SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị : Trường THPT Phú Ngọc
Mã số: ................................
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆC RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC
TRONG THỂ ĐỐI SÁNH CHO HỌC SINH GIỎI Ở MÔN NGỮ VĂN
Người thực hiện: PHẠM QUANG ĐỨC
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn
- Lĩnh vực khác: ...............................................
Có đính kèm:
Mô hình
Đĩa CD (DVD)
Phim ảnh
Hiện vật khác
Năm học: 2015-2016
1
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Phạm Quang Đức
2. Ngày tháng năm sinh: 26- 6- 1968
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Phú Ngọc, Định Quán, Đồng Nai
5. Điện thoại:
(CQ)/
6. Fax:
(NR); ĐTDĐ:0984211108
E-mail:
7. Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy lớp 12a1,12a4,12a9
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Phú Ngọc
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 1991
- Chuyên ngành đào tạo: Đại học sư phạm văn
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy
- Số năm có kinh nghiệm: 17
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Một vài suy nghĩ về kinh nghiệm tạo hứng thú và sức thuyết phục cho học
sinh trong giờ dạy giảng văn- đọc văn.
+ Một vài suy nghĩ về kinh nghiệm khai thác có hiệu quả tác phẩm văn học
trong giờ dạy giảng văn- đọc văn.
+ Một vài suy nghĩ về kinh nghiệm viết bài văn nghị luận có hiệu quả.
+ Vài kinh nghiệm về biện pháp giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả.
2
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dạy học là một nghệ thuật, đặc biệt đối với bộ môn ngữ văn trong các cấp
học phổ thông hiện nay. Môn ngữ văn vẫn là bộ môn chính, chiếm nhiều thời
lượng trong chương trình học tập của học sinh ở trường THPT hiện tại. Tuy nhiên
việc dạy và học văn ở cấp học phổ thông hiện nay không phải lúc nào và ở đâu
diễn ra cũng thuận lợi và không phải lúc nào cũng cho kết quả khả quan. Trong đó
công việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn vừa là nhiệm vụ quan trọng nhưng
cũng là thách thức không nhỏ đối với người giáo viên, nhất là giáo viên trực tiếp
tham gia bồi dưỡng. Ngay cả việc học sinh đăng kí danh sách vào đội tuyển học
sinh giỏi môn văn cũng là điều hết sức khó khăn. Bởi trước mắt các em có quá
nhiều vấn đề để chọn lựa. Có lẽ chỉ em nào có một chút tâm hồn và thực sự yêu
văn chương mới có bản lĩnh ghi danh vào đội tuyển. Đó là thực trạng trong công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi mà tôi đã thấy qua nhiều năm học trong quá trình bồi
dưỡng. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn văn cũng có những vấn đề cần
đặt ra là làm sao thu hút, tạo được sự hứng thú, mới mẽ cho học sinh trong quá
trình học tập hay để các em chìm trong sự chán nản, tẻ nhạt và mang lại hiệu quả
thấp.
Tuy nhiên có thể do nhiều lí do khác nhau có thể ảnh hưởng đến tinh thần học
tập môn học này của học sinh, song việc đứng lớp và vai trò của người giáo viên
có phần quyết định lớn đến thái độ và kết quả học tập của các em. Nếu người thầy
tìm được phương pháp giảng dạy phù hợp với bài học và bộ môn thì sẽ giúp học
sinh, nhất là học sinh giỏi có điều kiện tiếp thu baì học có hiệu quả, gia tăng sự
hứng thú trong học tập và tất nhiên là kết quả học tập cũng sẽ được nâng lên.
Nhưng làm thế nào để tạo được sự hứng thú và ấn tượng cho học sinh giỏi trong bộ
môn ngữ văn ở THPT phổ thông là vấn đề vô cùng quan trọng mà nhiều giáo viên
giảng dạy bộ môn văn và bồi dưỡng học sinh giỏi luôn trăn trở, mong ước và muốn
hướng tới. Riêng bản thân tôi là một giáo viên đứng lớp cũng đã có thâm niên trên
bục giảng nơi một huyện miền núi xa xôi, điều kiện học tập còn nhiều hạn chế,
chất lượng đầu vào của học sinh còn thấp nhưng yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra ở mỗi
đầu năm học là vấn đề thách thức với tôi và nhiều đồng nghiệp khác trong tổ bộ
môn nói riêng và toàn thể nhà trường nói chung. Tôi nhận thấy một điều trong kinh
nghiệm của mình là làm sao qua các tiết dạy và bồi dưỡng trong bộ môn ngữ văn
mà các em hiểu được nội dung bài giảng, có ấn tượng và cảm thụ được cái hay, cái
đẹp của văn học sẽ giúp các em có sự yêu thích và đến với văn học và các giờ học
văn- giờ bồi dưỡng một cách thoải mái và hiệu quả nhất. Đó cũng là mục tiêu quan
trọng để hướng tới trong dạy học của bộ môn là kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi
được nâng lên, cũng là điều rất hạnh phúc và được khích lệ của người giáo viên
trực tiếp tham gia bồi dưỡng. Từ những trải nghiệm và thực tiễn đó, tôi đã suy nghĩ
một số phương pháp để thu hút, tạo sự chú ý các em trong công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi nhằm mục đích tạo sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú nơi các em để
từ đó có sự khắc sâu kiến thức, có sự đối sánh các hình ảnh, chi tiết, nhân vật,
giọng điệu trong các tác phẩm văn học để từ đó cảm nhận được nét giống và khác
nhau của các đối tượng đó trong các văn bản văn học để hiểu và cảm thụ sâu sắc
hơn về các vấn đề trong các tác phẩm văn học mà các em được học, được đọc.Từ
3
tinh thần đó, tôi mạnh dạn đề nghị sáng kiến kinh nghiệm: VÀI SUY NGHĨ VỀ
VIỆC RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THỂ ĐỐI SÁNH CHO
HỌC SINH GIỎI Ở MÔN NGỮ VĂN.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Một người làm công tác giáo dục mà đặc biệt là một người trực tiếp đứng lớp
giảng dạy luôn đặt ra những câu hỏi là làm sao để đạt hiệu quả giáo dục tốt nhất
trong một điều kiện hoàn cảnh có thể. Công việc dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi
cũng không ngoài mục đích đó. Nghĩa là người giáo viên phải tìm cách nâng cao
và cải tiến được chất lượng và hiệu quả giảng dạy so với thời gian trước đó. Như
vậy người giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy phải suy nghĩ và tìm ra những
phương pháp kĩ thuật để mang lại kết quả cuối cùng một cách tốt nhất. Dạy bộ môn
ngữ văn và bồi dưởng học sinh giỏi cũng vậy. Người giáo viên giảng dạy bộ môn
ngữ văn cũng luôn suy nghĩ, vận động để nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo
được nhiều học sinh giỏi.
