Tải bản đầy đủ (.doc) (176 trang)

Rèn kĩ năng Tập làm văn 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.9 KB, 176 trang )

Tiết 1: Cấu tạo của bài văn tả cảnh
I. Nhận xét
Câu 1:
Bài Hoàng hôn trên sông Hơng gồm 4 đoạn:
- Đoạn 1 từ Cuối buổi chiều cho đến đã rất yên tĩnh này.
- Đoạn 2 từ Mùa thu cho đến hai hàng cây.
- Đoạn 3 từ Phía bên sông cho đến cũng chấm dứt.
- Đoạn 4 là phần còn lại.
Bốn đoạn trên làm thành bài văn tả cảnh Hoàng hôn trên sông Hơng. Đoạn 1
là phần mở bài của bài văn. Đoạn 2 và đoạn 3 là phần thân bài của bài văn. Đoạn 4
là phần kết bài của bài văn.
Nội dung của từng đoạn:
- Đoạn 1 (mở bài): Cảm nhận về nét riêng của buổi chiều ở Huế.
- Đoạn 2 và 3 (thân bài): Cảnh chiều trên sông Hơng; trong đó đoạn thứ hai tả
mặt nớc sông Hơng khi chiều xuống, đoạn thứ ba tả cảnh trên sông Hơng ở những
thời khắc cuối cùng của buổi chiều.
- Đoạn 4 (kết bài): Khép lại những cảm nhận về buổi chiều ở Huế, khơi gợi về
vẻ đẹp mới của Huế lúc về đêm.
Câu 2:
So sánh thứ tự miêu tả trong hai bài văn:
- Trong bài Hoàng hôn trên sông Hơng, thứ tự miêu tả theo diễn biến thời
gian, từ cuối buổi chiều cho đến khi thành phố lên đèn.
- Trong bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa, thứ tự miêu tả theo trình tự các
1
Tuần 1
sự vật: màu sắc (màu vàng của đồng lúa chín, màu vàng của chùm quả xoan, lá
mít, tàu đu đủ, lá sắn héo, của chuối chín, bụi mía, con gà, con chó, cây rơm; màu
đỏ của lá cây, quả ớt chín...), thời tiết (ngày không nắng, không ma), con ngời
(mải miết đi gặt, kéo đá, chia thóc...).
Cấu tạo của bài văn tả cảnh thờng gồm 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài).
Phần thân bài có thể đợc cấu tạo theo trình tự thời gian, sự thay đổi của cảnh vật


hoặc theo thứ tự các sự vật trong cảnh.
II. Luyện tập
Cấu tạo của bài văn Nắng tra gồm ba phần:
- Mở bài: Đoạn 1 (câu văn đầu tiên: Nắng cứ nh từng dòng lửa xối xuống mặt
đất) nêu ấn tợng chung về nắng tra.
- Thân bài: Từ Buổi tra ngồi trong nhà cho đến cấy nốt thửa ruộng cha xong,
gồm các đoạn 2, 3, 4, 5):
+ Gợi tả cái gay gắt của nắng tra qua hình ảnh những sợi không khí (hơi nớc)
bốc lên (đoạn 2).
+ Tả âm thanh trong tra nắng theo trình tự từ xa đến gần: từ tiếng võng, tiếng
ru vọng lại mà tởng tợng ra cảnh chị ru em trong tra nắng; đến tiếng gà gáy, tiếng
cục tác gợi cái óng ả, ngột ngạt của không gian tra nắng,( đoạn 3, 4)
+ Tả hình ảnh ngời mẹ ra đồng trong nắng (đoạn 5).
- Kết bài: Đoạn 6 (Thơng mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi !): Tình cảm với mẹ.
Tiết 2: Luyện tập tả cảnh
Câu 1: Nêu nhận xét về bài Buổi sớm trên cánh đồng
a. Trong bài Buổi sớm trên cánh đồng, tác giả đã tả một buổi sớm mùa thu với
các sự vật: không gian buổi sớm; những đám mây, những khoảng trời; những sợi
cỏ; những gánh rau thơm, những bẹ cải sớm, những bó hoa huệ; bầy sáo, lúa đang
kết đòng; mặt trời,
2
b. Các sự vật trong buổi sớm trên cánh đồng đợc tác giả quan sát chủ yếu
bằng hai giác quan:
- Giác quan thị giác (bằng mắt): thấy mây xám đục, vòm trời hiện ra nh những
khoảng vực xanh vòi vọi, một vài giọt ma loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng
đỏ, những gánh rau thơm, những bẹ cải, những bó hoa huệ trắng muốt, bầy sáo
cánh đen mỏ vàng chấp chới liệng, mặt trời đã mọc trên những ngọn cây,
- Giác quan xúc giác (bằng cảm giác của sự tiếp xúc): thấy mát lạnh, ớt lạnh
c. Các hình ảnh miêu tả thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả:
- Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra nh những khoảng vực xanh

vòi vọi.
- Một vài giọt ma loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xoã
ngang vai của Thuỷ.
- Bầy sáo đen mỏ vàng chấp chới liệng trên cánh đồng lúa mùa thu đang kết
đòng.
- Mặt trời đã mọc trên những cành cây xanh tơi của thành phố.
Câu 2:
* Hớng dẫn cách lập dàn ý bài văn tả cảnh
- Xác định đối tợng cần tả: một buổi sáng (hoặc tra, chiều) trong vờn cây (hay
trong công viên, trên đờng phố, trên cánh đồng, nơng rẫy...)
- Quan sát đối tợng cần tả (bằng một trong các cách: trực tiếp, qua tranh ảnh,
qua băng hình hoặc có thể bằng cách nhớ lại...).
+ Khi quan sát, em nên chú ý từ xa đến gần, từ bao quát cho đến những chi
tiết cụ thể, lần lợt từ sự vật này đến sự vật khác và nhớ ghi chép lại những điều
quan sát đợc.
+ Từ những sự vật đã quan sát đợc kết hợp với trí tởng tợng, em hãy lập dàn ý
cho bài văn miêu tả một buổi sáng (hoặc tra, chiều) trong vờn cây (hay trong công
viên, trên đờng phố, trên cánh đồng, nơng rẫy) theo bố cục 3 phần:
3
. Mở bài: Giới thiệu khái quát cảnh em sẽ tả.
. Thân bài: Tả cụ thể đặc điểm của cảnh theo trình tự quan sát.
. Kết bài: Nêu cảm nghĩ, tình cảm của em về cảnh vật vừa miêu tả.
* Thực hành
1. Dàn ý bài văn tả cảnh buổi sáng ở sân trờng em.
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát cảnh sân trờng em vào một buối sáng.
b. Thân bài
- Khi còn sớm:
+ Cổng trờng đã mở
+ Trong sân trờng vẫn còn vắng vẻ

