếu bầu phải có trách nhiệm
với những luật lệ mà họ ban ra. Lý thuyết phân quyền của Montesquieu vốn là nền
tảng cho phần lớn Nhà nước phương Tây hiện đại khẳng định sự phân chia 3 quyền
(lập pháp, hành pháp và tư pháp) và những giới hạn của 3 thứ quyền lực này. Ví dụ
trong mô hình dân chủ nghị viện, quyền lập pháp (Nghị viện) hạn chế quyền lực của
phía hành pháp (Chính phủ): Như vậy chính phủ không thể tự do hành động theo sở
thích của mình và phải luôn có được sự hậu thuẫn của Nghị viện, nơi thể hiện ý chí
và nguyện vọng của dân chúng. Cũng như thế, tư pháp cho phép tạo ra sự đối trọng
đối với một số quyết định của chính phủ. Như vậy, Nhà nước pháp quyền đối lập
với các thể chế quân chủ tuyệt đối với thứ quyền lực thần thánh (Trong các chế độ
trước, hoàng đế có quyền lực tối thượng, giống như Louis 14 đã từng nói: Ta chính
là Nhà nước) và cũng đối lập với các thể chế độc tài, nơi chính quyền hành động bất
chấp các quyền căn bản. Nhà nước pháp quyền cũng không đòi hỏi tất cả luật pháp
đều phải là luật thành văn. Ví dụ như Hiến pháp Anh Quốc, dựa trên các tập quán là
chủ yếu. Trong trường hợp như thế, những người được giao phó quyền lực phải tuân
thủ luật pháp thep tập quán với sự tôn trọng các quyền căn bản tương tự như
trong hệ thống luật thành văn. Lý thuyết của Hans Kelsen: Nhà nước pháp quyền và
trật tự các quy phạm. Theo định nghĩa cổ xưa nhất thì Nhà nước pháp quyền là một
12


hệ thống thể chế nơi quyền lực công phục tùng pháp luật. Vào đầu thế kỷ 20, nhà
luật học người Áo Hans Kelsen đã định nghĩa lại khái niệm có nguồn gốc từ người
Đức này (Rechtsstaat) như là một Nhà nước trong đó các quy phạm pháp luật được
sắp xếp có trật tự sao cho quyền lực phải chịu sự giới hạn. Trong mô hình này, mỗi
quy phạm có được hiệu lực từ sự tuân thủ các quy phạm cao hơn. Sự tồn tại một trật

tự có thứ bậc các quy phạm tạo nên một trong những đảm bảo quan trọng bậc nhất
của Nhà nước pháp quyền. Trong khuôn mẫu đó, thẩm quyền của các cơ quan Nhà
nước phải được xác định một cách rõ ràng và các quy phạm mà những cơ quan này
tạo ra chỉ có hiệu lực với điều kiện tuân thủ toàn bộ các quy phạm có hiệu lực cao
hơn. Cao nhất của hệ thống các quy phạm pháp luật là Hiến pháp.
Ở Châu Âu đại lục và tư tưởng pháp lý, pháp quyền thường, nhưng không
phải luôn luôn, có liên hệ với Rechtsstaat (Nhà nước pháp quyền - Đức). Theo tư
tưởng những người châu Mỹ Anglo, pháp quyền có quan hệ mật thiết với tam quyền
phân lập, tính chắc chắn của pháp lý, nguyên tắc ước muốn hợp pháp và bình đẳng
của mọi người trước pháp luật.
Học thuyết phân quyền kể từ khi ra đời cho đến khi được Montesquieu nâng
cấp lên trong thời kỳ Khai sáng, những năm đầu tiên của Cách mạng tư sản Pháp,
đã trở thành xương sống của việc tổ chức quyền lực nhà nước khắp nơi trên thế
giới. Phân quyền như là một đòi hỏi của dân chủ, một nội dung chính của hiến pháp.
Ở đâu không có phân quyền thì ở đó không có hiến pháp.
Trong những năm của cơ chế tập trung, chúng ta không thừa nhận sự áp dụng
học thuyết phân quyền. Học thuyết phân quyền đối với chúng ta là rất xa lạ, hầu
như không biết hoặc biết rất ít về học thuyết, cũng như sự áp dụng của học thuyết
này trong tổ chức cơ cấu của nhà nước tư sản. Lập luận này được củng cố bằng
nhận định: xã hội tư bản được tổ chức dựa trên các giai tầng, giai cấp có những
quyền và lợi ích không thống nhất, thậm chí mâu thuẫn với nhau…Việc hiểu và
nhận thức như vậy là quá đơn giản. Trong một xã hội dân chủ, lẽ đương nhiên
không thể có sự thống nhất một cách giản đơn mọi quyền và lợi ích mọi nhóm
người, mọi giai tầng khác nhau. Việc thực hiện tốt các chức năng lập pháp, hành
pháp và tư pháp đã tạo nên sự thống nhất quyền lực nhà nước. Sự thống nhất này
nằm ngay trong sự phân quyền giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp theo quy định
13