Trong thực tiễn giảng dạy trước đây đã có nhiều nhà nghiên cứu giáo dục và
các giáo viên ở nhiều cấp học, trong đó có giáo viên ở cấp học THPT đã có nhiều
suy nghĩ và tìm các phương pháp giảng dạy khác nhau để góp phần nâng cao hiệu
quả giảng dạy và đạt được mục tiêu của mình trong giáo dục. Công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi cũng đã có nổ lực ở nhiều giáo viên khác trong việc sáng kiến, tìm tòi
để nâng cao hiệu quả. Bản thân tôi cũng đã tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi và cố
gắng tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong những năm
học đã qua như Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài suy nghĩ về kinh nghiệm tạo hứng
thú cho học sinh trong giờ dạy giảng văn - đọc văn. Đề tài: Một vài suy nghĩ về
kinh nghiệm viết bài văn nghị luận có hiệu quả. Đề tài: Một vài suy nghĩ về kinh
nghiệm giúp học sinh chuẫn bị bài có hiệu quả trong môn ngữ văn. Đề tài: Một vài
suy nghĩ về kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả. Trong đó có đề tài
tập trung về các giải pháp giúp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn
văn. Tất cả các đề tài trên đều có những cách thức khác nhau trong hoạt động
giảng dạy nhưng đều hướng đến mục đích chung nhất là nhằm đưa ra những
phương pháp trong dạy học bộ môn để tác động trực tiếp đến học sinh học tập để
mang lại hiệu quả cho bộ môn mà người giáo viên tham gia đứng lớp giảng dạy.
Những đề tài trên đã mang lại những hiệu quả cụ thể nhất định như tôi đã trực tiếp
trình bày trong đề tài. Tuy nhiên đề tài mà tôi trình bày trong sáng kiến kinh
nghiệm này: Vài suy nghĩ về phương pháp rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học
trong thể đối sánh cho học sinh giỏi môn ngữ văn. Đây là đề tài có định hướng đi
sâu vào công việc giúp học sinh nâng cao khả năng cảm thụ văn học trong cái nhìn
so sánh. Đề tài này chủ yếu được dùng trong công việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
Đây là đề tài có nhiều sự khác biệt so với các đề tài trước đây, nhưng có mục tiêu
chung là đều góp phần nâng cao hiệu quả trong giáo dục.
Trên cơ sở phát triển tinh thần các đề tài trên là góp phần nâng cao hiệu quả
giảng dạy. Đối với đề tài về kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi trước đây tôi
cũng đã đưa ra một số giải pháp trong công việc bồi dưỡng học sinh giỏi như yêu
cầu học sinh phát huy tinh thần tự học, cung cấp những danh mục, tài liệu cần thiết
cho học sinh trong quá trình đọc những kiến thức cần thiết, trang bị những kiến
4
thức cần có với một học sinh giỏi, rèn luyện kĩ năng hiểu và phân tích đề. Rèn
luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận có hiệu quả. Nhận xét và sửa bài làm của học
sinh.vv.. Nhưng riêng đề tài này tôi tập trung đi sâu vào hoạt động cụ thể hơn trong
giảng dạy là công tác nâng cao năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong bồi
bồi dưỡng học sinh giỏi. Đó là mục tiêu quan trọng mà đề tài này hướng tới. Đó
cũng là tính mới của đề tài này so với các đề tài trước đây của tôi. Vấn đề về kinh
nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi chắc chắn sẽ có nhiều giáo viên thể hiện qua các
sáng kiến kinh nghiệm của mình trong quá trình giảng dạy. Nhưng với đề tài này,
người viết chỉ đi vào một nét riêng trong cảm nhận của mình mà trong các chuyên
đề trước đó chưa nhắc tới. Vấn đề cơ bản then chốt của đề tài là người viết dùng
thao tác riêng được chú ý sử dụng trong giảng dạy mà chủ yếu là trong công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi để thu hút, hấp dẫn học sinh trong việc cảm thụ một cách
tinh tế, ý nhị, sâu sắc vẻ đẹp của các vấn đề văn học qua thể so sánh. Phương pháp
tạo được sự yêu thích, gợi được trường liên tưởng, tưởng tượng phong phú và tạo
được sự hứng thú cho học sinh trong việc thâm nhập, tiếp nhận tác phẩm văn
chương với tâm hồn rộng mở và tinh thần thoải mái để khám phá và cảm thụ tác
phẩm văn học sâu sắc và hiệu quả hơn. Cũng từ đó tinh thần và ý thức học tập của
học sinh được được nâng cao. Đó là mục tiêu và nét mới mà đề tài hướng đến.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Khuôn khổ đề tài này người viết chỉ đưa ra một giải pháp duy nhất để giúp
học sinh giỏi rèn luyện và nâng cao khả năng cảm thụ văn học để nâng cao chất
lượng giảng dạy và học tập mà người viết đã áp dụng trong thời gian từ 2012 đến
nay. Nội dung chính của đề tài gồm:
- Trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên gợi cho học
sinh các hình ảnh, chi tiết, vấn đề văn học để học sinh có thể liên tưởng để so sánh.
- Yêu cầu học sinh phát hiện những điểm giống và khác nhau, nét độc đáo
trong các vấn đề so sánh văn học.
- Gíao viên đưa ra nhận xét ý kiến của mình và đánh giá những so sánh văn
học mà học sinh đã thể hiện, trình bày.
1. Giáo viên gợi cho học sinh những chi tiết, vấn đề học sinh có thể liên
tưởng, so sánh
Trong hoạt động giảng dạy, cũng như công việc bồi dưỡng học sinh giỏi văn
ở phần kiến thức văn học cũng như phần nghị luận văn học, ngoaì việc giảng giải,
cung cấp kiến thức văn học cho học sinh và những việc làm khác cần thiết trong
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 12, tôi đặc biệt rất quan tâm đến vấn đề
cảm thụ văn học của học sinh qua thể đối sánh các hình ảnh, hình tượng văn học,
các nhân vật, các chi tiết trong trác phẩm văn học .vv.. để học sinh suy nghĩ và từ
đó có sự liên tưởng đến vấn đề có liên quan là các hình ảnh, hình tượng, chi tiết
khác. Đây là bước đầu tiên giúp học sinh động não, để từ đó có những bước suy
nghĩ tiếp theo.