+ Bác lao công đã quét đến góc cuối cùng của sân tập thể dục
+ Mấy bạn học sinh đến sớm đang chơi, ôn bài, chăm sóc vờn hoa...
+ Một xe tải nhỏ chở thực phẩm chạy vào khu vực bếp
+ Hai cô tổ nuôi khênh thùng nớc lọc đặt tại hành lang các lớp học
- Khi gần đến giờ học:
+ Đoàn xe chở học sinh đến nơi
+ Sân trờng đông vui, nhộn nhịp, sáng bừng những gơng mặt tơi tắn, hồng rực
màu khăn quàng đỏ
+ Thầy cô giáo cũng đã tập trung đông đủ
+ Chiếc trống trờng đã đợc đặt ngay ngắn ở ngoài hành lang nhà hiệu bộ
- Khi tiếng trống báo hiệu giờ học vang lên:
+ Học sinh nhanh nhẹn về lớp học của mình
+ Sân trờng vắng tanh
4
+ Thầy cô rảo bớc vào lớp
+ Trong các lớp học đồng thanh vang lên lời chào: Chúng con chào cô ạ!
+ Mặt trời sáng bừng lên, gió nhẹ thổi, mấy chú chim sâu trên cây ngó
nghiêng nhìn vào lớp học
c. Kết bài
- Buổi sáng nào em cũng náo nức đến trờng thật sớm.
2. Dàn ý bài văn tả cảnh công viên vào buổi sáng sớm
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát cảnh yên tĩnh trong công viên vào lúc sáng sớm
b. Thân bài
- Trời cha sáng hẳn:
+ Sơng còn đọng nhiều trên lá cây
+ Mặt hồ yên tĩnh, phủ một lớp sơng mỏng, vài chú cá ngoi lên đớp mồi
+ Lác đác một vài bóng ngời tập thể dục sớm
- Trời sáng rõ hơn:
+ Gió nhè nhẹ thổi

+ Mặt hồ trong hơn
+ Tiếng chim hót vang lên
+ Vờn hoa: tơi tắn, những giọt sơng to, lấp lánh vẫn đọng trên lá hoa, nụ hoa;
thảm hoa mời giờ vẫn ngủ yên, mấy bông hớng dơng đã quay sẵn về hớng mặt
trời.
+ Ngời đến tập thể dục đông hơn
+ Trên những làn đờng cạnh công viên đã tơng đối tấp nập: xe máy, xe bus
c. Kết bài
- Buổi sáng sớm ở công viên mang lại cảm giác dễ chịu, tiếp thêm sức sống
5
cho vạn vật.
- Em rất thích đi tập thể dục buổi sáng ở công viên.
Tiết 1: Luyện tập tả cảnh (Một buổi trong ngày)
Câu 1: Những hình ảnh em thích:
a. Trong bài Rừng tra:
- Rừng khô uy nghi tráng lệ trong ánh mặt trời vàng óng.
- Những thân cây tràm vỏ trắng vơn lên trời nh những cây nến khổng lồ.
- Hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt bay đi bay lại trên những
bông hoa nhiệt đới sặc sỡ.
- Mùi hơng ngòn ngọt của những loài hoa rừng đắm vào ánh nắng ban tra.
b. Trong bài Chiều tối:
- Nắng rút lên những chòm cây cao, rồi nhạt dầ.n
- Màu tối lan dần dới từng gốc cây, ngả dài trên thảm cỏ, rồi đổ lốm đốm trên
lá cành, trên những vòm xanh rậm rạp.
- Bóng tối nh bức màn mỏng, nh thứ bụi xốp, mờ đen phủ dần lên mọi vật.
- ánh đom đóm chấp chới.
- Hơng vờn thơm thoảng bắt đầu rón rén bớc ra, tung tăng trong ngọn gió
nhẹ, nhảy trên cỏ, trờn theo những thân cành.
Câu 2: Viết đoạn văn tả cảnh dựa vào dàn bài đã lập ở tuần 1
* Hớng dẫn viết đoạn văn tả cảnh dựa trên dàn ý có sẵn

- Chọn một ý trong dàn ý đã làm ở tuần trớc để viết thành một đoạn văn.
- Khi viết, em chú ý:
+ Viết câu cho đúng;
6
Tuần 2
+ Tả có trình tự, lột tả đợc những nét riêng của sự vật, để ngời đọc nh đang đ-
ợc trực tiếp quan sát cảnh đẹp đó vậy.
* Thực hành
a. Các đoạn văn tả cảnh buổi sáng ở sân trờng em
Đoạn văn mở bài:
Nhà Giang ở gần trờng. Hôm nào Giang cũng có mặt ở sân trờng từ lúc trời
còn sớm.
Các đoạn văn thuộc phần thân bài:
Ngoài đờng phố, không khí đã nhộn nhịp từ lâu rồi nhng trong trờng của
Giang vẫn còn im ắng lắm. Bác bảo vệ đã mở cổng trờng rồi nhng sân trờng vẫn
còn vắng vẻ. Trên sân trờng mới chỉ có một số bạn đến sớm để trực nhật và một số
bạn, nhà gần trờng giống Giang, đến sớm. Bạn thì ôn bài, bạn thì chăm sóc luống
hoa của lớp mình, có bạn đang giặt khăn lau bảng ở vòi nớc phía cuối sân. Bác lao
công đã quét đến góc cuối cùng của sân tập thể dục, tiếng chổi quét sân vang lên
đều đều. Chiếc xe tải nhỏ chở thực phẩm chạy theo lối quen thuộc vào khu vực
nhà bếp phá tan không gian yên tĩnh trong sân trờng. Hai cô nuôi nhanh nhẹn
khênh những thùng nớc lọc rất đầy đặt trên hành lang mỗi lớp học.
Gần đến giờ học, đoàn xe ca chở học sinh đỗ ở cổng. Thoắt cái, sân trờng
đông vui, nhộn nhịp hẳn lên. Tiếng chào hỏi, nói cời rôn ràng. Khắp sân trờng
tung tăng những gơng mặt sáng bừng, tơi tắn màu khăn quàng đỏ rực. Thầy cô
giáo cũng đã tập trung đông đủ. Chiếc trống trờng đã đợc đặt ngay ngắn ở ngoài
hành lang nhà hiệu bộ.
Tiếng trống báo hiệu giờ học vang lên. Học sinh nhanh nhẹn về lớp học của
mình. Sân trờng vắng tanh. Thầy cô rảo bớc vào lớp. Trong các lớp học đồng thanh
vang lên lời chào: "Chúng con chào cô ạ!"