của hiến pháp. Nhu cầu của sự phân chia, theo J. Locke và Montesquieu đều xuất

phát từ sự tập trung trở thành chuyên chế độc tài của chế độ chính trị phong kiến.
Theo đúng tinh thần của học thuyết, quyền lực của mọi nhà nước đều được phân
chia thành 3 quyền: Lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Sự khởi đầu của quyền tư pháp với chức năng duy trì cho đến ngày nay gắn
với sự ra đời của tư tưởng phân quyền [10,tr18]. Trong chế độ dân chủ tư sản,
quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc phân lập các quyền. Đây chính là
sự kế thừa tư tưởng phân quyền cổ đại và phát triển thành học thuyết “phân chia
quyền lực” của các học giả tư sản trong thời kỳ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII. Cội
nguồn tư tưởng của lý thuyết phân quyền mới cần phải nói đến sự khai sáng của nhà
triết học người Anh John Locke (1632-1704) và nhà triết học người Pháp Charles de
Montesquieu (1689-1755). Montesquieu chia quyền lực nhà nước thành ba nhóm:
quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp và các quyền này phải độc lập
và kiềm chế lẫn nhau. Trong nhiều nhà nước tư sản, quyền lực nhà nước được phân
chia thành ba lĩnh vực: quyền lực lập pháp (Legislative- quyền làm luật), quyền lực
hành pháp (Exekutive- quyền thực thi pháp luật) và quyền lực tư pháp (Judikativequyền tài phán) [3]. Bản chất của phân quyền là lấy quyền lực để hạn chế quyền
lực. Mục đích của phân quyền là để các thiết chế nhà nước kiểm soát lẫn nhau và
cùng với đó ngăn cản sự tập trung quyền lực trong tay một người hay một tổ chức.
Phân quyền nhằm chống lại quyền lực độc đoán, tùy tiện trong bộ máy nhà nước mà
thực chất là để chế ngự lẫn nhau và bảo vệ quyền lợi của những phe cánh khác nhau
của giai cấp tư sản trong bộ máy nhà nước [9].
Các học giả theo Chủ nghĩa Mác-Lênin phê phán học thuyết phân quyền của
tư sản và cho rằng sự phân quyền chỉ có trong xã hội có sự tranh giành quyền lực,
toà án độc lập chỉ là giả dối và toàn bộ quyền lực tập trung vào cơ quan hành pháp.
Quyền tư pháp cũng như quyền lập pháp và quyền hành pháp chỉ phục vụ cho giai
cấp tư sản. Lý thuyết phân quyền của Montesquieu được xây dựng chỉ mới dựa trên
mô hình của nhà nước Anh. Cho đến nay nhiều nước ở Châu Phi, Nam Mỹ, Trung
Đông tuy áp dụng mô hình này nhưng trên thực tế không ngăn chặn được sự tham
nhũng, sự can thiệp của các nhánh quyền lực đối với nhau. Thực tế tổ chức quyền
lực trên thế giới cho thấy quyền lập pháp và quyền hành pháp vẫn có những vị thế
14