Ví dụ: Đứng trước vẻ đẹp trong hình tượng của một câu thơ trong bài Cảnh
tình ngày hè của Nguyễn Trãi của một đề làm văn có liên quan:
5
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Ngoài việc nghe học sinh cảm nhận vẻ đẹp trong hình tượng của câu thơ và
tâm hồn Ức Trai, giáo viên có thể gợi cho học sinh liên tưởng đến một hình tượng
thơ khác của một nhà thơ lớn của dân tộc cũng viết về mùa hè và vẻ đẹp của hoa
lựu. Có thể học sinh có kiến thức sâu rộng và độ nhạy sẽ phát hiện ra ngay. Nhưng
cũng có trường hợp học sinh còn ngập ngượng chưa thấy chắc chắn vấn đề cần liên
tưởng so sánh. Như vậy giáo viên có thể gợi tiếp rằng hình tượng trong câu thơ có
thể so sánh là hình ảnh tương đồng là viết về hoa lựu nở trong mùa hè. Hình tượng
thơ đó ở trong tác phẩm truyện kiều của Nguyễn Du. Đến đây có thể đã có học
sinh phát hiện ra vấn đề. Đó là câu thơ:
Dưới trăng Quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.
Cũng có những trường hợp học sinh chưa phát hiện ra và liên tưởng được vấn
đề thì giáo viên có thể gợi ý tiếp để học sinh tìm thấy được vấn đề cần liên tưởng,
so sánh phù hợp. Một hình tượng, chi tiết, nhân vật văn học đưa ra có thể có nhiều
những liên tưởng so sánh khác nhau. Cũng có trường hợp những phát hiện, liên
tưởng và so sánh của học sinh không hoàn toàn trùng với điều mà giáo viên hướng
tới nhưng cũng rất đúng và hợp lí. Đây cũng là cái hay mà giáo viên có thể phát
hiện và học tập ở học sinh trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi.
Một ví dụ khác trong giảng dạy chuyên đề đọc văn là việc người giáo viên có
thể giúp học sinh khai thác kiến thức văn học và cảm thụ văn học từ văn bản văn
học. Tuy nhiên yêu cầu của một học sinh giỏi là sự cảm thụ văn học cũng cần thể
hiện qua thao tác so sánh. Từ một đề văn có liên quan đến bài thơ Tây Tiến của
Quang Dũng ở chương trình lớp 12 về hình tượng người lính, giáo viên có thể lưu
ý cho học sinh trong quá trình cảm nhận về hình tượng người lính trong bài thơ
này có thể liên hệ so sánh với người lính trong các bài thơ nào khác cùng giai đoạn
để cảm nhận vẻ đẹp chung và riêng của từng hình tượng nhân vật. Để từ đó cảm
nhận được vẻ đẹp độc đáo riêng của hình tượng người lính Tây Tiến mà mình đang
phân tích. Học sinh có thể trả lời là hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí
của Chính Hữu hay hình ảnh người lính trong bài Nhớ của Hồng Nguyên, hoặc các
hình ảnh về người lính trong cuộc kháng chiến chống pháp qua một số bài thơ
trong tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Hay hình tượng người lính xuất hiện trong mấy
câu thơ sau trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Nếu học sinh chưa phát hiện đầy đủ giáo viên có thể tiếp tục gợi ý trong quá
trình giảng dạy, có thể gợi ý mỗi lúc càng gần hơn, đến khi học sinh phát hiện ra
6
đối tượng cần liên tưởng so sánh phù hợp. Đó là tố chất cần có của một học sinh
giỏi môn văn trong quá trình học văn và làm văn.
Nói cách khác nếu một học sinh giỏi văn lại không có khả năng liên tưởng so
sánh trong làm văn thì đó là một hạn chế vì thiếu khả năng cảm nhận một cách sâu
sắc, tinh tế, ý nhị và thấm thía trong vẻ đẹp của tác phẩm văn học. Như thế bài văn
sẽ không đạt đến tầm sâu rộng, không hấp dẫn và thuyết phục người đọc. Tìm
được hình tượng để so sánh theo tôi đó là thành công bước đầu của học sinh dù
bước đầu có thể có sự gợi ý và giúp đỡ của giáo viên giảng dạy. Sự so sánh và liên
tưởng này khá phong phú trong các tác phẩm văn chương trong nhà trường và cả
tác phẩm văn chương ngoài chương trình sách giáo khoa. Như thế giáo viên sẽ gợi
ý cho học sinh có được cái nhìn đối sánh qua nhiều nhân vật, vấn đề trong chương
trình đã học. Ví dụ khi bồi dưỡng học sinh giỏi 12 có nội dung đề gắn với hình
tượng nhân vật Huấn Cao - người nghệ sĩ, giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ so
sánh với một mẫu người nghệ sĩ khác cũng đã được học trong chương trình trung
học phổ thông để thấy được vẻ đẹp nói chung của người nghệ sĩ, nhiều học sinh
giỏi sẽ nhận ra là cần so sánh Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
và nhân vật Vũ Như Tô trong vỡ kịch Vũ Như Tô (đoạn trích Vĩnh biệt cữu trùng
đài).Và nhiều nhân vật khác trong chương trình học, giáo viên có thể gợi ý, định
hướng để học sinh cảm nhận và phát hiện như các cặp nhân vật có thể liên kết so
sánh như Cụ Mết trong Rừng xà Nu của Nguyễn Trung Thành và nhân vật Chú
Năm trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, nhân vật Tnú
và Việt, Việt và Chiến, Tnú và Aphủ. Bên cạnh đó những hình tượng văn học độc
đáo mang tính nghệ thuật và thẫm mĩ cao rất gần nhau, giáo viên cần giúp những
học sinh giỏi có ý thức phát hiện và cảm nhận về nét độc đáo của nó như hình
tượng con sông Đà qua tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và hình
tượng con sông Hương trong bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ
Ngọc Tường. Hay mấy câu thơ cụ thể sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mông qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Từ hình ảnh người lính trong những câu thơ trên giáo viên có thể đặt câu hỏi
cho học sinh về một hình ảnh người lính trong bài thơ khác cũng cùng thời đại. Có
những học sinh giỏi đã phát hiện ra một nét tương đồng trong vẻ đẹp hình tượng
của người lính chống pháp là vẻ đẹp vừa anh dũng, vừa lãng mạng, hào hoa qua
các câu thơ sau:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
( Đất Nước- Nguyễn Đình Thi)
7
Cũng có học sinh phát hiện ra câu thơ có những nét đẹp khác với nét đẹp của
hình ảnh người lính trên qua một bài thơ khác. Đó là một vẻ đẹp chân chất, mộc
mạc, bình dị của người lính nhưng cũng rất đáng quý, đáng yêu:
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Aó anh rách vai
Quần tôi có vài mãnh vá
Miệng cùng cười buốt giá chân không giày.