Mặt trời sáng bừng lên, các tia nắng vàng chiếu khắp sân trờng, chiếu vào
từng lớp học. Gió nhẹ thổi. Thấy yên lặng, mấy chú chim sâu lại bay về, đậu trên
những cành cây chăm chỉ bắt sâu, thỉnh thoảng còn ngó nghiêng nhìn vào lớp học
7
có vẻ thích thú lắm.
Đoạn văn kết bài:
Buổi sáng nào Giang cũng náo nức đến trờng thật sớm.
b. Các đoạn văn tả cảnh buổi sáng sớm trong công viên
Đoạn văn mở bài:
Nơi có nhiều ngời đến vào lúc sáng sớm là công viên. Sáng nay, Tuấn cũng
đến công viên từ lúc trời mờ sáng.
Các đoạn văn thuộc phần thân bài:
Từ trên tầng 5 của toà nhà chung c, băng qua con đờng, Tuấn là một trong
những ngời đi tập thể dục buổi sáng sớm nhất. Lúc đó, trời cha sáng hẳn, sơng vẫn
còn đọng nhiều trên lá cây, thảm cỏ. Mặt hồ yên tĩnh, phủ một lớp sơng mỏng, vài
chú cá ngoi lên đớp mồi. Phía bờ hồ bên kia mới chỉ lác đác một vài bóng ngời tập
thể dục sớm.
Chỉ mơi phút sau, trời sáng rõ hơn. Gió nhè nhẹ thổi. Mặt hồ trong hơn, đàn
cá nối đuôi nhau đi kiếm mồi phá tan mặt nớc yên tĩnh. Tiếng chim hót vang lên
đó đây. Vờn hoa tơi tắn, đầy nhựa sống sau một giấc ngủ no nê. Những giọt sơng
to, lấp lánh vẫn đọng trên lá hoa, nụ hoa.Thảm hoa mời giờ vẫn ngủ yên trong khi
mấy bông hớng dơng đã quay sẵn về hớng đông chào đón ánh mặt trời. Ngời đến
tập thể dục đông hơn, đứng vòng quanh bờ hồ, trên các lối đi. Tiếng nhạc tập thể
dục phát ra từ chiếc cat-xet cũ làm át đi mọi âm thanh khác. Trên những làn đờng
cạnh công viên, ngời và xe đi lại đã tơng đối tấp nập.
Đoạn văn kết bài:
Buổi sáng sớm ở công viên mang lại cảm giác dễ chịu, tiếp thêm sức sống cho
vạn vật. Tuấn rất thích đi tập thể dục buổi sáng ở công viên.
Tiết 2: Luyện tập làm báo cáo thống kê
Câu 1: Đọc bài Nghìn năm văn hiến và trả lời câu hỏi:

8
a. Các số liệu thống kê trong bài Nghìn năm văn hiến:
- Số khoa thi, số tiến sĩ của nớc ta từ năm 1075 đến năm 1919:
+ 185 khoa thi;
+ Hơn 2500 tiến sĩ.
- Số khoa thi, số tiến sĩ và trạng nguyên của từng triều đại:
+ Triều Lí: 6 khoa thi, 27 tiến sĩ, 4 trạng nguyên;
+ Triều Trần: 14 khoa thi, 238 tiến sĩ, 12 trạng nguyên;
+ Triều Hồ: 2 khoa thi, 200 tiến sĩ, 1 trạng nguyên;
+ Triều Lê: 101 khoa thi, 978 tiến sĩ, 7 trạng nguyên;
+ Triều Mạc: 22 khoa thi, 485 tiến sĩ, 13 trạng nguyên;
+ Triều Nguyễn: 40 khoa thi, 588 tiến sĩ, o trạng nguyên.
- Số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay:
+ 82 tấm bia;
+ 1306 tiến sĩ.
b. Các số liệu thống kê đợc trình bày dới hai hình thức:
- Dẫn trong câu văn;
- Bảng thống kê.
c. Các số liệu thống kê đợc trình bày trong bài văn có tác dụng thuyết minh cụ
thể cho điều mà ngời viết muốn thông báo và khẳng định: Việt Nam là một đất n-
ớc giàu truyền thống văn hoá, có một nền văn hiến lâu đời - một đất nớc Nghìn
năm văn hiến.
Câu 2: Thống kê học sinh từng tổ trong lớp em và điền vào bảng sau:
Tổ Số học sinh Nữ Nam Học lực khá, giỏi
1 10 6 4 6
2 10 7 3 5
9
3 11 6 5 8
4 11 6 5 8
Tổng số học

sinh trong lớp
42 25 17 27
Tiết 1: Luyện tập tả cảnh (Một hiện tợng thiên nhiên)
Câu 1: đọc bài Ma rào và trả lời câu hỏi:
a. Những dấu hiệu báo hiệu cơn ma sắp đến:
- Những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời.
- Gió bỗng đổi mát lạnh, nhuốm hơi nớc.
b. Những từ ngữ tả tiếng ma và hạt ma từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc: lẹt
đẹt lẹt đẹt, ma ù xuống, lách tách, tuôn rào rào, sầm sập, rào rào, đồm độp,
đập bùng bùng, giọt tranh đổ ồ ồ, một hồi ục ục ì ầm.
c. Cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận ma:
- Trong trận ma:
+ Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy.
+ Con gà sống ớt lớt thớt ngật ngỡng tìm chỗ trú.
+ vòm trời tối thẫm.
- Sau trận ma:
+ Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.
+ Ma tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên
những vòm lá bởi lấp lánh.
d. Tác giả đã quan sát cơn ma bằng nhiều giác quan khác nhau:
10
Tuần 3
+ Thị giác: hình ảnh bầu trời, ma (giọt ngã, giọt bay, bụi nớc trắng xoá), mây,
con vật, cây cối,
+ Thính giác: tiếng ma, tiếng sấm, tiếng chim hót sau ma,
+ Khứu giác: một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận
ma mới đầu mùa.
+ Xúc giác: cảm nhận cái mát của gió khi sắp ma
Nhờ sự quan sát và miêu tả bằng cách phối hợp nhiều giác quan nh vậy, tác
giả đã đem đến cho ngời đọc ấn tợng hết sức sinh động, xác thực về một cơn ma