nổi trội hơn so với quyền tư pháp và giữa hành pháp và lập pháp không có sự phân
quyền theo đúng nội dung của học thuyết phân quyền của Montesquieu [1, tr229].
Hạn chế khác của học thuyết phân quyền là chưa thấy được ảnh hưởng rất lớn của
các đảng phái chính trị đến các hoạt động của chế độ nhà nước [2, tr135].
Chương 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BẦU CỬ TRONG NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Tổ chức quyền lực và cơ chế bầu cử trong nhà nước pháp quyền của
dân do dân và vì dân
Khẳng định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân không chỉ là nguyên tắc
cơ bản được ghi nhận trong hiến pháp mà còn gắn liền với với việc thiết lập các cơ
chế bảo đảm thực hiện quyền lực thực sự của nhân dân. Nhân dân ta, người chủ của
quyền lực, không chỉ tạo lập nên Nhà nước của mình, trực tiếp và thông qua các cơ
quan đại diện cho mình thực thi quyền lực, mà còn thông qua các hình thức khác để
tham gia vào hoạt động quản lý của Nhà nước, tác động mạnh mẽ đến quá trình
hoạch định chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước, còng như vào các hoạt
động thuộc phạm vi của Nhà nước – hoạt động lập pháp, hoạt động quản lý – điều
hành, công tác xét xử và các hoạt động bảo vệ pháp luật.
Một là, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ
sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp
Kế thừa và phát triển các giai đoạn lịch sử của chủ nghĩa lập hiến Việt Nam,
Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xuất phát từ
những nguyên tắc và quan điểm lớn của Đảng ta và điều chỉnh những chế định lớn là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự duy trì quyền lực nhà nước, cho sự làm chủ của
nhân dân. Và đó chính là nền tảng có tính chất hiến định để xem xét, đánh giá sự
hợp hiến hay không hợp hiến của các đạo luật, còng như các quyết sách khác của
Nhà nước và của cá tính chất chính trị, tính chất xã hội.
Hai là, Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo
đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội
Nhà nước là người làm ra luật, ban hành pháp luật, nhưng lại phải tự đặt

mình trong sự ràng buộc về thẩm quyền và trách nhiệm trước pháp luật, trong
15


khuôn khổ các quy định của pháp luật. Phục tùng pháp luật là phục tùng ý chí và lợi
ích của nhân dân, đường lối, chính sách của Đảng.
Tuy nhiên nói đến pháp luật trong Nhà nước pháp quyền là nói đến bản chất
dân chủ và giá trị công bằng, bình đẳng của nó. Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách hàng đầu
trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền là quyết tâm đổi mới và hoàn thiện hệ
thống pháp luật, đặt công việc đó trên một nền tảng khoa học.
Ba là, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền con
người, các quyền và tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ dân chủ giữa Nhà
nước và công dân, giữa Nhà nước và xã hội
Vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân, mở rộng quyền dân chủ,
nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, giữa công dân với Nhà
nước v.v. luôn được Đảng ta dành sự quan tâm đặc biệt. Văn kiện Đại hội Đảng IX
và X xác định rõ những phương châm cơ bản: xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiện
phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với các chủ trương,
chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thực hiện tốt các cơ chế làm chủ của nhân
dân: làm chủ thông qua đại diện (là cơ quan dân cử và các đoàn thể), làm chủ trực
tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản, bằng việc xây dựng và thực hiện các quy
ước, hương ước tại cơ sở. Đảng và Nhà nước tiếp tục đổi mới phong cách, bảo đảm
dân chủ trong quá trình chuẩn bị ra quyết định và thực hiện các quyết định.
Bốn là, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam bảo đảm quyền lực nhà nước
là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, có sự kiểm tra, giám sát chặt
chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước.
Một trong những nội dung cơ bản của nguyên tắc phân công và phối hợp
quyền lực nhà nước và của cải cách hành chính là sự phân công, phân cấp giữa
trung ương và địa phương. Sự phân công, phân cấp ấy phải dựa trên cơ sở khuyến

khích và nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương, kết hợp chặt chẽ
quản lý ngành và quản lý lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.
Trong các tổ chức thực hiện quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước theo
hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền thì dù ở chế độ xã hội nào việc xác lập và sử
dụng các hình thức và cơ chế giám sát luôn được đặt ra một cách tất yếu bởi vì Nhà
16