( Đồng chí- Chính Hữu)
Hay khi khám phá vẻ đẹp của hình tượng Sóng trong bài thơ Sóng của Xuân
Quỳnh. Trước hình tượng nghệ thuật mang tính độc đáo, thẩm mĩ là hình tượng
Sóng. Vì qua Sóng toát lên vẻ đẹp của "em"- người con gái trong tình yêu với tâm
hồn trong sáng, mãnh liệt, thủy chung, mạnh mẽ, quyết đoán. Sóng và em tuy hai
mà một, khi soi chiếu vào nhau, khi phân thân, tách bạch, lúc cộng hưởng
v.v...cuối cùng cũng làm ngời lên vẻ đẹp của tâm hồn "em". Cụ thể như những câu
thơ:
Dữ dội và dịu em
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Và các câu thơ sau cũng rất ấn tượng về vẻ đẹp của hình tượng Sóng:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được...
Từ hình ảnh Sóng trong các câu thơ trên của Xuân Quỳnh, giáo viên có thể
yêu cầu học sinh bằng kiến thức và hiểu biết về văn học của mình có thể liên hệ so
sánh với hình ảnh thơ nào cũng mang ý nghĩa ẩn dụ hình ảnh thiên nhiên với tâm
hồn, tình yêu của người con gái cũng ở trong thơ Xuân Quỳnh. Đã có những học
sinh có kiến thức và sự liên tưởng tốt đã nhận ra hình ảnh thơ có thể liên tưởng để
so sánh, đó là những câu thơ sau trong bài thơ Thuyền và Biển của xuân Quỳnh:
Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Bên mạn thuyền sóng vỗ.
8
Hay những câu thơ này cũng trong bài Thuyền và Biển:
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố.
Rõ ràng phát hiện đúng đối tượng để so sánh và cảm nhận trong văn học là
thành công ban đầu của người học văn và viết bài nghị luận văn học. Đó cũng là
một trong những nhân tố góp phần vào sự sắc nét, ấn tượng và thành công của bài
văn.
Như vậy trong hoạt động đứng lớp giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi, để
giúp đỡ học sinh rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học qua việc định hướng từ các
câu hỏi cụ thể trước một vấn đề văn học cụ thể, giáo viên có thể gợi mở thêm cho
học sinh trường liên tưởng, tưởng tượng phong phú qua vẻ đẹp trong thế giới văn
chương rất phong phú, rộng lớn mà người viết chỉ đưa ra một vài ví dụ minh họa.
Công việc đó nhằm giúp học sinh luôn có cái nhìn đối chiếu khi cần thiết để giúp
cho bài văn có cái nhìn tinh tế, sâu sắc, thấu đáo và cuối cùng là đi đến thuyết phục
người đọc nhiều hơn. Từ đó góp phần vào sự thành công của bài văn hơn, và bản
thân những học sinh giỏi cũng cảm thấy thú vị và yêu thích việc học văn hơn khi
liên hệ so sánh những vấn đề trong các tác phẩm văn học.
2. Yêu cầu học sinh phát hiện những điểm giống và khác nhau, nét độc
đáo trong các vấn đề so sánh văn học.
Việc phát hiện các vấn đề cần có thể so sánh như trên đã nói là quan trọng
bước đầu để làm sâu sắc, ấn tượng các vấn đề liên tưởng so sánh trong văn học.
Tuy nhiên tìm và liên tưởng được các hình ảnh, chi tiết để so sánh cũng chỉ là bước
đầu tiên, điều quan trọng hơn là giáo viên cần tìm hiểu ở học sinh có cảm nhận
đúng, sâu sắc và tinh tế, những điểm giống và khác nhau của các vấn đề đó hay
không. Đó là điều hết sức quan trọng và vô cùng cần thiết tạo nên sự thành công
của bài văn. Gíao viên có thể rèn luyện cho học sinh kĩ năng này trong quá trình
giảng dạy, bồi dưỡng.
Từ những hình tượng, nhân vật,chi tiết, giọng điệu v.v... trong văn bản văn
học giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh trình bày những cảm nhận riêng của
mình về các vấn đề đã liên tưởng so sánh qua các vấn đề cụ thể. Sau đó giáo viên
có thể nhận xét, chốt lại vấn đề.
Ví dụ: Giáo viên có thể ra đề văn: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng con
sông Đà qua tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và hình tượng con
sông Hương qua bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Học sinh sẽ triển khai ý của bài làm của mình theo yêu cầu của đề. Tất nhiên phần
cảm nhận về vẻ đẹp hình tượng của hai con sông là điều học sinh cần thể hiện
nhưng không được nhắc đến ở đây. Vấn đề chính cần nói đến là học sinh cần cảm
9
nhận về nét giống và khác nhau trong vẻ đẹp của hình tượng hai con sông. Có thể
học sinh sẽ suy nghĩ và trình bày về nét giống nhau trong vẻ đẹp hình tượng của
hai con sông như sau:
- Cả hai con sông đều hàm chứa những nét đẹp hung bạo, dữ dội và trữ tình
thơ mộng qua cách tả của từng tác giả.
- Cách thể hiện vẻ đẹp của hai con sông của hai tác giả cũng có những nét
giống nhau là cả Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường đều dùng thủ pháp so
sánh, nhân hóa sinh động, với trí liên tưởng, tưởng tượng phong phú và tri thức của
nhiều ngành để khám phá các khía cạnh vẻ đẹp và giá trị của con sông quê hương
đất nước. (học sinh sẽ trình bày tất cả các ý trên sẽ kèm với những dẫn chứng cụ
thể từ tác phẩm)
Tương tự như thế học sinh cũng lần lượt trình bày suy nghĩ, cảm nhận của
mình về nét khác nhau trong vẻ đẹp độc đáo của hai con sông trong cách nhìn và
mô tả riêng của từng tác giả:
- Hình ảnh con sông Đà được Nguyễn Tuân khắc họa đậm nét về vẻ đẹp hung
bạo dữ dội. Vẻ đẹp dữ dội này là nét bút chủ đạo của tác giả trong tùy bút Người
lái đò sông Đà. Nét hung bạo dữ dội và mãnh liệt của sông Đà là cái nền để người
lái đò phô diễn và bộc lộ tài hoa của mình, để nhà văn khẳng định và ngợi ca hình
ảnh người lao động là chất vàng mười của tây bắc đã qua thử lửa.
- Hình ảnh con sông Hương được Hoàng Phủ Ngọc Tường khắc họa chủ yếu
ở khía cạnh vẻ đẹp hiền hòa, thơ mông trữ tình. Vẻ đẹp duyên dáng và mềm mại
đó được tác giả thể hiện qua các hình ảnh, đường nét tinh tế, nhỏ nhắn, gợi cảm.