đầu mùa.
2. Lập dàn ý bài văn miêu tả một cơn ma:
* Hớng dẫn cách lập dàn ý cho bài văn miêu tả cơn ma
a. Mở bài: Miêu tả quang cảnh khi cơn ma sắp đến.
- Biểu hiện đặc biệt của bầu trời lúc sắp có cơn ma:
+ Mây nh thế nào?
+ Gió nh thế nào?
+ Cây cối, con ngời, vật nuôi có biểu hiện nh thế nào?
b. Thân bài: Miêu tả cơn ma.
+ Bầu trời nh thế nào?
+ Nớc ma nh thế nào?
+ Âm thanh trong cơn ma nh thế nào?
+ Cây cối trong cơn ma nh thế nào?
+ Các con vật trong cơn ma nh thế nào?
+ Đờng phố trongcơn ma nh thế nào?
+ Hoạt động của con ngời trong cơn ma nh thế nào?
c) Kết bài: Khung cảnh khi cơn ma dứt.
11
- Bầu trời nh thế nào?
- Sự thay đổi của vạn vật sau cơn ma nh thế nào?
* Thực hành lập dàn ý cho bài văn miêu tả cơn ma
a. Mở bài: Miêu tả quang cảnh khi cơn ma sắp đến.
- Biểu hiện đặc biệt của bầu trời lúc sắp có cơn ma:
+ Mây đen kéo đến;
+ Gió mạnh;
+ Cây cối, con ngời, vật nuôi có biểu hiện khác thờng.
b. Thân bài: Miêu tả cơn ma.
+ Bầu trời trắng xoá;
+ Nớc ma tuôn xối xả;
+ Âm thanh trong cơn ma;

+ Cây cối trong cơn ma;
+ Các con vật trong cơn ma;
+ Đờng phố tongcơn ma;
+ Hoạt động của con ngời trong cơn ma.
c. Kết bài: Khung cảnh khi cơn ma dứt.
- Bầu trời quang đãng;
- Sự thay đổi của vạn vật sau cơn ma:
- Nêu cảm nghĩ của em.
Tiết 2: Luyện tập tả cảnh (Một hiện tợng thiên nhiên)
1. Hoàn chỉnh các đoạn trong bài văn tả cảnh với đề bài:
Bạn Quỳnh liên làm bài văn tả cảnh sau cơn ma. Bài văn có bốn đoạn nhng
12
cha đoạn nào hoàn chỉnh.
Em hãy chọn một đoạn và giúp bạn viết thêm vào những chỗ có dấu (...) để
hoàn chỉnh nội dung của đoạn.
a. Đoạn 1:
Lộp độp, lộp độp. Ma rồi. Cơn ma ào ào đổ xuống làm mọi hoạt động dờng
nh ngừng lại. Ma ào ạt. () Một lát sau, ma ngớt dần rồi tạnh hẳn.
Phần thêm vào vị trí của dấu (...):
Nớc tuôn xối xả. Gió thổi mạnh, giật toang cánh cửa sổ. Những cây cổ thụ
hai bên đờng đón nhận trận ma lớn một cách bình thản; những cây non, cây thân
nhỏ trong vờn run rẩy, ngả nghiêng nhng vẫn cố bám vào nhau để chống chọi cơn
ma. Chị gà mái mơ xoè to đôi cánh che cho đàn con ở góc hiên, mắt vẫn không
quên cảnh giác nhìn chú mèo khoang cũng đang trú ma gần đó. Dây quần áo
ngoài sân nhà cô Hiên vì không có ngời cất nên ớt hết cả.
b. Đoạn 2:
ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh. Nắng lấp lánh nh
đùa giỡn, nhảy nhót với những gợn sóng trên dòng sông Nhuệ. Mấy chú chim
không rõ tránh ma ở đâu giờ đã đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Chị gà
mái tơ (). Đàn gà con (). Chú mèo khoang ().

Phần thêm vào dấu (...) thứ nhất:
... lên tiếng vui mừng thông báo với đàn con: "Ma đã tạnh. Các con của mẹ
dậy đi nào!"
Phần thêm vào dấu (...) thứ hai:
... chen nhau chui ra khỏi đôi cánh của mẹ, mắt vàng ngó nghiêng thích thú.
Phần thêm vào dấu (...) thứ ba:
... đứng dậy, vơn vai ngáp dài sau đó lại ngồi xuống nhìn mẹ con chị mái mơ
dắt nhau ra sân kiếm mồi. Xem ra, chú ta còn ngại vì sân vẫn đang còn ớt.
13
c. Đoạn 3:
Sau cơn ma, có lẽ cây cối, hoa lá là tơi đẹp hơn tất cả. ()
Phần thêm vào dấu (...):
Hàng cây cổ thụ hai bên đờng đã đợc gột sạch bụi bẩn. Những phiến lá xanh
thẫm, sạch bóng ánh lên dới ánh mặt trời. Thảm cỏ dới chân chúng ớt đẫm.
Những mầm cỏ mới chắc là đang sẫn sàng nhú lên. Những cây thân nhỏ đã lấy lại
đợc bình tĩnh, đứng thẳng dậy. Hàng râm bụt đã kịp khoe những bông hoa màu đỏ
chói. Mấy bông mào gà lại hãnh diện ngẩng cao đầu. Chỉ có đám hoa bớm, hoa lu
li là vẫn còn yếu ớt nhng trông lại sạch và tơi hơn.
d. Đoạn 4:
Con đờng trớc cửa đang khô dần. Trên đờng, xe cộ qua lại nờm nợp nh mắc
cửi. (). Góc phố, mấy cô bé đang chơi nhảy dây. Những bím tóc tun ngủn vung
vẩy theo từng nhịp chân nhảy.
Phần thêm vào dấu (...):
Mọi ngời đều hối hả, khẩn trơng để bù lại quãng thời gian trú ma. Trên các
vỉa hè, mọi hoạt động lại nhộn nhịp. Mấy chú công nhân Công ty Điện lực đang
kiểm tra lại độ an toàn của đờng dây sau cơn ma.
Câu 2:
* Hớng dẫn viết đoạn văn tả cơn ma:
- Chọn một phần trong dàn ý bài văn tả cơn ma em đã trình bày trong tiết trớc
để viết thành một đoạn văn.