nước pháp quyền về thực chất là để công khai hoá quyền lực và chống lạm dụng
quyền lực.
Trên thực tế, các hình thức kiểm tra, giám sát của nhân dân đa dạng và linh
hoạt hơn rất nhiều so với những hình thức kiểm tra, giám sát của Nhà nước. Về cơ
bản, có thể nhóm lại những mô hình chủ yếu sau:
- Các hình thức của cơ chế kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hoạt động
của bộ máy Đảng và Nhà nước thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn
thể nhân dân – sự tham chính của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
- Các hình thức của cơ chế kiểm tra giám sát trực tiếp của cá nhân công dân
đối với hoạt động của bộ máy Đảng và Nhà nước.
- Giám sát nhân dân chuyên trách- Ban thanh tra nhân dân
Năm là, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước do Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo
Có thể nói rằng một đảng duy nhất cầm quyền, cơ chế quyền lực nhà nước
tập quyền xã hội chủ nghĩa không tổ chức theo nguyên tắc “tam quyền phân lập” –
những đặc điểm đó của hệ thống chính trị nước ta đã đặt sự lãnh đạo của Đảng và
hoạt động của Nhà nước nói riêng và nền dân chủ XHCN của chúng ta nói chung
vào trạng thái phát triển không có đối trọng. Trong bối cảnh đó, không thể không
nói đến nguy cơ chủ quan, lạm quyền và quan liêu trong bộ máy Đảng và Nhà nước.
Đối với vấn đề Đảng cầm quyền trong Nhà nước pháp quyền Việt nam
XHCN, có một khía cạnh quan trọng là phân định vai trò lãnh đạo của Đảng với vai
trò quản lý của Nhà nước. Nhiều vấn đề cụ thể xung quanh vấn đề lớn này được đặt

ra như: mối tương quan giữa cấu trúc tổ chức các cơ quan Đảng với cơ cấu tổ chức
bộ máy nhà nước ở các cấp từ Trung ương đến địa phương; các tiêu chí phân định
sự lãnh đạo chính trị của các cấp ủy đảng và quyền tự chủ, độc lập của các cơ quan
nhà nước; cơ sở pháp lý xác định quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức đảng
trong các hoạt động lãnh đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà
nước ở các cấp; vai trò, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng theo cấu trúc
lãnh thổ như tỉnh ủy, huyện ủy, đảng ủy xã và của các cấp ủy trong bản thân các cơ
quan nhà nước cần phải được xác định như thế nào: các vị trí, chức vụ trong bộ máy

17


đảng và bộ máy nhà nước, cán bộ đảng và công chức nhà nước… cần được xác định
về mặt pháp lý.
2.2. Thực tiễn tổ chức bầu cử trong nhà nước pháp quyền của dân do
dân và vì dân
2.2.1. Thực tiễn tổ chức bầu cử ở Việt Nam hiện nay
Tại Việt Nam, bầu cử có tính chất pháp lý rất cao, đó là một khâu quan trọng
để thành lập các cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương; là
phương thức để nhân dân thực hiện quyền lực của mình. Luật bầu cử đại biểu Quốc
hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 với nhiều điểm mới quan trọng là một
bước để hoàn thiện pháp luật về bầu cử ở Việt Nam.
Bầu cử ở Việt Nam là quá trình các cử tri đưa ra quyết định của họ theo các
cách thức mà pháp luật quy định để chọn ra các đại biểu đại diện cho mình nắm giữ
các chức vụ trong cơ quan dân cử của chính quyền ở trung ương và địa phương
trong phạm vi lãnh thổ của Việt Nam; bao gồm bầu cử Quốc hội (ở Trung ương) và
bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp (ở địa phương). Thông thường, các cuộc bầu cử
được tiến hành khi các cơ quan dân cử (hay cơ quan quyền lực nhà nước) hết nhiệm
kỳ. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, nhiệm kỳ của Quốc hội mỗi khóa là
năm năm(1), tương tự, năm năm cũng là nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân các cấp.