Hình ảnh con sông Hương được tác giả nhiều lần so sánh với hình ảnh người phụ
nữ mang nét đẹp dịu hiền, mềm mại, lãng mạn. Dụng ý của tác giả qua việc khắc
họa vẻ đẹp mềm mại, tinh tế, dịu hiền của con sông Hương để gắn với vẻ đẹp của
văn hóa Huế, tâm hồn Huế và con người Huế.
Làm như thế học sinh sẽ có cái nhìn sâu sắc, thấu đáo, rõ nét hơn về các đối
tượng được so sánh liên tưởng. Để từ đó cảm nhận và đánh giá sắc nét hơn về các
hình tượng văn học. Đó là cơ sở quan trọng và cần thiết đôi với người học văn và
cảm thụ văn học cũng như viết bài nghị luận văn học có ấn tượng và hiệu quả.
Một ví dụ khác giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh là so sánh hình ảnh
người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và hình ảnh người lính trong
bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. Đã gọi là so sánh văn học là tất nhiên phải có
cảm nhận và chỉ ra được những nét giống và khác nhau. Từ câu hỏi gợi ý của giáo
viên, những học sinh giỏi có thể phát hiện ra nét giống nhau của hai hình ảnh
người lính này là:
- Đều có tinh thần yêu quê hương đất nước.
- Có khát vọng lớn lao, hướng tới lí tưởng cao đẹp.
- Cùng có nỗi gian lao, chịu đựng và vượt lên những khó khăn, khắc nghiệt
của cuộc kháng chiến, chiến đấu dũng cảm vì đất nước .vv..
10
Nét khác nhau cũng là điều quan trọng trong hình tượng người lính ở hai bài
thơ này mà giáo viên cần yêu cầu học sinh cảm nhận. Có những học sinh sẽ cảm
nhận như sau về những điểm khác nhau về hình ảnh người lính ở hai bài thơ:
- Người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng chịu đựng nhiều gian
khổ, đối mặt với nhiều thách thức, hi sinh, có nét trần trụi, dị hợm, mang dáng vẻ
khắc khổ bi hài qua các hình ảnh: Đoàn binh không mọc tóc, quân xanh màu lá,
mắt trừng, nhưng nét nổi bật độc đáo ở người lính này là chất nghệ sĩ, là vẻ đẹp
lãng mạn, hào hoa qua cách cảm nhận thiên nhiên và giấc mơ rất đỗi đa tình của
họ: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Có lẽ đây là nét mới mẻ và thú vị nhưng
cũng rất nhân văn, rất đáng trân trọng. Nét mới mẻ, độc đáo và chân thật này có lẽ
xuất phát từ nơi xuất thân của người lính là mãnh đất Hà thành.
- Người lính trong bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu mang vẻ đẹp mộc mạc,
chân chất, bình dị. Bỡi họ xuất thân từ nơi làng quê nước mặn đồng chua và làng
quê nghèo đất cày lên sỏi đá mà ra đi nên tâm hồn, giấc mơ của các anh cũng chân
chất như nơi người lính xuất thân.
Hay từ câu hỏi của giáo viên về sự cảm nhận các câu thơ trong bài Tây Tiến
về người lính: " Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, đêm mơ Hà Nội dáng kiều
thơm" và câu thơ trong Đất Nước của Nguyễn Đình Thi cũng viết về người lính:
"Những đêm dài hành quân nung nấu, bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu". Học
sinh sẽ thấy được điểm gặp nhau lí thú trong vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa
của hình ảnh hai người lính trong cách nhìn và cảm nhận mới mẻ mà cũng rất nhân
văn, rất đáng trân trọng về một nét đẹp trong hình ảnh người lính của các nhà thơ
kháng chiến.
Như vậy với cách đặt câu hỏi, gợi vấn đề, giáo viên sẽ tĩm thấy ở học sinh có
sự cảm nhận riêng về các vấn đề có thể cảm nhận qua thể so sánh trong văn bản
văn học. Những cảm nhận đó mặc dù không phải lúc nào cũng sâu sắc, thấu đáo,
đúng hoàn toàn với ý nghĩa bản chất của vấn đề nhưng theo tôi nó rất đáng quý. Vì
học sinh đã bước đầu phát huy được khả năng cảm nhận và cảm thụ văn học của
mình qua cái nhìn đối sánh trước những vấn đề văn học có sự tương đồng, hoặc
tương phản. Đó là cơ sở để tạo nên những bài văn, đoạn văn hay và có sức nặng.
Khác với những bài văn chỉ có sự cảm nhận văn học bình thường, luôn chỉ đặt
trong sự cảm nhận đơn lẻ mà thiếu cái nhìn so sánh. Những bài văn như vậy rất dễ
rơi vào chung chung, tẻ nhạt, thiếu sức thuyết phục.
Lấy một ví dụ khác như đã dẫn ở trên về các câu thơ tả về hoa lựu của hai nhà
thơ lớn là Nguyễn Du và Nguyễn Trãi từ một đề làm văn có liên quan.
Thạch Lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng Liên trì đã tiễn mùi hương.
(Cảnh tình mùa hè- Nguyễn Trãi)
Và câu thơ :
Dưới trăng Quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.
11
(Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Giáo viên có thể phát vấn học sinh về sự cảm nhận của mình về hình ảnh hoa
lựu và những điểm độc đáo riêng biệt trong cách cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên của
hai nhà nghệ sĩ lớn nhất của dân tộc ở các câu thơ trên. Câu thơ nhỏ nhưng hình
ảnh, sức gợi lại rất lớn, đặc biệt là yêu cầu học sinh có sự cảm nhận trong sự liên
tưởng so sánh giữa hai hình tượng thơ cùng viết về đề tài nhưng có cách thể hiện
khác nhau. Những học sinh giỏi sẽ có cách cảm nhận riêng của mình trong các câu
thơ theo câu hỏi định hướng của giáo viên về vẻ đẹp riêng trong cách nhìn của các
tác giả về hoa lựu. Có học sinh nhận xét: Ở Nguyễn Trãi, với hình ảnh sắc rực đỏ
qua động từ phun gợi cho ta cảm giác sức sống mãnh liệt, bất tận của của hoa lựu
dâng trào qua cái nhìn tinh tế của nhà thơ. Hoa lựu như đùn ra, phun ra hết lớp này
đến lớp khác để tạo nên bức tranh thiên nhiên lộng lẫy, đầy sức gợi cảm và rất
đáng yêu của cảnh ngày hè. Qủa là cái nhìn và cảm nhận tinh tế, sắc nét, độc đáo
và tài hoa của Ức Trai ở động từ "phun".