- Tham khảo cách viết đoạn văn miêu tả cơn ma trong bài Ma rào và các đoạn
văn đã hoàn chỉnh ở bài tập trên.
- Khi viết, chú ý làm nổi bật hình ảnh của sự vật bằng cách so sánh chi tiết,
hình ảnh của sự vật này với sự vật khác và tởng tợng để nhân hoá chúng. Ví dụ: Lá
đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà sống ớt lớt thớt ngật ngỡng tìm chỗ trú.
(Tô Hoài Nắng tra)
14
- Chú ý sử dụng các từ thờng đợc dùng để miêu tả âm thanh trận ma: lẹt đẹt,
lộp độp, lộp bộp, tí tách, lách tách, rào rào, ồ ồ,
* Thực hành viết đoạn văn tả cơn ma:
Đoạn văn tả cảnh đờng phố trong cơn ma:
Đờng phố bị bao phủ bởi màu nớc trắng xoá. Những đoạn đờng trũng, nớc
ngập ngang bánh xe ô tô. Trên đờng vắng bóng ngời đi bộ và xe đạp. Một vài
chiếc xe máy bật đèn pha, bất chấp cơn ma, vẫn lao đi. Chủ nhân của chúng chắc
là đang phải giải quýết một việc gì đó rất hệ trọng, không thể dừng lại chờ ma
ngớt. Trên đờng, chủ yếu là ô tô. Nổi bật nhất là những chiếc xe bus vẫn đều đặn
cập bến theo đúng lộ trình.
Đoạn văn tả con ngời trong cơn ma:
Nhiều ngời dừng lại tìm chỗ trú ma. Chẳng mấy chốc, mái hiên của các ngôi
nhà ven đờng, nhà chờ xe bus và cả trong những cửa hàng, cửa hiệu đã kín ngời.
Thỉnh thoảng vẫn có thêm một chiếc xe dừng lại, những ngời đứng phía trong lại
cố thu nhỏ mình lại, đứng sát vào nhau hơn để dành chỗ cho ngời đến sau. Trong
vờn hoa, mấy cô chú công nhân của công ty Cây xanh và môi trừơng đang cố gắng
căng tấm bạt để bảo vệ luống hoa mới trồng.
Đoạn văn tả cảnh con vật trong cơn ma:
Những con mối chậm chạp đã bị cuốn theo dòng nớc. Chị gà mái mơ, vì biết
lo xa, đã tìm cho đàn con bé bỏng của mình một chỗ trú ma trong hiên nhà, Trong
khi đó, chú gà trống choai, vì chủ quan, bây giờ mới chạy về tới nơi, mình mẩy ớt
lớt thớt. Chú mèo khoang, cẩn thận hơn, chui qua ô cửa sổ, ngồi trên bàn học của
cậu chủ, nhìn ra sân ngắm ma rơi, thỉnh thoảng lại há miệng ngáp dài. Một lúc

sau, chú ta cuộn tròn, giấu bộ mặt lời biếng vào hai chân trớc và say sa ngủ.

Tiết 1: Luyện tập tả cảnh
Câu 1: Lập dàn ý cho bài văn tả cảnh ngôi trờng
15
Tuần 4
* Hớng dẫn lập dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh ngôi trờng của em:
- Quan sát và ghi lại những chi tiết, hình ảnh về ngôi trờng (chú ý quan sát từ
bao quát đến cụ thể, từ cao xuống thấp, từ quang cảnh chung đến các hình ảnh cụ
thể, từ xa đến gần; hoặc ngợc lại). Chú ý cả những âm thanh trong trờng
- Sau khi quan sát ngôi trờng và ghi chép, các em sắp xếp các ý mình đã quan
sát đợc thành dàn ý (gồm ba phần mở bài, thân bài, kết bài) cho bài văn tả cảnh
ngôi trờng.
* Thực hành lập dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh ngôi trờng của em
- Mở bài:
+ Giới thiệu chung về ngôi trờng của em (tên trờng, địa điểm,).
- Thân bài:
- Nêu thời điểm tả ngôi trờng:
+ Buổi sáng, buổi chiều hay vào mùa hè, mùa đông,
+ tả ngôi trờng trong khoảng thời gian dài hơn (từ sáng đến chiều hoặc từ mùa
này sang mùa khác).
- Nếu tả ngôi trờng ở một thời điểm nhất định: trình bày các ý miêu tả theo
trình tự không gian, hết sự vật này đến sự vật khác.
- Nếu tả ngôi trờng trong khoảng thời gian dài: trình bày các ý miêu tả theo
trình tự diễn biến thời gian, sự thay đổi cảnh sắc theo thời gian.
Lu ý: Đây là một bài văn tả cảnh. Cho nên trọng tâm của bài văn này phải là tả
khung cảnh, tả sân trờng, tả cảnh các lớp học nếu em tập trung vào tả hoạt động
của thầy và trò trong ngôi trờng thì bài văn sẽ thành bài văn tả cảnh sinh hoạt
Việc tả hoạt động chỉ nên lớt qua, để cho cảnh ngôi trờng sinh động mà thôi.
c. Kết bài: Trình bày cảm nghĩ của em về ngôi trờng, về việc phải giữ gìn