Chính vì vậy, năm năm một lần, ở Việt Nam lại định kỳ tiến hành bầu cử Quốc hội
và Hội đồng nhân dân các cấp.
Tại Việt Nam, các cuộc bầu cử có tính chất pháp lý rất cao, đó là một khâu
quan trọng để thành lập các cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa
phương; là phương thức để nhân dân thực hiện quyền lực của mình. Điều 6 Hiến
pháp Việt Nam năm 2013 khẳng định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước
bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân
dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”. Thuật ngữ bầu cử ở Việt Nam
gắn mật thiết với khái niệm dân chủ, trong đó những cuộc bầu cử tự do và công
bằng là phương thức đảm bảo cho việc tôn trọng các quyền tự do, dân chủ đó. Trong
một nền dân chủ, quyền lực của nhà nước chỉ được thực thi khi có sự nhất trí của
18


người dân (người bị quản lý). Cơ chế căn bản để chuyển sự nhất trí đó thành quyền
lực nhà nước là tổ chức bầu cử tự do và công bằng.
Bầu cử cũng được hiểu là cách thức nhân dân trao quyền cho Nhà nước và
với tư cách là một chế độ tiên tiến, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
không thể bằng một phương pháp nào khác hơn là bầu cử để thành lập ra các cơ
quan của mình. Cuộc bầu cử là một trong những hình thức hoạt động xã hội - chính
trị quan trọng của nhân dân. Bầu cử thu hút sự tham gia đông đảo của cử tri đại diện
cho các giai cấp, tầng lớp, tôn giáo, giới tính… Bởi vậy, để đạt được kết quả, các
cuộc bầu cử phải được tiến hành có tổ chức, theo những trình tự chặt chẽ do pháp
luật quy định.
Ở nước ta, có hàng loạt các văn bản pháp luật điều chỉnh về bầu cử từ Hiến
pháp - văn bản có hiệu lực pháp luật cao nhất đến các đạo luật như Luật Bầu cử đại
biểu Quốc hội năm 1997 đã được sửa đổi bổ sung vào các năm 2001, 2007, 2010;
Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội
và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp diễn ra vào ngày 22/5 năm nay được thực
hiện theo đạo luật thống nhất về bầu cử, đó là Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại

biểu Hội đồng nhân dân năm 2015.
Quyền bầu cử và ứng cử: Quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất là một trong những quyền cơ bản về chính trị của công dân. Pháp
luật hiện hành đã quy định công dân có quyền bầu cử, có quyền ứng cử vào Quốc
hội, Hội đồng nhân dân. Theo đó, công dân Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên đều
có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu
Quốc hội(3). Những công dân này không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã
hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú đều được
ghi tên vào danh sách cử tri để bầu cử.
Mặc dù vậy, cũng có những công dân đủ các điều kiện trên nhưng không
được ghi tên vào danh sách cử tri là các trường hợp người đang bị tước quyền bầu
cử theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật hay người đang phải
chấp hành hình phạt tù hoặc người đang bị tạm giam(4) và người mất năng lực hành
vi dân sự(5). Những quy định đó hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế.

19


Ngoài ra, những người sau đây cũng không được tham gia ứng cử đại biểu
Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, gồm: Người đang bị tước quyền ứng cử
theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành
hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; Người đang bị
khởi tố bị can; Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án; Người
đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án
tích; Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt
buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn(6).
Các nguyên tắc bầu cử: Các nguyên tắc bầu cử là các quy tắc, nguyên lý chỉ
đạo được áp dụng cho quyền bầu cử của chủ thể (quyền bầu cử chủ động và quyền
bầu cử bị động). Nguyên tắc bầu cử là điều kiện được quy định bởi pháp luật bầu cử
của mỗi quốc gia, mà việc thực hiện và tuân thủ quy định đó trong quá trình bầu cử