Trong khi đó dưới sự quan sát của thi hào Nguyễn Du cũng cùng một đối
tượng là hoa lựu trong mùa hè nhưng nhà thơ đã có cách thể hiện khác trong cái
nhìn của một nghệ sĩ lớn. Cũng là hoa lựu đẹp rực rỡ, sáng chói trước mắt người
đọc nhưng Nguyễn Du đã dùng phép điệp phụ âm đầu "lửa lựu lập lòe" rất giàu sức
tạo hình, gợi nên màu đỏ rực như phát tán của hoa lựu trong lùm cây. Đặc biệt ấn
tượng và tạo hình nhất vẫn là tính từ lập lòe.
Như vậy trong cùng một nội dung và đề tài từ một câu thơ nhỏ Nguyễn Trãi
tài hoa ở động từ "phun", Nguyễn Du độc đáo và tuyệt vời ở một tính từ là từ láy
"lập lòe" rất đơn giản nhưng sức gợi hình, gợi cảm và sức lan tỏa rất lớn. Đó là
những câu thơ chỉ vài từ ít ỏi thiên về tả nhưng đã để lại nhiều dấu ấn khó phai
trong cách cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên và tài hoa của những nhà nghệ sĩ lớn của
dân tộc.
Đó là những trải nghiệm từ thực tế mà tôi đã nhận thấy từ cảm nhận của học
sinh trong sự liên tưởng và so sánh các hình tượng văn học có thể có sự tương
đồng và cả nét khác nhau trong quá trình tiếp nhận và cảm thụ nó.
Trên đây là một số ít ví dụ minh họa trong thực tiễn giảng dạy và bồi dưỡng
học sinh giỏi của tôi. Phương pháp đó cũng là cơ sở giúp học sinh có điều kiện thể
hiện thêm năng lực cảm thụ văn học của mình để góp phần vào thành công chung
của những bài làm văn của các em trong các kì thi, đặc biệt là thi học sinh giỏi.
3. Đưa ra ý kiến nhận xét của mình và đánh giá những so sánh văn học
mà học sinh đã cảm nhận, trình bày.
Kiến thức văn học rất phong phú và sâu rộng. Người giáo viên giảng dạy và
bồi dưỡng học sinh giỏi rất cố gắng vì học sinh, nhưng không phải lúc nào học sinh
cũng học tập tốt, cảm nhận được sâu sắc những hình tượng, nhân vật, từ ngữ, giọng
điệu, chi tiết trong văn học. Trong những trường hợp đó người giáo viên giảng dạy
và bồi dưỡng học sinh giỏi phải rèn luyện và giúp đỡ học sinh. Rất nhiều vấn đề
trong thể so sánh ở văn học, học sinh giỏi cũng chưa thể cảm nhận đúng, hoặc chỉ
12
cảm nhận một phần nào đó của vấn đề. Như vậy, giáo viên cần phải có nhận xét,
định hướng, gợi ý để học sinh thâm nhập và hiểu vấn đề sâu hơn.
Ví dụ trong một đề văn luyện tập là trình bày cảm nhận của anh (chị) về nhân
vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và nhân vật Vũ
Như Tô trong vỡ kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng (đoạn trích Vĩnh biệt
cữu trùng đài - SGK).
Trong trường hợp này khi giáo viên yêu cầu học sinh so sánh hai nhân vật
người nghệ sĩ trong hai tác phẩm trên, đã có học sinh đưa ra nhận xét:
- Cả hai nhân vật Huấn Cao và Vũ Như Tô đều là những người nghệ sĩ tài hoa
với những sáng tạo nghệ thuật độc đáo, rất đáng khâm phục. (Huấn Cao có tài viết
chữ đẹp,Vũ Như Tô là kiến trúc sư tài hoa)
- Cả hai nhân vật đều có tình yêu, lòng say mê và khát vọng sáng tạo cái đẹp.
(Huấn cao cho chữ viên quản ngục trong nhà giam với cảm xúc thăng hoa của
người nghệ sĩ, Vũ Như Tô xây cữu trùng đài bằng tất cả tài năng và tình yêu nghệ
thuật.vv..)
Tuy nhiên nét khác nhau cơ bản cần thấy ở hai mẫu người nghệ sĩ này là điều
vô cùng quan trọng và cần thiết phải chỉ rõ thì học sinh không phải lúc nào cũng
thấy được. Trong tình huống đó giáo viên có thể phân tích, lí giải cho học sinh thấy
rõ điểm khác nhau cơ bản của người nghệ sĩ Huấn Cao và Vũ Như Tô. Ở Huấn
Cao tài hoa nhưng tài năng đó luôn gắn liền với cái tâm, với thiên lương trong
sáng. Vì sao Huấn Cao rất hạn chế việc cho chữ ? Huấn Cao không bao giờ vì
quyền lực và quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ và trừ chỗ tri kỉ ông mới
chấp nhận cho chữ. Việc Huấn Cao quyết định cho chữ viên quản ngục cũng thật
cảm động, nó diễn ra trong tình huống đặc biệt có một không hai.vv.. Tất cả điều
đó minh chứng cho vẻ đẹp toàn diện của người nghệ sĩ Huấn Cao trong việc sáng
tạo cái đẹp. Như thế hình tượng nhân vật Huấn Cao rất đẹp, rất cao quý và đáng
kính phục. Trong khi đó ở hình tượng nhân vật Vũ Như Tô vẫn là người nghệ sĩ tài
hoa, xuất chúng. Nhưng cái tài của Vũ Như Tô chưa đi liền với cái tâm trong sáng,
chân chính. Cái đẹp mà Vũ Như Tô nghĩ tới và sáng tạo ra xuất phát từ lợi ích và
hưởng thụ của cá nhân một lớp người thống trị. Cái đẹp đó đã gây biết bao đau khổ
và chết chóc cho nhân dân và những người lao động.vv.. Như thế cái đẹp trong
hình ảnh Vũ Như Tô không thể toàn diện như trong vẻ đẹp của hình tượng Huấn
Cao. Cũng chính từ đó dẫn đến nỗi bi kịch đau đớn trong cái chết của Vũ Như Tô.
Cuối cùng Vũ Như Tô phải chết, cửu trùng đài bị đốt phá tan tành và người đời sẽ
lên án, phán xét Vũ Như Tô. Còn ở Huấn Cao ở cuối tác phẩm, nhân vật sẽ vào
kinh lãnh án chém nhưng dòng chữ tài hoa mang thiên lương trong sáng của Huấn
Cao sẽ trở thành bất tử. Huấn Cao sẽ là biểu tượng của hình ảnh người nghệ sĩ mẫu
mực, toàn diện để mọi người kính phục và ngưỡng mộ.