cảnh quan, học tập tốt để tô đẹp cho ngôi trờng.
Câu 2: Viết đoạn văn tả cảnh trờng em:
16
* Hớng dẫn cách viết đoạn văn tả cảnh trờng em
- Chọn một ý trong dàn ý đã làm ở trên để viết thành một đoạn văn.
- Khi viết, em chú ý:
+ Viết câu cho đúng;
+ Tả có trình tự, lột tả đợc những nét riêng của sự vật, để ngời đọc nh đang đ-
ợc tham quan ngôi trờng của em vậy.
* Thực hành viết đoạn văn tả cảnh trờng em
Đoạn văn mở bài:
Ngôi trờng thân yêu của em mang tên Trờng Tiểu học dân lập Đoàn Thị
Điểm. Trờng em nằm trong khu đô thị mới Mỹ Đình, thuộc huyện Từ Liêm, thành
phố Hà Nội.
Đoạn văn tả bên ngoài cổng trờng
Trên con đờng đi vào sân vận động Quốc gia Mỹ Đình có một lối vào trờng
em. Trờng của em là một ngôi trờng mới, bề thế, hiện đại. Cổng trờng to, rộng, nổi
bất dòng chữ: Trờng Tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm. Hai cánh cổng đều sơn
màu xanh. Cánh cổng chính có bánh xe; cánh cổng phụ thì đóng mở theo cách
thông thờng. Bên phía cổng phụ là phòng thờng trực. Phía ngoài của căn đó treo
tấm bảng nội quy đến trờng. Ngay cạnh chiếc bảng là ô cửa sổ của căn phòng.
Khách đến trờng thờng liên hệ với bác bảo vệ qua ô cứa này.
Đoạn văn tả ngôi trờng nhìn từ ngoài vào:
Nhìn từ ngoài vào, trờng em giống nh một chữ U khổng lồ với ba dãy nhà bốn
tầng. Sân trờng rất rộng, có một số cây toả bóng mát và hai luống hoa. Hành lang
của nhà hiệu bộ đợc thiết kế cao, rộng, hớng về phía mặt trời mọc, một phần nhô
hẳn ra ngoài sân. ở đó, có cột cờ. Đó cũng chính là bục danh dự. Giờ chào cờ
sáng thứ hai hàng tuần, bạn nào đaựơc tuyên dơng sẽ đợc vinh dự bớc lên bục đó
trong tiếng vỗ tay khen ngợi của toàn trờng.
Đoạn văn kết bài:

17
Đã gần năm năm em gắn bó với ngôi trờng này. Nhiều thế hệ anh chi học
sinh cũ đã lớn lên cùng ngôi trờng này. Em rất yêu và tự hào về ngôi trờng của
mình.
Tiíet 2: Kiểm tra viết (Tả cảnh)
1. Đề bài
Đề 1: Tả cảnh một buổi sáng (hoặc tra, chiều) trong một vờn cây (hay trong
công viên, trên cánh đồng, trên nơng rẫy, đờng phố).
Đề 2: Tả một cơn ma em từng gặp.
Đề 3: Tả ngôi nhà của em (hoặc căn hộ, phòng ở của gia đình em).
2. Hớng dẫn viết bài văn tả cảnh
Để viết đợc một bài văn tả cảnh đạt kết quả tốt, em hãy chú ý các bớc thực
hiện sau đây:
Bớc 1: Tìm hiểu đề
- Đề bài yêu cầu tả đối tợng nào? (Cảnh nào, vào thời điểm nào?)
- Để thực hiện yêu cầu của đề bài, em cần làm gì?
Bớc 2: Tìm ý
- Quan sát hoặc tởng tợng lại cảnh mà em đã từng đợc quan sát.
- Em dự định tả cảnh theo trình tự nào? (Theo diến biến thời gian hay theo
trình tự không gian?)
- Em sẽ tả những gì?
Bớc 3: Lập dàn ý cho bài văn theo bố cục 3 phần
- Mở bài: Giới thiệu cảnh sẽ tả và nêu khái quát đặc điểm của cảnh đó.
- Thân bài: Tả cụ thể từng chi tiết của cảnh theo trình tự đã dự định. Chú ý sử
dụng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa để thể hiện đợc đặc điểm của sự vật.
- Kết bài: Cảnh vật gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy nêu lên những cảm nghĩ của
em về vẻ đẹp của cảnh vật và tự rút ra những điều cần làm để giữ gìn, bảo vệ, làm
18
cho cảnh ngày càng đẹp hơn.
* Thực hành viết bài văn tả cảnh

1. Bài văn tả căn hộ của gia đình em
Gia đình em mới chuyển đến nơi ở mới. Đó là một căn hộ trong một toà nhà
chung c cao tầng mới xây dựng xong.
Căn hộ của gia đình em ở tận trên tầng 15 (nhng vẫn cha phải là tầng cao nhất
của toà nhà). Ra khỏi thang máy, đi qua hai căn hộ khác là đến căn hộ số 1516 của
nhà em. Tấm biển số 1516 nền xanh, số màu trắng, đợc gắn phía trên cách cửa, ở
chính giữa, trông gọn, ngay ngắn và rất rõ. Bên phải cánh cửa là cái chuông hình
chữ nhật, màu trắng. Cửa ngoài của căn hộ đợc làm bằng sắt, sơn màu xanh. Cửa
bên trong bằng gỗ, đã đợc đánh vec-ni bóng loáng. Cánh cửa gỗ đợc gắn một vật
hình tròn để có thể nhìn từ bên trong ra ngoài. Bố mẹ em bảo đấy là cái "mắt
thần".
Diện tích của căn hộ là 90 mét vuông. Nó gồm có một phòng khách, hai
phòng ngủ, một phòng làm việc, bếp, ban công và khu phụ. Phòng khách rộng
nhất, ở chính giữa. Bố em đặt bộ bàn ghế tiếp khách. Anh chàng ti-vi đợc ngồi
chễm trệ trên nóc cái tủ lạnh ở góc bên trái. Mẹ em đặt lọ hoa cúc tím ở giữa bàn.
Phía bên phải, trên cao là bàn thờ, bên dới nó là một cái tủ. Bên trái phòng khách
là ba phòng nhỏ hơn. Bố mẹ dành cho em một căn phòng nhỏ nhng rất thoáng và
đợc "trang bị" khá đầy đủ (gồm có giờng, tủ đựng quần áo, giá sách, bàn học). Em
tự treo một cái chuông gió bên cửa sổ. Thỉnh thoảng nó lại phát nên những âm
thanh nghe rất vui tai. Trên tờng, em dán hình của Nô-bi-ta, Đô-rê-mon, Xu- ka
và một tờ lịch của Báo Nhi đồng. Phòng của bố mẹ và em bé rộng hơn nhng lại có
vẻ bề bộn hơn vì phải chứa thêm một thế giới đồ chơi. Em đã dán lên tờng một số
đề can các nhân vật hoạt hình mà em trai em yêu thích nh thỏ, mèo, gấu... Căn
phòng còn lại giống nh một th viện nhỏ. Dựa vào bốn xung quanh tờng là các giá
xếp đầy sách. Trớc cửa sổ, bố em kê bàn làm việc. Trên bàn, bố em đặt máy vi
tính, điện thoại.
Phía bên phải phòng khách là lối đi vào bếp và khu phụ. Hình nh mẹ em yêu
19
quý khu vực bếp nhất nên luôn giữ cho nó sạch cẽ, gọn gàng. Kì lơng vừa rồi, mẹ
còn "đầu t" hẳn một bộ nồi inoc mới tinh, sáng loáng. Cuối cùng, phải kể đến cái