quyết định tính hợp pháp của cuộc bầu cử.
Các nước trên thế giới áp dụng các nguyên tắc bầu cử sau: tự do, phổ thông, bình
đẳng, trực tiếp (gián tiếp) và bỏ phiếu kín. Những nguyên tắc đó thống nhất với
nhau, đảm bảo cho cuộc bầu cử được khách quan, dân chủ, thực hiện đúng nguyện
vọng của cử tri khi lựa chọn đại biểu. Nguyên tắc bầu cử được thể hiện chặt chẽ,
thống nhất và xuyên suốt trong toàn bộ quá trình tiến hành bầu cử, bảo đảm cho
cuộc bầu cử khách quan, dân chủ, thể hiện đúng nguyện vọng của cử tri khi lựa
chọn. Nguyên tắc bầu cử yêu cầu phải quy định rõ quyền và trách nhiệm của cử tri
trong bầu cử, trách nhiệm của Nhà nước phải bảo đảm các quy định về bầu cử.
Ở Việt Nam, các nguyên tắc bầu cử dân chủ được kế thừa, bổ sung và phát
triển để làm một căn cứ thực hiện một chế độ bầu cử mới thực sự dân chủ. Các
nguyên tắc bầu cử theo quy định của pháp luật gồm bốn nguyên tắc đó là phổ thông,
bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Nguyên tắc phổ thông: Đây là nguyên tắc rất quan trọng được khẳng định tại
Điều 7 Hiến pháp năm 2013. Theo đó, công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền
bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng
nhân dân các cấp. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho tất cả công dân không bị phân
biệt dựa trên căn cứ thành phần dân tộc, tín ngưỡng, địa vị xã hội, giới tính.

20


Nguyên tắc bình đẳng: Được thể hiện ở một số khía cạnh như mỗi cử tri
không phân biệt đều có số lần bỏ phiếu như nhau, giá trị lá phiếu của mỗi cử tri đều
như nhau, số lượng dân cư như nhau thì bầu được số lượng đại biểu bằng nhau.
Nguyên tắc trực tiếp: Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho người dân trực tiếp
thể hiện ý chí của mình trong lựa chọn người đại biểu. Cụ thể, cử tri được trực tiếp
bỏ phiếu vào thùng phiếu mà không qua người trung gian, cử tri cũng trực tiếp lựa
chọn người mình bỏ phiếu, không được nhờ người khác bầu hộ, không bầu bằng
cách thức gửi thư.

Nguyên tắc bỏ phiếu kín: Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tôn trọng quyền tự
do thể hiện ý chí của cử tri, tạo điều kiện để quá trình lựa chọn của mỗi cử tri không
bị tác động, ảnh hưởng của các cá nhân hoặc tổ chức khác.
Sắc lệnh đầu tiên về nguyên tắc bầu cử ở Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh ban
hành là Sắc lệnh số 14 ngày 08/9/1945 về mở cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc dân đại
biểu. Tiếp sau đó là Sắc lệnh số 51 ngày 17/10/1945 ấn định thể lệ tổng tuyển cử.
Trên cơ sở đó, ngày 06/01/1946, cuộc tổng tuyển cử đầu tiên đã diễn ra. Ngày
02/3/1946, Quốc hội đã họp kỳ họp đầu tiên. Đây là Quốc hội đầu tiên của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, gồm 403 đại biểu với nhiều thành phần như: công
nhân, nông dân, viên chức, trí thức, quân nhân cách mạng. Quốc hội khóa I cũng đã
thông qua bản Hiến pháp đầu tiên (năm 1946) của Việt Nam, ghi nhận những
nguyên tắc cơ bản của chế độ bầu cử ở Việt Nam mà trước đó được thông qua bởi
các sắc lệnh nói trên. Đáng chú ý, Hiến pháp năm 1946 ghi nhận 04 nguyên tắc của
bầu cử có những khác biệt so với giai đoạn sau, đó là: Chế độ bầu cử là phổ thông,
đầu phiếu, tự do, trực tiếp và bỏ phiếu kín (Điều 17).
Trong giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1980, nguyên tắc bầu cử ở Việt Nam
được quy định trong Hiến pháp năm 1959. Các nguyên tắc trực tiếp, phổ thông, bỏ
phiếu kín vẫn tiếp tục được ghi nhận trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1959
và Pháp lệnh bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Tuy nhiên, cũng từ giai đoạn này
trở đi, nguyên tắc bầu cử tự do được thay thế bằng nguyên tắc bình đẳng, mà bình
đẳng thì đã có trong nội hàm của nguyên tắc phổ thông.
Chế độ bầu cử giai đoạn 1980 - 1992 được quy định tại Điều 7 Hiến pháp
năm 1980 và cụ thể trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1980, Luật bầu cử đại
21