Một ví dụ khác từ một đề văn thi học sinh giỏi lớp 12 của tỉnh Đồng Nai
trong năm 2009 như sau: Sự gặp gỡ tuyệt đẹp giữa khí phách và tâm hồn Việt Nam
qua tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn
Đình Chiểu.
13
Tôi nghĩ đây cũng là một đề văn hay và khá khó trong một đề thi học sinh
giỏi. Đề văn yêu cầu thí sinh đầu tiên phải có kiến thức khá vững chắc về hai tác
phẩm trên mới có thể viết thành công được. Tuy nhiên điều mà tôi muốn nói đến ở
đây là người viết cần phải có cái nhìn đối sánh ở hai tác phẩm Tây Tiến của Quang
Dũng và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu mà cụ thể là sự gặp
gỡ của vẻ đẹp độc đáo trong hình tượng người lính Tây Tiến và hình tượng người
nghĩa sĩ nông dân trong tác phẩm văn tế của Nguyễn Đình Chiểu.
Tôi đã dùng đề văn này để luyện tập bồi dưỡng cho học sinh ở những khóa
sau đó. Trong quá trình dạy tôi đã từng đặt câu hỏi để học sinh tìm hiểu điểm gặp
gỡ (nét giống nhau trong hai hình tượng người lính Tây Tiến và người nghĩa sĩ
nông dân là ở những điểm nào). Học sinh đã có những bước đầu cảm nhận và phát
hiện về khí phách và tâm hồn Việt Nam qua các hình tượng nhân vật trên. Nhìn
chung học sinh có cố gắng nhưng cái nhìn chưa thật đầy đủ, toàn diện và thấu đáo
vì vấn đề không phải đơn giản nên giáo viên cần phải phân tích, lí giải vấn đề để
học sinh có cái nhìn liên kết vấn đề một cách đầy đủ hơn. Giáo viên có thể gợi ý
cho học sinh tìm hiểu về hai nhân vật người lính Tây Tiến và hình ảnh người nghĩa
sĩ nông dân có thể thấy ở những nét tương đồng sau:
- Họ đều là những con người tình nguyện ra đi chiến đấu vì tinh thần yêu
nước, căm ghét giặc ngoại xâm. Người lính Tây Tiến từ giã Hà Nội ra đi vì tiếng
gọi thiêng liêng của tổ quốc mà hiến dâng tuổi thanh xuân của mình. Người nghĩa
sĩ nông dân trong bài văn tế củng xả thân vì nghĩa lớn với tinh thần tự nguyện:
"nào đợi ai đòi ai bắt phen này xin ra sức đoạn kình, chẳng thèm trốn ngược trốn
xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ".
- Tinh thần chiến đấu dũng cảm, oai phong, gan góc, mạnh mẽ, quyết liệt của
các nhân vật trên cũng thể hiện rất rõ trong hình ảnh, tinh thần, tư thế và hành
động. Ở người lính Tây Tiến:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Còn ở nhân vật người Nghĩa sĩ Cần Giuộc:
"Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc
cũng như không; nào sợ thằng tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình
như chẳng có.
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè
trước, lũ ó sau trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ".
- Họ đều là những người coi thường hiểm nguy và cái chết, họ sẵn sàng hiến
dâng cuộc đời mình cho tổ quốc không một chút đòi hỏi, toan tính. Với người
nghĩa sĩ nông dân:
"Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ.
14
Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm
phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ."
Trong khi đó hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên với tinh thần một đi
không trở lại, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh:
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về sầm nứa chẳng về xuôi .
Họ coi cái chết nhẹ tợ lông hồng qua hình ảnh thơ:
- Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời.
- Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
- Áo bào thay chiếu anh về đất.
(Tây Tiến)
- Tinh thần chiến đấu bền bỉ, trước sau như một họ đều hướng về lí tưởng cao
đẹp mà mình đã chọn dù có thể họ phải hi sinh. Người lính Tây Tiến trong tinh
thần: "ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy, hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi". Còn ở hình
tượng người nghĩa sĩ nông dân trong bài văn tế của Nguyễn Đình Chiểu:
" Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp
nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành,
một chữ ấm đủ đền công đó"
Đó có thể là một số ý trong điểm gặp gỡ tuyệt đẹp trong khí phách và tâm
hồn Việt Nam trong hai tác phẩm văn học đã nói ở trên trong cái nhìn đối sánh hai
hình tượng nhân vật ở hai tác phẩm văn học không cùng thời đại. Điều quan trọng
là giáo viên cần có hướng đi và khơi gợi để học sinh khám phá, nắm bắt vấn đề để
thâm nhập sâu, hiểu và cảm thụ văn học một cách sâu sắc và đúng đắn để từ đó chủ
động trong làm văn, tạo nên sự sắc xảo trong bài viết, góp phần vào thàng công của
bài làm văn.
Trên đây là vài ví dụ để minh họa cho phương pháp mà người viết đã thực
hiện trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi tại cơ sở trong thời gian
qua. Các vấn đề có thể liên tưởng, đối sánh trong văn học thì rất nhiều mà không
thể nói hết ở đây. Có thể so sánh một giọng điệu, một hình ảnh trong cùng bài thơ,
hoặc so sánh nó trong bài thơ này với bài thơ khác, so sánh chi tiết trong các tác
phẩm văn học, nhân vật văn học, cái tôi trữ tình trong bài thơ này với bài thơ khác.
Những vấn đề đặt ra đó xuất hiện khá phổ biến trong quá trình dạy và học tập. Có
những vấn đề phải cảm thụ sâu tác phẩm trong cái nhìn đối sánh học sinh cần phải
nhận được sự lí giải, phân tích, định hướng của giáo viên là điều cần thiết. Tất
nhiên đây chỉ là một phương pháp bên cạnh những việc làm cần thiết khác để tạo
15
sự hứng thú cho học sinh, kích thích học sinh làm việc, tư duy sâu trong học tập để
nâng cao hiệu quả học tập.
Trong quá trình giảng dạy - bồi dưỡng học sinh giỏi tính từ năm 2102 đến
nay khi có sử dụng phương pháp này trong quá trình học tập hàng năm tôi đều lấy
ý kiến thăm dò của học sinh về phương pháp đã áp dụng trong học tập, đề nghị học
sinh cho ý kiến nhận xét của mình thì hầu hết từ 6-7 học sinh trong đội tuyển học
sinh giỏi hàng năm đều cảm thấy có sự hứng thú, yêu thích và thấy phương pháp
này có mang lại hiệu quả rõ nét, giúp học sinh có sự chủ động trong cái nhìn so
sánh văn học để tạo nên dấu ấn cho bài viết. Có một vài ý kiến còn cho rằng tuy
phương pháp hay và có hiệu quả nhưng một số vấn đề so sánh vẫn còn khó nắm
bắt một cách đầy đủ đối với học sinh.