ban công. Nó không rộng lắm nhng cũng đủ chỗ cho cái máy giặt, hai chậu hoa
nho nhỏ, giá phơi quần áo và vài ba cái ghế để ngồi hóng mát. Từ đây, em có thể
phóng tầm mắt ra rất xa để quan sát.
Căn hộ của gia đình em tuy giản dị nhng gọn gàng, thoáng mát. Cả nhà em, ai
cũng có ý thức giữ gìn để nó thực sự trở thành tổ ấm của mình.
2. Bài văn tả buổi tra trong công viên
Nhà em ở gần công viên. Những buổi tra hè oi bức, mất điện em thờng đợc mẹ
cho phép ra công viên chơi cho đỡ nóng.
Dù là buổi tra nhng trong công viên cũng có khá đông ngời. Mọi ngời đến đây
vào thời điểm này chỉ để tránh đi cái không khí nóng nực của mùa hè chứ không
phải để tập thể dục hay đi dạo nh buổi sáng, buổi tối. Vì thế, mặc dù đông ngời
nhng không khí trong công viên rất yên tĩnh.
Mặt hồ tĩnh lặng. Các chú cá chắc là cũng phải lặn sâu xuống đáy hồ để tránh
nắng. Mặt nớc phía dới cây bằng lăng có vài chú nhện nớc qua lại. Màu tím của
hoa bằng lăng, màu vàng của hoa điệp càng nổi hơn dới ánh nắng gay gắt. Hàng
phợng vĩ phía bờ hồ bên kia đỏ rực lên nh một quầng lửa. Dới bóng mát của các
hàng cây, mọi ngời đang ngồi nghỉ. Trên khuôn mặt của nhiều ngời lộ rõ vẻ suy
nghĩ. Một số cụ già thong thả đi đi lại lại. Mấy anh chị sinh viên dùng sách che
mặt cho khỏi chói mắt, những ngời bán hàng rong cũng tranh thủ nghỉ chân sau
nửa chặng đờng bơn trải trong ngày. Mỗi khi có một làn gió nhẹ thoảng qua, mọi
ngời đều cảm thấy khoan khoái, dễ chịu. Chỉ có mấy cậu bé là dờng nh không cảm
thấy nắng nóng, mệt mỏi là gì, vẫn quần đùi, áo cộc, loanh quanh dới mấy gốc cây
to để bắt ve sầu.
Tiếng còi ủ vang lên báo hiệu 1 giờ chiều. Các anh chị sinh viên là những ng-
ời đầu tiên rời công viên. Vừa đi ra phía cổng, họ vừa trao đổi về bài vở. Tiếng một
cụ già: "Oi thế này, dễ chiều nay có ma." Một vài ngời lên tiếng đồng tình. Mọi
ngời lần lợt theo chân nhau ra khỏi công viên - lá phổi xanh, nơi tránh nắng lí tởng
20
cho cả khu tập thể.
3. Bài văn tả một cơn ma

Em đã từng gặp một cơn ma rất lạ. Sau khi hỏi mẹ, em biết đó là cơn ma bóng
mây.
Hôm đó là một buổi tra mùa hè. Trời nắng. Em đang trên đờng từ nhà bà
ngoại về nhà. Em còn nhớ rất rõ là lúc đó trời đang rất quang mây, không có dấu
hiệu gì báo hiệu trời sẽ ma cả. Đột nhiên, một cơn ma đến. Hạt ma tuy không mau
nhng rất to, tiếng ma rơi "độp, độp" nghe rất rõ. Những giọt ma đầu tiên in dấu rất
rõ ràng trên mặt đờng khô trắng tạo thành những chấm màu thẫm lan dần. Mọi ng-
ời đang đi trên đờng không kịp trở tay. Nhiều ngời dừng xe để mặc áo ma. Vì
không nghĩ là trời ma, hơn nữa quãng đờng từ bà ngoại về nhà em cũng không xa
nên em không mang theo áo ma, em nhằm đích là bến đỗ xe bus cách đó chừng
1000m làm chỗ trú ma. Nhng khi em cha kịp đạp xe đến nơi thì ma đã tạnh - tạnh
hẳn luôn. Nhiều ngời vừa lấy đợc áo ma ra khỏi túi cha kịp mặc, nhìn trời, lắc đầu
nhìn nhau cời rồi vui vẻ cất áo ma đi. Em nghe tiếng một cụ già nói: "Ma bóng
mây" nhng không hiểu gì cả. Về đến gần nhà, em lại phát hiện ra là ở khu vực nhà
em, trời không hề ma.
Em hỏi mẹ, mẹ em cũng bảo: "Đấy là ma bóng mây" - loại ma ngắn và tha hạt
do một đám mây nhỏ đa đến, một loáng rồi tạnh ngay, chỉ xảy ra trên một diện
tích hẹp. Em cảm thấy rất thích thú vì điều này.
Tiết 1: Luyện tập làm báo cáo thống kê
Câu 1: Thống kê kết quả học tập trong tuần của em
Điểm Từ 0 đến 4 Từ 5 đến 6 Từ 7 đến 8 Từ 9 đến 10
Số điểm 0 1 5 4
Câu 2: Thống kê kết quả học tập của từng thành viên trong tổ và cả tổ:
21
Tuần 5
Bảng thống kê kết quả học tập
(Tuần 1, tháng 9, tổ 3)
Họ và tên Từ 0 đến 4 Từ 5 đến 6 Từ 7 đến 8 Từ 9 đến 10
Bình An 0 1 7 0
Thái Duy 1 3 2 2