biểu Hội đồng nhân dân các năm 1983, 1989 với một số điểm đáng lưu ý là quy
định về hiệp thương, một thủ tục nhằm cơ cấu, lựa chọn ra ứng cử viên, quy định
này vẫn chi phối tiến trình bầu cử ở Việt Nam cho đến hiện nay. Ngoài ra, việc miễn
nhiệm đại biểu khi họ không còn xứng đáng với cử tri cũng được cụ thể hóa trong

Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1980 và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân năm 1983.
Từ năm 1992 đến nay, nguyên tắc bầu cử được quy định tại Điều 7 Hiến
pháp năm 1992: “Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tiến
hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Đại biểu
Quốc hội bị cử tri hoặc Quốc hội bãi nhiệm và đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri
hoặc Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín
nhiệm của nhân dân.” Các nguyên tắc này được cụ thể hóa trong Luật bầu cử đại
biểu Quốc hội các năm 1992, 1997 (sửa đổi các năm 2001, 2007, 2010); Luật bầu
cử đại biểu Hội đồng nhân dân các năm 1994, 2003.
Hiến pháp năm 2013 và Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân
dân năm 2015 tiếp tục giữ nguyên các nguyên tắc của bầu cử, gồm: “Việc bầu cử
đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc
phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.”
Những điểm mới trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân năm 2015
Ngày 25/6/2015 tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật bầu
cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, có hiệu lực từ ngày 01/9/2015.
Để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
nhiệm kỳ 2016 - 2021 thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng cho việc xây dựng
và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc nghiên cứu nội dung của
Luật, đặc biệt là các điểm mới của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân ban hành năm 2015 là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng.
Chương I từ Điều 1 đến Điều 6 quy định về nguyên tắc bầu cử; tuổi bầu cử
và tuổi ứng cử; tiêu chuẩn của người ứng cử; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức
trong công tác bầu cử; ngày bầu cử; kinh phí tổ chức bầu cử.

22



Điểm mới trong Luật này là trao thẩm quyền quyết định ngày bầu cử; quyết định
việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội trong thời gian giữa nhiệm kỳ; quyết định
thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia cho Quốc hội thay vì do Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội thực hiện như trước đây. Ngày bầu cử công bố chậm nhất là 115 ngày
trước ngày bầu cử (Luật cũ là 105 ngày).
Chương II từ Điều 7 đến Điều 11 quy định về dự kiến cơ cấu, thành phần và phân
bổ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; đơn vị bầu cử và khu vực bỏ
phiếu.
Điểm mới trong Luật lần này là số lượng người dân tộc thiểu số được giới
thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở
đề nghị của Hội đồng dân tộc của Quốc hội, bảo đảm có ít nhất 18% tổng số người
trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc
thiểu số. Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành
Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người
trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ.
Cùng với đó, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã dự
kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu để ứng cử đại biểu
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong đó bảo đảm có ít nhất 35%
tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng
nhân dân là phụ nữ; số người ứng cử là người dân tộc thiểu số được xác định phù
hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương.
Chương III từ Điều 12 đến Điều 28 quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia và các tổ
chức phụ trách bầu cử ở địa phương.
Hội đồng bầu cử quốc gia là một thiết chế hiến định mới trong Hiến pháp
năm 2013. Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc hội thành lập (Luật cũ gọi là Hội
đồng bầu cử ở Trung ương do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thành lập) có nhiệm vụ
tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo, hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội
đồng nhân dân các cấp. Luật quy định cụ thể ba nhóm nhiệm vụ, quyền hạn của Hội
đồng bầu cử quốc gia: nhiệm vụ, quyền hạn chung của Hội đồng bầu cử quốc gia

đối với công tác bầu cử; nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng bầu cử quốc gia đối với
23


×