Khi so sánh giải pháp đã thực hiện bên cạnh các giải pháp đã có trong công
tác dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi thấy như sau:
Khi được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi, người giáo viên đã thực hiện
một số giải pháp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi như yêu cầu học sinh phát
huy tinh thần tự học, cung cấp những danh mục, tài liệu cần thiết cho học sinh
trong quá trình đọc những kiến thức cần thiết, trang bị những kiến thức cần có với
một học sinh giỏi, rèn luyện kĩ năng hiểu và phân tích đề. Rèn luyện kĩ năng viết
bài văn nghị luận có hiệu quả. Nhận xét và sửa bài làm của học sinh.vv.. Đó là
những giải pháp đã có và cần thiết mà người giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi
thường làm. Bản thân tôi cũng đã áp dụng những giải pháp trên và đem lại những
kết quả nhất định. Tuy nhiên với đề tài này, tôi nhận thấy thực tế đã mang lại hiệu
quả khá tốt trong quá trình giảng dạy. Chính bản thân sáng kiến kinh nghiệm khi
áp dụng đã có tác dụng thúc đẫy học sinh say mê, chú ý trong học tập, khả năng
cảm nhận và cảm thụ văn học của học sinh được nâng cao trong cái nhìn tổng hợp
và đối sánh. Điều đặc biệt là chất lượng trong bài làm văn nghị luận văn học của
học sinh được nâng cao lên, góp phần tạo nên kết quả rất khả quan qua những kì
thi học sinh giỏi.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài trên đã được tôi nghiên cứu và áp dụng tại đơn vị từ năm 2012 trên
thực tế giảng dạy và đặc biệt là công việc bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường. Thực
tế cho thấy đã mang lại được những kết quả rất khả quan. Học sinh có sự yêu thích,
hứng thú hơn trong học tập vì được tiếp xúc với những vấn đề trong môn học ở cái
nhìn và sự cảm nhận sâu rộng, có sự so sánh đối chiếu. Học sinh giỏi đã chủ đông
và tự tin hơn trong việc tiếp cận và giải quyết tốt hơn trong các đề văn về nghị luận
văn học qua các kì thi học sinh giỏi hàng năm. Giờ dạy của giáo viên trong những
buổi bồi dưỡng học sinh giỏi trở nên rất thoải mái và có sự hấp dẫn đối với học
sinh khi đã sử dụng giải pháp này. Không khí bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo
viên cũng trở nên sôi động và hứng khỡi hẳn lên. Điều quan trọng nhất là học sinh
biết liên kết so sánh các vấn đề văn học với nhau trong bài văn bằng năng lực cảm
thụ văn học của bản thân mình. Từ đó chất lượng bài làm của học sinh từng bước
được nâng lên qua các kì thi học sinh giỏi hàng năm. Học sinh có thêm nhiều tự tin
trong việc đăng kí vào đội tuyển học sinh giỏi, tham gia bồi dưỡng và thể hiện
16
năng lực của mình qua các kì thi. Đó cũng là niềm vui và phấn khởi của tôi và các
đội tuyển học sinh giỏi trong những năm qua.
Khi chưa áp dụng giải pháp của đề tài thì kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi
trong những năm trước đó chưa được cao. Hàng năm đội tuyển học sinh giỏi văn
khối 12 của trường cũng tham gia thi học sinh giỏi nhưng kết quả đạt được rất
khiêm tốn. Có năm chỉ đạt 01 hoặc 02 giải khuyến khích nhưng từ năm học 20122013 khi áp dụng giải pháp của đề tài này thì kết quả được cải tiến. Thống kê cụ
thể qua một số năm học gần đây khi tôi được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi
thì kết quả học sinh giỏi khối 12 đã có những bước tiến bộ. Cụ thể như sau:
2012-2013
02 giải ba, 03 giải khuyến khích
2013-2014
01 giải nhì, 02 giải ba, 02 giải khuyến khích
2014-2015
01 giải nhì, 01 giải ba, 02 giải khuyến khích
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Trong thực tế áp dụng đề tài đã mang lại hiệu quả như đã trình bày ở phần
trên qua áp dụng vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT Phú Ngọc
trong những năm qua. Trải nghiệm từ thực tế và kết quả đạt được, tôi nhận thấy
giải pháp có thể áp dụng phổ biến tại cơ quan đơn vị. Trước hết là các giờ dạy
chính khóa trên các khối lớp ở một số bài đọc văn có liên quan, giáo viên có thể
dành thời gian giúp học sinh thể hiện và phát huy năng lực cảm thụ văn học qua
thể đối sánh này. Đây là cơ hội tốt giúp học sinh thể hiện năng lực cảm nhận văn
học của mình. Qua đó giáo viên có thể phát hiện được những học sinh khá giỏi, có
năng lực. Từ đó giáo viên có điều kiện giúp đỡ và bồi dưỡng học sinh có thể nâng
cao khả năng nhận thức và cảm thụ văn học của mình một cách tốt nhất. Riêng
trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tôi cũng đề nghị xem xét để đưa vào áp
dụng rộng rãi tại đơn vị để chất lượng giáo dục được nâng cao hơn. Bởi vì ở đơn vị
trường THPT Phú Ngọc chất lượng đầu vào còn thấp, rất ít học sinh có năng lực
thực sự nên công tác đào tạo, bồi dưỡng gặp không ít những khó khăn trong những
năm học qua. Vì vậy, để nâng cao năng lực của học sinh thì cần có những phương
pháp cụ thể và phù hợp. Khả năng áp dụng đề tài này là hoàn toàn có tinh khả thi.
Mục tiêu như đã trình bày ở trên là giáo viên áp dụng một phương pháp của mình
bên cạnh những phương pháp khác để phát triển khả năng cảm thụ văn học cho học
sinh bằng cái nhìn đối sánh. Chính cái nhìn và cách cảm thụ này có thể sẽ tạo nên
nét sắc sảo cho bài làm văn về nghị luận văn học. Thiết nghĩ, đề tài này rất dễ áp
dụng, chỉ yêu cầu giáo viên có sự đầu tư tìm tòi trong chuyên môn nhưng không
cần dùng nhiều đến dụng cụ hay đồ dùng dạy học mà vẫn dễ dàng thực hiện được.
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phân tích tác phẩm văn học 10,11,12 (Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên - nhà
xuất bản giáo dục 1999
- Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông tập I,II (Phan
Trọng Luận, nhà xuất bản giáo dục 2001)
17
- Một số vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy ngữ văn ở
trường THPT( Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì 3)
- 18 chuyên đề văn THPT (Nguyễn Thị Hòa, nhà xuất bản giáo dục 1999)
Người thực hiện
Phạm Quang Đức
18