Đức Huy 0 0 2 6
Lê Huy 0 0 0 8
Nhật Minh 2 1 3 2
Thái Sơn 0 0 6 2
Cộng 3 5 21 20
Tiết 2: Trả bài văn tả cảnh
Câu1: Chú ý nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét về bài làm của cả lớp, ghi lại
những điều cần thiết:
- Những bài hay, ý hay, câu văn hay
- Những lỗi về câu, đoạn văn, ý
Câu 2: Tự chữa bài của mình theo hớng dẫn sau:
a. Đọc lại bài làm của mình, chú ý đọc kĩ lời phê và những phần thầy giáo (cô
giáo) chữa hoặc nhắc phải chữa.
b. Tham gia chữa lỗi theo hớng dẫn của thầy giáo (cô giáo):
- Lỗi về bố cục bài văn (những lỗi về triển khai các phần Mở bài, Thân bài,
Kết bài,);
- Lỗi về ý văn (trình tự sắp xếp các ý, cách dẫn dắt, triển khai ý,);
- Lỗi về đặt câu (viết câu sai, câu cha hay,);
22
- Lỗi về dùng từ (từ dùng cha chính xác, nhất là các lỗi về từ đồng nghĩa, trái
nghĩa, đồng âm,), chú ý tự rút ra kinh nghiệm về việc lựa chọn từ ngữ cho hay,
đặc sắc;
- Lỗi về chính tả (các từ viết sai phụ âm đầu, phần vần, dấu câu,).
c. Từ những nhận xét của thầy giáo (cô giáo), em hãy trao đổi với các bạn về
những lỗi gặp phải trong bài của mình rồi tiến hành sửa lại cho đúng, hay. Sửa
chữa xong, nên trao đổi lại với các bạn trong tổ, nhóm và hỏi ý kiến của thầy giáo
(cô giáo).
3. Đọc tham khảo các bài văn đợc điểm cao và trao đổi với các bạn trong tổ,
nhóm để tự rút ra kinh nghiệm về cách viết một bài văn tả cảnh.
Tiết 1: Luyện tập làm đơn

Câu 1: Đọc bài Thần chết mang tên bảy sắc cầu vồng và trả lời câu hỏi
a. Những hậu quả mà chất độc da cam gây ra cho con ngời là:
- Sau hơn 30 năm, chất độc này vẫn còn trong đất, trong thức ăn và trong
chính cơ thể con ngời, gây ra những bệnh nguy hiểm cho ngời nhiễm độc và con
cái họ, nh ung thơ, nứt cột sống, thần kinh, tiểu đờng, sinh quái thai, dị tật bẩm
sinh.
- Ước tính, trên cả nớc ta hiện nay có khoảng 70 000 ngời lớn và từ 20 000
đến 30 000 trẻ em là nạn nhân của chất độc màu da cam. Đấy là cha kể nhiều em
bé mất từ trong bụng mẹ hoặc mất ngay sau lúc sinh, cha kịp sống trọn một giờ
bên cha mẹ, anh em mình.
b. Những việc chúng ta phải làm để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân
chất độc màu da cam:
- Thăm hỏi, động viên, giúp đỡ các gia đình có ngời nhiễm chất độc màu da
cam;
23
Tuần 6
- Lao động công ích, làm từ thiện gây quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc màu da
cam;
- Sáng tác thơ, truyện, bài hát, tranh ảnh thể hiện sự đồng cảm và vận động
mọi ngời giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.
Câu 2:
* Hớng dẫn viết đơn:
Khi viết đơn, em nhớ trình bày đúng quy định và đảm bảo những nội dung
theo mẫu sau:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm 2006
Đơn xin gia nhập Đội Tình nguyện
giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam
Kính gửi: Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ

- Giới thiệu về bản thân
- Trình bày lí do xin gia nhập vào Đội Tình nguyện
- Lời hứa tham gia tích cực hoạt động của Đội.
- Lời cảm ơn.
Ngời viết đơn
(Chữ kí)
Ghi rõ họ tên
*Thực hành viết đơn xin gia nhập đội tình nguyện...
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2006
24
Đơn xin gia nhập Đội Tình nguyện
giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam
Kính gửi: Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ Phờng Nghĩa Tân - Quận Cầu Giấy
- Hà Nội
Em là Nguyễn Việt Dũng, sinh ngày 16 tháng 2 năm 1996, học sinh Lớp 5C -
trờng Tiểu học Nghĩa tân.
Sau khi nghe bác tổ trởng tổ dân phố giới thiệu về hoạt động của Đội tình
nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam thuộc Hội Chữ thập đỏ của phờng,
em thấy hoạt động của Đội rất ý nghĩa và thiết thực. Em tự thấy mình có thể tham
gia hoạt động của Đội để chia sẻ với những bạn nhỏ bị nhiễm chất độc màu da
cam. Vì vậy, em viết đơn này bày tỏ nguyện vọng đợc gia nhập Đội tình nguyện,
góp phần nhỏ bé của mình xoa dịu nỗi đau của các nạn nhân.
Em xin hứa sẽ tôn trọng nội quy và tích cực tham gia các hoạt động của Đội.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngời làm đơn
Nguyễn Việt Dũng
Tiết 2: Luyện tập tả cảnh
(Sông nớc)

Câu 1: Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi
Đoạn a:
- Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của biển theo sắc mây trời.
- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát màu nớc biển, sắc mây trời vào những
thời điểm thời tiết khác nhau nh: khi trời xanh thẳm, khi trời rải mây trắng nhạt,
khi trời âm u mây ma, khi trời àm ầm dông gió.
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×